Bạn đang xem bài viết ✅ Hàm Logic trong Excel là gì? ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Hàm Logic là một trong số hàm phổ biến và hữu ích nhất của Microsoft Excel. Hàm Logic trong Excel giúp bạn kiểm tra các giá trị và tự động triển khai công việc dựa trên kết quả kiểm tra. Dưới đây là mọi điều bạn cần biết về hàm Logic trong Excel.

Các hàm logic trong Excel
  • Microsoft Excel
  • Microsoft Excel cho Android
  • Microsoft Excel cho iOS
  • Microsoft Excel Online

Hàm Logic là gì?

Hàm Logic trong Excel cho phép người dùng đưa ra quyết định khi triển khai các công thức và hàm. Các hàm logic thường được sử dụng để:

  • Kiểm tra độ chính xác của điều kiện.
  • Kết hợp nhiều điều kiện với nhau.

Điều kiện là gì? Tại sao nó quan trọng?

Điều kiện là một biểu thức có giá trị đúng hoặc sai. Biểu thức này có thể là hàm quyết định giá trị nhập vào ô thuộc kiểu số hoặc text, giá trị lớn hơn, bằng hoặc thấp hơn giá trị nào đó…

Ví dụ hàm IF trong Excel

Bài viết này chúng ta sẽ lấy ví dụ về ngân sách mua sắm trong gia đình. Hàm IF được dùng ở đây để quyết định xem giá trị mặt hàng có đắt hay không. Giả sử hàng có giá trị lớn hơn 6.000 là đắt. Những đồ có giá thấp hơn 6.000 là phải chăng. Hãy xem ảnh minh họa dưới đây để hiểu rõ hơn.

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 9 năm 2022 - 2023 5 Đề thi học kì 2 Anh 9 (Có ma trận, đáp án)
Hàm IF trong Excel
  1. Đặt con trỏ vào ô F4.
  2. Nhập công thức sử dụng hàm IF sau: =IF(E4<6000,”Yes”,”No”)

Giải thích:

  • “=IF(…)” là hàm IF.
  • “E4<6000” là điều kiện hàm IF đánh giá. Nó kiểm tra giá trị của ô E4 (Subtotal) có thấp hơn 6.000 hay không.
  • “Yes” là giá trị mà hàm sẽ hiện nếu giá trị của E4 thấp hơn 6.000.
  • “No” là giá trị mà hàm sẽ hiện nếu giá trị của E4 lớn hơn 6.000.

Sau khi hoàn tất công việc, hãy nhấn phím Enter. Bạn sẽ nhận được kết quả sau:

Kết quả hàm IF trong Excel

Giải thích ý nghĩa các hàm Logic trong Excel

Hàm Mô tả Cách sử dụng
AND Kiểm tra nhiều điều kiện và trả về True nếu tất cả điều kiện đều đúng.

=AND(1 > 0,ISNUMBER(1))

Hàm trên trả về TRUE bởi cả hai điều kiện đều đúng.

FALSE Trả về giá trị logic FALSE. Nó được sử dụng để so sánh các kết quả của một điều kiện hoặc hàm cho kết quả đúng hoặc sai. FALSE()
IF Xác minh điều kiện có đáp ứng yêu cầu hay không. Nếu có, nó trả về True. Nếu không, nó trả về False. =IF(logical_test,[value_if_true],[value_if_false]).

=IF(ISNUMBER(22),”Yes”, “No”)

22 là số để hàm trả về Yes.

IFERROR Trả về giá trị biểu thức nếu không có lỗi xảy ra. Nếu có lỗi, nó trả về giá trị lỗi. =IFERROR(5/0,”Divide by zero error”)
IFNA Trả về giá trị nếu lỗi #N/A không xảy ra. Nếu có lỗi #N/A, nó trả về giá trị NA. Lỗi #N/A là một giá trị nếu không có sẵn cho một công thức hoặc hàm. =IFNA(D6*E6,0). Công thức trên trả về 0 nếu cả hai ô D6 hoặc E6 trống giá trị.
NOT Trả về True nếu điều kiện sai và trả về False nếu điều kiện đúng.

=NOT(ISTEXT(0))

Hàm trên trả về True 

OR
Được dùng khi đánh giá nhiều điều kiện. Trả về true nếu toàn bộ hay có bất kỳ điều kiện nào đúng. Trả về false nếu sai toàn bộ điều kiện.

=OR(D8=”admin”,E8=”cashier”)

Hàm trên trả về True nêu cả hai D8 và E8 là admin hoặc cashier

TRUE Trả về giá trị logic TRUE. Nó được dùng để so sánh kết quả của điều kiện hoặc hàm trả về kết quả đúng hoặc sai. TRUE()
Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 8: Phân tích bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh Dàn ý & 8 bài văn mẫu hay lớp 8

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hàm Logic trong Excel là gì? của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *