Bạn đang xem bài viết ✅ Khoa học lớp 5 Bài 30: Cao su Giải bài tập Khoa học lớp 5 trang 62 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Khoa học 5 Bài 30: Cao su giúp các em học sinh lớp 5 tổng hợp toàn bộ kiến thức lý thuyết quan trọng, nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Khoa học 5 trang 62, 63.

Qua đó, giúp các em kể tên một số vật dụng làm bằng cao su, nêu tính chất của cao su, ngày càng học tốt môn Khoa học lớp 5. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 30 của chủ đề Vật chất và năng lượng. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Giải bài tập Khoa học 5 trang 62, 63

Liên hệ thực tế và trả lời trang 62

Kể tên một số vật dụng làm bằng cao su mà em biết.

Cao su

Trả lời:

Cao su thường được dùng làm những vật có tính đàn hồi: xăm, lốp, đệm, bóng rổ, làm các gioăng chống thấm nước, dây chun, vỏ bọc dây điện.

Tham khảo thêm:   Ngày đẹp tỉa chân nhang cuối năm

Thực hành

– Ném quả bóng cao su xuống sàn nhà hoặc vào tường, bạn có nhận xét gì?

– Kéo căng một sợi dây cao su rồi buông tay ra, bạn có nhận xét gì?

– Từ những nhận xét trên, bạn hãy rút ra tính chất của cao su.

Cao su

Trả lời:

– Ném quả bóng cao su vào tường, sản nhà ta thấy quả bóng bị bật ngược lại.

– Kéo căng sợi dây cao su rồi buông tay ra, ta thấy sợi dây cao su co lại với đúng chiều dài cũ.

– Tính chất đặc trưng nhất của cao su là tính đàn hồi. Ngoài ra cao su ít bị biến đổi khi gặp nóng lạnh, cách điện, cách nhiệt, không tan trong nước, tan trong một số chất lỏng.

Liên hệ thực tế và trả lời trang 63

– Cao su thường được sử dụng để làm gì?

– Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng cao su mà bạn biết.

Trả lời:

– Cao su thường được dùng làm:

  • Những vật yêu cầu tính đàn hồi: đệm, dây cao su, xăm, lốp.
  • Cao su ít bị biến đổi khi gặp nóng lạnh, cách điện, cách nhiệt: Thường được sử dụng để làm vỏ bọc dây điện.

– Để bảo quản đồ dùng cao su thì ta không để cao su ở nơi có nhiệt độ quá cao, hay quá thấp, không để gần một số dung môi hữu cơ có khả năng hòa tan cao su.

Tham khảo thêm:  

Lý thuyết Cao su

  • Có hai loại cao su: cao su tự nhiên (được chế tạo từ nhựa cây cao su với lưu huỳnh), cao su nhân tạo (được chế tạo từ than đá và dầu mỏ).
  • Cao su có tính đàn hồi, ít biến đổi khi gặp nóng, lạnh, ít bị tan trong một số chất lỏng.
  • Cao su được dùng để làm săm, lốp, làm các chi tiết của một số đồ điện, máy móc và các đồ dùng trong nhà.
  • Không nên để các đồ dùng bằng cao su ở nơi có nhiệt độ quá cao (cao su sẽ bị chảy) hoặc ở nơi có nhiệt độ quá thấp (cao su sẽ bị giòn, cứng,…). Không để các hóa chất dính vào cao su.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Khoa học lớp 5 Bài 30: Cao su Giải bài tập Khoa học lớp 5 trang 62 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *