Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về hiện tượng lũ lụt (12 Mẫu) Viết đoạn văn 200 chữ về hiện tượng đời sống ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Viết đoạn văn ngắn về lũ lụt miền trung là đề tài nghị luận xã hội hay bao gồm 12 mẫu đạt điểm cao nhất của các bạn học sinh giỏi. Qua đó giúp các em lớp 12 tham khảo để làm bài tốt hơn trong các bài kiểm tra, kì thi môn Ngữ văn.

Viết 1 đoạn văn ngắn về lũ lụt miền Trung không chỉ mang lại cho các em nhiều điều bổ ích trong các bài kiểm tra mà còn là một hành trang nho nhỏ hiểu được hiện tượng lũ lụt miền Trung. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đoạn văn nghị luận về hoạt động từ thiện, đoạn văn nghị luận về lòng tốt của con người.

Viết đoạn văn ngắn về lũ lụt miền Trung hay nhất

  • Viết 1 đoạn văn ngắn về lũ lụt miền Trung
  • Đoạn văn 200 chữ nghị luận về lũ lụt

Viết 1 đoạn văn ngắn về lũ lụt miền Trung

Đoạn văn mẫu 1

Những ngày qua, tình trạng ngập lụt nghiêm trọng tại các tỉnh miền Trung đã gây thiệt hại to lớn về người và tài sản. Xót xa khúc ruột miền Trung “oằn” mình trong gian khó, không phân biệt giàu nghèo, vùng miền, nhiều cá nhân, tổ chức sẵn sàng ủng hộ, quyên góp, hỗ trợ bà con vùng lũ. Những hành động mang ý nghĩa nhân văn của các cá nhân, tổ chức này đã và đang là tâm điểm chú ý của cộng đồng và nhanh chóng trở thành làn sóng lan tỏa tấm lòng nhân ái, rộng khắp trong toàn xã hội. Thiên tai, bão lũ là hiện tượng tự nhiên không thể tránh khỏi. Mỗi năm, có đến hàng chục cơn bão đổ bộ, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, đặc biệt là các tỉnh miền Trung. Những người dân cần cù, chịu khó, quanh năm vất vả làm lụng, nhưng lúc này, thành quả như mất trắng chỉ vì lũ quét qua. Số người thiệt mạng thương tâm, những mái nhà nhấp nhô; hoa màu, vật nuôi, thủy sản ngập chìm trong biển nước… là những hình ảnh khiến nhiều người xót xa. Xuất phát từ tình nghĩa đồng bào “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”, đã khơi dậy thiện tâm trong mỗi người Việt đã và đang sẵn sàng hướng về miền Trung, cùng bà con vượt qua hậu quả của bão lũ. Hàng loạt những hành động mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc của các cá nhân, tổ chức, tập thể, doanh nghiệp nêu trên cùng rất nhiều tấm lòng nhân ái khác đang trở thành làn sóng lan truyền rộng khắp cả nước. Những hành động không chỉ góp phần sẻ chia mà còn tiếp thêm động lực, sức mạnh để người dân nơi miền Trung ruột thịt khắc phục khó khăn, vượt qua bão lũ, nhanh chóng ổn định cuộc sống.

Đoạn văn mẫu 2

Lũ lụt là một thảm họa thiên nhiên phổ biến có thể có tác động đáng kể đến các cộng đồng và cá nhân. Chúng xảy ra khi nước từ mưa lớn, tuyết tan chảy hoặc nước tràn qua sông, hồ và các vùng nước khác bao phủ vùng đất khô bình thường. Lũ lụt có thể gây thiệt hại trên diện rộng, bao gồm phá hủy nhà cửa, cơ sở kinh doanh và cơ sở hạ tầng, cũng như thiệt hại về người và di dời cộng đồng. Lũ lụt cũng có thể gây ra các mối nguy hiểm thứ cấp như sạt lở đất, hỏa hoạn và các bệnh lây truyền qua đường nước, gây khó khăn cho các nỗ lực cứu hộ và phục hồi. Ngoài ra, lũ lụt có thể gây mất điện trên diện rộng, đứt đường ống nước và khí đốt, gián đoạn giao thông, gây khó khăn cho người dân trong việc tiếp cận các dịch vụ và vật tư thiết yếu. Để chuẩn bị ứng phó với lũ lụt, điều quan trọng là phải hiểu các rủi ro và sẵn sàng hành động. Điều này bao gồm lập kế hoạch khẩn cấp, dự trữ vật tư khẩn cấp và tìm hiểu các tuyến đường sơ tán. Chính phủ và các tổ chức cũng đang làm việc để cải thiện các biện pháp phòng chống lũ lụt, chẳng hạn như xây dựng đê và đê, để giảm tác động của lũ lụt đối với cộng đồng. Bất chấp những nỗ lực này, lũ lụt sẽ tiếp tục là mối đe dọa đối với các cộng đồng trên khắp thế giới. Điều quan trọng là các cá nhân và cộng đồng phải chuẩn bị sẵn sàng, cập nhật thông tin và hành động để bảo vệ bản thân và những người thân yêu của họ trong trường hợp lũ lụt xảy ra.

Đoạn văn mẫu 3

Lũ lụt là một trong những thảm họa nguy hiểm nhất trên thế giới. Thực tế là mọi lũ lụt gây ra thiệt hại không chỉ tài sản mà còn con người. Việt Nam mảnh đất chữ S nằm ở Đông Nam Á bị ảnh hưởng nặng nề do lũ lụt, đặc biệt là miền trung Việt Nam. Hàng năm có khoảng 10-15 trận lụt xảy ra tại Việt Nam. Lý do chính là mưa lớn với lượng mưa trung bình hàng năm từ 1500-2000mm do vị trí của nó. Ảnh hưởng của gió mùa cũng là một lý do khiến Việt Nam phải chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới. Hơn nữa, bên cạnh biển, thủy triều gây lũ lụt ở nhiều vùng có hệ thống thoát nước kém. Thêm vào đó, sự nóng lên của Trái Đất dẫn tới sự gia tăng mực nước biển và nạn phá rừng làm cho vấn đề nghiêm trọng hơn. Lũ lụt phá hủy đất đai, ruộng lúa, nhà cửa, làm hư hại các cơ sở vật chất vùng trung lưu. Mọi người mất nhà và thậm chí cả mạng sống do lũ lụt. Mặc dù Việt Nam luôn hỗ trợ các địa phương nhưng phải mất thời gian và ngay sau khi khôi phục lại cuộc sống, lũ sẽ lại xảy ra. Để ngăn chặn điều này, chính phủ đang tìm kiếm giải pháp mới hiện đại và đưa ra các biện pháp phòng ngừa với các cảnh báo càng sớm càng tốt. Tôi hy vọng rằng trong tương lai Việt Nam sẽ có một giải pháp hiệu quả hơn và người dân địa phương ở khu vực miền trung sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Tham khảo thêm:   Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 118) - Kết nối tri thức 6 Ngữ văn lớp 6 trang 118 sách Kết nối tri thức tập 1

Đoạn văn mẫu 4

Nghệ An lại bị ảnh hưởng nặng nề khi một trận bão đổ bộ vào đêm qua. Cơn bão bắt đầu vào khoảng 11 giờ tối và hoành hành suốt đêm. Hàng chục người bị thương nặng và hàng trăm người khác mất nhà cửa. Những trận gió lớn đã gây ra nhiều thiệt hại về tài sản, bao gồm cả nhà cửa và cơ sở kinh doanh, đặc biệt là ở Cửa Lò, một thị xã ven biển ở Nghệ An. Cơn bão đã suy yếu vào thời điểm các nhân viên cấp cứu đến khu vực. Các hoạt động cứu hộ đã bắt đầu và nhiều người bị mắc kẹt trong những chiếc cầu bị sập hoặc hư hỏng đã được giải thoát. Các công nhân hiện đang thu dọn những mảnh vỡ do cơn bão nghiêm trọng để lại. Chính phủ đã gửi thiết bị cứu hộ đến Nghệ An, cũng như thực phẩm và vật tư y tế. Những người vô gia cư đã được đưa đến các khu vực an toàn, nơi ở tạm thời sẽ được xây dựng để làm nơi ở cho họ. Cục dự báo thời tiết đã đưa ra cảnh báo lũ cho Nghệ An và các tỉnh lân cận do mưa lớn dự kiến ​​sẽ tiếp tục trong vài ngày tới.

Đoạn văn mẫu 5

Lũ lụt miền Trung- một vấn đề mà nhân dân không ngừng quan tâm. Đó chính là một vấn nạn, một cơn đại hồng thủy và là một sự thức tỉnh cho con cháu mai sau – cần phải phòng chống lũ lụt. Hiện nay, trên báo chí đăng lên từng ngày, từng giờ; hoặc trong những bản tin thời sự; hoặc ngoài biển khơi. Vậy tại sao miền Trung lại chịu tác động bởi sự lũ lụt nặng nề? Vì thật chất, miền Trung (từ Tây Nguyên lên Vinh) là những nhô đất cao, gần đồi núi; đồng thời, do nạn phá rừng đã làm giảm đi hàng trăm hecta đất của người dân nên khiến cho tình trạng sạt lở đất kèm theo lũ lụt kéo dài. Vì thế, cơn lũ lụt mới lớn như vậy. Năm nay, lũ lại chồng lũ nên tạo thành những cơn bão lớn, thiên tai chồng lên thiên tai nên thành đại nạn. Tuy nhiên, với sự giúp đỡ của đồng bào miền Nam và Bắc thì tin chắc rằng, miền Trung sẽ hết lũ trong một ngày nào đó và sẽ trở về một cuộc sống bình yên!

Đoạn văn 200 chữ nghị luận về lũ lụt

Đoạn văn mẫu 1

Một trong những hiện tượng nóng bỏng nhận được sự quan tâm của toàn dư luận, xã hội hiện nay chính là hiện tượng lũ lụt đang hoành hành mạnh bạo ở miền Trung nước ta và gây ra nhiều thiệt hại về người và của. Gần một tháng nay, nước dâng cao ở nhiều tỉnh thành như: Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Bình,… ngập đến tận mái nhà. Nhiều nhà cửa ở các vùng trũng thấp bị cuốn trôi. Động vật và hoa màu bị tàn phá nặng nề và trôi theo dòng lũ không còn lại gì, nhiều lương thực tích trữ cũng bị hư hại. Người dân mất hết tài sản, rơi vào hoàn cảnh khốn cùng phải ngồi trên nóc nhà đợi người đến cứu trợ. Một thực trạng đau lòng hơn nữa đó chính là có nhiều người đã thiệt mạng vì bão lũ, trong đó có sản phụ đi đẻ và mười ba cán bộ chiến sĩ làm nhiệm vụ tại nơi đây. Hậu quả của bão lũ mà ai cũng có thể nhìn thấy chính là đời sống người dân bị tàn phá nặng nề gây thiệt hại lớn về người và của: nhà cửa bị cuốn trôi, người dân rơi vào cảnh khốn cùng “tiến thoái lưỡng nan” bị mắc kẹt ở vùng lũ không di chuyển được. Tài sản mà họ gây dựng cả đời bị hủy hoại hoàn toàn. Môi trường sinh thái cũng bị phá hủy nghiêm trọng do nước lũ. Chính vì vậy, người dân cần phải lạc quan hơn nữa để vượt qua giai đoạn này đồng thời chúng ta cũng cần tương trợ lẫn nhau để những mảnh đời bớt khó khăn hơn đúng với tinh thần “Tương thân tương ái” của dân tộc.

Đoạn văn mẫu 2

Miền Trung nước ta bị ảnh hưởng nặng nề khi một loạt trận bão đổ bộ liên tiếp. Nhưng sau bão chĩnh là lũ lụt. Nước dâng cao không ngừng, hàng trăm ngàn hộ dân bị ngập trong nước. Hoa màu vật nuôi bị lũ cuốn mất trắng. Mặc dù các hoạt động cứu hộ đã bắt đầu nhưng không tình hình năm nay lại không giống như mọi năm. Lũ dâng cao quá. Có những hình ảnh được truyền tải trên mạng, đó là hình ảnh được chụp từ trên cao, một số khu vực miền Trung như ngập trong biển nước. Tài sản mất cả rồi! Một thực trạng đau lòng hơn nữa đó chính là có nhiều người đã thiệt mạng vì bão lũ, trong đó có sản phụ đi đẻ và ba mươi năm cán bộ chiến sĩ làm nhiệm vụ tại nơi đây. Hậu quả của bão lũ mà ai cũng có thể nhìn thấy chính là đời sống người dân bị tàn phá nặng nề gây thiệt hại lớn về người và của. Tài sản mà họ gây dựng cả đời bị hủy hoại hoàn toàn. Môi trường sinh thái cũng bị phá hủy nghiêm trọng do nước lũ. Chính vì vậy, Chính phủ và người dân cả nước chung tay, góp sức giúp đồng bào miền Trung vượt qua khó khăn, khắc phục hậu quả sau lũ, giúp người dân ổn định cuộc sống nhanh nhất có thể. Chúng ta cần phải lạc quan hơn nữa để vượt qua giai đoạn này đồng thời chúng ta cũng cần tương trợ lẫn nhau để những mảnh đời bớt khó khăn hơn đúng với tinh thần “Tương thân tương ái” của dân tộc.

Tham khảo thêm:   Củ sâm đất là gì? Lợi ích của khoai sâm, Những ai không nên ăn củ khoai sâm đất?

Đoạn văn mẫu 3

Lũ lụt là một trong những thảm họa nguy hiểm nhất trên thế giới. Thiệt hại mà nó gây ra không chỉ là tài sản mà còn con người. Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề do lũ lụt, đặc biệt là miền trung Việt Nam. Hàng năm có khoảng 10-15 trận lụt xảy ra tại Việt Nam. Lý do chính là mưa lớn với lượng mưa trung bình hàng năm cao. Ảnh hưởng của gió mùa cũng là một lý do khiến Việt Nam phải chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới. Hơn nữa, bên cạnh biển, thủy triều gây lũ lụt ở nhiều vùng có hệ thống thoát nước kém. Thêm vào đó, sự nóng lên của Trái Đất dẫn tới sự gia tăng mực nước biển và nạn phá rừng làm cho vấn đề nghiêm trọng hơn. Lũ lụt phá hủy đất đai, ruộng lúa, nhà cửa, làm hư hại các cơ sở vật chất vùng trung lưu. Mọi người mất nhà và thậm chí cả mạng sống do lũ lụt. Mặc dù Chính phủ và nhân dân cả nước luôn hỗ trợ, đồng hành với nhân dân chịu ảnh hưởng của thiên tai nhưng phải mất rất nhiều thời gian để khôi phục lại cuộc sống đời thường, và lũ sẽ lại xảy ra. Năm nay, với sáng chế nhà phao, rất nhiều hộ dân đã an toàn vượt qua lũ, đây chắc chắn là một dự án cần triển khai và phát triển ở nước ta. Tôi hy vọng rằng trong tương lai Việt Nam sẽ có một giải pháp hiệu quả hơn và người dân địa phương ở khu vực miền Trung sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Đoạn văn mẫu 4

Từng ngày, từng ngày, đồng bào miền Trung đang phải gánh chịu hậu quả do bão lũ gây ra. Trận lũ năm hai nghìn là một trong những trận lũ có sức công phá mạnh mẽ nhất trong thập kỷ qua. Bầu trời tối sầm, mưa không ngớt, xung quanh toàn một màn nước trắng xóa. Đó là cảnh tượng của những nơi trận lũ diễn ra. Tất cả những gì ở nơi đây bao trùm một thứ gì đó đơn điệu mà ẩn chứa bao nguy hiểm cùng với màn trắng của nước là màu xanh của ngọn cây, những cây cổ thụ dám đương đầu với dòng nước lũ và những mái ngói nhấp nhô – nơi duy nhất để người dân bám trụ. Mọi người từ cụ già đến trẻ em đều sống trong tâm trạng lo lắng, hoang mang, lo sợ, làn da xám đi vì lạnh. Có những đứa trẻ mới sinh ra mới vài tháng, cơ thể như không còn chút sinh lực. Họ sống trong tình trạng thiếu thốn không điện, không thức ăn, nước uống. Nhiều thanh niên đi mò trong biển nước những cây lúa còn sót lại một cách vô vọng. Chính phủ đã kêu gọi tinh thần “lá lành đùm lá rách”. Đâu đây, những chiếc xuồng cứu trợ màu da cam tươi cười đến với nhân dân.

Xem thêm: Nghị luận về hiện tượng lũ lụt ở miền Trung

Đoạn văn mẫu 5

“Trăng đêm nay – Rào trăng ai thức nữa
Mưa gieo xối xả lũ nơi này
Miền trung ơi hết những ngày nắng lửa
Đất đá vô hồn sập xuống hôm nay.”

Ta biết đến Miền Trung -mảnh đất không được ông trời ưu ái, luôn phải hứng chịu những trận bão lụt mưa lớn. Mới gần đây, miền Trung lại một lần nữa phải gánh chịu cơn lũ ập đến, biết bao người chết, nhà cửa trôi hết, gia đình li tán. Thương miền trung sông nước biết bao! Từ đây gợi cho em rất nhiều suy nghĩ về những việc mình nên làm để giúp miền Trung lũ lụt. Với những người đang gặp khó khăn thì đối với họ “một miếng khi đói cũng bằng một gói khi no”, vậy nên chúng ta chỉ cần góp một bộ quần áo, góp một quyển sách, góp một thùng mì thì đối với họ cũng là rất quý rồi. Và điều làm em tự hào ở người VN ta hiện nay là vượt trên cả sự mong đợi có rất nhiều tập đoàn lớn, nhà hảo tâm, tổ chức từ thiện. . đã vận động, tuyên truyền giúp đỡ rất nhiều cho người Miền trung, tiêu biểu là CÔ TIÊN góp hơn 100 tỉ để giúp đỡ người miền Trung. Hành động và nghĩa cử của họ mới đẹp mới ý nghĩa làm sao. Những anh dân công, những chị tình nguyện viên, những bà, những ông, những bác không quản mệt mỏi khó khấn lênh đênh hàng tháng trời trên thuyền để cứu tế dân miền Trung càng làm trái tim em thêm cháy bỏng tình yêu đất nước. Em mong đất nước ta mãi mãi có những tấm lòng đẹp, chân thành như vậy. Em mong miền Trung sẽ có một ngày không phải hứng chịu trận lũ lụt đau thương nhau hôm nay nữa.

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi viết chữ đẹp cấp Tiểu học Một số bài thi viết chữ đẹp của học sinh lớp 1, 2, 3, 4, 5

Đoạn văn mẫu 6

Năm nay, giữa tháng bảy Âm lịch, nước từ thượng nguồn sông Hồng đổ về, gây ra cảnh ngập lụt kéo dài. Ruộng vườn, nhà cửa, trường học, trạm y tế… của bao làng xóm ven sông bị nhấn chìm trong biển nước. Xã Cẩm Đình, huyện Phúc Thọ quê em là một vùng đất bải nằm ngoài đê cho nên thường phải hứng trọn những hậu quả ghê gớm của mùa lũ. Từ trên đê nhìn xuống, sông Hồng ngầu đỏ phù sa, cuồn cuộn chảy, cuốn theo vô số thứ, từ những cây rừng bật gốc, những mảnh thuyền vỡ nát, đến những căn nhà làm bằng tre nứa cũng bị cuốn trôi vùn vụt cùng với những bè lau sậy. Mặt sông lúc này trông thật đáng sợ. Bờ bãi bên kia sông bị đẩy lùi ra xa tít tắp.Gần một tuần nay, mưa tầm tã. Bầu trời xám xịt, chớp rạch nhoang nhoáng, sấm sét đì đùng. Gió quật tơi tả những vườn chuối, vườn ngô xanh tốt. Nước lũ dâng cao đã đến mức báo động số 3. Tình hình rất nguy cấp. Chính quyền xã đã kịp thời sơ tán dân chúng vào phía trong đê. Mấy chục dãy lán dựng tạm cho bà con có chỗ trú thân. Trâu bò cũng được tập trung trên gò đất cao ở gần điếm canh. Đội thanh niên xung kích đi tuần liên tục để phát hiện những chỗ rò rỉ ở thân đê. Dân làng đành bó tay đứng nhìn những ngôi nhà ngập trong nước và thành quả lao động suốt mấy tháng trời giờ bị lũ cướp trắng mà lòng xót xa, lo lắng.Trong những ngày này, tình nghĩa xóm giềng gắn bó hơn bao giờ hết. Mọi người san sẻ cho nhau từng cân gạo, bát ngô, mớ củi, bó rau, con cá. Sau khi tình hình ngập lụt ở xã em được chiếu trên tivi, có rất nhiều cơ quan, đoàn thể và những người hảo tâm đã mang hàng cứu trợ đến tận nơi. Quần áo, sách vở, lương thực, thuốc men được đưa đến tận tay từng người, từng nhà. Do đó sinh hoạt hằng ngày cũng đỡ khó khăn. Bác Đức Bí thư Đảng ủy xã, bác Dương Chủ tịch xã thay mặt bà con địa phương cảm ơn sự quan tâm thiết thực của mọi người.Trong hoàn cảnh thiên tai gian nan, khốn khó như thế này, em càng thấm thía ý nghĩa của những câu tục ngữ: Lá lành đùm lá rách, Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Tình cảm đoàn kết, yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ nhau lúc hiểm nguy, hoạn nạn đã trở thành một truyền thống tốt đẹp từ bao đời của dân tộc Việt Nam ta.

Đoạn văn mẫu 7

Thiên nhiên sẽ chẳng bao giờ biết nương tay nếu chúng ta vẫn tiếp tục không tuân thủ những quy luật vận hành của nó. Càng bước sang thế kỷ văn minh, con người càng phải chịu những cơn thịnh nộ kinh hồn của thiên nhiên. Sóng thần ở Inđônêxia hay cơn bão khủng khiếp Katrina vừa đổ bộ vào nước Mỹ tuần này rõ ràng là những minh chứng không gì thuyết phục hơn cho điều ấy. Một biển nước mênh mông với bao điều đáng sợ chiếm trọn mười phút mục dự báo thời tiết của đài truyền hình. Cơn bão dù đã được dự báo trước nhưng người dân Mỹ vẫn phải hứng trọn một lần nổi giận của thần biển Pô Dây đồng. Cả một thành phố công nghiệp chìm trong mênh mông biển nước. Thuyền cứu hộ chạy ầm ầm trong thành phố như chạy giữa mặt sông. Lác đác đây đó còn lại một vài ngôi nhà nổi lên phần nóc hoặc trần. Trên đó không biết có bao nhiêu người đang gào khóc dơ tay cầu cứu. Tình cảnh trông đến thảm thương. Chẳng ai có thể ngờ được ở nước Mỹ lại có những cảnh tượng đau lòng như vậy. Nước trong thành phố bắt đầu chuyển màu đen. Nó bị ô nhiễm nặng bởi bao nhiêu thứ trong đó có không ít xác người. Cả thành phố ngột ngạt trong cảnh không điện, không thức ăn, nước uống, không thuốc men.Tình cảnh gợi những căn bệnh hiểm nghèo dễ dàng lấn đến trong nay mai. Cả thành phố vẫn đang kêu cứu còn nước thì chưa hề có dấu hiệu rút đi. Cả nước Mỹ đang ở tình trạng vô cùng khẩn cấp. Cũng may mấy ngày sau,. Nước rút và nhờ có sự nỗ lực của tất cả mọi người đặc biệt là của quân đội, cảnh sát và những tình nguyện viên, nhiều người dân đã được cứu ra khỏi vùng nguy hiểm. Tuy phải chen chúc trong những trại tập trung nhưng họ vẫn còn may mắn hơn bao người chết đói, chết rét hay bị bão lũ cuốn đi. Ôi! Còn thiệt hại về vật chất thì không thể nào kể nổi. Nhà thì đổ, ô tô bị nước cuốn trôi, đường dây điện đứt? nước rút đi nhưng cả thành phố vẫn ngập trong bùn đất đen nhánh và nhão nhoét. Hết bão nhưng bây giờ mới là lúc bệnh tật hoành hành. Đấy là còn chưa kể nỗi đau thê thảm của bao gia đình mất người thân. Phải có đến hơn một nửa số gia đình trong trận bão phải chịu cảnh “tan đàn xẻ nghé”. Sự mất mát đau thương ngày một lớn thêm không thể lấy gì bù đắp. Dù cả thế giới đang nỗ lực hết mình với tinh thần tương thân tương ái nhưng so với những mất mát đã qua sự bù đắp ấy chẳng thấm tháp gì. Dù chỉ được nhìn thấy qua màn ảnh nhỏ nhưng tôi có thể cảm nhận hậu quả trận bão thật là to lớn. Cả thế giới đang hướng về nước Mỹ bằng một sự cảm thông nhưng qua đó, quốc gia nào cũng phải giật mình. Thiên nhiên không phải dễ gì nắm bắt và điều tiết được dù quốc gia ấy có thế lực kinh tế lớn đến cỡ nào.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về hiện tượng lũ lụt (12 Mẫu) Viết đoạn văn 200 chữ về hiện tượng đời sống của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *