Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Những cánh buồm – Chân trời sáng tạo 6 Ngữ văn lớp 6 trang 28 sách Chân trời sáng tạo tập 2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bài thơ Những cánh buồm sẽ được tìm hiểu trong chương trình học của môn Ngữ văn. Hôm nay, Wikihoc.com sẽ giới thiệu bài Soạn văn 6: Những cánh buồm, thuộc sách Chân trời sáng tạo, tập 2.

Soạn bài Những cánh buồm
Soạn bài Những cánh buồm

Hy vọng có thể giúp ích cho học sinh lớp 6 trong quá trình chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Mời tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.

Tri thức Ngữ Văn

Tri thức đọc hiểu

– Thơ thuộc thể loại tác phẩm trữ tình, thiên về diễn tả tình cảm, cảm xúc của nhà thơ. Thơ có hình thức cấu tạo đặc biệt. Thơ cách luật có quy tắc nhất định về số câu, số chữ, gieo vần… Thơ tự do không có quy tắc nhất định về số câu, số chữ, gieo vần… như thơ cách luật.

– Yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ làm cho bài thơ thêm gợi tả, hấp dẫn.

– Ngôn ngữ thơ hàm súc, giàu nhạc điệu, hình ảnh, thể hiện những rung động, suy tư của người viết.

Tri thức tiếng Việt

– Từ đa nghĩa là từ có nhiều nghĩa, trong đó có nghĩa gốc và nghĩa chuyển. Nghĩa gốc xuất hiện trước, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác. Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.

– Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng khác nghĩa nhau, không liên quan gì với nhau.

Soạn bài Những cánh buồm – Mẫu 1

Chuẩn bị đọc

Gia đình là nơi chúng ta gắn bó và có nhiều kỉ niệm. Hãy nhớ lại một kỉ niệm sâu sắc giữa em và người thân để chia sẻ với các bạn trong lớp.

Tham khảo thêm:   Soạn bài Bình Ngô đại cáo - Chân trời sáng tạo 10 Ngữ văn lớp 10 trang 33 sách Chân trời sáng tạo tập 2

Gợi ý:

Những kỉ niệm với gia đình: một chuyến du lịch vào kì nghỉ hè, đón giao thừa cùng người thân trong gia đình, về quê thăm ông bà…

Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1. Em hình dung như thế nào về hình ảnh người cha và con qua câu thơ “Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng/ Nghe con bước lòng vui phơi phới”?

– Khung cảnh: ánh mặt trời rực rỡ, biển trong xanh, cát mịn màng.

– Hình ảnh cha và con: cha dắt con đi dạo trên bờ biển, bóng cha dài lênh khênh, bóng con tròn chắc nịch.

– Khi lắng nghe tiếng chân con bước, lòng cha cảm thấy sung sướng.

Câu 2. Câu thơ “Cha mượn cho con buồm trắng nhé/Để con đi…” thể hiện mong muốn gì của người con?

Câu thơ “Cha mượn cho con buồm trắng nhé/Để con đi…” được vang lên sâu thẳm tâm hồn trẻ thơ. Người con muốn được khám phá thế giới rộng lớn ngoài kia: được nhìn thấy cây, nhà, cửa. Đó chính là khao khát khám phá cũng như trí tưởng tượng phong phú của trẻ thơ.

Câu 3. Em hiểu như thế nào về câu thơ: “Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con”?

Người cha cảm thấy bồi hồi, hạnh phúc khi gặp lại chính mình trong ước mơ của con. Lời của con hay cũng chính là tiếng lòng của cha khi còn là một cậu bé cũng từng mong ước như đứa con của mình. Những ước mơ chưa thể thực hiện của người cha nay được gửi gắm trong con.

Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1. Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết Những cánh buồm là một bài thơ?

– Nội dung: Bài thơ Những cánh buồm thể hiện niềm tự hào của người cha khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ cao đẹp. Qua đó, tác giả còn ca ngợi ước mơ được khám phá cuộc sống của trẻ thơ – đó là những ước mơ làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

Tham khảo thêm:   Top phần mềm quản lý phân vùng ổ cứng miễn phí tốt nhất

– Hình thức: được chia thành 6 khổ thơ, mỗi khổ có ít nhất 4 câu thơ, hết một câu thơ sẽ xuống dòng và viết hoa chữ cái đầu.

Câu 2. Theo em, bài thơ này có gì độc đáo? Nét độc đáo ấy được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp thu từ nào?

  • Từ ngữ: nhà thơ sử dụng từ ngữ giàu liên tưởng.
  • Hình ảnh gần gũi, quen thuộc: cha dắt con đi, ánh mặt trời, những cánh buồm…
  • Biện pháp tu từ: ẩn dụ (ánh mặt trời, những cánh buồm, ánh nắng chảy đầy vai…); liệt kê (có cây, có cửa, có nhà…); Điệp từ (bóng… bóng…, cha, con).

Câu 3. Bài thơ có chứa các yếu tố miêu tả và tự sự không? Nếu có em hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của các yếu tố đó.

– Bài thơ có chưa các yếu tố miêu tả và tự sự.

– Các yếu tố:

  • Tự sự: Kể về cuộc đối thoại giữa hai cha con.
  • Miêu tả: hình ảnh hai cha con dắt nhau bên bờ biển dưới nền cát mịn, ánh nắng mai hồng hay hình ảnh những cánh buồm…

– Tác dụng: Giúp tác giả thể hiện tình cảm cha con chân thực hơn.

Câu 4. Tình cảm của hai cho con được thể hiện như thế nào trong bài thơ? Điều ấy gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm gia đình?

  • Bài thơ Những cánh buồm thể hiện niềm tự hào của người cha khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ cao đẹp.
  • Điều đó gợi cho em suy nghĩ về tình cảm gia đình: thiêng liêng, sâu sắc.

Câu 5. Em nhận xét như thế nào về tình cảm, cảm xúc của tác giả thế hiện qua bài thơ.

Tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện qua bài thơ: chân thành, tha thiết.

Soạn bài Những cánh buồm – Mẫu 2

Tác giả

– Hoàng Trung Thông (1925 – 1993) là nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam.

– Quê ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

– Ông tham gia cách mạng từ trước năm 1945, từng đảm nhận nhiều chức trách quan trọng như cán bộ văn nghệ của khu ủy Liên khu IV, tỉnh ủy viên tỉnh ủy Nghệ An, Ủy viên Tiểu ban Văn nghệ Trung ương…

Tham khảo thêm:  

– Một số tác phẩm tiêu biểu: Quê hương chiến đấu (thơ, 1955), Chặng đường mới của văn học chúng ta (tiểu luận, 1961), Những cánh buồm (thơ, 1964), Cuộc sống thơ và thơ cuộc sống (tiểu luận, 1979), Hương mùa thơ (thơ, 1984)…

Tác phẩm

– Bài thơ Những cánh buồm được rút ra từ tập thơ cùng tên do NXB Văn học xuất bản lần đầu năm 1964. Bài thơ được đánh giá là một trong những tác phẩm hay về ngôn từ, âm hưởng và có sức gợi cảm.

– Bố cục:

Gồm 2 phần:

  • Phần 1. Từ đầu đến “Nghe con bước, lòng vui phơi phới”: Cảnh hai cha con đi dạo trên bãi biển.
  • Phần 2. Còn lại: Cuộc trò chuyện của hai cha con.

Đọc – hiểu văn bản

a. Cảnh hai cha con đi dạo trên bãi biển

– Hoàn cảnh: Sau một đêm mưa rả rích.

– Khung cảnh bãi biển: ánh mặt trời rực rỡ, biển trong xanh, cát trở nên mịn màng.

– Hình ảnh cha và con: bóng cha dài lênh khênh, bóng con tròn chắc nịch.

– Cảm nhận của người cha: Lắng nghe tiếng chân con bước, lòng cha cảm thấy sung sướng.

b. Cuộc trò chuyện của hai cha con

– Người con tò mò hỏi cha: “Sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời/Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó”.

– Đáp lại câu hỏi ngây thơ của con: “Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa… Nhưng nơi đó cha chưa hề đi đến”. Người cha bất chợt trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời.

– Cậu bé lại chỉ cánh buồm bảo “Cha hãy mượn cho con những cánh buồm trắng kia nhé/Để con đi…”: khát khao được khám phá thế giới rộng lớn.

=> Lời chân thành của đứa con làm người cha bồi hồi cảm động. Lời của con hay cũng chính là tiếng lòng của cha khi còn là một cậu bé.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Những cánh buồm – Chân trời sáng tạo 6 Ngữ văn lớp 6 trang 28 sách Chân trời sáng tạo tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *