Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Cảm nhận truyện Chiếc lược ngà (4 mẫu) Cảm nhận Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

TOP 4 Dàn ý cảm nhận truyện ngắn Chiếc lược ngà chi tiết, đầy đủ những ý quan trọng, giúp các em học sinh lớp 9 nắm được cấu trúc, nhanh chóng hoàn thiện bài văn cảm nhận truyện ngắn Chiếc lược ngà thật hay.

Chiếc lược ngà

Truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc về tình cha con sâu nặng cho dù bị chia cắt bởi chiến tranh. Đồng thời, cũng phản ánh vô cùng sâu sắc những nỗi đau, những bi kịch mà chiến tranh để lại. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com để học tốt môn Văn 9.

Dàn ý cảm nhận truyện Chiếc lược ngà ngắn gọn

I. Mở bài:

  • Nguyễn Quang Sáng là nhà văn trưởng thành trong quân ngũ từ hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ông chuyên viết về cuộc sống chiến đấu và con người Nam Bộ.
  • Truyện “Chiếc lược ngà” sáng tác năm 1966 tại chiến trường miền Tây Nam bộ, kể về tình cha con của anh Sáu và bé Thu vô cùng cảm động.

II. Thân bài:

1. Tình cảm của bé Thu đối với cha:

2. Tình cảm của anh Sáu dành cho con – người cha thương yêu con vô cùng:

– Tình cảm anh Sáu dành cho con trong chuyến về phép:

  • Anh háo hức, chờ đợi giây phút được gặp con và khao khát được nghe tiếng gọi “ba” của đứa con.
  • Cái tình cha con cứ nôn nao trong con người anh. Xuồng chưa cập bến, anh nhún chân nhảy thót lên và bước vội vàng những bước dài, vừa bước vừa khom lưng đưa tay đón chờ con.
  • Anh mong được nghe một tiếng gọi “ba” của con bé, con bé chẳng bao giờ chịu gọi.
  • Tìm đủ mọi cách để gần gũi con: Suốt ngày anh chẳng đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về con.Anh ngồi im giả vờ không nghe, chờ nó gọi “ Ba vô ăn cơm”. Trong bữa cơm, anh gắp trứng cá cho con…
  • Hụt hẫng, đau khổ khi con không nhận mình là cha: Anh không ghìm nổi xúc động, vết thẹo dài bên má đỏ ửng, giần giật, giọng lặp bặp, run run; Ba đây con… Anh đứng sững,nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại, hai tay buông xuống như bị gãy. Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được nên phải cười vậy thôi.
  • Vì quá thương con nên anh bực mình trước sự phản ứng thái quá của bé Thu: Giận quá không kịp suy nghĩ, anh vung tay đánh vào mông con bé và hét lên: Sao mày cứng đầu quá vậy, hả? – Hạnh phúc tột cùng khi con nhận ra anh là “ba”, gọi ba trong tiếng thét; anh ôm con“rút khăn lau nước mắt rồi hôn lên mái tóc con”

– Tình cảm anh Sáu với con được thể hiện khi trở về đơn vị (sau chuyến về phép).

  • Ân hận, day dứt vì hành động đánh con lúc nóng giận; nhớ lời con dặn, anh tìm ngà và làm chiếc lược cho con. Anh còn khắc lên chiếc lược dòng chữ ”Yêu nhớ tặng Thu, con của ba” dòng chữ chứa bao nhiêu tình cảm sâu nặng của người cha.
  • Trong một trận càn của giặc, anh bị thương. Trước lúc hy sinh, ông nhờ bạn mình chuyển cây lược đến cho bé Thu.

→ Chiếc lược là biểu tượng của tình phụ tử, là chiếc lược yêu thương.

3. Ông sáu là người sống có lý tưởng:

Là người chiến sĩ cách mạng giàu lòng yêu nước, dũng cảm kiên cường, cống hiến, hy sinh cả cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng…

III. Kết bài:

  • Cốt truyện chặt chẽ, có những tình huống bất ngờ nhưng hợp lý.
  • Khắc hoạ tâm lý, tính cách nhân vật rất thành công.
  • Lựa chọn nhân vật kể chuyện thích hợp; chủ động xen vào những ý kiến bình luận suy nghĩ để dẫn dắt sự tiếp nhận của người đọc, người nghe (Ông Ba vừa là người chứng kiến câu chuyện, vừa là người trực tiếp tham gia vào câu chuyện. Lời kể vừa khách quan,vừa bộc lộ sâu sắc cảm xúc ý nghĩ của nhân vật, làm cho câu chuyện trở nên đáng tin cậy. Người kể lại chủ động điều khiển nhịp kể theo trạng thái cảm xúc của mình).
  • Sử dụng hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng: “Chiếc lược ngà” có ý nghĩa nối kết các nhân vật trong tác phẩm, vừa là biểu hiện cụ thể của tình cảm người cha dành cho con – vừa là biểu tượng tình cha con sâu nặng.
  • Về nội dung: Truyện diễn tả một cách cảm động tình cảm của cha con ông Sáu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh, qua đó tác giả khẳng định và ca ngợi tình cảm cha con thiêng liêng như một giá trị nhân văn sâu sắc. Đằng sau câu chuyện được kể một cách khách quan là tiếng nói lên án chiến tranh xâm lược gây bao đau khổ cho con người.
Tham khảo thêm:  

Dàn ý cảm nhận truyện Chiếc lược ngà

I. Mở bài:

  • Sơ lược về tác giả Nguyễn Quang Sáng và phong cách sáng tác.
  • Vài nét về vị trí và nội dung của Chiếc lược ngà.

II. Thân bài:

a. Nhan đề:

  • Nó là mơ ước của bé Thu và nó cũng tượng trưng cho tình cảm cha con sâu nặng của ông Sáu với cô bé Thu từ lúc còn sống cho đến cả lúc hy sinh.
  • Là kỷ vật cuối cùng mà ông Sáu để lại cho con, đồng thời cũng khắc sâu nỗi đau đớn mà chiến tranh đã để lại trong mỗi gia đình, sự mất mát, đau thương, sự chia cắt.

b. Nhân vật bé Thu:

* Trước lúc nhận cha:

  • Từ chối, bài xích tất cả mọi tình cảm sự chăm sóc mà ông Sáu dành cho cô bé (nêu dẫn chứng).
  • Nguyên nhân: Bởi mặt ông Sáu có vết sẹo dữ tợn không giống người ba trong ảnh mà nó hằng nâng niu mong nhớ.

=> Tái hiện được cái nghịch cảnh éo le mà chiến tranh đã gây ra cho mỗi con người, không phải chỉ là sự chịu đựng gian khổ của người lính nơi chiến trường mà đó còn là sự đớn đau, khổ sở của cả những con người ở hậu phương.

=> Đồng thời cũng thể hiện những nét tính cách đặc sắc của bé Thu, hồn nhiên, bướng bỉnh, cá tính và vô cùng yêu thương cha mình, đặc biệt cách mà bé Thu từ chối tình cảm của ông Sáu cũng là một cách để cô bé bộc lộ tình cảm yêu cha vô cùng sâu nặng, thắm thiết.

* Sau khi nhận cha:

  • Ôm hôn cha thắm thiết, tiếng gọi ba như xé cả không gian xé cả lòng người, thể hiện thứ tình cảm sâu nặng mà cô bé đã chôn giấu biết bao lâu.
  • Mong muốn ông Sáu ở nhà không đi nữa => Không chỉ dừng lại ở sự yêu thương vô bờ bến với ông Sáu mà còn là nỗi sợ hãi vô hình, có lẽ rằng con bé đã linh cảm được lần đi này của ông Sáu là một đi không trở lại, thế nên nó không muốn để ông đi dù chỉ một chút, nó chỉ muốn ông ở nhà với nó, 8 năm trời xa cách đã để lại trong lòng nó quá nhiều nỗi nhớ thương sâu sắc.
  • Chiếc lược ngà đã xóa tan hết mọi khoảng cách giữa hai cha con, là sợi dây gắn kết chặt chẽ tình cảm yêu thương gắn bó của cả hai người.

c. Nhân vật ông Sáu:

* Khi trở về thăm nhà:

  • Là người lính chiến gặp bi kịch trong chính gia đình của mình đứa con gái bao lâu ông hằng mong nhớ không chịu nhận ông, thậm chí bài xích hết tất cả những gì ông muốn bù đắp cho cô bé. Điều đó khiến ông Sáu vô cùng đau khổ (nêu dẫn chứng).
  • Sự đau khổ quá lớn khiến ông có hành động sai lầm, khi lỡ tay trách phạt con, điều đó vừa khiến bé Thu tổn thương, đồng thời càng làm cho trái tim ông đau đớn hơn, thậm chí nỗi hối hận kéo dài mãi đến tận lúc ông hy sinh.
Tham khảo thêm:   Kế hoạch sinh hoạt Chi bộ 2023 (5 Mẫu) Kế hoạch sinh hoạt chuyên đề năm 2023

* Khi ở chiến trường:

  • Ông nhớ con đến quặn từng khúc ruột, thêm sự day dứt, hối hận vì một lần đánh con, làm tổn thương con bé khiến ông Sáu không ngừng buồn bã.
  • Công việc chế tạo và nâng niu chiếc lược ngà tựa như nâng ước mơ con đã làm cho ông Sáu nguôi ngoai nỗi hối hận day dứt, đồng thời nỗi nhớ yêu con lại càng trở nên tha thiết.
  • Ngày hy sinh ông Sáu vẫn chỉ còn tiếc nuối mãi một việc là chưa kịp trao tận tay chiếc lược ngà cho con gái.

=> Tình yêu thương con vô bờ bến của ông Sáu, đồng thời phản ánh một cách vô cùng sâu sắc những nỗi đau, những bi kịch mà chiến tranh để lại trong cuộc đời người lính.

III. Kết bài

  • Nêu cảm nghĩ.

Dàn ý cảm nhận truyện ngắn Chiếc lược ngà

1. Mở Bài

  • Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
  • Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Hình tượng chiếc lược ngà là một sáng tạo đặc sắc của Nguyễn Quang Sáng, tượng trưng cho tình cha con đậm sâu, thiêng liêng, bất tử.

2. Thân Bài

a) Tóm tắt truyện

  • Ông Sáu sau 8 năm xa nhà đi kháng chiến được nghỉ ba ngày phép về thăm nhà, thăm con. ông đã vô cùng hạnh phúc, xúc động, mong chờ được nghe con gọi một tiếng ba nhưng bé Thu đã không nhận ông là cha. ông đã cố gắng tìm mọi cách để được gần gũi với con nhưng không được. Chỉ đến lúc ông phải lên đường về lại đơn vị, bé Thu mới nhận ra ông. Hai cha con tạm biệt nhau trong nước mắt.
  • Trở lại đơn vị, ông Sáu dồn cả tình yêu, nỗi nhớ, nỗi ân hận, day dứt vào việc làm chiếc lược ngà để tặng con nhưng chưa kịp trao cho con thì ông đã hi sinh trong 1 trận càn lớn của Mĩ – Ngụy. Sau này, chiếc lược được bác Ba, đồng đội của ông trao lại cho Thu.

b) Hình tượng chiếc lược ngà

* Câu chuyện chiếc lược

– Trong giờ phút chia tay ba, bé Thu thổ lộ mong muốn và dặn dò: “Bơ về, ba mua cho con một cây lược nghe ba!”.

  • Ông Sáu đã mang theo lời dặn ấy vào chiến trường, dồn tất cả tình yêu thương và nỗi nhớ, cùng cả nỗi ân hận (vì đã lỡ tay đánh con) để làm chiếc lược.
  • Ông Sáu không giấu nổi niềm hạnh phúc khi tìm được khúc ngà, liền “hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà.”
  • Ông tỉ mỉ làm chiếc lược bằng tất cả say mê và yêu thương: “lấy vỏ đạn hai mươi li của Mĩ, đập mỏng làm thành một cây cưa nhỏ, cưa khúc ngà thành từng miếng nhỏ. Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc.”
  • Ông khắc lên đó tình yêu và nỗi nhớ con khôn nguôi Yêu nhớ tặng Thu, con của ba”.
  • “Những đêm nhớ con, anh ít nhớ đến nỗi hối hận đánh con, nhớ con, anh lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. Có cây lược, anh càng mong gặp lại con.”

=> Chiếc lược đã gỡ rối được phẩn nào tâm trạng của ông.

Nhưng tiếc thay, ông mất khi chưa kịp trao chiếc lược cho con. Trong những phút cuối đời, ông đã gửi lại đồng đội chiếc lược với thỉnh cầu bằng đôi mắt thiết tha, nhờ trao tận tay chiếc lược cho con gái. Viên đạn của kẻ thù khiến ông phải từ giã cõi đời nhưng lời hứa, tình yêu thương con vẫn còn mãi mãi.

* Ý nghĩa của hình tượng chiếc lược ngà

  • Là kỉ vật thiêng liêng, là chiếc cầu nối giữa cha con ông Sáu.
  • Là biểu tượng cho tình cha con bất diệt, không gì ngăn cản được.
  • Góp phần thúc đầy sự phát triển của cốt truyện, tạo ra tình huống éo le thứ hai và tăng thêm những cảm xúc đầy lắng đọng, dư ba.

c) Đặc sắc nghệ thuật

  • Xây dựng tình huống truyện éo le, đau xót và đầy bất ngờ.
  • Lựa chọn ngôi kể thứ nhất – lời kể tỉ mỉ của một người chứng kiến toàn bộ câu chuyện cùng giọng văn trầm lắng, đậm chất suy tư làm tăng sự khách quan, chân thực của truyện và tạo sự ám ảnh trong tâm trí người đọc.
  • Xây dựng hình ảnh có tính biểu tượng cao.
Tham khảo thêm:   Trẻ bị sốt nên làm gì? 6 Cách hạ sốt tại nhà nhanh an toàn

3. Kết Bài

  • Khẳng định sự sáng tạo của nhà văn đã tạo nên một hình ảnh có tính biểu tượng cao, góp phần thể hiện thành công chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
  • Khẳng định sức sống lâu bền của tác phẩm.

Lập dàn ý cảm nhận Chiếc lược ngà

1. Mở bài:

Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Quang Sáng và tác phẩm Chiếc lược ngà; khẳng định vị trí của tác phẩm trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Quang Sáng cũng như trong nền văn học kháng chiến chống Mỹ của dân tộc

2. Thân bài:

* Giới thiệu về tác phẩm

– Ra đời năm 1966, thời kì cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra gay go và ác liệt nhất. Bom đạn của kẻ thù dội xuống miền Nam nhằm hủy diệt sự sống. Để bảo vệ hòa bình của dân tộc và sự bình yên cho quê hương, những con người như ông Sáu đã bỏ lại sau lưng gia đình dấn thân vào chiến trường một phen sống mái với kẻ thù. Chiến tranh đã gieo rắc cái chết, nỗi khổ đau và cũng là nguyên nhân của những mất mát về tình cảm gia đình của ông Sáu.

– Truyện kể ngôi thứ nhất qua lời kể của Bác Ba – bạn thân anh Sáu, cũng là người trực tiếp chứng kiến câu chuyện khiến câu chuyện trở nên sinh động, khách quan và chân thực hơn

– Chiếc lược ngà là kỉ vật cuối cùng của ông Sáu dành cho bé Thu cũng là minh chứng cho tình cha con thiêng liêng, bất diệt mà ông Sáu dành cho đứa con gái bé bỏng của mình

– Nhà văn dẫn dắt nhân vật vào tình huống éo le để nhân vật bộc lộ sâu sắc tình cha con

– Nói sơ lược cốt truyện

– Cảm nhận về tác phẩm

* Những mất mát, đau thương và nghị lực của nhân vật ông Sáu và bé Thu

– Ông Sáu: tham gia chiến tranh từ khi con gái mới lọt lòng, không được ở bên cạnh con để nhìn nó lớn lên; chịu nỗi đau về thể xác – minh chứng cho tội ác của kẻ thù, là vết thẹo dài trên mặt. Vết thẹo là lý do khiến cho bé Thu một mực không nhận ông Sáu là cha, mặc cho ông có cố gắng thế nào. Cuộc đời ông Sáu là sự hi sinh hạnh phúc cá nhân cho hạnh phúc của cộng đồng, cũng là số phận của những con người Việt Nam trong thời chống Mỹ, nước mất nhà tan, gia đình chia rẽ, li tán

– Bé Thu: Sống với má và chỉ biết đến cha qua bức hình chụp chung với má. Bé Thu là một cô bé ngang bướng, cứng đầu. Nó kiên quyết không chịu nhận va gọi ông Sáu là ba dù bị mẹ nó ép hay ông Sáu dỗ dành. Nó càng ngang bướng bao nhiêu càng chứng tỏ tình yêu cha của nó lớn bấy nhiêu. Trong tâm hồn của đứa trẻ tội nghiệp ấy, ba nó không có cái thẹo. Nên mặc cho nỗi khao khát được cha yêu thương, mặc cho những đe dọa của mẹ, nó vẫn không chịu nhận. Điều ấy làm cho cả bé Thu và ông Sáu đều chịu tổn thương về tinh thần.

* Tình cha con sâu đậm

– Những cử chỉ, hành động của ông Sáu và bé Thu trong 3 ngày nghỉ phép

  • Giây phút đầu gặp gỡ
  • Trong 3 ngày nghỉ phép
  • Trong bữa cơm
  • Trong những giây phút cuối cùng của buổi chia li

– Hành động tỉ mẩn làm lược và ánh mắt gửi gắm cuối cùng của ông Sáu trước lúc hi sinh

* Đặc sắc về nghệ thuật: tình huống truyện, cách trần thuật, cách lựa chọn chi tiết…

3. Kết bài: Khẳng định lại cảm xúc của bản thân với tác phẩm Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Cảm nhận truyện Chiếc lược ngà (4 mẫu) Cảm nhận Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *