Bạn đang xem bài viết ✅ Toán 6 Bài 7: Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5 Giải Toán lớp 6 trang 25 – Tập 1 sách Chân trời sáng tạo ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Toán lớp 6 Bài 7: Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5 bao gồm đáp án chi tiết cho từng phần, từng bài tập trong SGK Toán 6 Tập 1 Chân trời sáng tạo trang 24, 25.

Lời giải Toán 6 Bài 7 Chân trời sáng tạo trình bày khoa học, biên soạn dễ hiểu, giúp các em nâng cao kỹ năng giải Toán 6, từ đó học tốt môn Toán lớp 6 hơn. Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Bài 7 Chương 1: Số tự nhiên. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Giải Toán 6 Chân trời sáng tạo phần Hoạt động

Hoạt động khởi động

Làm thế nào để biết một số có chia hết cho 2, cho 5 hay không?

Gợi ý đáp án:

Sau bài này chúng ta sẽ biết:

  • Các số có chữ số tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8 (hay là các chữ số chẵn) thì chia hết cho 2.
  • Các số có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5.

Hoạt động khám phá 1

Trong một đại hội thể thao có các đội và số người tham gia trong bảng sau:

Tham khảo thêm:   Cách chơi Liên Minh Huyền Thoại cho người mới bắt đầu
Đội A B C D E G H I K
Số người 10 22 14 17 23 55 36 28 19

Trong các đội đã cho, đội nào xếp được thành hai hàng có số người bằng nhau?

Gợi ý đáp án:

Các đội A, B, C, H, I có tổng số người là số chẵn nên có thể chia hết cho 2.

* Vì vậy, trong các đội thì các đội có thể xếp được thành hai hàng có số người bằng nhau là đội A, B, C, H, I.

Hoạt động khám phá 2

Chọn các số chia hết cho 5 ở dưới đây:

10; 22; 15; 27; 33; 25; 19; 36; 95.

Có nhận xét gì về các chữ số tận cùng (chữ số hàng đơn vị) của các số chia hết cho 5 em vừa chọn.

Gợi ý đáp án:

Các số chia hết cho 5 là: 10, 15, 25, 95.

Chữ số tận cùng của các số chia hết cho 5 là 0 và 5.

Vậy các số chia hết cho 5 là các số có chữ số tận cùng là 0 và 5

Giải Toán 6 Chân trời sáng tạo phần Thực hành

Thực hành 1

a) Viết hai số lớn hơn 1 000 và chia hết cho 2.

b) Viết hai số lớn hơn 100 và không chia hết cho 2.

Gợi ý đáp án:

a) Hai số lớn hơn 1 000 và chia hết cho 2: 1002; 1004; …

b) Hai số lớn hơn 100 và không chia hết cho 2 là: 101; 103; …

Thực hành 2

Tìm chữ số thích hợp thay cho dấu * để số overline{17^ast} thỏa mãn từng điều kiện:

a. Chia hết cho 2

b. Chia hết cho 5

c. Chia hết cho cả 2 và 5

Gợi ý đáp án:

a. Để số overline {17*} chia hết cho 2 thì * là một trong những số sau: 0; 2; 4; 6; 8

Tham khảo thêm:  

b. Để số overline {17*} chia hết cho 5 thì * là một trong những số sau: 0; 5

c. Để số overline {17*} chia hết cho cả 2 và 5 thì * là số 0

Giải Toán 6 Chân trời sáng tạo trang 25 tập 1

Bài 1

Trong những số sau: 2 023, 19 445, 1010, số nào:

a) chia hết cho 2?          b) chia hết cho 5?        c) chia hết cho 10?

Gợi ý đáp án:

a) Số chia hết cho 2 là 1010. Bởi vì 1 010 có chữ số tận cùng là 0.

b) Số chia hết cho 5 là 19 445. Bởi vì 19 445 có chữ số tận cùng là 5.

c) Số chia hết cho 10 là 1 010. Bởi vì 19 445 có chữ số tận cùng là 0.

Bài 2

Không thực hiện phép tính, em hãy cho biết những tổng (hiệu) nào sau đây chia hết cho 2, chia hết cho 5.

a) 146 + 550;         b) 575 – 40;         c) 3 . 4 . 5 + 83;        d) 7 . 5 . 6 – 35 . 4.

Gợi ý đáp án:

a) 146 + 550;

Ta có: left{ {begin{array}{*{20}{c}} {146 vdots 2} \ {550 vdots 2} end{array} Rightarrow left( {146 + 550} right) vdots 2} right.

146 ⋮̸ 5; 550 ⋮̸ 5 Suy ra (146 + 550) ⋮̸ 5

b) 575 – 40;

Ta có: 575 ⋮̸ 2; 40 ⋮ 2 Suy ra (575 + 40) ⋮̸ 2

left{ {begin{array}{*{20}{c}} {575 vdots 5} \ {40 vdots 5} end{array} Rightarrow left( {575 - 40} right) vdots 5} right.

c) 3 . 4 . 5 + 83;

Ta có: 3 . 4 . 5 ⋮ 2; 83 ⋮̸ 2 Suy ra (3 . 4 . 5 + 83) ⋮̸ 2

3 . 4 . 5 ⋮ 5; 83 ⋮̸ 5 Suy ra (3 . 4 . 5 + 83) ⋮̸ 5

d) 7 . 5 . 6 – 35 . 4.

Ta có: left{ {begin{array}{*{20}{c}} {7.5.6 vdots 2} \ {35.4 vdots 2} end{array} Rightarrow left( {7.5.6 - 35.4} right) vdots 2} right.

left{ {begin{array}{*{20}{c}} {7.5.6 vdots 5} \ {35.4 vdots 5} end{array} Rightarrow left( {7.5.6 - 35.4} right) vdots 5} right.

Bài 3

Lớp 6A, 6B, 6C, 6D lần lượt có 35, 36, 39, 40 học sinh.

a) Lớp nào có thể chia thành 5 tổ có cùng số tổ viên?

b) Lớp nào có thể chia tất cả các bạn thành các đôi bạn học tập?

Gợi ý đáp án:

a) Ta có: 35 5

40 5

Nên: Lớp 6A6D có thể chia thành 5 tổ có cùng số tổ viên.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 7: Đoạn văn cảm nhận về văn bản Chó sói và chiên con (6 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 7

b) Ta có: 36 2

40 2

Nên: Lớp 6B6D có thể chia tất cả các bạn thành các đôi bạn học tập.

Bài 4

Bà Huệ có 19 quả xoài và 40 quả quýt. Bà có thể chia số quả này thành 5 phần bằng nhau (có cùng số xoài, có cùng số quýt mà không được cắt quả) được không?

Gợi ý đáp án:

Ta có: 19 ⋮̸ 5 và 40 5 nên 19 + 40 ⋮̸ 5.

Vì vậy Bà Huệ không thể chia số quả xoài và quýt thành 5 phần bằng nhau.

Lý thuyết Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5

1. Dấu hiệu chia hết cho 2

Các số có chữ số tận cùng là 0; 2; 4; 6; 8 (tức là chữ số chẵn) thì chia hết cho 2 và chỉ những số đó mới chia hết cho 2.

Ví dụ:

a) Số 15 552 chia hết cho 2 vì có chữ số tận cùng là 2.

b) Số 955 không chia hết cho 2 vì có chữ số tận cùng là 5 (5 không là số chẵn).

2. Dấu hiệu chia hết cho 5

Các số có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5 và chỉ những số đó mới chia hết cho 5.

Ví dụ: Xét số a=overline {3*}  . Thay * bởi số nào thì a chia hết cho 5, bởi số nào thì a không chia hết cho 5?

Hướng dẫn giải:

Chữ số tận cùng của a là ∗ nên để a chia hết cho 5 thì ∗ phải là 0 hoặc 5.

Để a không chia hết cho 5 thì ∗ phải khác 0 hoặc 5, tức là các số 1; 2; 3; 4; 6; 7; 8; 9.

Vậy thay ∗ bằng 1; 2; 3; 4; 6; 7; 8; 9 thì a không chia hết cho 5.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Toán 6 Bài 7: Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5 Giải Toán lớp 6 trang 25 – Tập 1 sách Chân trời sáng tạo của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *