Bạn đang xem bài viết ✅ Khoa học lớp 5 Bài 37: Dung dịch Giải bài tập Khoa học lớp 5 trang 76 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Khoa học 5 Bài 37: Dung dịch giúp các em học sinh lớp 5 tổng hợp toàn bộ kiến thức lý thuyết quan trọng, nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Khoa học 5 trang 76, 77.

Qua đó, giúp các em biết cách tạo một dung dịch đường, kể tên một số dung dịch mà mình biết, để ngày càng học tốt môn Khoa học lớp 5. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 37 của chủ đề Vật chất và năng lượng. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Giải bài tập Khoa học 5 trang 76, 77

Thực hành trang 76

“Tạo một dung dịch đường”.

– Chuẩn bị theo nhóm:

  • Vật liệu: đường và nước sôi để nguội.
  • Dụng cụ: thìa nhỏ, một cốc (li) lớn và một vài cốc nhỏ.

– Cách tiến hành:

  • Quan sát và nếm riêng từng chất. Nêu nhận xét, ghi vào báo cáo.
  • Rót nước vào cốc, dùng thìa nhỏ lấy đường cho vào cốc nước rồi khuấy đều. Quan sát dung dịch đường vừa được pha, nêu nhận xét.
  • Rót dung dịch đường vào các cốc nhỏ cho từng thành viên trong nhóm nếm, nêu nhận xét, ghi vào báo cáo.
Tham khảo thêm:   Công nghệ 7 Bài 3: Quy trình trồng trọt Giải Công nghệ lớp 7 Bài 3 trang 14 sách Chân trời sáng tạo

MẪU BÁO CÁO

Tên và đặc điểm của từng chất tạo ra dung dịch

Tên dung dịch và đặc điểm của dung dịch

Tạo một dung dịch đường

Trả lời:

Tên và đặc điểm của từng chất tạo ra dung dịch Tên dung dịch và đặc điểm của dung dịch
Đường: thể rắn, dạng hạt, vị ngọt

– Dung dịch nước đường

– Dung dịch nước đường có vị ngọt

Nước lọc: thể lỏng, không màu, không vị
Muối: thể rắn, dạng hạt, vị mặn

Liên hệ thực tế và trả lời

Kể một số dung dịch mà bạn biết

Trả lời:

Một số dung dịch: nước muối, nước đường, nước chanh, nước hoa,…

Thực hành trang 77

  • Úp đĩa lên một cốc nước muối nóng khoảng một phút rồi nhấc đĩa ra.
  • Theo bạn, những giọt nước đọng trên đĩa có mặn như nước muối trong cốc không? Tại sao?
  • Hãy nếm thử để kiểm tra.

Úp đĩa lên cốc

Trả lời:

Những giọt nước đọng trên đĩa không có vị mặn như nước muối trong cốc vì chỉ có hơi nước bốc lên, khi gặp lạnh sẽ ngưng tụ lại thành nước, muối vẫn còn lại trong cốc

Trò chơi học tập

Đố bạn:

  • Để sản xuất ra nước cất dùng trong y tế người ta sử dụng phương pháp nào?
  • Để sản xuất muối từ nước biển người ta đã làm cách nào?

Đố bạn

Trả lời:

  • Để sản xuất ra nước chưng cất dùng trong y tế, người ta dùng phương pháp chưng cất.
  • Để sản xuất muối từ nước biển, người ta dẫn nước biển vào các ruộng làm muối. Dưới ánh nắng mặt trời, nước sẽ bay hơi và còn lại muối.
Tham khảo thêm:  

Lý thuyết Dung dịch

  • Tạo dung dịch ít nhất có hai chất một chất ở thể lỏng, chất kia hoà tan trong chất lỏng.Dung dịch là hỗn hợp của chất lỏng với chất hoà tan trong nó.
  • Những giọt nước đọng trên đĩa không có vị mặn như nước muối trong cốc vì chỉ có hơi nước bốc lên, khi gặp lạnh sẽ ngưng tụ lại thành nước, muối vẫn còn lại trong cốc
  • Tách các chất trong dung dịch bằng cách chưng cất. Sử dụng chưng cất để tạo ra nước cất dùng cho ngành y tế và một số ngành khác.
  • Để sản xuất ra nước chưng cất dùng trong y tế, người ta dùng phương pháp chưng cất
  • Để sản xuất muối từ nước biển, người ta dẫn nước biển vào các ruộng làm muối. Dưới ánh nắng mặt trời, nước sẽ bay hơi và còn lại muối.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Khoa học lớp 5 Bài 37: Dung dịch Giải bài tập Khoa học lớp 5 trang 76 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *