Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 3 năm 2022 – 2023 sách Cánh diều 4 Đề kiểm tra học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 (Có ma trận + đáp án) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 3 năm 2022 – 2023 sách Cánh diều gồm 4 đề thi, có đáp án, bảng ma trận kèm theo. Qua đó, giúp các em học sinh lớp 3 tham khảo, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn.

Với 4 đề thi cuối kì 2 môn Tiếng Việt 3 Cánh diều, giúp thầy cô xây dựng đề thi học kì 2 cho học sinh của mình theo chương trình mới. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm đề thi môn Toán, Tin học, Công nghệ. Mời thầy cô và các em cùng tải miễn phí 4 đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 3:

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 3 sách Cánh diều – Đề 1

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 3

Trường Tiểu học……….

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II -NĂM HỌC 2022 – 2023
MÔN TIẾNG VIỆT- LỚP 3
(Thời gian 70 phút )

PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

Đọc thành tiếng (4 điểm)

1- Hình thức kiểm tra: Học sinh bắt thăm phiếu (do giáo viên chuẩn bị) để chọn bài đọc.

2 – Nội dung kiểm tra: Học sinh đọc một đoạn văn hoặc thơ (khoảng 75 tiếng) trong các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 33; sau đó trả lời 1 câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn vừa đọc.

II. Đọc thầm và làm bài tập (6 điểm)

Con búp bê bằng vải

Ngày sinh nhật Thủy, mẹ đưa Thủy ra phố đồ chơi. Mẹ bảo Thủy chọn một món đồ đồ chơi em thích nhất. Đi dọc gần hết phố đồ chơi, cô bé nhìn hoa cả mắt, vẫn không biết nên mua gì vì thứ nào em cũng thích. Đến cuối phố, thấy một bà cụ tóc bạc ngồi bán những con búp bê bằng vải giữa trời giá lạnh, Thủy kéo tay mẹ dừng lại. Bà cụ nhìn hai mẹ con Thủy, cười hiền hậu:

– Cháu mua búp bê cho bà đi!

Thủy nhìn bà, rồi chỉ vào con búp bê được khâu bằng mụn vải xanh, mặt độn bông, hai con mắt được chấm mực không đều nhau:

– Mẹ mua con búp bê này đi!

Trên đường về mẹ hỏi Thủy:

– Sao con lại mua con búp bê này?

Thủy cười:

– Vì con thương bà. Bà già bằng bà nội, mẹ nhỉ? Trời lạnh thế mà bà không được ở nhà, con mua búp bê cho bà vui.

Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Ngày sinh nhật Thủy, mẹ đưa Thủy ra phố đồ chơi để làm gì? M1

A. Để Thủy được nhìn ngắm đồ chơi.
B. Để Thủy được chọn mua đồ chơi nhiều tiền nhất.
C. Để Thủy được chọn mua món đồ chơi em thích nhất.

Câu 2: Vì sao đi gần hết phố, Thủy vẫn chưa mua được quà gì? M1

A. Vì Thủy hoa mắt , chóng mặt, không muốn chọn gì.
B. Vì đồ chơi nhiều đến hoa mắt , thứ gì Thủy cũng thích.
C. Vì nhiều đồ chơi nhưng đồ chơi nào cũng không đẹp.

Tham khảo thêm:  

Câu 3: Thủy đã chọn mua món quà có đặc điểm gì? M1

A. Con búp bê được khâu bằng mụn vải xanh, mặt độn bông.
B. Con búp bê mặt độn bông, hai con mắt được chấm mực không đều nhau.
C. Con búp bê được khâu bằng mụn vải xanh, mặt độn bông, hai con mắt được chấm mực không đều nhau.

Câu 4: Vì sao Thủy mua con búp bê vải? M2

Đúng ghi Đ, sai ghi S vào mỗi ô trống sau:

A. Vì đó là món quà đẹp nhất. ☐
B. Vì em thương bà cụ bán hàng dưới trời lạnh.☐

Câu 5: Qua câu chuyện trên em học tập được đức tính gì ở Thủy, để có thể vận dụng vào cuộc sống? M3

……………………………………………………………………………………………………

Câu 6: Đặt câu có hình ảnh so ánh: M3

……………………………………………………………………………………………………

Câu 7: Tìm hai cặp từ có nghĩa giống nhau : M2

……………………………………………………………………………………………………

Câu 8: Dấu gạch ngang trong bài “ Con búp bê bằng vải” dùng để làm gì? M2

A. Báo hiệu phần liệt kê.
B. Đánh dấu lời đối thoại.
C. Báo hiệu phần giải thích.

Câu 9:

a) Đặt dấu câu thích hợp vào ô trống: M2

Sáng hôm ấy ☐ tôi ra vườn ngắm nhìn những bông hoa hồng ☐ hoa lan đang đua nhau khoe sắc.

b) Câu “Ngày sinh nhật Thủy, mẹ đưa Thủy ra phố đồ chơi.” Bộ phận được in đậm trả lời cho câu hỏi: M2

A. Khi nào?
B. Ở đâu?
C. Bằng gì?

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10đ):

I. Chính tả (4đ):

Cây hoa nhài

Hương nhài thơm, một mùi thơm nồng nàn. Cây nhài sống một cách thảnh thơi, yên bình. Nó chẳng hề bị cây cỏ nào chen lấn. Đất bùn ao phơi khô đập tơi, trộn lẫn với cám và phân lân, là nguồn sống no đủ của nó. Nước vo gạo pha loãng, nước luộc ốc, mẹ vẫn đem tưới tắm cho nhài mỗi ngày.

II. Tập làm văn (6đ): 

Viết đoạn văn nêu cảm xúc của em về cảnh đẹp mà em yêu thích.

Đáp án đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 3

Đọc thầm và làm bài tập (6 điểm)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

C

0,5

B

0,5

C

0,5

a) S

0,25

b) Đ

0,25

Thương người, quan tâm, giúp đỡ…….. 0,5

1

0,5

B

0,5

a) 2 dấu phẩy

0,5

b) A

0,5

Ma trận đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 3

Kĩ năng

NỘI DUNG

Số điêm

MỨC 1

MỨC 2

MỨC 3

Tổng điểm

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc tiếng &

Đọc hiểu

(ngữ liệu truyện đọc 195- 200 chữ)

Đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe, nói.

– Đọc 70-80 tiếng/phút

– Sau khi HS đọc thành tiếng xong, GV đặt 01 câu hỏi để HS trả lời (Kiểm tra kĩ năng nghe, nói)

4

Đọc hiểu văn bản

Câu 1,2,3

Câu 4

6

Vận dụng hiểu biết vào thực tiễn

Câu 5

– Biện pháp tu từ so sánh.

Câu 6

– Từ có nghĩa giống nhau, trái ngược nhau.

0,5đ

Câu 7

– Dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang, dấu hai chấm, dấu phẩy

– Câu cảm, câu khiến, câu kể, câu hỏi.

– Đặt và trả lời cho câu hỏi: Khi nào? Ở đâu? Bằng gì? Để làm gì?

0,5đ

Câu 8

Câu 9 b

Câu 9 a

Viết

(CT-TLV)

Chính tả

Viết bài

Nghe – viết đoạn văn 65-70 chữ/15 phút

4

-Viết đoạn văn kể một hoạt động ngoài trời mà em tham gia hoặc chứng kiến.

– Viết đoạn văn nêu cảm xúc của em về cảnh đẹp mà em yêu thích.

– Viết đoạn văn về ước mơ của em.

Viết đoạn văn ngắn 6-8 câu theo chủ đề đã học

6

Tham khảo thêm:   Những câu nói hay của Khổng Tử về giáo dục, cuộc sống

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 3 sách Cánh diều – Đề 2

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

  • GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.
  • Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG

Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục. Tôi như một lữ khách thích giang hồ với hồn thơ lai láng, tình người nồng hậu bước xuống một con thuyền rồng, có lẽ con thuyền này kia chỉ dành cho vua chúa. Trước mũi thuyền là một không gian rộng thoáng để vua hóng mát ngắm trăng, giữa là một sàn gỗ bào nhẵn có mui vòm được trang trí lộng lẫy, xung quanh thuyền có hình rồng và trước mũi là một đầu rồng như muốn bay lên. Trong khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam. Ngoài ra còn có đàn bầu, sáo và cặp sanh để gõ nhịp.

Các ca công còn rất trẻ, nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp, nữ mặc áo dài, khăn đóng duyên dáng. Huế chính là quê hương chiếc áo dài Việt Nam. Những chiếc áo dài đầu tiên hiện còn được lưu giữ tại Bảo tàng Mĩ thuật cung đình Huế.

Trăng lên. Gió mơn man dìu dịu. Dòng sông trăng gợn sóng. Con thuyền bồng bềnh. Đêm nằm trên dòng Hương thơ mộng để nghe ca Huế, với tâm trạng chờ đợi rộn lòng.

(Hà Ánh Minh)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

Câu 1: Dàn nhạc trong khoang thuyền gồm mấy loại nhạc cụ? (0,5 điểm)

A. 6 nhạc cụ.
B. 7 nhạc cụ.
C. 8 nhạc cụ.

Câu 2: Các ca công nam và nữ ăn mặc trang phục như thế nào ? (0,5 điểm)

A. Nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội mũ; nữ mặc áo dài kèm khăn.
B. Nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp; nữ mặc áo dài kèm khăn.
C. Nam và nữ đều mặc áo dài, quần thụng và đầu đội khăn xếp.

Câu 3: Tác giả đã miêu tả khung cảnh thuyền rồng như thế nào? Em hãy đánh dấu X vào ý đúng: (1 điểm)

A. Trước mũi thuyền là một không gian rộng thoáng để vua hóng mát ngắm trăng.
B. Giữa thuyền là một sàn gỗ bào nhẵn có mui tròn được trang trí lộng lẫy.
C. Xung quanh thuyền có hình rồng và trước mũi là một đầu rồng như muốn bay lên.
D. Trong khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn bầu, sáo và cặp sanh.

Câu 4: Vì sao Huế được coi là quê hương của áo dài Việt Nam? (0,5 điểm)

A. Vì người dân Huế tôn sùng, trân trọng và đều sử dụng áo dài trong các dịp lễ lớn.
B. Vì người dân Huế mặc áo dài đẹp nhất Việt Nam.
C. Vì Huế là nơi lưu giữ những chiếc áo dài đầu tiên của Việt Nam.

Câu 5: Theo em, từ “lữ khách” trong bài được hiểu như thế nào?(0,5 điểm)

A. Khách du lịch
B. Người đi đường xa
C. Khách tham quan

Câu 6: Kể tên 4 thể loại âm nhạc cổ truyền của Việt Nam. (1 điểm)

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 9: Phân tích khổ thơ đầu bài Viếng lăng Bác 2 Dàn ý & 8 bài phân tích khổ 1 Viếng lăng Bác của Viễn Phương

…………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………..

Câu 7: Chỉ ra một câu trong bài đọc có hình ảnh so sánh. (0,5 điểm)

…………………………………………………………………………………………..

Câu 8:Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp:(0,5 điểm)

thành phố, lộng lẫy, rộng thoáng, ca công, tì bà, dìu dịu, bảo tàng

– Từ ngữ chỉ đặc điểm:……………………………………………………………………

– Từ ngữ chỉ sự vật:………………………………………………………………………

Câu 9: Em hãy đặt một câu có sử dụng từ ngữ ở câu 8. (1 điểm)

…………………………………………………………………………………………..

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

Sắc màu

Bảng màu theo tay các họa sĩ nhí vào từng bức tranh, khiến cho không gian thêm rạng rỡ. Bạn thì vẽ ngôi nhà đại dương xanh biếc, điểm thêm vài cánh buồm trắng, buồm nâu và những con sóng nhấp nhô. Bạn thì vẽ cánh đồng làng quê mùa gặt. Trong tranh, sắc vàng tươi mới của lúa hòa với ánh mặt trời lấp lánh.

(Bảo Hân)

2. Luyện tập (6 điểm)

Viết đoạn văn ngắn (8 – 10 câu) nêu tình cảm, cảm xúc của emvề một cảnh đẹp của đất nước ta.

Gợi ý:

  • Giới thiệu bao quát cảnh đẹp.
  • Nêu đặc điểm nổi bật của cảnh đẹp.
  • Nêu cảm nghĩ của em về cảnh đẹp đó.

ĐÁP ÁN

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm)

C. 8 nhạc cụ

Câu 2: (0,5 điểm)

B. Nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp; nữ mặc áo dài kèm khăn.

Câu 3: (1 điểm)

– Trước mũi thuyền là một không gian rộng thoáng để vua hóng mát ngắm trăng.

– Xung quanh thuyền có hình rồng và trước mũi là một đầu rồng như muốn bay lên.

Câu 4: (0,5 điểm)

C. Vì Huế là nơi lưu giữ những chiếc áo dài đầu tiên của Việt Nam.

Câu 5: (0,5 điểm)

B. Người đi đường xa.

Câu 6: (1 điểm)

– Thể loại âm nhạc cổ truyền của Việt Nam: chèo, chầu văn, quan họ, ca trù, xẩm,…

Câu 7: (0.5 điểm)

– Thành phố lên đèn như sao sa.

Câu 8: (0.5 điểm)

– Từ ngữ chỉ đặc điểm: lộng lẫy, rộng thoáng, dìu dịu.

– Từ ngữ chỉ sự vật: thành phố, ca công, tì bà, bảo tàng.

Câu 9: (1 điểm)

Ví dụ: Thành phố Đà Lạt về đêm thật lộng lẫy,…

B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)

1. Chính tả (4 điểm)

– Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):

  • 0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.
  • 0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.

– Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):

  • Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm
  • 2 điểm: nếu có 0 – 4 lỗi;
  • Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.

– Trình bày (0,5 điểm):

  • 0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.
  • 0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.

2. Luyện tập (6 điểm)

  • Trình bày dưới dạng một đoạn văn, có số lượng câu từ 8 đến 10 câu, nêu tình cảm, cảm xúc của em về một cảnh đẹp của đất nước ta, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.
  • Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.

>> Tải file để tham khảo các đề thi còn lại!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 3 năm 2022 – 2023 sách Cánh diều 4 Đề kiểm tra học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 (Có ma trận + đáp án) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *