Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 27 – Chân trời sáng tạo 6 Ngữ văn lớp 6 trang 27 sách Chân trời sáng tạo tập 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Nhằm giúp học sinh chuẩn bị bài, hôm nay, Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 6: Thực hành tiếng Việt (trang 27), thuộc sách Chân trời sáng tạo.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 27)
Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 27)

Với tài liệu này, các bạn học sinh lớp 6 có thể chuẩn bị bài nhanh chóng, đây đủ. Mời tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 27

Câu 1. Tìm từ đơn, từ phức trong đoạn văn sau:

Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cẩm roi, nhảy lên mình ngựa. (Thánh Gióng)

  • Từ đơn: vùng, dậy, vươn, vai, một, cái, bỗng, biến, thành, mình, cao, hơn, trượng, bước, lên, vỗ, vào, mông, ngựa, hí, dài, mấy, tiếng, mặc, cầm, roi, nhảy, lên, mình.
  • Từ phức: chú bé, tráng sĩ, oai phong, lẫm liệt.

Câu 2. Tìm từ ghép, từ láy trong đoạn văn sau:

Trong khi đó, người trong nhóm dự thi nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, lấy nước và bắt đầu thổi cơm. Những nồi cơm nho nhỏ treo dưới những cành cong hình cánh cung được cắm rất khéo léo từ dây lưng uốn về trước mặt. (Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân)

  • Từ ghép: nồi cơm, cánh cung, dây lưng, bắt đầu, dự thi,
  • Từ láy: nho nhỏ, khéo léo

Câu 3. Tạo ra từ ghép từ các tiếng dưới đây:

a. ngựa: con ngựa, ngựa gỗ, ngựa trắng…

b. sắt: sắt thép, gang sắt, thanh sắt…

c. thi: thi cử, thi tuyển, thi nhân…

d. áo: áo quần, áo phông, áo vải…

Câu 4. Tạo ra từ láy từ các tiếng dưới đây

a. nhỏ: nho nhỏ, nhỏ nhắn, nhỏ nhẹ…

b. khoẻ: khỏe khoắn…

c. óng: óng ánh…

d. dẻo: dẻo dai,

Tham khảo thêm:  

Câu 5. Trong câu văn “Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thanh niên của bốn đội thoăn thoắt leo lên thân cây chuối rất trơn vì đã bôi mỡ. Nếu thay từ “thoăn thoắt” bằng từ “nhanh chóng” thì có giúp người đọc hình dung động tác của người dự thi rõ hơn không? Vì sao?

– Nếu thay từ “thoăn thoắt” bằng từ “nhanh chóng” thì không giúp người đọc hình dung động tác của người dự thi nhanh hơn.

– Nguyên nhân: Từ “nhanh chóng” chỉ gợi cho người đọc về tốc độ của hoạt động (nhanh, diễn ra ngay lập tức), không gợi hình dung động tác (gợi tả dáng cử động rất nhanh nhẹn, nhịp nhàng và liên tục của tay chân).

Câu 6. Trong câu văn “Những nồi cơm nho nhỏ treo dưới những cành cong hình cánh cung được cắm rất khéo léo từ dây lưng uốn về trước mặt”, nếu dùng từ “khéo” thay cho từ “khéo léo” thì độ “khéo” của người dự thi sẽ giữ nguyên, tăng lên hay giảm xuống? Vì sao?

– Việc dùng từ “khéo” sẽ khiến cho độ “khéo” của người dự thi giảm xuống.

– Nguyên nhân: Từ “khéo léo” giúp người đọc hình dung một cách rõ ràng hơn về mức độ của sự khéo.

Câu 7. Tìm và ghép thành ngữ (cột A) với nghĩa của thành ngữ (cột B) trong bảng dưới đây sao cho phù hợp.

Thành ngữ

Nghĩa của thành ngữ

1. Chết như rạ

a. Nhận xét ai làm gì rất nhanh.

2. Mẹ tròn con vuông

b. Lòng oán giận và hận thù với ai đó rất sâu nặng.

3. Cầu được ước thấy

c. Chết rất nhiều.

4. Oán nặng thù sâu

d. Điều mong ước trở thành hiện thức.

5. Nhanh như cắt

đ. Việc sinh nở thuận lợi, tốt đẹp.

e. Chỉ những người có hiểu biết hạn hẹp nhưng lại cho mình thông minh, tài giỏi.

Gợi ý:

1. c

2. đ

3. d

4. b

5. a

Câu 8. Đặt một câu miêu tả khí thế chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn có dùng thành ngữ “chết như rạ”.

Nghĩa quân Lam Sơn khí thế mạnh mẽ khiến cho quân địch chết như ra.

Câu 9. Tìm thành ngữ có chưa các từ dưới đây

Tham khảo thêm:   Cơ năng và định luật bảo toàn cơ năng (cần nhớ) | Kiến thức Vật Lý 10

a. nước: Nước chảy đá mòn

b. mật: Nằm gai nếm mật

c. ngựa: Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

d. nhạt: Nhạt như nước ốc.

* Viết ngắn:

Viết một đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) có sử dụng thành ngữ thể hiện cảm nhận của em về lịch sử đất nước sau khi đọc xong các văn bản Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm.

Gợi ý:

Đất nước Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Nhân dân ta đã phải đối mặt với rất nhiều kẻ thù xâm lược nguy hiểm. Nhưng trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta vẫn giữ vững quyết tâm bảo vệ chủ quyền của đất nước. Đó là hình ảnh vị anh hùng làng Gióng trong truyền thuyết Thánh Gióng. Người tráng sĩ ấy đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Hay vị chủ tướng Lê Lợi trong truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm. Một con người tài năng, dũng cảm. Dưới sự lãnh đạo của ông, mọi trận chiến của nghĩa quân Lam Sơn đều bách chiến bách thắng. Chính bởi lịch sử vẻ vang đó, thế hệ trẻ hôm nay cần tiếp tục kế thừa truyền thống tốt đẹp của ông cha ta ngày trước, để xây dựng đất nước ngày càng hùng mạnh.

Thành ngữ: bách chiến bách thắng

Xem thêm:Đoạn văn thể hiện cảm nhận của em về lịch sử đất nước

* Bài tập ôn luyện:

Câu 1. Tạo ra từ láy từ các tiếng dưới đây:

a. đỏ

b. nhẹ

c. rung

d. vui

Câu 2. Viết một đoạn văn chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng ít nhất 1 từ láy và 1 từ ghép.

Gợi ý:

Câu 1.

a. đo đỏ

b. nhẹ nhàng

c. rung rinh

d. vui vẻ

Câu 2.

Bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go đã giúp người đọc hiểu thêm về tình mẫu tử thiêng liêng. Bên cạnh việc bộc lộ cảm xúc, những yếu tố tự sự và miêu tả cũng góp phần làm nên thành công cho tác phẩm. Ta-go đã gửi gắm vào bài thơ một câu chuyện mà người kể chuyện là em bé, người nghe là mẹ. Con kể cho mẹ về cuộc trò chuyện với người trong mây và trong sóng. Em bé trong bài đã được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “ Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Tình yêu thương của đứa con dành cho mẹ đã được thể hiện qua những câu hỏi tưởng chừng ngây thơ mà rất sâu sắc. Em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Hình ảnh thơ được miêu tả tuy ngắn gọn nhưng cũng giúp chúng ta hình dung về thiên nhiên kì diệu, đẹp đẽ trong mắt của em bé. Nhà thơ cũng đã sử dụng trong bài thơ những lời thoại, chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa kết hợp với hình ảnh giàu tính biểu tượng. Có thể khẳng định rằng bài thơ chính là một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

  • Từ ghép: cảm xúc, kì diệu
  • Từ láy: thiêng liêng, đẹp đẽ
Tham khảo thêm:   Bài vè hội thi An toàn giao thông Thơ hò vè về an toàn giao thông cho học sinh

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 27 – Chân trời sáng tạo 6 Ngữ văn lớp 6 trang 27 sách Chân trời sáng tạo tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *