Gợi ý trả lời câu hỏi cuộc thi tìm hiểu “Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam”
Nhằm góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng, nhất là cho thế hệ trẻ về tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào trong quá trình đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở mỗi nước. Qua đó, vun đắp ngày càng tốt hơn tình đoàn kết hữu nghị, thủy chung giữa hai Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước. Cuộc thi “Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam năm 2017” đã được phát động. Dưới đây là gợi ý trả lời câu hỏi cuộc thi tìm hiểu “Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam”. Mời các bạn cùng tải về để xem trọn bộ tài liệu.
Chủ đề 1:Những cơ sở tạo nên việc thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam (5/9/1962). Ý nghĩa của việc thiết lập quan hệ ngoại giao của hai nước.
Yêu cầu bài dự thi phải nêu được:
– Các yếu tố hình thành và phát triển dựa trên những điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị và xã hội; truyền thống chống giặc ngoại xâm của hai dân tộc và tinh thần tự nguyện phối hợp chiến đấu của nhân dân hai nước, được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đặt nền móng và được phát triển không ngừng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và bọn can thiệp Mỹ ở Đông Dương.
– Bối cảnh lịch sử và những đòi hỏi của cuộc kháng chiến chống kẻ thù chung cần phải củng cố, phát triển quan hệ ngoại giao của hai nước nhằm giải quyết kịp thời những vấn đề phức tạp do sự can thiệp ngày càng sâu của Mỹ vào các nước Đông Dương. Từ đó, tiếp tục gắn kết hai dân tộc lại với nhau trên cùng một trận tuyến chống lại kẻ thù chung.
– Ý nghĩa của việc thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam
– Đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có tầm vóc lịch sử to lớn trong quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam
– Góp phần tạo nên sự hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy mối quan hệ hợp tác thân thiện giữa hai dân tộc tiến lên một tầm cao mới. Nhờ đó, đã giải quyết được những khó khăn, thử thách mới với nhiều diễn biến phức tạp do sự can thiệp ngày càng sâu của Mỹ vào các nước Đông Dương.
– Khẳng định đường lối nhất quán, đúng đắn trong mối quan hệ chiến lược của hai Đảng và nhân dân hai nước; đảm bảo sự thống nhất về đường lối chính sách, quân sự, để hai dân tộc tiếp tục giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội do Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra.
– Là cơ sở vững chắc để quân dân hai nước tiếp tục sát cánh bên nhau chiến đấu và giành nhiều thắng lợi mới trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ và tay sai, giành độc lập tự do cho mỗi nước.
Chủ đề 2: Phát triển liên minh chiến đấu, đánh thắng các chiến lược, chiến tranh của Đế quốc Mỹ, giành thắng lợi hoàn toàn (1963 – 1975)
Yêu cầu bài dự thi phải nêu được:
– Mối quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam trong liên minh chiến đấu chống kẻ thù chung, được lãnh tụ Nguyễn Quốc Ái – Hồ Chí Minh đặt nền móng, đã phát triển không ngừng qua các thời kỳ lịch sử từ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 – 1954); cuộc đấu tranh thực hiện hiệp định Giơnevơ, chống chiến lược chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mỹ, thiết lập quan hệ ngoại giao (1954 – 1962)
– Nêu bật được quá trình liên minh chiến đấu của hai dân tộc qua các giai đoạn từ 1963 – 1975; Xây dựng vùng giải phóng Lào, xây dựng tuyến vận tải chiến lược Tây Trường Sơn, từng bước đánh thắng chiến lược chiến tranh đặc biệt ở Lào và chiến tranh cục bộ ở Việt Nam (1963 – 1968); đánh thắng chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của Mỹ ở miền Nam, Việt Nam và chiến tranh đặc biệt tăng cường ở Lào (1969 – 1973); phối hợp đẩy mạnh đấu tranh giành thắng lợi hoàn toàn (1973 – 1975)
– Trong giai đoạn này, quan hệ Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam phát triển lên đỉnh cao của hình thức liên minh chiến lược trực tiếp chống đế quốc, trở thành mẫu mực về tình đoàn kết, chiến đấu, hỗ trợ lẫn nhau trên mọi lĩnh vực
– Thủy chung với tình hữu nghị truyền thống, trung thành với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã giúp đỡ, hỗ trợ đến mức cao nhất cả về vật chất lẫn tinh thần cho cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược của nhân dân các bộ tộc Lào. Đáp lại, Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, hết lòng ủng hộ Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
– Trong cuộc trường chinh đầy gian khổ ấy, quân tình nguyện Việt Nam đã cùng Quân đội giải phóng nhân dân Lào mở nhiều chiến dịch cùng hàng loạt trận chiến đấu thắng lợi, đánh bại từng bước chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, rồi “Chiến tranh đặc biệt tăng cường” của Mỹ ở Lào, làm cho đế quốc Mỹ phải phân tán lực lượng đối phó, góp phần hỗ trợ đắc lực, tạo thời cơ thuận lợi cho các bước chuyển biến của chiến tranh cách mạng ở Việt Nam, tạo đà phát triển đi lên của cách mạng Campuchia, dẫn tới thắng lợi hoàn toàn vào năm 1975.
– Từ thực tiễn đoàn kết của hai dân tộc Việt Nam – Lào, trong những năm tháng chiến tranh chống kẻ thù chung đã để lại một số bài học lịch sử, rất cần chắt lọc, vận dụng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của mỗi nước.
Chủ đề 3: Vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Cayxỏn Phom – vi – hẳn , Chủ tịch Xuphanuvông và các nhà lãnh đạo cấp cao của hai Đảng, hai Nhà nước trong quá trình xây dựng và phát triển quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam.
– Yêu cầu bài dự thi phải nêu bật được công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh với vai trò là người đặt nền móng cho mối quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam. Đặc biệt, nêu được sự lãnh đạo, chỉ đạo và tầm nhìn chiến lược của Hồ Chí Minh đối với việc xây dựng, vun đắp và tăng cường tình đoàn kết chiến đấu của quân và dân hai nước chống thù chung qua các thời kỳ lịch sử. Bên cạnh đó, cần làm rõ tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho nhân dân Lào và những tình cảm quý báu của nhân dân Lào dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh.
– Đối với Chủ tịch Cayxỏn Phom – vi – hẳn bài dự thi phải nêu được quá trình hoạt động của đồng chí từ thời niên thiếu tới lúc trưởng thành; tinh thần học tập và đấu tranh của đồng chí trên đất Việt Nam những thập kỉ đầu của thế kỷ XX. Đặc biệt, phải làm rõ được những cống hiến của đồng chí sau khi trở thành đảng viên của Đảng, trong đó, nhấn mạnh đến mối quan hệ gắn bó giữa Chủ tịch Cayxỏn Phom – vi – hẳn và Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như với các thế hệ cán bộ lãnh đạo Việt Nam qua những thời cách mạng. Cuối cùng cần phải khẳng định, cùng với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Cayxỏn Phom – vi – hẳn là một trong những người đặt nền móng cho mối quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam.
– Đối với Chủ tịch Xuphanuvong: Bài dự thi cần phải khẳng định đây là một nhân vật đặc biệt, một biểu tượng của mối quan hệ và tình đoàn kết đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam, trong đó nêu bật quá trình sinh ra và lớn lên trong Hoàng cung Lào, sớm gắn bó và để lại nhiều dấu ấn đậm nét với cách mạng Việt Nam qua một số công trình thiết kế thời kỳ Hoàng thân là kĩ sư hoạt động trên đất Việt Nam những thập kỷ đầu của thế kỷ XX, đặc biệt phải làm rõ được mối quan hệ gắn bó giữa Hoàng thân với Chủ tịch Hồ Chí Minh sau khi Cách mạng tháng Tám 1945 thắng lợi. Tiếp đó, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và thời kỳ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc sau này, cần nhấn mạnh những tình cảm tốt đẹp mà Hoàng thân dành cho các thế hệ, cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện nhiệm vụ quốc tế tại Lào; những cống hiến xuất sắc của Hoàng thân trên cương vị là Chủ tịch nước trong xây dựng mối quan hệ đặc biệt Lào – Việt Nam.
– Đối với lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai Nhà nước, bài dự thi cần nhấn mạnh vai trò của các thế hệ lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai Nhà nước trong việc gìn giữ và phát triển mối quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam ở cả quá khứ, hiện tại, trong đó nhấn mạnh các hoạt động thông qua những cuộc gặp cấp cao của lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước nhằm thống nhất về chủ trương, đường lối trong xây dựng, vun đắp mối quan hệ đặc biệt.
Chủ đề 4: Quan hệ đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam từ năm 1976 đến nay. Ý nghĩa, tầm quan trọng của Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào được ký kết ngày 18/7/1977.
Bài dự thi phải nêu bật được sự phát triển trong quan hệ hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện cả về chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, văn hóa, giáo dục… Đây là đặc điểm quan trọng nhất, chi phối dẫn tới sự thay đổi về chiến lược trong nội dung, phương thức và các nguyên tắc quan hệ giữa hai quốc gia – dân tộc, nâng quan hệ hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa hai nước lên tầm cao mới.
Bài viết lựa chọn vấn đề, đáp ứng mục đích, yêu cầu trên. Trong đó, tập trung phản ánh tinh thần đoàn kết hữu nghị và hợp tác toàn diện, phát triển trên các giai đoạn:
– Quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam trong giai đoạn khảo nghiệm, mở đường đổi mới (1976 -1986). Trong đó, phải tập trung khắc phục hậu quả chiến tranh, ổn định xây dựng đất nước, từng bước mở rộng quan hệ hợp tác toàn diện (1976 – 1981). Những năm đầu tìm tòi khảo nghiệm con đường đổi mới (1982 – 1986).
– Nêu bật những sự kiện quan trọng đưa quan hệ hữu nghị Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam lên tầm cao mới. Đặc biệt là sự kiện hai nước đã thỏa thuận ký kết các Hiệp ước và ra Tuyên bố chung, tăng cường sự tin cậy và hợp tác lâu dài giữa hai nước. Đây là mốc lịch sử quan trọng đánh dấu bước ngoặt mới trong quan hệ giữa hai nước.
– Nêu bật tầm quan trọng của Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (được ký ngày 18.7.1977) là Hiệp ước toàn diện đặc biệt quan trọng mang tính chiếc lược, là cơ sở chính trị và pháp lý quan trọng để củng cố và tăng cường lâu dài, bền chắc tình đoàn kết, mối quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào.
– Hiệp ước khẳng định mối quan hệ hữu nghị đặc biệt liên minh đoàn kết chiến đấu giữa hai dân tộc không chỉ trong sự nghiệp giải phóng dân tộc mà còn cả trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc sau chiến tranh. Việc ký kết Hiệp ước còn có ý nghĩa quốc tế trong sáng giữa hai nước đang cùng hướng tới mục tiêu chủ nghĩa xã hội và phát huy ảnh hưởng tích cực trong khu vực.
– Việc triển khai quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào về các mặt, đặc biệt là các vấn đề về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, quốc phòng an ninh.
– Quan hệ đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào, Lào Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế (1986 -2017):
– Nêu rõ bối cảnh quốc tế và khu vực, những chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào; những thành tựu về củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện trong giai đoạn đầu công cuộc đổi mới của hai nước Việt Nam – Lào (1986 – 1996)
– Nêu rõ yêu cầu mới, nội dung và những thành tựu của sự hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam trong giai đoạn đẩy mạnh công cuộc đổi mới (1996 – 2017) là yếu tố quyết định trong việc củng cố và phát triển, tạo tiền đề cho việc tăng cường và mở rộng hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam trong giai đoạn mới.
Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem tiếp
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Gợi ý trả lời câu hỏi cuộc thi tìm hiểu “Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam” Đề cương trả lời câu hỏi cuộc thi viết tìm hiểu “Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào; Lào – Việt Nam” của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.