Bạn đang xem bài viết ✅ Bài dự thi Tấm gương nhà giáo Việt Nam (10 mẫu) Cuộc thi viết “Tấm gương Nhà giáo Việt Nam” ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bài dự thi Tấm gương nhà giáo Việt Nam gồm 10 mẫu, giúp các bạn có thêm nhiều ý tưởng mới để viết về những tấm gương nhà giáo tận tụy, ân cần, đáng kính. Cuộc thi “Tấm gương nhà giáo Việt Nam” năm 2023 nhằm tôn vinh, tri ân tấm gương nhà giáo đã có công trong sự nghiệp trồng người.

Bài dự thi Tấm gương nhà giáo Việt Nam 2023 là những câu chuyện có thật, sinh động về tấm gương thầy cô hết lòng vì học sinh thân yêu của mình. Vậy chi tiết mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Bài viết về tấm gương nhà giáo Mầm non

Như chúng ta đã biết, trong sự nghiệp giáo dục nghề “ nuôi dạy trẻ” là một nghề rất đặc biệt, là nhà giáo nhưng không chỉ “ dạy” mà còn phải “ dỗ” không chỉ giáo dục mà còn chăm sóc, hơn hết đây là nghề làm vì “ tình yêu”.

Tình yêu đối với trẻ là tình mẹ con, cô giáo là người mẹ thứ hai của trẻ, là người đặt viên gạch đầu tiên xây dựng nền móng cho sự phát triển nhân cách của trẻ, vì thế chúng tôi luôn xác định quá trình chăm sóc giáo dục trẻ ở độ tuổi mầm non là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết.

Trong đội ngũ cán bộ, giáo viên của Trường Mầm non ……- thành phố ….. có rất nhiều cô giáo tận tâm, giỏi nghề, yêu trẻ. Trong đó phải nhắc đến cô giáo Nguyễn Thị Chúc cô là một trong những giáo viên giàu nhiệt huyết, luôn đi đầu trong mọi hoạt động của Nhà trường.

Với 17 năm công tác trong nghề, cô luôn là một giáo viên yêu nghề, mến trẻ, hoạt bát, năng động, có năng lực chuyên môn tốt, hết lòng tận tụy với công việc, sống giản dị luôn hòa đồng với mọi người, nên được mọi người yêu mến và phụ huynh tin tưởng.

Suốt mười bảy năm làm nghề nuôi dạy trẻ, cô được trải qua nhiều lớp học, được trải nghiệm với các bé ở độ tuổi khác nhau.

Khi mới ra trường cô được nhận công tác tại Trường Mầm non ……, cô được nhà trường phân công dạy lớp 2 tuổi. Mặc dù những năm trước đây cơ sở vật chất còn thiếu thốn, trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động còn nhiều hạn chế, đồng lương của giáo viên ngoài biên chế thì ít ỏi. Nhưng với tình yêu thương, sự tâm huyết với nghề cũng như kiến thức đã được trang bị ở Trường Sư phạm. Bằng tất cả nghị lực cô đã vượt qua mọi khó khăn, thử thách và luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Cô không ngừng học tập trau dồi kiến thức, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp để vận dụng vào công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Tất cả các cháu đến lớp đều được đối xử công bằng, quan tâm, tận tình chăm sóc. Trong các hoạt động các cháu đều hứng thú tham gia, từ đó phát huy được tính tích cực, năng động sáng tạo ở trẻ.

Trong những năm gắn bó với nghề cô luôn ý thức được vai trò, trách nhiệm cũng như những yêu cầu cần có của một giáo viên mầm non về đạo đức nghề nghiệp của một nhà giáo. Ngoài kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ thì điều quan trọng cần có ở một giáo viên mầm non đó là tình yêu thương, lòng nhân ái, tính chịu khó, kiên trì, bền bỉ…bởi ở lứa tuổi mầm non mà nhất là lứa tuổi nhà trẻ các cháu còn nhỏ nên việc chăm sóc là hết sức vất vả, đặc biệt là những cháu đi chưa vững, nói chưa sõi còn quấy khóc nhiều. Vì vậy, để hình thành nên những thói quen, nhân cách tốt cho trẻ thì cô luôn giữ hình ảnh một người giáo viên với lối sống lành mạnh, đạo đức trong sáng, giàu lòng nhân ái. Ứng xử với đồng nghiệp, phụ huynh đặc biệt là với trẻ luôn chuẩn mực và là tấm gương sáng cho trẻ noi theo.

Với vai trò là một tổ trưởng chuyên môn, trưởng khu A của nhà trường cô Nguyễn Thị Chúc luôn gương mẫu đi đầu có trách nhiệm cao trong công việc, cô luôn sáng tạo linh hoạt đổi mới hình thức tổ chức sinh hoạt chuyên môn của tổ như: Đổi mới phương pháp dạy học, giáo dục theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. Đặc biệt cô luôn có những đề xuất, tham mưu cùng Ban Giám hiệu Nhà trường, các bộ phận chức năng, các ban ngành đoàn thể cũng như đội ngũ giáo viên các lớp để cùng nhau làm nên sự thành công phong trào giáo dục của Nhà trường. Luôn là người tiên phong đi đầu trong các cuộc vận động và các cuộc thi do trường cũng như ngành phát động như: Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp Thành phố. Hội thi làm đồ dùng đồ chơi cô luôn đạt các giải. Nhiều năm liên tục đạt danh hiệu Lao động tiên tiến, Giấy khen cấp thành phố, Giấy khen Công đoàn. Một điều đáng ghi nhận ở cô giáo Nguyễn Thị Chúc là mặc dù công việc rất vất vả nhưng cô luôn biết cố gắng nỗ lực hết mình để hoàn thành tốt công việc bằng cả cái tâm và lòng nhiệt huyết. Trong thời gian công tác cô đã không ngừng học hỏi tìm tòi từ đồng nghiệp, tham khảo các loại sách, báo để nâng cao kiến thức, kỹ năng của mình. Cô luôn bám sát vào kế hoạch và nhiệm vụ năm học của trường, của ngành và ứng dụng nhạy bén những thành quả từ năm trước để xây dựng cho bản thân một kế hoạch hoạt động cụ thể. Bên cạnh đó cô còn biết lắng nghe ý từ đồng nghiệp, mạnh dạn đề xuất ý kiến thiết thực, phát động phong trào đổi mới phương pháp dạy học. Đặc biệt là phong trào học tập và làm theo lời Bác về thực hành tiết kiệm, chống tham ô lãng phí, quan liêu không chạy theo bệnh thành tích.

Với những việc làm thiết thực và những thành tích đạt được như trên cô đã được Trường Mầm non ….. ghi nhận là tấm gương sáng cho các đồng nghiệp học tập và noi theo. Cô xứng đáng là tấm gương tiêu biểu, điển hình tiên tiến “Cô giáo mẫu mực” một tấm gương sáng, tấm gương đạo đức hết lòng vì sự nghiệp trồng người cho thế hệ mai sau của Trường Mầm non ……

Bài viết về tấm gương nhà giáo Tiểu học

Trong phong trào thi đua viết về tấm gương nhà giáo tiêu biểu, luôn cống hiến hết mình cho sự nghiệp “trồng người” gắn liền với các cuộc vận động sâu rộng trong toàn ngành, thực hiện tốt việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Với sự tâm huyết, nhiệt tình, trách nhiệm và mẫu mực, cô giáo Trần Thanh Huyền luôn tỏa sáng dưới mái trường Tiểu học Trần Quốc Toản quận…………

Sau khi tốt nghiệp ra trường cô giáo Trần Thanh Huyền được phân công công tác tại trường TH Trần Quốc Toản. Trong những năm giảng dạy của mình cô luôn truyền đạt những kinh nghiệm kiến thức của mình cho các con học sinh bằng cả trái tim, cả tấm lòng, hết mực quan tâm, yêu thương học trò. Cô Trần Thanh Huyền luôn kiên trì, nhẫn nại tìm tòi phương pháp mới sinh động có hiệu quả để vận dụng vào việc giảng dạy sao cho học sinh hiểu bài và tiếp thu một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Với trăn trở suy nghĩ làm sao hình ảnh người thầy mẫu mực trong mắt học trò là vô cùng quan trọng, cô luôn ý thức nhắc nhở bản thân phải chuẩn mực gương mẫu, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Từ đó cô mạnh dạn học hỏi kinh nghiệm từ các thầy cô đi trước, tích cực tham gia các cuộc thao giảng dự giờ đồng nghiệp để tích lũy kinh nghiệm cho bản thân, luôn không ngừng học hỏi để nâng cao chuyên môn, nghiên cứu tìm tòi sáng tạo để có những bài giảng tiết dạy lí thú.

Cô giáo Trần Thanh Huyền, từ kinh nghiệm chuyên môn tích lũy hàng năm, cô tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm để dự thi các cấp. Những ý kiến đóng góp của cô luôn được đánh giá cao. Năm 2002-2006 cô được mời tham gia góp ý và thẩm định chương trình sách giáo khoa, sách giáo viên và đồ dùng dạy học các môn Toán, Tiếng Việt, Đạo đức. Cô luôn truyền đạt những kinh nghiệm, kiến thức của mình cho các em học sinh bằng cả trái tim.

Từ 2002 – 2007 cô tham gia ghi hình năm tiết dạy và hai chương trình hỏi đáp về nội dung, phương pháp dạy học phục vụ cho việc thay sách giáo khoa và bồi dưỡng học sinh toàn quốc.

Năm học 2007 – 2008, 2008 – 2009 cô đạt giải A1 cấp Quận trong cuộc thi giáo viên dạy giỏi quận……… Nhiều năm liền được UBND quận………… công nhận chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. Đó là các năm 2006 – 2007, 2007 – 2008, 2008 – 2009, 2011 – 2012, 2013 – 2014.

Xác định bản thân ngày càng nâng cao trình độ chuyên môn, vì vậy mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng cô vẫn tích cực tham gia các kì thi giáo viên dạy giỏi do các cấp tổ chức và nhiều năm liên tục đạt giải A1 giáo viên dạy giỏi cấp quận như năm học 2007 – 2008, 2008 – 2009 ; Giải Nhất thi Giáo viên dạy giỏi cấp quận năm học 2013 – 2014. Năm học 2014 – 2015 Quận tổ chức thi Công nghệ thông tin, cô giáo Trần Thanh Huyền cũng đạt giải A1 cấp Quận. Ngoài ra cô còn đạt được nhiều giải cao trong các cuộc thi do ngành và công đoàn tổ chức như thành tích Xuất sắc trong thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và tự sáng tạo giai đoạn ……… Năm 2003 – 2008 cô được Liên đoàn lao động quận …………. công nhận “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Với những kết quả đã đạt được từ việc làm hết sức bình dị mà hiệu quả trong công tác cũng như trong cuộc sống. Cô giáo Trần Thanh Huyền thật sự là một bông hoa đang tỏa sáng giữa một rừng hoa đẹp của trường Trần Quốc Toản thân yêu.

Bài viết về tấm gương nhà giáo THCS

Trong phong trào thi đua viết về tấm gương nhà giáo tiêu biểu, luôn cống hiến hết mình cho sự nghiệp “trồng người” gắn liền với các cuộc vận động sâu rộng trong toàn ngành, thực hiện tốt việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Với sự tâm huyết, nhiệt tình, trách nhiệm và mẫu mực, cô giáo Nguyễn Thị Duyên luôn tỏa sáng dưới mái trường THCS …………

Trong những năm công tác ở ngôi trường THCS ……….., được gắn bó chia sẻ với các đồng nghiệp ở nơi đây, bản thân đã không thể cản lại sự đập vào mắt, vào tâm trí tôi là một đồng nghiệp mình – cô giáo ấy đã và đang biểu hiện những gì là một gương sáng mà thế hệ giáo viên trẻ phải học tập và noi theo, từ chất lượng công việc đến phẩm chất đạo đức, từ lời nói đến việc làm và lối sống giản dị ấy sao cứ gợi mãi trong tôi. Hôm nay, tôi đã có dịp để nói một chút về người đồng nghiệp của mình- người đã truyền đạt những kinh nghiệm, kiến thức của mình cho các em học sinh bằng cả trái tim, cả tấm lòng, hết mực quan tâm, yêu thương.

Tốt nghiệp trường Đại học sư phạm Đà Nẵng năm 2009 với tấm bằng khá, cô giáo Nguyễn Thị Duyên đã gửi hồ sơ và có duyên với mảnh đất anh hùng ………… nên cô được về dạy học tại trường THCS ……………., nơi cách xa trung tâm thành phố 25 km. Là giáo viên trẻ cả về tuổi đời lẫn tuổi nghề, lúc mới nhận nhiệm vụ, bản thân cô còn rất nhiều trăn trở bởi lần đầu đảm nhận công việc. Nhưng bù lại nhờ có tinh thần nhiệt huyết, luôn tìm tòi, sáng tạo, ham học hỏi kinh nghiệm của những đồng nghiệp đi trước, cô luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Được sự tín nhiệm, tin yên và trân trọng của cả hội đồng sư phạm nhà trường cô đã được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam vào tháng 11 năm 2014 và sinh hoạt tại Chi bộ của nhà trường, cô cũng là một Đảng viên trẻ tuổi trong chi bộ nhưng lại có những thành tích đáng nể. Hơn thế nữa do đặc thù của trường cô còn đảm nhiệm một trọng trách khá nặng nề từ đầu năm học 2012 – 2013 làm tổ trưởng chuyên môn của tổ Sử- Địa- Công dân- Năng khiếu. Mặc dù công việc làm tổ trưởng có rất nhiều môn học không thuộc chuyên môn của mình và khá áp lực nhưng với ý thức trách nhiệm cao của một người luôn tâm huyết với nghề, cô đã và đang điều hành rất tốt tổ của mình hoàn thành mọi nhiệm vụ chung.

Đã mười năm gắn bó với nghề những thành tích của cô đạt được so với các giáo viên khác trong trường thì chưa có gì đáng kể, nhưng đối với riêng bản thân tôi thì khá là ấn tượng. Có thể nói cô Duyên là một giáo viên trẻ của trường và có khá nhiều thành tích nổi trội. Bắt đầu từ năm học 2012-2013 cô tham gia thi Giáo viên giỏi cấp cơ sở và năm nào cô cũng đạt. Năm học 2014-2015 cô được Ban giám hiệu cử đi dự thi Nghiệp vụ sư phạm trẻ cấp tỉnh và đã được công nhận. Bất kì cuộc thi nào liên quan đến công nghệ thông tin dành cho giáo viên cô cũng là người tiên phong. Chính vì có sự nỗ lực vận dụng những phương pháp dạy học mới cùng với sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ thông tin cô còn là một trong số ít giáo viên của trường sử dụng thành thạo và khai thác triệt để hết các phần mềm vào trong giảng dạy khiến tôi và rất nhiều đồng nghiệp phải thán phục và luôn học theo.

Đối với mỗi giáo viên, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi để tham gia các kì thi tuyển chọn là hết sức khó khăn đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và khá tốn thời gian. Riêng với cô, đây cũng là một lĩnh vực để đồng nghiệp phải kiêng nể. Mặc dù còn rất trẻ về tuổi nghề nhưng năm nào cô cũng mày mò, tìm tòi tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng đội tuyển của mình đặc biệt hơn các môn khác là cô phải đảm nhiệm bồi dưỡng cả hai cấp. Quả ngọt đã mỉm cười với người luôn chăm chỉ vun trồng chăm sóc, Từ năm học 2015-2016 đến nay đội tuyển của cô tham gia kì thi Học sinh giỏi cấp Tỉnh và Thành Phố đều đạt được những giải khá cao. Có những năm học số lượng học sinh bồi dưỡng của cô đi thi đều đạt danh hiệu học sinh giỏi. Thành tích về lĩnh vực bồi dưỡng học sinh giỏi của cô năm nào cũng đạt chỉ tiêu góp phần nâng cao chất lượng mũi nhọn của nhà trường. Khi được tâm sự về công tác bồi dưỡng, cô luôn cười tươi chia sẻ : “Thì cũng may mắn ôn vào phần gần với đề thi và học sinh của mình chịu khó học thôi. Chứ em làm gì có bí quyết gì?”. Câu nói thật thà ấy cũng đủ để chứng minh cho lối sống giản dị luôn tâm huyết với nghề của một cô giáo trẻ.

Tham khảo thêm:   Đoạn văn tả hình dáng của một người thân hoặc một người em quen biết (5 mẫu) Tổng kết vốn từ - Luyện từ và câu lớp 5 Tuần 15

Tấm gương hết lòng vì công việc như cô hiện nay không thiếu trong xã hội nhưng đối với tôi, cô quả là một tấm gương sáng. Với gương mặt thân thiện, vui tươi và sự giản dị trong lời nói, đối xử với mọi người, cô luôn để lại ấn tượng tốt đẹp cho những ai đã tiếp xúc. Mong sao, trường của chúng tôi sẽ có nhiều người như cô để góp phần củng cố và ngày càng nâng cao hơn nữa chất lượng của ngôi trường vùng ven.

Bài dự thi viết về tấm gương nhà giáo

(Cô giáo Nguyễn Thị Thu Huyền – Bí thư Chi bộ – Hiệu trưởng nhà trường)

Nếu có đi về thành phố Việt Trì, xin bạn hãy ghé thăm ngôi trường tôi đang công tác – trường tiểu học chính nghĩa của chúng tôi nằm ở trung tâm thành phố việt trì, tỉnh phú thọ.

Trải qua hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, mái trường thân yêu của tôi đã từng bước khẳng định vị thế của mình trước Đảng và nhân dân. Xứng đáng là cơ quan giáo dục tin cậy. Từ nơi đây dưới sự yêu thương của các thầy cô biết bao thế hệ học trò đã được chắp cánh ước mơ để rồi lớn lên, lớn lên từng ngày…

Và hôm nay trong khuôn khổ của bài viết này tôi sẽ chia sẻ cho các bạn về một tấm gương tiêu biểu trong đội ngũ giáo viên của nhà trường. Đó là cô giáo Nguyễn Thị Thu Huyền. Bao năm rồi, cô đã tình nguyện là người lái đò thầm lặng, ngày đêm chèo lái con đò thời gian, con đò trí tuệ đưa các thế hệ đàn em đến bến bờ tri thức.

Nghe kể rằng cô giáo Nguyễn Thị Thu Huyền vốn sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Cẩm Khê, trong một gia đình truyền thống hiếu học. Cô luôn ấp ủ trong tâm hồn mình ước mơ sau này trở thành cô giáo. Bởi thế từ bé cô vừa tích cực tham gia lao động sản xuất vừa chăm chỉ học hành. Rồi cũng đến cái ngày ước mơ xanh của cô cũng thành hiện thực. Với tấm bằng tốt nghiệp sư phạm loại giỏi trong tay, cô được phân công về dạy tại trường điểm của huyện nhà. Sau đó vài năm cô về công tác tại trường tiểu học Chính Nghĩa cho đến bây giờ.

Với cương vị vừa là Đảng ủy viên, Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường, cô luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Năm học nào cô cũng được nhận bằng khen và giấy khen của tỉnh và thành phố. Chả thế mà tôi đã được nghe nhiều bậc phụ huynh tâm sự: Con cháu tôi thật là diễm phúc khi được là học trò của Trường Chính Nghĩa. Cô Hiệu trưởng không những có chuyên môn giỏi mà còn có cái tâm rất cao quý. Cô luôn chăm lo cho con cháu chúng tôi như con đẻ của mình, từ ngày cô về công tác tại trường, ngôi trường như được thay da đổi thịt. Sự thật là nhờ sự tận tình của cô, biết bao thế hệ học trò đã khôn lớn và trưởng thành.

Bên cạnh công tác lãnh đạo, cô Huyền còn luôn tích cực đi đầu để tham gia vào các phong trào thi đua và các cuộc vận động của ngành như: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học sáng tạo. Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực.

Cô quan tâm hết mực tới các em học sinh, lo cho các em từng bữa ăn ngon, lo từng giấc ngủ cho các em sao cho ấm về mùa đông, mát về mùa hè. hôm nào cũng rất muộn khi sân trường đã vắng người mà cô vẫn còn làm việc. Có những lúc ốm đau cô cũng không nghỉ 1 ngày.

Để các em được vui chơi và học tập dưới 1 mái trường khang trang và đầy đủ về cơ sở vật chất cô đã phải tham mưu tích cực với các tổ chức xã hội, lo cho các em sân chơi không bị mưa nắng, trang bị cho các lớp máy chiếu, máy tính đầy đủ, nối mạng để các em sẵn sàng cập nhật kiến thức liên quan đến bài học. Tôi đã thấy cô rất vui khi học sinh đạt thành tích cao, lúc đó ánh mắt cô như cả 1 trời sao, và cũng có lúc đượm buồn khi các em còn chưa đạt kết quả mong muốn. Nhưng không vì vậy mà lùi bước. Cô động viên thầy và trò cùng nhau có gắng. Vì vậy ai cũng nể phục tấm lòng nhân ái của cô.

Cô luôn quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của giáo viên, sẵn sàng đáp ứng nguyện vọng chính đáng của chị em sao cho mang lại hiệu quả giáo dục cao nhất. Với cô mái trường như là ngôi nhà thứ hai vậy. Cô là người sống rất tình cảm và hòa đồng. Những khi đồng nghiệp vui vẻ bên nhau cô như những người bạn thân thiết.

Không chỉ giỏi việc trường cô còn là một nàng dâu hiếu thảo, một người vợ đảm đang, một người mẹ hết lòng vì các con. Công việc trường lớp bận rộn đã ngốn nhiều thời gian công sức của cô. Dù vậy cô vẫn luôn dành thời gian chăm sóc cho gia đình. cho cha mẹ, chồng con rất chu đáo. Cuộc sống vật chất tuy còn nhiều khó khăn cô vẫn cùng chồng nuôi dạy 2 con ăn học đến nơi đến chốn. Các con của cô đều rất ngoan ngoãn và học giỏi. Vừa qua con gái lớn của cô đã đỗ vào trường chuyên của tỉnh.

Giờ đây cô Huyền vẫn không ngừng phấn đấu, khiêm tốn rèn luyện, tu dưỡng đạo đức và chuyên môn để xứng đáng với niềm tin yêu của đồng nghiệp, học sinh và nhân dân. Xin chúc cô luôn luôn mạnh khỏe, hạnh phúc để hoàn thành tốt sự nghiệp trồng người.

…… ngày …/…/20..

Người viết

Bài viết về Tấm gương nhà giáo Việt Nam

Để chào mừng kỷ niệm ….. năm ngày Nhà giáo Việt Nam, nhằm phát hiện, tôn vinh, tri ân những tấm gương nhà giáo có cống hiến xuất sắc, tiêu biểu cho sự nghiệp giáo dục. Nay tôi xin viết về một người cô mà tôi hết mực yêu quý, đó là cô Phạm Thị Nhơn. Cô là giáo viên chủ nhiệm lớp 10 của tôi và cũng là giáo viên phụ trách giảng dạy môn Anh văn của lớp.

Khối 10 là khối lớp trung gian chuyển từ cấp Trung học cơ sở sang cấp Trung học phổ thông nên khi vào học trường THPT Hùng Vương tôi đã rất là bỡ ngỡ. Mọi nguyên tắc, nề nếp của trường tôi đều phải xem đi xem lại rất kỹ. Bạn bè thì cũng thay đổi, không có sự thân thiện như những bạn bè thân quen cũ. Vì vậy, mọi hoạt động và cư xử của tôi đều dè chừng, sợ sệt, không năng động như hồi cấp 2. Nhưng nhờ có cô, tôi từng bước quen với mọi thứ của trường mình hơn.

Tôi còn nhớ như in ngày đầu tiên gặp cô, cô mặc một chiếc áo dài hoa tím bước vào lớp và nở một nụ cười tươi tắn như người mẹ hiền đang cười với những đứa con thơ. Mọi người không ai dặn ai liền đứng dạy chào cô một cách trân trọng. Trong giây phút đó, lòng tôi như rộn ràng và cảm giác nhẹ nhõm vô cùng vì cô chủ nhiệm của mình thật xinh đẹp và hiền dịu.

Tuy bản thân tôi không giỏi môn Anh văn nhưng mỗi tiết Anh văn cô dạy đều làm tôi vô cùng hứng thú. Cô luôn biết tiếp thêm vào bài giảng những chi tiết, dẫn chứng vui về ngôn ngữ để cả lớp không bị mệt mỏi khi tiết Anh văn là tiết cuối cùng của ngày hôm đó.

Trong lớp tôi học khi ấy, có một bạn bị trầm cảm nặng, bạn ấy không giao tiếp với bất kỳ ai cũng như không tham gia bất kỳ hoạt động ngoại khóa nào của lớp. Mỗi khi giao tiếp với bạn thì chúng tôi chỉ nhận được những cái lắc đầu hoặc gật đầu, có khi bạn còn không trả lời mà lơ hết tất cả. Nhờ có cô Nhơn mà bạn ấy đã trở nên hòa đồng hơn. Mỗi tuần cô luôn hỏi thăm ban cán sự lớp về tình hình bệnh trầm cảm của bạn. Ngoài ra, tôi cũng thấy cô hay gặp riêng bạn nói chuyện, hỏi về những khó khăn mà bạn ấy gặp phải. Cuối năm, lớp tôi đã nhờ bạn ấy lên tặng một bó hoa cho cô và lần đầu tiên bạn ấy phát biểu trước lớp, cũng như lần đầu tiên tôi nghe được giọng nói trầm ấm của bạn, câu nói đó là “con và các bạn cám ơn cô”. Một câu nói ngắn gọn nhưng bao hàm biết bao tình yêu thương, sự khó khăn, sự cố gắng của cô cùng cả lớp.

Một lớp cá biệt như chúng tôi, thật may mắn khi được cô giảng dạy và chủ nhiệm. Lớp chúng tôi luôn bị giáo viên bộ môn và giám thị la rầy, phàn nàn, và lớp tôi luôn đứng chót về điểm số kỷ luật hàng tuần. Nhưng những điều đó không làm cô bỏ cuộc, mỗi vi phạm của chúng tôi cô không những xử phạt nghiêm mà còn có những câu chuyện hay để khuyên nhủ các bạn đừng vi phạm nữa và nếu lặp lại nhiều lần thì cô sẽ làm việc với phụ huynh để tìm biện pháp khắc phục, giúp những bạn vi phạm đó nghiêm túc hơn trong việc học.

Vào cuối học kỳ 1, lớp tôi vi phạm rất nhiều, các thầy cô bộ môn khác phản ánh với cô chủ nhiệm rất nhiều trường hợp lười học và cúp học tiết của các thầy cô đó. Tuần đó, cô vào lớp với vẻ mặt rất tức giận, cô la rầy lớp, điểm mặt những bạn lười học cúp tiết. Khi cô tức giận, vừa nói cô vừa đập mạnh cuốn sổ đầu bài xuống bàn, tôi đã thấy được vài giọt nước mắt cô rơi. lòng chúng tôi như thắt lại. Chỉ vì sự lười biếng, vì những sự vui vẻ nhất thời mà chúng tôi không nhận ra được những điều nghiêm trọng sau đó. Trong những lời răn đe, cô luôn kèm theo những lời khuyên nhủ, cô vạch ra một loạt những tương lai không được tươi sáng nếu các bạn không lo học. Và ngay tiết ngoại khóa lần sau cô đã kể cho chúng tôi nghe bài học về “quả chín”. Như chúng ta đều biết, khi cây ra quả thì người ta chỉ nên hái khi nó đã chín. Nếu hái sớm quả sẽ không ngon, nếu hái trễ quả sẽ hư không thể ăn được. Con người chúng ta cũng vậy, phải lo tập trung học để có đủ kiến thức, đủ chín để vào đời thì cuộc sống mới ngọt ngào và không vất vả về sau. Cô còn đưa thêm dẫn chứng về các anh chị đi trước. Hai chị là học trò của cô, cả hai đều rất dễ thương và có ý chí cố gắng học hành. Chị A khi đi học có mở 1 shop quần áo, mỹ phẩm bán online và bán cho bạn bè. Chị A bán một tháng có thể kiếm được hơn 10 triệu và ai ai cũng trầm trồ khen ngợi. Sau đó chị ấy sa sút trong việc học, mặc dù chị đậu tốt nghiệp nhưng chị lại không học lên đại học mà vẫn tập trung làm công việc bán hàng của mình. Chị B thì không như vậy, chị chăm chỉ học hành mặc dù có thể xin tiền ba mẹ mở shop bán. Chị biết được khả năng của mình có thể hơn thế. Cuối cùng chị học đại học Khoa học tự nhiên ngành công nghệ hóa học và chế tạo ra nhưng cây son từ thiên nhiên như: Son trái gấc, son củ dền và son dưỡng từ dầu dừa… Chị B tạo ra những cây son và bán lại cho các đại lý như chị A. Và dĩ nhiên, thu nhập của chị B phải cao hơn rất nhiều chị A mặc dù chị B xuất phát điểm sau chị A. Không những vậy cuộc sống chị B lại an nhàn vui vẻ, không chạy đôn chạy đáo quảng cáo, bán hàng mà chỉ cần ở nhà nghiên cứu thêm cách làm các loại mỹ phẩm mới từ việc học đại học. Cuối cùng cô Nhơn khuyên nhủ cả lớp phải lo học, đừng để những cám dỗ trước mắt mà bỏ đi những ngọt ngào phía sau, đừng lãng phí thời gian cho những thứ mà ta có thể dễ dàng làm được, hãy cố gắng hết sức hướng tới những mục tiêu khác cao hơn, tốt đẹp hơn, đặc biệt đừng lười học, sống là phải kiên trì học hỏi.

Và từ hôm đó cả lớp chăm chỉ lại, cố gắng học thật tốt, thi thật tốt kỳ thi cuối học kỳ 1 sắp tới. Tôi không nhớ rõ cả lớp như thế nào, nhưng nhờ những lời động viên khuyên nhủ của cô mà tôi đã được học sinh giỏi học kì 1 cũng như học sinh giỏi cả năm học đó. Đặc biệt, tôi nhớ rõ là qua tuần đầu tiên của học kỳ 2 lớp tôi đã leo lên hạng 3 về kỷ luật của các lớp buổi chiều, tiếp theo đó thì luôn nằm trong top 10 kỷ luật tốt của trường.

Cô không những là một giáo viên bộ môn Anh văn, hay là một giáo viên chủ nhiệm đơn thuần, mà cô còn là một người dạy cho chúng tôi cách cư xử, nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Mỗi tiết chủ nhiệm và ngoại khóa, cô luôn kể chúng tôi nghe về những bài học hay của cuộc sống. Những câu chuyện của cô như những món quà tặng giúp chúng tôi hiểu hơn về thế giới xung quanh cũng như tiếp thêm những bước đệm làm hành trang cho chúng tôi vào đời như: bài học “chưa thấy quan tài chưa đổ lệ”, bài học “quả chín”, bài học “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và bài học “sướng trước khổ sau hay khổ trước sướng sau”…Những bài học có vẻ đơn giản vậy mà khi cô kể, chúng tôi mới thực sự hiểu, thật sự thấy được tầm quan trọng của nó.

Khi tốt nghiệp cấp 3, tôi rất hay về trường thăm cô Nhơn nhưng vào năm thứ ba đại học trở đi vì bận chuyện tốt nghiệp và thi cử mà tôi đã không về trường thăm cô. Một thời gian dài sau đó, tôi mới được vinh hạnh trở về công tác giảng dạy tại ngôi trường THPT Hùng Vương thân yêu với một niềm phấn khởi mong gặp cô, không biết cô còn nhớ mình không?. Và, và, và tôi như đã sốc khi nghe tin cô đã qua đời… Khi ấy, tôi đã đi đến niệm Sư Từ và thắp cô nén nhang với một lòng biết ơn to lớn, cám ơn những bài học của cô, cám ơn sự chăm lo của cô ngày xưa. Tôi không quên kể cô nghe về một số bạn của lớp ngày ấy, có bạn đã đi du học, có bạn đã làm giảng viên, có bạn đã được học bổng học thạc sĩ nước ngoài…… Tôi luôn tự nhủ với lòng mình rằng phải cố gắng trở thành một người giáo viên tốt, trở thành người có ích cho xã hội để không phụ câu nói ngày xưa của cô: “Một bác sĩ không giỏi, không tốt sẽ làm chết một bệnh nhân, khi đó là một thất bại. Còn một giáo viên nếu không giỏi, không tốt sẽ làm hư cả một thế hệ, khi đó là một ĐẠI thất bại”.

Bài dự thi Hiệu trưởng – Người xây dựng văn hóa nhà trường

HIỆU TRƯỞNG – NGƯỜI XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG

Văn hóa trường học là các chuẩn mực giúp cán bộ quản lý, thầy cô giáo, phụ huynh và học sinh có cách suy nghĩ, tình cảm, hành động tốt đẹp. Kính trên, nhường dưới, thân thiện với mọi người, trân trọng nữ phái là tính văn hóa chung không riêng ở trường học. Truyền thông của người Việt xưa nay vẫn có tinh thần “Tôn sư trọng đạo”, khẩu hiệu trung tâm trường học vẫn là “Tiên học lễ, hậu học văn” nên văn hóa nhà trường là yếu tố quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ – những chủ nhân tương lai của đất nước trở thành những con người sống có hoài bảo, có lý tưởng tốt đẹp, có nhân cách tốt, có đủ tri thức để trở thành những công dân tốt, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng đất nước. Vì vậy vấn đề xây dựng văn hóa nhà trường phải được coi là có tính sống còn, tính cấp bách và thiết thực đối với từng nhà trường, vì nếu học đường mà thiếu văn hóa thì không thể làm tốt được chức năng chuyển tải những giá trị kiến thức và nhân văn cho thế hệ trẻ.

Tham khảo thêm:   Cách phân biệt lê Trung Quốc và lê Việt Nam

Trong xây dựng văn hóa trường học ở ngôi trường PTDT Bán Trú THCS Sơn Điện, thầy giáo Nguyễn Hùng Tân – Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Nhà trường là một tấm gương điển hình trong công tác xây dựng văn hóa nhà trường. Từ năm 2007, thầy Nguyễn Hùng Tân được điều động về làm Hiệu trưởng Trường THCS Sơn Điện, nay là Trường PTDT Bán Trú THCS Sơn Điện đã rất chú trọng hình thành và phát triển nhân cách văn hóa trong trong tập thể giáo viên, nhân viên và học sinh. Đặc biệt chú trọng các lĩnh vực như môi trường thiên nhiên xanh sạch đẹp; văn hóa giáo tiếp công vụ; văn hóa giao tiếp xã hội trong môi trường giáo dục, tính dân chủ…

Với thâm niên công tác trong ngành giáo dục đã gần 30 năm, lại là một trong những lãnh đạo nhà trường “gạo cuội” trong Huyện Quan Sơn – Thanh Hóa, thầy Nguyễn Hùng Tân luôn rèn luyện chính mình và đồng nghiệp lời nói, cử chỉ đàng hoàng, đúng mực, luôn luôn suy nghĩ kỹ, thận trọng và ý thức trách nhiệm với việc làm của chính mình và đồng nghiệp. Phần đông chúng tôi là những “đồng chí cháu” luôn dành cho người Hiệu trưởng nhà trường tình cảm trân trọng, quí mến và cũng luôn gần gũi, không có khoảng cách giã lãnh đạo và giáo viên, nhân viên. Với tâm huyết xây dựng một môi trường sư phạm lành mạnh, đoàn kết là động lực cho Nhà trường trong nhiều năm qua luôn đạt được nhiều kết quả to lớn trong dạy và học, được các cấp khen thưởng với nhiều hình thức như giấy khen, Bằng khen.

Không chỉ thấy được giá trị, vai trò của văn hóa nhà trường mà người thầy sinh năm 1962 đã có tầm nhìn, xác định được những giá trị cao cả mà mỗi học sinh phải vươn tới. Với học sinh phần lớn là con em đồng bào các dân tộc Mường, Thái, có hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn, nhận thức còn chậm, nhưng thầy Nguyễn Hùng Tân luôn định hướng cho học sinh 4 trụ cột “Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để làm người”. Xác định được những giá trị cao cả cho mỗi học sinh phải theo đuổi đã khó nhưng cái khó hơn là việc tổ chức thực hiện một cách bài bản, bền bỉ thường xuyên trong nhà trường. Chức năng, nhiệm vụ của thầy cô giáo không dừng lại ở truyền thụ kiến thức, kỹ năng mà quan trọng hơn là chức năng “trồng người”. Văn hóa nhà trường chỉ được hình thành khi các thành viên trong mỗi nhà trường đều đồng loạt tư duy và hành động thống nhất.

Thầy Nguyễn Hùng Tân còn đặc biệt chú trọng thực hiện dân chủ trong nhà trường nhằm phát huy quyền làm chủ và huy động tiềm năng trí tuệ của Ban giám hiệu, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường theo luật định, góp phần xây dựng nền nếp, trật tự, kỷ cương trong mọi hoạt động của nhà trường, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội, thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng và luật pháp Nhà nước. Hiệu trưởng luôn lấy ý kiến tham gia đóng góp xây dựng của các cá nhân tổ chức, đoàn thể trong nhà trường trước khi quyết định: Kế hoạch phát triển, tuyển sinh, dạy học và các hoạt động khác của nhà trường trong năm học… Với cương vị là hiệu trưởng nhà trường, là bí thư chi bộ thầy Nguyễn Hùng Tân đã chỉ đạo các tổ chuyên môn, giáo viên quán triệt yêu cầu giáo dục dân chủ trong bài dạy của từng môn học; coi trọng đổi mới công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp; dân chủ trong quan hệ giữa nhà trường và gia đình, giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh…

Với nỗ lực của người đứng đấu, nhà trường đã được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia; nhà trường được công nhận công tác kiểm định chất lượng mức độ III; được công nhân cơ quan đạt chuẩn về văn hóa. Để có được kết quả như trên của Trường PTDT Bán Trú THCS Sơn Điện là nhờ sự dày công xây dựng của hiệu trưởng nhà trường, một quản lí hết sức tâm huyết với nghề.

Người viết

Bài dự thi Cô giáo hôm nay

CÔ GIÁO HÔM NAY

Nếu có đi về quê hương Kim Bảng, xin các bạn hãy ghé thăm ngôi trường tôi đang công tác – Trường Tiểu học Thị trấn Quế. Trường Tiểu học Thị trấn Quế của chúng tôi nằm ở trung tâm huyện. Trụ sở tại số 04, đường Trần Hưng Đạo, Thị trấn Quế, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

Trải qua hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, mái trường này đã từng bước khẳng định được vị thế của mình trước Đảng và nhân dân, xứng đáng là cơ quan giáo dục tin cậy, là lá cờ đầu của cấp Giáo dục Tiểu học trong toàn huyện Kim Bảng. Từ nơi đây, dưới sự yêu thương dìu dắt của các thầy cô biết bao thế hệ học trò đã được chắp cánh ước mơ để rồi lớn lên, lớn lên từng ngày…

Và hôm nay, trong khuôn khổ của bài viết này, tôi sẽ kể cho các bạn nghe về một tấm gương tiêu biểu trong đội ngũ giáo viên của nhà trường. Đó là cô giáo Nguyễn Thị Phương Lan. Bao năm rồi, cô đã tình nguyện là người lái đò thầm lặng, ngày đêm chèo lái con đò thời gian, con đò trí tuệ đưa các thế hệ đàn em đến bến bờ hạnh phúc.

Nghe kể rằng: Cô giáo Nguyễn Thị Phương Lan vốn sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Ba Sao, trong một gia đình có bố mẹ đều là Thanh niên xung phong. Tuổi thơ của cô cũng phải trải qua những tháng năm bom đạn đầy nguy nan và gian khó. Tuy vậy, cô vẫn luôn ấp ủ trong tâm hồn mình ước mơ sau này trở thành cô giáo. Bởi thế, từ bé cô vẫn luôn vừa tích cực tham gia lao động sản xuất, vừa chăm chỉ học hành. Rồi cũng đến cái ngày “Ước mơ xanh” ấy của cô thành hiện thực. Với tấm bằng Tốt nghiệp sư phạm loại Giỏi trong tay, cô được mời về giảng dạy tại trường Năng khiếu của huyện nhà. Và đến năm 1991, khi tách trường, cô lại được điều động về công tác tại trường Tiểu học Thị Trấn Quế cho đến bây giờ.

Với cương vị vừa là giáo viên giảng dạy vừa là Tổ trưởng chuyên môn tổ 4+5, cô Phương Lan luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Năm học nào, lớp của cô chủ nhiệm và giảng dạy cũng luôn có kết quả học tập và rèn luyện rất tốt. Chả thế mà, tôi đã từng được nghe nhiều bậc phụ huynh tâm sự: “Con cháu chúng tôi thật diễm phúc khi được là học trò của cô giáo Phương Lan. Cô ấy không những có chuyên môn mà còn có cái tâm rất cao quý. Cô luôn yêu thương chăm lo dạy dỗ con cháu chúng tôi như con đẻ của mình”.

Sự thật là, nhờ sự tận tình dạy bảo của cô, biết bao thế hệ học trò đã khôn lớn trưởng thành.

Bên cạnh công tác giảng dạy, cô Phương Lan còn luôn tích cực đi đầu để tham gia vào các phong trào thi đua và các cuộc vận động của ngành như: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”; “Hai không”; “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Kết quả là, nhiều năm rồi, cô giáo Phương Lan đã được công nhận là giáo viên giỏi cấp trường, cấp huyện. Đặc biệt vào năm học 2012-2013, cô còn được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh.

Không chỉ giỏi việc trường, cô giáo Phương Lan còn là một nàng dâu hiếu thảo, một người vợ đảm đang, một người mẹ hết lòng vì các con. Công việc trường lớp bận rộn đã ngốn nhiều thời gian công sức của cô. Dù vậy, cô vẫn luôn giành thời gian chăm sóc cho gia đình, cha mẹ, chồng con rất chu đào. Cuộc sống vật chất tuy còn nhiều khó khăn, cô vẫn cùng chồng nuôi dạy 2 con ăn học đến nơi đến chốn. Các con của cô đều rất ngoan ngoãn và học giỏi. Vừa qua, con gái lớn của cô đã đỗ vào đại học rồi đấy.

Giờ đây, cô giáo Phương Lan vẫn không ngừng phấn đấu, khiêm tốn rèn luyện, tu dưỡng đạo đức và chuyên môn để xứng đáng với niềm tin yêu của đồng nghiệp, học sinh và nhân dân. Xin cầu chúc cho cô sẽ luôn mạnh khỏe, hạnh phúc để hoàn thành tốt công việc trồng người.

Bài dự thi tấm gương nhà giáo vượt khó, tận tụy

TẤM GƯƠNG NHÀ GIÁO TIÊU BIỂU, VƯỢT KHÓ, TẬN TỤY HY SINH HẾT LÒNG CỐNG HIẾN CHO SỰ NGHIỆM “TRỒNG NGƯỜI”

Hưởng ứng phong trào thi đua viết về tấm gương nhà giáo tiêu biểu, vượt khó, tận tụy hy sinh, hết lòng cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”. gắn liền với việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” lập thành tích chào mừng kỷ niệm…… năm ngày “Nhà giáo Việt Nam 20/11” do ngành học phát động. Tôi xin được chia sẻ về một tấm gương tiêu biểu trong trường với sự nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi vượt khó vươn lên trong công tác, lòng nhiệt tình giàu lòng nhân ái của một giáo viên đã nhiều năm cống hiến trong nghề nuôi dạy trẻ.

Đúng như Bác Hồ đã dạy:

“Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây
Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.

Làm cô giáo mầm non tức là thay mẹ dạy trẻ, muốn làm được thế thì trước hết phải yêu trẻ. Các cháu còn nhỏ hay quấy khóc, phải bền bỉ, chịu khó mới nuôi dạy được các cháu. Dạy trẻ nhỏ cũng như trồng cây non, trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt. Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các cháu thành người tốt. Hay nói cách khác muốn xây dựng được một công trình vững trắc thì phải có được nền móng thật vững trắc.

Quả đúng như vậy: Để xác định được tầm quan trọng của nuôi dạy trẻ. Cô giáo Nguyễn Thị Bích Dậu là giáo viên trường mầm non Nhân Hưng – huyện Lý Nhân, đã có 23 năm cống hiến cho bậc học mầm non, là một giáo viên có hoàn cảnh khó khăn: Chồng làm nông nghiệp, hai vợ chồng cô còn phải nuôi một con nhỏ bị bệnh tim bẩm sinh và 2 bố mẹ già đau yếu quanh năm, nhưng trong công tác cô vẫn hết lòng tận tụy với công việc, luôn yêu thương quan tâm chăm sóc các cháu như con đẻ của mình, sống giản dị luôn hòa đồng với mọi người, nên được đồng nghiệp kính trọng, các cháu yêu mến và phụ huynh tin tưởng. Cô xứng đáng là một tấm gương tốt một cô giáo mẫu mực.

Cô giáo Nguyễn Thị Bích Dậu: Tấm gương nhà giáo tiêu biểu, vượt khó, tận tụy hy sinh, hết lòng cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”.

Trong phong trào học tập và làm theo lời Bác, thực hiện phương châm “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” cô giáo Nguyễn Thị Bích Dậu – giáo viên giáo viên trường Mầm non Nhân Hưng – huyện Lý Nhân là một tấm gương tiêu biểu làm theo lời Bác, luôn gương mẫu trong mọi công việc được đồng nghiệp, học sinh tin yêu và nhân dân quý mến.

Sau khi tốt nghiệp trường PTTH năm1993, cô giáo Nguyễn Thị Bích Dậu xin vào công tác tại trường Mầm non Nhân Mỹ đến năm 2007 cô xin chuyển về trường mầm non Nhân Hưng để thuận tiện trong công tác. Bước đầu do chưa có chuyên môn bản thân cô phải tìm tòi học hỏi chuyên môn rất nhiều để có phương pháp chăm sóc và giáo dục trẻ tốt nhất và không dừng lại ở đó để có được bằng cấp cao hơn nữa để có được kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ cô đã xin nhà trường tạo điều kiện về thời gian để theo học các lớp vừa học vừa làm. Đến năm 1996 cô đã tham gia lớp học trung cấp tại chức mở tại huyện Lý Nhân, năm 2009 cô tiếp tục tham gia lớp học tại chức mở tại huyện Lý Nhân năm 2013 cô đã theo học lớp ĐHSP tại chức do trường CĐSP Hà Nam mở đến năm 2015 cô đã tốt nghiệp ĐHSP.

Công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non rất vất vả, những năm trước còn là trường dân lập chưa được hưởng lương biên chế của nhà nước, chỉ hưởng đồng lương từ nguồn thu của cha mẹ trẻ, với đồng lương ít ỏi nhưng cô không hề nản lòng, ngược lại cô luôn là giáo viên hết sức tận tụy, chịu khó, tự học, tìm tòi, học hỏi đồng nghiệp để tích lũy kiến thức chuyên môn cho bản thân. Trong công việc cô luôn gương mẫu, yêu nghề, mến trẻ, hăng say, nhiệt tình, tích cực tham gia mọi phong trào hoạt động chung của trường, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, luôn là một giáo viên chủ nhiệm giỏi và là giáo viên dạy giỏi của trường. Từ những kết quả trên và những kiến thức tích lũy được cô đã vận dụng vào công tác chăm sóc và giáo dục các cháu từ đó khiến các cháu thích đến lớp say mê học tập tỷ lệ học sinh của lớp cô phụ trách luôn đạt và vượt chỉ tiêu nhà trường giao, còn đối với các cháu có nhận thức chậm có nhiều kỹ năng yếu, cô tìm nhiều hình thức để giúp các cháu như: Kèm cho các cháu, trò chuyện vui vẻ với các cháu để trẻ mạnh dạn hơn, phân công bạn giỏi kèm bạn yếu, tổ chức hình thức đôi bạn cùng tiến và các hình thức khen ngợi động viên trẻ kịp thời. Ngoài ra cô còn tích cực làm nhiều đồ dùng đồ chơi bền đẹp để cho trẻ học tập và vui chơi và đã có nhiều đồ chơi được tham dự cấp huyện đạt kết quả cao, thường xuyên tổ chức tốt các hoạt động để trẻ hứng thú học tập. Nhờ đó, mà kết quả học tập của lớp cô chủ nhiệm ngày một tiến bộ không có HS yếu kém, tỷ lệ HS khá giỏi luôn tăng lên hàng năm. Năm học 2003-2004 cô đã đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp huyện và năm nào cô cũng đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp trường.

Một điều đáng ghi nhận ở cô giáo Nguyễn thị Bích dậu nữa là ý chí luôn biết khắc phục hoàn cảnh khó khăn của gia đình, nên dù ở vai trò, nhiệm vụ nào cô cũng luôn hoàn thành bằng cả cái tâm và lòng nhiệt huyết. Gần 23 năm công tác, cô đã không ngừng tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, tham khảo các loại tài liệu, sách báo để nâng cao kiến thức, kỹ năng của mình. Trong công tác cô luôn bám sát vào kế hoạch và nhiệm vụ năm học của ngành và ứng dụng nhạy bén những thành quả từ những năm học trước để xây dựng cho bản thân một kế hoạch hoạt động cụ thể. Tham mưu cùng Ban giám hiệu nhà trường, các bộ phận chức năng, các ban ngành, đoàn thể cũng như đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp học để làm nên sự thành công của phong trào giáo dục của nhà trường. Đặc biệt, cô đã lồng ghép giáo dục kỹ năng sống, để giáo dục đạo đức, giúp các cháu có ý hình thành được nhiều nhân cách tốt cho cuộc sống hiện tại và cuộc sống sau này.

Tham khảo thêm:   Top 18 bài nhạc tik tok Trung Quốc cực hot hiện nay

Bên cạnh đó, cô còn hòa đồng, lắng nghe góp ý từ các đồng nghiệp, mạnh dạn đề xuất nhiều ý kiến thiết thực, phát động phong trào, đổi mới phương pháp dạy học, đánh giá học sinh. Đặc biệt, cô phát động việc học tập và làm theo lời Bác về thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu và sửa đổi lề lối làm việc, không chạy theo bệnh thành tích, học thật, đánh giá học sinh công bằng, khách quan. Phát động phong trào học tập, nâng cao trình độ, khơi dậy ý thức tự học, tự nghiên cứu, học hỏi lẫn nhau trong tập thể giáo viên, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn. Chính sự nhiệt tình, sẵn sàng lắng nghe và sẻ chia kinh nghiệm, cô được đồng nghiệp yêu thương, học sinh quý mến. Cô Nguyễn thị Bích dậu xứng đáng là một tấm gương điển hình vượt khó, tận tụy, hy sinh, hết lòng cống hiến cho sự nghiệp, là tấm gương sáng trong sự nghiệp “trồng người”.

Có thể nói, với lòng tận tâm trong sự nghiệp “trồng người” cô giáo Nguyễn Thị Bích dậu đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục huyện nhà. Cô thật xứng đáng là một giáo viên tiêu biểu trong ngành và là tấm gương sáng để các giáo viên và học sinh học tập và noi theo.

Bài dự thi Người suốt đời tận tụy với công việc

NGƯỜI SUỐT ĐỜI TẬN TỤY VỚI CÔNG VIỆC

Trong cuộc đời làm nhà giáo tôi được tiếp xúc với nhiều thầy cô giáo, nhưng cô là người đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng nhất. Đó là cô giáo: ……….., Tổ Trưởng tổ Xã Hội 1, Trường THCS ………. Ấn tượng đầu tiên làm tôi nhớ mãi đó là lần đầu tiên tôi được Ban Chấp hành công đoàn trường phân công nhiệm vụ là tổ trưởng nữ công (năm học 2000- 2001). Với vai trò là tổ trưởng nữ công, trong công việc mới mẻ tôi gặp rất nhiều khó khăn nhưng cô là người đầu tiên nói với tôi rằng “em cứ mạnh dạn nhận nhiệm vụ đi có gì khó khăn chị sẽ giúp đỡ” từ đó cô đã tạo cho tôi niềm tin khi bắt tay vào công việc mới. Tôi đến nhà cô để bàn bạc công việc thì cô đón tiếp tôi thật vui vẽ, nhiệt tình như chị em ruột thịt.

Hơn 50 tuổi đời, 32 công tác trong ngành giáo dục, Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ: “Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người” Cô đã cống hiến hết sức lực của mình truyền dạy cho nhiều thế hệ học sinh trưởng thành, đóng góp công sức trí tuệ xây dựng quê hương đất nước cho sụ nghiệp trồng người. Cô đã chuẩn bị bước sang tuổi về hưu nhưng nhìn gương mặt cô vẫn còn rất trẻ một phần cũng do tính cách của cô sống sôi nổi, năng động, một phần cô cũng có một sức khỏe tốt cho nên từ khi tôi về trường cùng dạy học với cô đã hơn 20 năm nhưng chưa khi nào cô nghĩ dạy vì ốm. Tuy thời gian để phục vụ cho sự nghiệp trồng người không còn bao lâu nữa vì tháng 8/2011 cô sẽ có quyết định nghĩ hưu và với tuổi đời đã cao nhưng ở cô chưa xuất hiện dấu hiệu mệt mỏi đối với công việc trồng người của mình, dù trời nắng hay mưa cô vẫn đến trường đúng giờ, đôi lúc còn đến sớm hơn nhất là những bài dạy có ứng dụng công nghệ thông tin. Vói cô dạy học không chỉ là trách nhiệm mà còn là niềm vui, lẻ sống của mình. cô luôn phấn đấu vượt lên chính mình để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao .Cho nên nhiều năm liền cô đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, năm học vừa qua (năm học 2009 – 2010) cô đã đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, đoàn viên công đoàn xuất sắc cấp huyện, nữ hai giỏi cấp huyện và đã nhận kĩ niệm chương vì sự nghiệp tổ chức công đoàn.Đây là sự nổ lực phấn đấu rất lớn bởi vì để đáp ứng được nhu cầu của việc dạy học hiện nay thì đòi hỏi người giáo viên phải năng nổ, nhạy bén trong mọi lãnh vực,cô luôn quan niệm rằng phải học nữa, học mãi.

Với vai trò là cô giáo, Cô luôn luôn học hỏi ở đồng nghiệp qua những tiết dạy thao giảng, hội giảng để tìm những phương pháp truyền đạt dễ tiếp thu, giúp học sinh hiểu bài, say mê môn học, Cô luôn tự hỏi sau giờ dạy của mình có bao nhiêu học sinh tiếp thu được kiến thức mới.

Với vai trò là tổ trưởng chuyên môn: Cô là người làm tổ trưởng lâu năm nhất trong các tổ trưởng của trường hiện nay Trong suốt 20 năm làm công tác tổ trưởng chuyên môn với tinh thần tự học và sáng tạo trong công việc cô luôn chỉ đạo và quản lí tốt công tác chuyên môn của tổ, cùng với nhà trường nâng cao chất lượng đại trà góp phần xây dựng trường chuẩn quốc gia. Bên cạnh công tác giảng dạy hằng ngày Cô luôn giúp đỡ đồng nghiệp về chuyên môn, về công việc như dạy thay, dạy giúp ,nhiều lúc công việc của tổ, ở gia đình cũng nhiều bề bộn nhưng nếu có giáo viên nào ốm đau hoặc có công việc đột xuất Cô đều vui vẽ nhận nhiệm vụ.

Với vai trò là đảng viên trong chi bộ của trường: Trong 27 năm tuổi Đảng Cô là người đã giúp đỡ, dìu dắt được 10 đoàn viên quần chúng ưu tú vào Đảng. Cô là 1 đảng viên mẫu mực, tận tụy. luôn có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp trong sáng, luôn gương mẫu đi đầu trong mọi công việc khi Đảng giao phó cho nên trong năm 2010 Cô là 1 trong những đảng viên xuất sắc tiêu biểu của chi bộ trường THCS……

Với đồng nghiệp Cô là người sống giản dị, hòa đồng thẳng thắn, rất tình cảm trong giao tiếp ứng xử và giải quyết công việc, Cô đối xử với mọi người rất chân tình, dễ gần gũi, là người không ngại khó khăn

Với công tác đoàn thể Cô tham gia rất nhiệt tình sẵn sàng tham gia, ủng hộ hết mình và còn động viện đồng nghiệp tham gia như công tác nữ công ở địa phương từ tổ đoàn kết đến thôn và xã Cô đều tham gia tất tần tật và hiên nay Cô là 1 thành viên của Ban Chấp hành Nữ công xã …….. Ngày 8/3/2010 vừa qua Cô được vinh dự đón nhận “Huy chương vì sự nghiệp giải phóng phụ nữ”

Với gia đình ngoài công việc giảng dạy ở trường, về nhà Cô là người vợ, người mẹ luôn chăm lo cho gia đình. Chồng đi làm thường xuyên, các con đi học đều không có ở nhà, với bao nhiêu công việc đồng áng nhưng Cô đã sắp xếp thời gian cho gia đình và thời gian cho công việc một cách hợp lí không làm ảnh hưởng công việc riêng của mình và công việc chung của nhà trường.

Tôi cảm thấy ngậm ngùi và luyến tiếc khi biết Cô sắp có quyết định về hưu. Khi được hỏi sau khi về hưu rời khỏi nhà trường Cô sẽ làm gì Cô bảo rằng “chị không bao giờ nghỉ ngơi được, chị có nhiều công việc đang chờ chị làm ,chị sẽ chuyên tâm để thực hiện những ước mơ của mình như làm gia sư vừa để phát triển kinh tế gia đình vừa giúp đỡ các em có thêm kiến thức mới.

Cô là con người như vậy đó, học sinh yêu Cô ở tấm lòng tận tụy, đồng nghiệp quý Cô ở sự trách nhiệm, thủy chung vì việc gì giao cho Cô thì yên tâm Cô sẽ hoàn thành tốt. Cô là “Người suốt đời tận tụy với công việc”.

Sau 20 năm cùng chung một “con thuyền”, tôi đã học ở Cô rất nhiều điều quý báu, nhất là tình yêu thương học sinh và tấm lòng tận tụy, lo lắng cho sự nghiệp trồng người. Mai đây nếu Cô có về hưu, tôi luôn nhớ đến cô, người đã để lại cho tôi nhiều kỉ niệm khó quên.

Người viết

GV: ………………..

Bài dự thi Tấm gương nhà giáo tâm huyết, mẫu mực

Khi nhà trường phát động phong trào “Viết về tấm gương nhà giáo tâm huyết,mẫu mực” nhằm tôn vinh, tri ân những tấm gương nhà giáo có cống hiến xuất sắc, tiêu biểu cho sự nghiệp giáo dục trong đầu tôi nghĩ ngay đến mẹ!

Mẹ tôi, cô Nguyễn Thị Hậu hiện đang là phó hiệu trưởng trường tiểu học Phạm Hồng Thái xã Đại Lào thành phố Bảo Lộc. Người đã dành nhiều tâm huyết cho sự nghiệp trồng người. Có lẽ mẹ là người truyền cho tôi ngọn lửa đam mê với công việc dạy học. Tôi đã đi theo con đường mà mẹ theo đuổi, phải chăng hai mẹ con cùng một nghề nên mẹ và tôi thường tâm sự về những trăn trở của công việc đưa đò, những khó khăn của việc dạy học. Mỗi lần như thế mẹ kể cho tôi những câu chuyện của mẹ.

Qua lời kể của mẹ, tôi hình dung ra được những vất vả và khó khăn lúc mẹ mới bắt đầu vào nghề. Vào đầu những năm 1986 thời còn bao cấp, đời sống của giáo viên rất khó khăn, lương còn quy ra bằng thịt và gạo, lương nhận được rất thấp. Nếu chỉ chờ vào những đồng lương từ việc đi dạy thì không đủ sống. Nhiều đồng nghiệp của mẹ không yên tâm công tác, chưa gắn bó hết mình với nghề, đã bỏ dạy để làm những công việc khác nhiều tiền hơn, nhưng mẹ tôi thì không, mẹ vẫn bám trụ với nghề, mẹ bảo “ước mơ của mẹ là nhà giáo”. Để cải thiện kinh tế, buổi sáng mẹ đạp xe đạp đi trường, trưa về mẹ ăn vội bữa cơm rồi đi làm lúa, trồng mía, mẹ còn nuôi thêm heo và gà. Tối về mẹ tranh thủ dọn dẹp nhà cửa, sau đó một tay mẹ bế tôi ru tôi ngủ, một tay mẹ soạn giáo án dưới ánh đèn dầu trên một cái vali bằng gỗ. Tuổi thơ của tôi gắn liền với hình ảnh mỗi tối mẹ ngồi dưới cuối giường soạn bài. Nhiều khi đang ngủ giật mình tỉnh dậy mở mắt ra tôi vẫn thấy mẹ đang ngồi viết. Đến năm 2008, công nghệ thông tin bắt đầu phát triển thì cũng là lúc mẹ tôi kết thúc 22 năm soạn bài bằng tay. Lúc này, mẹ tôi đi học vi tính, một tuần 3 buổi, mẹ ghi chép từng bài rõ ràng, cẩn thận. Mẹ bảo “phải luôn tìm tòi và cố gắng, nếu không sẽ bị bỏ lại phía sau”.

Còn bây giờ hình ảnh của mẹ trong tôi không phải là hàng đêm ngồi soạn bài nữa mà trên đôi mắt của mẹ có thêm cặp mắt kính, mẹ ngồi trước bàn làm việc vào mỗi tối để chỉnh sửa góp ý giáo án cho giáo viên trong trường, mẹ xem và ghi chép chi tiết những góp ý cho từng tiết, cho từng giáo viên ra tờ giấy cẩn thận để mỗi giáo viên có được bộ giáo án tốt nhất. Để công tác quản lý đạt hiệu quả cao, ngoài trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ theo chức năng, mẹ tự trau dồi chuyên môn, tham gia nhiều lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý; các lớp tập huấn do ngành giáo dục tổ chức để nắm bắt tình hình, cải tiến công tác quản lý tại đơn vị mình. Mẹ còn nhiều trăn trở làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường, trong công tác phối hợp, trong tổ chức phong trào thi đua và hoạt động ngoài giờ lên lớp … là những đêm mẹ ngồi viết sáng kiến kinh nghiệm. Một hình ảnh quen thuộc mà tôi bắt gặp ở mẹ là những ngày mẹ làm việc xuyên trưa xếp thời khóa biểu để thuận tiện cho đồng nghiệp trong trường…

Ngoài ra mẹ còn là một đảng viên có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, kiên định. Luôn chấp hành tốt mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước. Là một giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng. Mẹ yêu nghề, mến trẻ, luôn tiên phong, gương mẫu trong mọi công việc, được học sinh tin yêu, phụ huynh tôn trọng, đồng nghiệp quý mến. Là người có uy tín và có ảnh hưởng tích cực đối với đồng nghiệp, học sinh, phụ huynh và cộng đồng. Sau bao nhiêu sự cố gắng, cống hiến không mệt mỏi, năm 2009 mẹ tôi được cấp trên giao nhiệm vụ làm hiệu phó trường Tiểu học Phạm Hồng Thái. Với nhiệm vụ mới, thử thách mới, một lần nữa mẹ tôi nỗ lực học hỏi để nâng cao trình độ lý luận chính trị và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cống hiến hết sức mình cho sự nghiệp “trồng người”, thực hiện tốt việc: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

Vào một chiều năm 2012, hai chị em tôi cá cược với nhau xem trong nhà mình ai được nhiều giấy khen hơn. Khi đem ra đếm thì số giấy khen của mẹ còn nhiều hơn giấy khen của hai chị em tôi cộng lại. Nào là giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp thành phố, chiến sĩ thi đua cấp cơ sở trong nhiều năm, Đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, Đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 5 năm liền.Nhưng ấn tượng nhất là bằng khen kèm huân chương vì sự nghiệp giáo dục do bộ trưởng bộ giáo dục Nguyễn Thiện Nhân kí tặng. Điều đó làm chị em tôi vô cùng hãnh diện nhưng cũng là động lực để tôi cố gắng xứng đáng là con của mẹ, là người giáo viên có uy tín, trách nhiệm với học trò…

Khi tôi bước vào những năm cấp 3 mẹ tôi đã truyền cho tôi niềm đam mê với nghề giáo, khi tôi trở thành một nhà giáo mẹ luôn bên cạnh hỗ trợ và tư vấn cho tôi những lúc tôi gặp khó khăn với công việc. Tôi còn nhớ khi tôi chủ nhiệm trong lớp tôi có một học sinh nhà khó khăn không đủ khả năng đóng học phí, tôi có kể cho mẹ nghe thì mẹ bảo “Con xem bỏ tiền của con ra đóng cho em học sinh đó đi” tôi đang ngơ ngác thì mẹ kể cho tôi nghe câu chuyện “trước mẹ còn là giáo viên chủ nhiệm lớp 4 có học sinh gần cuối năm mà chưa đóng học phí, mẹ có hỏi thì em học sinh đó rớm nước mắt kể với mẹ rằng ở với dì, bố đi xuất khẩu lao động chưa về, 1 buổi đi học tới mùa cà phê đi mót cà phê bán mà chưa đủ tiền đóng học, nghe thế mẹ bảo để mẹ cho tiền đóng” kết thúc câu chuyện mẹ nói với tôi rằng nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn, những trường hợp như vậy mình giúp được gì thì nên giúp. Làm cô giáo không chỉ dạy mà còn, phải yêu thương học sinh như người chị người mẹ hiền thì mới tìm được niềm vui trong công việc, gắn bó và say mê, nhiệt huyết với nghề. Mẹ còn dạy tôi phải nhiệt tình năng nổ trong các công việc của nhà trường. Phải kính trên nhường dưới, hòa đồng với mọi người.

Ai đó đã từng nói: “Một thầy giáo như ngọn nến đốt chính mình để soi rọi cho người khác.” Không hiểu sao mỗi lúc ngẫm nghĩ về câu nói ấy, trong lòng tôi lại nghĩ đến mẹ. Đối với tôi, mẹ cô giáo vĩ đại nhất, tôi hãnh diện nói với mọi người mẹ là cô giáo vĩ đại, một nhà giáo tâm huyết, yêu nghề, là một tấm gương để bản thân học tập, rèn luyện, để cống hiến nhiều hơn.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bài dự thi Tấm gương nhà giáo Việt Nam (10 mẫu) Cuộc thi viết “Tấm gương Nhà giáo Việt Nam” của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *