Bạn đang xem bài viết ✅ KHTN 8 Bài 26: Sự nở vì nhiệt Giải KHTN 8 Cánh diều trang 123, 124, 125, 126 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập KHTN 8 Bài 26: Sự nở vì nhiệt giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi trong SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều trang 123, 124, 125, 126.

Giải Khoa học tự nhiên 8 Bài 26 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 26 Chủ đề 6: Nhiệt – Phần 2: Năng lượng và sự biến đổi cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Trả lời câu hỏi hình thành kiến thức, kĩ năng Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều Bài 26

Câu 1

Khi nhận thêm hay mất bớt năng lượng nhiệt, kích thước của vật thay đổi thế nào?

Trả lời:

Khi nhận thêm năng lượng nhiệt, kích thước của vật lớn hơn kích thước ban đầu.

Tham khảo thêm:  

Khi mất bớt năng lượng nhiệt, kích thước của vật nhỏ hơn kích thước ban đầu.

Câu 2

Chiều cao của tháp Eiffel vào mùa đông hay mùa hè lớn hơn? Vì sao?

Trả lời:

Chiều cao của tháp Eiffel vào mùa hè lớn hơn vì vào mùa hè, nhiệt độ tăng cao, sắt nở ra.

Câu 3

Chất lỏng và chất khí nở vì nhiệt như thế nào?

Trả lời:

Chất lỏng và chất khí đều nở ra khi nóng lên co lại khi lạnh đi.

Chất lỏng nở ra vì nhiệt ít hơn so với chất khí khi nở ra vì nhiệt.

Câu 4

Dựa vào bảng 26.1, hãy nhận xét về sự nở vì nhiệt của các chất khí ở điều kiện áp suất không đổi.

Chất khí Chất lỏng Chất rắn
Không khí: 183 cm3 Rượu: 58 cm3 Nhôm: 3,45 cm3
Hơi nước: 183 cm3 Dầu hỏa: 55 cm3 Đồng: 2,55 cm3
Khí oxy: 183 cm3 Thủy ngân: 9 cm3 Sắt: 1,80 cm3

Trả lời:

Sự nở vì nhiệt của các chất khí ở điều kiện áp suất không đổi: Chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

Trả lời câu hỏi Luyện tập Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều Bài 26

Luyện tập 1

Chuẩn bị dụng cụ như hình 26.3, nếu đổ nước lạnh vào khay, hãy dự đoán sự thay đổi mực chất lỏng ở mỗi bình, sau đó làm thí nghiệm kiểm chứng dự đoán của em.

Hình 26.3

Trả lời:

Quan sát thí nghiệm ta thấy: Mực chất lỏng ở bình rượu tụt thấp hơn mực chất lỏng ở bình dầu, mực chất lỏng ở bình dầu tụt thấp hơn mực chất lỏng ở bình nước.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 11: Ý nghĩa cái chết của hai nhân vật Chí Phèo và Bá Kiến 2 Dàn ý & 6 bài văn mẫu hay nhất

Luyện tập 2

Nêu một ví dụ về ứng dụng sự nở vì nhiệt của chất khí và giải thích.

Trả lời:

Ví dụ: Những chiếc khinh khí cầu có thể bay lên nhờ không khí khi được đốt nóng giãn nở ra, dòng không khí nóng này di chuyển lên cao tạo thành lực đẩy hướng lên trên làm cho khinh khí cầu nhẹ hơn và có thể bay lên cao.

Luyện tập 3

Ở nhiệt độ bình thường khoảng 20oC, thanh băng kép có hình dạng thẳng như trong hình 26.5a.

  • Nếu làm nóng thanh như ở hình 26.5b thì thanh thay đổi hình dạng như thế nào?
  • Lắp thanh vào mạch điện (hình 26.5c), sau đó làm nóng thanh thì có hiện tượng gì xảy ra?

Hình 26.5

Trả lời:

  • Nếu làm nóng thanh như ở hình 26.5b thì thanh nóng lên sẽ nở dài ra và cong về phía thanh dài ra ít hơn.
  • Lắp thanh vào mạch điện (hình 26.5c), sau đó làm nóng thanh thì thanh nóng lên sẽ nở dài ra và cong về phía thanh dài ra ít hơn làm chạm vào tiếp điểm giúp mạch kín, có dòng điện chạy qua bóng đèn và bóng đèn sáng.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN 8 Bài 26: Sự nở vì nhiệt Giải KHTN 8 Cánh diều trang 123, 124, 125, 126 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Tham khảo thêm:   Mất biểu tượng thùng rác trên Windows 10 và cách khắc phục

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *