Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn Sinh 9 Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật Giải bài tập Sinh 9 trang 129 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Sinh học 9 Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 9 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập phần nội dung bài học và bài tập cuối bài được nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Giải Sinh 9 bài 43 giúp các em hiểu được kiến thức về các ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật. Giải Sinh 9 bài 43 Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài, đồng thời là tư liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh học tập. Vậy sau đây là Giải Sinh 9 bài 43 Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật mời các bạn cùng tải tại đây.

Lý thuyết Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật

I. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật

– Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lý, tập tính của sinh vật.

– Đa số các sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ từ 0 – 500C. Ở thực vật, cây chỉ quang hợp và hô hấp ở nhiệt độ từ 20 – 300C. Nhiệt độ trên 400C và dưới 00C cây ngừng quang hợp và hô hấp.

  • Thực vật vùng nóng thường có lá màu xanh đậm, bề mặt lá có tầng cutin dày hoặc lá biến thành gai hạn chế sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí cao, thân mọng nước…
  • Thực vật vùng lạnh về mùa đông thường rụng lá: giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh, thân và rễ có lớp bần dày tạo thành lớp bảo vệ cây.
Tham khảo thêm:   Bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 4 môn Tiếng Việt Bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Việt lớp 4

– Động vật ở vùng lạnh và vùng nóng có nhiều đặc điểm khác nhau

  • Động vật vùng lạnh có lông dày hơn, kích thước lớn hơn so với thú sống ở vùng nóng.
  • Nhiều loài động vật có tập tính lẩn tránh nơi nóng hoặc lạnh quá bằng cách: chui vào hang, ngủ đông hoặc ngủ hè…
  • Có 1 số sinh vật sống được ở nhiệt độ rất cao như vi khuẩn suối nước nóng chịu được nhiệt độ 70 – 900C. Một số sinh vật sống được ở nhiệt độ rất thấp như ấu trùng sâu ngô chịu được nhiệt độ – 270C.

– Dựa vào sự ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật. Người ta chia sinh vật thành 2 nhóm:

  • Sinh vật biến nhiệt: có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Nhóm này gồm: vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật không xương sống, cá, ếch nhái, bò sát.
  • Sinh vật hằng nhiệt: có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường. Gồm: các động vật có tổ chức cao như: chim, thú và con người.

II. Ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống sinh vật

– Độ ẩm không khí và độ ẩm của đất ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

  • Có những sinh vật thường xuyên sống trong nước hoặc trong môi trường ẩm ướt ven các bờ suối, dưới tán cây rừng rậm…
  • Có những sinh vật sống nơi có khí hậu khô như hoang mạc, vùng núi đá…

– Sinh vật sống ở những vùng có độ ẩm khác nhau có hình thái, cấu tạo khác nhau:

  • Cây sống nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng: phiến lá mỏng, bản lá rộng, mô giậu kém phát triển.
  • Cây sống nơi ẩm ướt, ánh sáng mạnh: phiến lá hẹp, mô giậu phát triển.
  • Cây sống nơi khô hạn: cơ thể mọng nước, lá và thân tiêu giảm, lá biến thành gai.
  • Động vật sống nơi ẩm ướt (ếch, nhái ..) khi trời nóng cơ thể mất nước nhanh vì da chúng là da trần, bò sát khả năng chống mất nước hiệu quả hơn vì da có lớp vảy sừng bao bọc.

-Dựa vào ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống sinh vật người ta chia sinh vật thành các nhóm: thực vật ưa ẩm, thực vật chịu hạn, động vật ưa ẩm và động vật chịu hạn.

Tham khảo thêm:  

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 43

Câu hỏi trang 126

Trong chương trình Sinh học lớp 6, em đã được học quá trình quang hợp và hô hấp của cây chỉ có thể diễn ra bình thường ở nhiệt độ môi trường như thế nào?

Trả lời:

– Cây chỉ quang hợp và hô hấp bình thường ở nhiệt độ 20oC – 30oC

– Cây ngừng quang hợp và hô hấp ở nhiệt độ quá thấp (0oC) hoặc quá cao (40oC)

Câu hỏi trang 127

Hãy lấy ví dụ về sinh vật biến nhiệt và hằng nhiệt theo mẫu bảng 43.1

Trả lời:

Bảng 43.1. Các sinh vật biến nhiệt và hằng nhiệt.

Nhóm sinh vật

Tên sinh vật

Môi trường sống

Sinh vật biến nhiệt

Nước, ao, hồ

Ếch

Ao hồ, ruộng lúa, núi

Rắn

Ao hồ, ruộng lúa, núi

Sinh vật hằng nhiệt

Chim

Cây

Voi

Rừng

Gấu Bắc Cực

Hang

Chó

Nhà

Giải bài tập SGK Sinh 9 Bài 43 trang 129

Câu 1

Nhiệt độ của môi trường có ảnh hưởng tới đặc điểm hình thái và sinh lí của sinh vật như thế nào?

Gợi ý đáp án

– Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lí của sinh vật. Đa số các loài sống trong phạm vi nhiệt độ nhất định (0oC – 50oC). Tuy nhiên có một số sinh vật sống được ở vùng nhiệt độ rất cao (vi khuẩn suối nước nóng 70 – 90 oC), hoặc nhiệt độ rất thấp (ấu trùng sâu ngô chịu nhiệt độ -27oC).

– Sinh vật được chia thành 2 nhóm:

  • Sinh vật biến nhiệt: nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
  • Sinh vật hằng nhiệt: nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.

– Đối với thực vật:

  • Cây sống ở vùng nhiệt đới, lá có tầng cutin dày để hạn chế bớt sự thoát hơi nước.
  • Cây ở vùng ôn đới về mùa đông giá lạnh, cây thường rụng lá làm giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm sự thoát hơi nước. Chồi cây có vảy mỏng bao bọc, thân và rễ cây có lớp bần dày bao bọc, cách nhiệt bảo vệ cây. Ngoài hình thái của cây nhiệt độ còn ảnh hưởng đến hoạt động quang hợp và hô hấp của cây, ảnh hưởng tới quá trình hình thành và hoạt động của diệp lục.
Tham khảo thêm:  

– Đối với động vật:

Động vật hằng nhiệt ở xứ lạnh kích thước cơ thể lớn hơn, tai, các chi, đuôi, mỏ cũng lớn hơn động vật xứ nóng, góp phần giảm toả nhiệt giữ nhiệt độ cơ thể ổn định.Khi nhiệt độ môi trường quá cao động vật có hiện tượng nghỉ hè. Còn nhiệt độ xuống thấp động vật có hiện tượng trú đông hoặc ngủ đông. Mặt khác nhiệt độ còn ảnh hưởng tới các hoạt động sinh lí, lượng thức ăn, tốc độ tiêu hoá thức ăn, ảnh hưởng tới mức độ trao đổi khí, quá trình sinh sản của động vật. Ví dụ: Chuột sinh sản mạnh ở 18oC.

Câu 2

Trong hai nhóm sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt, sinh vật thuộc nhóm nào có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường? Tại sao?

Gợi ý đáp án

Trong hai nhóm sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt thì nhóm sinh vật hằng nhiệt có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ môi trường vì sinh vật hằng nhiệt là các sinh vật có tổ chức cơ thể cao (chim, thú, con người), đã phát triển các cơ chế điều hoà thân nhiệt giữ cho nhiệt độ cơ thể luôn ổn định không phụ thuộc vào môi trường ngoài.

Câu 3

Hãy so sánh đặc điểm khác nhau giữa hai nhóm cây ưa ẩm và chịu hạn.

Gợi ý đáp án

Sự khác nhau giữa nhóm cây ưa ẩm và cây chịu hạn:

– Cây ưa ẩm: sống nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng thì phiến lá mỏng, bản lá rộng, mô giậu kém phát triển. Cây sống ở nơi ẩm ướt nhưng có nhiều ánh sáng như ven bờ ruộng, hồ ao có phiến lá hẹp, mô giậu phát triển.

-Cây chịu hạn: cơ thể mọng nước, lá tiêu giảm hoặc biến thành gai. Chuyển các hoạt động sinh lí vào sáng sớm hoặc chiều tối.

Câu 4

Hãy kể tên 10 động vật thuộc hai nhóm động vật ưa ẩm và ưa khô.

Gợi ý đáp án

Động vật ưa ẩm

  • Giun đất
  • Ếch
  • Gián
  • Ốc sên
  • Sâu rau

Động vật ưa khô

  • Rắn
  • Rùa
  • Cá sấu
  • Lạc đà
  • Chim

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn Sinh 9 Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật Giải bài tập Sinh 9 trang 129 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *