Giải Lịch sử 9 Bài 17 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần nội dung bài học và câu hỏi cuối bài Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời.
Soạn Lịch sử Lớp 9 Bài 17 được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 9 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời qua đó các em hiểu được bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam và ý nghĩa của ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời. Vậy dưới đây là nội dung bài soạn Lịch sử 9 Bài 17, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Trả lời câu hỏi Sử 9 Bài 17
Câu hỏi trang 65
– Tân Việt Cách mạng đảng đã phân hóa trong hoàn cảnh nào?
Trả lời:
– Tân Việt Cách mạng đảng tập hợp những trí thức trẻ và thanh niên tiểu tư sản yêu nước. Hạt nhân thành lập là nhóm sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương và tù chính trị ở Trung Kì đã thành lập Hội Phục Việt.
– Sau nhiều lần đổi tên, cuối cùng quyết định lấy tên là Tân Việt Cách mạng đảng (7-1928). Đây là một tổ chức yêu nước, lúc đầu chưa có lập trường giai cấp rõ rệt. Song nhờ sự hoạt động mạnh mẽ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, lí luận và tư tưởng của chủ nghĩa Mác Lê-nin có ảnh hưởng to lớn, lôi cuốn nhiều đảng viên tiến bộ đi theo. Vì vậy, nội bộ Tân Việt Cách mạng đảng đã diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa hai khuynh hướng tư tưởng vô sản và tư sản.
– Cuối cùng, khuynh hướng cách mạng theo quan điểm vô sản đã thắng thế, nhiều đảng viên của Tân Việt Cách mạng đảng đã chuyển sang Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, tích cực chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho sự thành lập một chính đảng kiểu mới theo chủ nghĩa Mác Lê-nin.
Câu hỏi trang 67
Khởi nghĩa Yên Bái thất bại nhanh chóng vì những nguyên nhân nào?
Trả lời:
– Thực dân Pháp còn mạnh, bản thân Việt Nam Quốc dân đảng còn non kém về nhiều mặt.
– Tổ chức chưa chặt chẽ, còn lỏng lẻo.
– Cuộc khởi nghĩa nổ ra chưa có sự chuẩn bị kĩ, còn bị động.
– Sự lãnh đạo của Đảng còn non kém, thiếu kinh nghiệm.
Câu hỏi trang 68
Tại sao một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Bắc Kì lại chủ động thành lập chi bộ cộng sản đầu tiền ở Việt Nam?
Trả lời:
– Họ nhận thức được tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên không còn phù hợp trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta cuối năm 1928 – đầu năm 1929, đặc biệt là phong trào công nhân theo con đường cách mạng vô sản, đặt ra yêu cầu cần phải thành lập một đảng cộng sản để lãnh đạo phong trào.
– Tháng 3-1929, những hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Bắc kì đã chủ động thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên tại số nhà 5D phố Hàm Long (Hà Nội).
Giải bài tập SGK Sử 9 Bài 17 trang 68
Tại sao chỉ trong một thời gian ngắn, ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời ở Việt Nam?
Gợi ý đáp án
– Cuối năm 1928, đầu năm 1929, phong trào dân tộc dân chủ mà đặc biệt là phong trào công nông phát triển mạnh mẽ theo con đường vô sản => phải thành lập 1 tổ chức cộng sản để lãnh đạo phong trào.
– Do quan điểm khác nhau trong chủ trương thành lập đảng cộng sản nên đã có liên tiếp 3 tổ chức cộng sản ra đời:
+ Ở Bắc Kỳ: những hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên đã thành lập Đông Dương Cộng Sản đảng (17-6-1929). Tổ chức đã đáp ứng yêu cầu của cách mạng nên được đông đảo nhân dân ủng hộ.
+ Các hội viên tiên tiến trong bộ phận Hội Việt Nam Cách Mạng thanh niên ở Trung Quốc và Nam Kỳ thành lập An Nam Cộng sản đảng (7-1929 tại Hương Cảng -Trung Quốc).
+ Ở trung Kỳ : sự ra đời của 2 tổ chức cộng sản kia đã tác động mạnh mẽ đến Tân Việt Cách mạng đảng.Các đảng viên tiên tiến của Tân Việt từ lâu đã chịu ảnh hưởng của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh niên cũng tách ra thành lập Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn (9-1929).
Lý thuyết Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời
I. Bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam (1926 – 1927)
– Phong trào công nhân:
- 1926 – 1927, nhiều cuộc bãi công của công nhân, viên chức nổ ra lớn nhất là các cuộc bãi công của công nhân nhà máy sợi Nam Định, công nhân đồn điền cao su Cam Tiên, Phú Riềng và công nhân đồn điền cà phê Ray-na.
- Phong trào công nhân mang tính thống nhất trong toàn quốc, nổ ra từ Bắc đến Nam, lớn nhất là bãi công ở nhà máy sợi Nam Định, nhà máy diêm – cưa Bến Thủy,nhà máy xe lửa Trường Thi, nhà máy Ba Son,..
- Các cuộc đấu tranh mang tính chính trị, bước đầu có sự liên kết giữa các ngành, các địa phương.
– Phong trào nông dân , tiểu tư sản và các tầng lớp nhân dân khác cũng phát triển, kết thành làn sóng cách mạng dân tộc, dân chủ khắp cả nước.
II. Tân Việt cách mạng đảng (7 – 1928)
1. Sự ra đời:
– Tiền thân là Hội Phục Việt do nhóm sinh viên trường Cao đẳng Sư phạn Đông Dương và một số từ chính trị ở Bắc Kì lập ra.
– Sau nhiều lần đổi tên lấy tên, đến tháng 7 – 1928 lấy tên là Tân Việt Cách mạng đảng.
Mục 2, 3
2. Thành phần, địa bàn hoạt động:
– Thành phần: tập hợp những trí thức trẻ và thanh niên tư sản yêu nước.
– Địa bàn hoạt động chủ yếu ở Trung Kì.
3. Hoạt động chủ yếu:
– Lý luận và tư tưởng cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lê-nin có ảnh hưởng lớn, lôi cuốn nhiều đảng viên trẻ đi theo.
– Nội bộ Tân Việt diễn ra cuộc đấu tranh giữa hai xu hướng tư tưởng: vô sản và tư sản.
– Một số đảng viên tiên tiến của Tân Việt chuyển sang Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, tích cực chuẩn bị thành lập một chính đảng kiểu mới.
→ Nội dung chính: Những nét chính về Tân Việt cách mạng Đảng (7 – 1928): sự ra đời; thành phần; địa bàn hoạt động và những hoạt động chủ yếu.
III. Việt Nam quốc dân đảng và cuộc khởi nghĩa Yên Bái
a. Việt Nam Quốc dân đảng
– Hoàn cảnh ra đời:
- Phong trào dân tộc dân chủ phát triển mạnh mẽ.
- Các trào lưu tư tưởng bên ngoài, đặc biệt là ảnh hưởng của cách mạng Trung Quốc tác động mạnh mẽ tới sự ra đời của Việt Nam Quốc dân đảng.
– Sự ra đời:
Nhóm Nam Đồng thư xã – tiền thân của Việt Nam Quốc dân đảng
- Cơ sở hạt nhân đầu tiên là Nam đồng thư xã.
- Thành lập ngày 25 – 12 – 1927 do Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài và Phó Đức Chính sáng lập.
– Xu hướng chính trị: theo xu hướng cách mạng dân chủ tư sản.
– Địa bàn hoạt động: Bắc Kì.v
– Mục tiêu: đánh đuổi giặc Pháp, thiết lập dân quyền.
– Thành phần: sinh viên, học sinh, công chức, tư sản lớp dưới, nông dân khá giả,địa chủ ở nông thôn, binh lính, hạ sĩ quan người Việt trong quân đội Pháp.
b. Khởi nghĩa Yên Bái.
– Nguyên nhân:
- Sau vụ ám sát trùm mộ phu Ba-danh, Pháp tổ chức nhiều cuộc vây ráp, nhiều đảng viên Việt Nam Quốc dân đảng bị bắt, cơ sở ở các nơi bị phá vỡ.
- Bị động trước tình thế, những người lãnh đạo của Việt Nam Quốc dân đảng quyết định hành động.
– Diễn biến:
- Đêm 9 – 2 – 1930, khởi nghĩa nổ ra ở Yên Bái, sau đó là Phú Thọ, Hải Dương, Thái Bình, ở Hà Nội tổ chức ném bom phối hợp.
- Tại Yên Bái, quân khởi nghĩa chiếm được trại lính, giết và làm bị thương một số sĩ quan Pháp, nhưng bị quân Pháp phản công tiêu diệt.
- Các nơi khác, nghĩa quân tạm thời làm chủ mấy huyện lị,nhưng nhanh chóng bị địch phản công chiếm lại.
Các Đảng viên của Việt Nam Quốc dân đảng bị bắt giam trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái
– Kết quả: khởi nghĩa nhanh chóng thất bại.
– Nguyên nhân thất bại:
- Về khách quan: Thực dân Pháp còn mạnh.
- Về chủ quan: Việt Nam Quốc dân đảng còn non yếu, không vững chắc về tổ chức và lãnh đạo.
– Ý nghĩa lịch sử: cổ vũ lòng yêu nước và chí căm thù của nhân dân ta với bè lũ cướp nước và tay sai.
IV. Ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời
– Hoàn cảnh lịch sử:
- Những năm 1928 – 1929, phong trào dân tộc dân chủ phát triển mạnh mẽ.
- Tháng 3 – 1929, một số hội viên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Bắc Kì thành lập chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên.
Ngôi nhà số nhà 5D phố Hàm Long (Hà Nội) nơi thành lập chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên
– Quá trình ra đời:
- Tại Đại hội lần thứ nhất Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, đoàn đại biểu Bắc Kì kiến nghị thành lập Đảng Cộng sản nhưng không được chấp thuận.
- Ngày 17 – 6 – 1929, đại biểu các tổ chức cộng sản miền Bắc thành lập Đông Dương Cộng sản đảng, thông qua Tuyên ngôn, Điều lệ, ra báo Búa liềm làm cơ quan ngôn luận.
- Tháng 8 – 1929, hội viên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Trung Quốc và Nam Kì thành lập An Nam Cộng sản đảng.
- Tháng 9 – 1929, các đảng viên tiên tiến của Đảng Tân Việt tách ra thành lập Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
– Ý nghĩa:
- Đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp công nhân và sự phát triển của khuynh hướng cách mạng vô sản ở Việt Nam.
- Là bước chuẩn bị cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn Sử 9 Bài 17: Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời Soạn Lịch sử 9 trang 68 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.