Bạn đang xem bài viết ✅ Vật lí 10 Bài 2: Các quy tắc an toàn trong phòng thực hành vật lí Soạn Lý 10 trang 12 sách Kết nối tri thức ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Soạn Bài 2 Vật lí 10 Kết nối tri thức giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời câu hỏi mở đầu, nội dung bài học trong SGK bài Các quy tắc an toàn trong phòng thực hành vật lí.

Giải Vật lí 10 Bài 2 Kết nối tri thức trang 12, 13, 14, 15 được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa. Giải Lý 10 bài 2 Các quy tắc an toàn trong phòng thực hành vật lí là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 10 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời phụ huynh có thể sử dụng để hướng dẫn con em học tập và đổi mới phương pháp giải phù hợp hơn.

Trả lời câu hỏi Khởi động Vật lí 10 Bài 2

Khi làm thí nghiệm cần đảm bảo người làm thí nghiệm không gặp nguy hiểm, đồ dùng, thiết bị không bị hư hỏng, cháy nổ. Làm thế nào để đảm bảo an toàn trong khi tiến hành thí nghiệm?

Gợi ý đáp án

Để đảm bảo an toàn trong khi tiến hành thí nghiệm, ta cần tuân thủ các quy tắc an toàn trong phòng thực hành:

Tham khảo thêm:  

– Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng thiết bị và quan sát các chỉ dẫn, các kí hiệu trên các thiết bị thí nghiệm.

– Kiểm tra cẩn thận thiết bị, phương tiện, dụng cụ thí nghiệm trước khi sử dụng.

– Chỉ tiến hành thí nghiệm khi được sự cho phép của giáo viên hướng dẫn thí nghiệm.

– Tắt công tắc nguồn thiết bị điện trước khi cắm hoặc tháo thiết bị điện.

– Chỉ cắm phích/ giắc cắm của thiết bị điện vào ổ cắm khi hiệu điện thế của nguồn điện tương ứng với hiệu điện thế định mức của dụng cụ.

– Phải bố trí dây điện gọn gàng, không bị vướng khi qua lại.

– Không tiếp xúc trực tiếp với các vật và các thiết bị thí nghiệm có nhiệt độ cao khi không có dụng cụ bảo hộ.

– Không để nước cũng như các dung dịch dẫn điện, dung dịch dễ cháy gần thiết bị điện.

– Giữ khoảng cách an toàn khi tiến hành thí nghiệm nung nóng các vật, thí nghiệm có các vật bắn ra, tia laser.

– Phải vệ sinh, sắp xếp gọn gàng các thiết bị và dụng cụ thí nghiệm, bỏ chất thải thí nghiệm vào đúng nơi quy định sau khi tiến hành thí nghiệm.

I. An toàn khi sử dụng thiết bị thí nghiệm

1. Sử dụng các thiết bị điện

❓Chức năng của hai thiết bị là gì, chúng giống hay khác nhau?

Gợi ý đáp án

Hình a:

Máy biến áp đóng vai trò rất quan trọng trong truyền tải điện năng bao gồm giúp thay đổi hiệu điện thế xoay chiều, tăng thế hoặc hạ thế, đầu ra cho 1 hiệu điện thế tương ứng với nhu cầu sử dụng.

Giúp chuyển đổi hiệu điện thế (điện áp) đúng với giá trị mong muốn

Hình b:

Bộ chuyển đổi điện giúp chuyển đổi điện năng trong các thiết bị điện sang các mức điện áp phù hợp với hệ thống lắp đặt, các thiết bị điện được hoạt động ổn định nếu được adapter cấp nguồn điện phù hợp nhất, ngoài ra cũng sẽ phụ thuộc vào công suất của các thiết bị.

Tham khảo thêm:   Top game thời trang hay nhất trên mobile

Chúng là khác nhau

❓Bộ thiết bị chuyển đổi điện áp hình 2.1b, sử dụng hiệu điện thế đầu vào bao nhiêu?

Gợi ý đáp án

Bộ thiết bị chuyển đổi điện áp hình 2.1b, sử dụng hiệu điện thế đầu vào: 220-240V

❓ Các hiệu điện thế đầu ra như thế nào?

Gợi ý đáp án

Các hiệu điện thế đầu ra: 12V với cường độ dòng điện là 1670 mA

❓ Những nguy cơ nào có thể gây mất an toàn hoặc hỏng các thiết bị chuyển đổi điện áp này.

Gợi ý đáp án

Nguy cơ: Làm chập cháy, hư hỏng thiết bị sử dụng nguồn điện

2. Sử dụng các thiết bị nhiệt và thủy tinh

Thảo luận: Quan sát thiết bị thí nghiệm về nhiệt học ở hình 2.2 và cho biết đặc điểm của các dụng cụ thí nghiệm. Trong khí tiến hành thí nghiệm để đảm bảo an toàn cần chú ý đến điều gì?

Gợi ý đáp án 

Đặc điểm dụng cụ thí nghiệm: dễ nứt vỡ, gây bỏng cho người sử dụng làm thí nghiệm

Trong khí tiến hành thí nghiệm để đảm bảo an toàn cần chú ý:

  • Cách cầm dụng cụ
  • Tránh va vào dụng cụ khi đun nóng

3. Sử dụng các thiết bị quang học

Thảo luận  Quan sát thiết bị quang hình 2.3 và cho biết đặc điểm của các dụng cụ thí nghiệm. Khi sử dụng và bảo quản thiết bị cần chú ý đến điều gì?

Gợi ý đáp án 

Các dụng cụ này rất dễ mốc, xước, nứt, vỡ, và dễ bám bụi bẩn.

Khi sử dụng và bảo quản thiết bị cần chú ý đến: Cầm dụng cụ nhẹ nhàng, thường xuyên lau chùi sạch bụi

II. Nguy cơ mất an toàn trong sử dụng thiết bị thí nghiệm vật lý.

1. Nguy cơ gây nguy hiểm cho người sử dụng

Thảo luận:

Em hãy quan sát một số hình ảnh về thao tác sử dụng các thiết bị thí nghiệm trong Hình 2.4 và dự đoán xem có những nguy cơ nào có thể gây nguy hiểm trong phòng thực hành vật lí.

Tham khảo thêm:  

Kể thêm những thao tác sử dụng thiết bị thí nghiệm khác có thể gây nguy hiểm trong phòng thực hành.

Gợi ý đáp án

(1) Những nguy cơ có thể gây nguy hiểm trong phòng thực hành Vật lí ở hình 2.4 là:

  • Hình a: Cắm phích điện vào ổ: tay chạm vào phần kim loại dẫn điện ở phích điện sẽ bị điện giật.
  • Hình b: Rút phích điện: cầm vào phần dây điện, cách xa phích điện thì có thể làm dây điện bị đứt, có thể bị điện giật.
  • Hình c: Dây điện bị sờn: cầm tay trần vào dây điện mà không có đồ bảo hộ nếu dây điện bị hở rất dễ bị giật điện.
  • Hình d: Chiếu tia laser: mắt nhìn trực tiếp vào tia laser gây nguy hiểm cho mắt.
  • Hình e: Đun nước trên đèn cồn: để lửa to, kẹp cốc thủy tinh quá gần với đèn cồn có thể vỡ cốc

(2) Một số thao tác sử dụng thiết bị thí nghiệm khác có thể gây nguy hiểm trong phòng thực hành là:

  • Để hóa chất lộn xộn, làm dính vào quần áo.
  • Để chất dễ cháy gần thí nghiệm mạch điện.
  • Thổi trực tiếp để tắt ngọn lửa đèn cồn.
  • Không đeo găng tay bảo hộ khi làm thí nghiệm với nhiệt độ cao.
  • Để nước, các dung dịch dễ cháy gần các thiết bị điện.

2. Nguy cơ hỏng thiết bị đo điện

❓Giới hạn đo của ampe kế trong hình 2.5 là bao nhiêu?

Gợi ý đáp án 

Giới hạn của ampe kế trong hình 2.5 là: 3A

3. Nguy cơ cháy nổ trong phòng thực hành

Em hãy quan sát một số hình ảnh về các thí nghiệm trong hình 2.7, và dự đoán có những nguy cơ cháy nổ nào có thể xảy ra trong phòng thực hành?

Gợi ý đáp án

Những nguy cơ:

a. Khi để các kẹp điện gần nhau, có thể làm cho chúng chạm vào nhau => truyền điện, chập điện

b. Để chất dễ cháy gần thí nghiệm mạch điện, làm cho ngọn lửa có thể phát ra từ có thiết bị thí nghiệm lây sang vật dễ cháy.

c. không đeo găng tay thì có thể người làm thí nghiệm sẽ bị bỏng

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Vật lí 10 Bài 2: Các quy tắc an toàn trong phòng thực hành vật lí Soạn Lý 10 trang 12 sách Kết nối tri thức của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *