Bạn đang xem bài viết ✅ Khởi nghĩa Lam Sơn: Nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa thắng lợi Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418–1427) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Khởi nghĩa Lam Sơn là gì? Khởi nghĩa Lam Sơn diễn ra khi nào? Diễn biến, kết quả, ý nghĩa ra sao? Là câu hỏi của rất nhiều bạn đọc. 

Trong bài viết dưới đây Wikihoc.com sẽ giới thiệu đến các bạn toàn bộ kiến thức về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi khởi xướng. Mời các bạn cùng theo dõi nội dung chi tiết bài viết dưới đây.

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn dưới sự lãnh đạo của Bình Định vương Lê Lợi và Bộ thống soái tài ba kết thúc thắng lợi, chấm dứt 21 năm thống trị của chính quyền phong kiến nhà Minh, mở ra một giai đoạn phát triển mới của chế độ quân chủ tập quyền trong lịch sử Việt Nam với vương triều Lê Sơ (1428-1527).

1. Nguyên nhân cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

*Nguyên nhân bùng nổ

– Với những âm mưu thâm độc và tội ác của chế độ thống trị nhà Minh, trong vòng 20 năm đô hộ nước ta, nhà Minh đã làm cho sự khuungr hoảng của xã hội ngày càng thêm sâu sắc, đất nước bị tàn phá, lạc hậu, nhân dân lâm vào cảnh lầm than, điêu đứng.

– Chế độ thống trị của nhà Minh không thể tiêu diệt được tinh thần đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta, với lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc ta đã cầm vũ khí đứng lên đấu tranh theo sự chỉ huy của các quý tộc nhà Trần.

2. Đặc điểm của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

– Từ một cuộc chiến tranh ở địa phương (nổ ra tại Lam Sơn – Thanh Hóa) phát triển thành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

– Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn có căn cứ kháng chiến.

– Suốt từ đầu đến cuối cuộc khởi nghĩa, tư tưởng nhân nghĩa luôn được đề cao.

  • Tư tưởng của “Bình Ngô đại cáo” là tư tưởng xuyên suốt phong trào đấu tranh.

“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo”

  • Khi giặc rơi vào thế cùng quẫn, nghĩa quân đã “thể đức hiếu sinh” cấp ngựa, thuyền cho chúng rút về nước.
Tham khảo thêm:   Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và gợi ý cắm kiểu hoa bất tử đẹp

3. Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Giai đoạn 1: Quá trình nghĩa quân Lam Sơn hoạt động ở Thanh Hóa

  • Mùa xuân năm 1418, người anh hùng Lê Lợi đã cùng với 50 tướng văn tướng võ và một số chí sĩ như Nguyễn Lý, Lê Văn An… phất cờ khởi nghĩa. Ông tự xưng là Bình Định Vương và kêu gọi nhân dân đánh quân Minh cứu nước.
  • Lúc này, quân Minh cai trị đất nước ta với hơn 5 vạn quân lính với chế độ hà khắc và tàn bạo.
    Giai đoạn đầu này được coi là thời kì khó khăn nhất của cuộc khởi nghĩa khi vừa lực lượng mỏng, quân lương thì thiếu thốn. Đây là nguyên nhân khiến nghĩa quân của Lê Lợi giai đoạn này chỉ thắng được những trận nhỏ.
  • Do lực lượng quá chênh lệch cũng như điều kiện khó khăn, nghĩa quân Lam Sơn nhiều lần bị quân Minh vây đánh. Điển hình là ba lần trong năm 1418, 1419 và 1422 nghĩa quân phải chạy lên núi Chí Linh.
  • Tướng sĩ Lê Lai phải đóng giả Lê Lợi để nhử quân Minh giúp nghĩa quân có đường thoát, trong một lần quân Minh vay gắt tại núi Chí Linh.
  • Bên cạnh đó, một số tù trưởng miền núi và quân nước Lào đi theo quân Minh đã gây khó khăn cho nghĩa quân Lam Sơn.
  • Năm 1422, Lê Lợi phải xin giảng hòa với quân Minh trước tình thế hết sức khó khăn đó.
  • Đến năm 1423, khi lực lượng đã củng cố, lấy lí do sứ giả bị quân Minh bắt giữ, Lê Lợi cắt đứt giảng hòa. Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bước vào giai đoạn mới.

Giai đoạn 2: Nghĩa quân Lam Sơn tiến vào Nam

  • Lê Lợi quyết định đưa quân vào vùng Nghệ An trong năm 1424. Đây được xem là bước tiến mới trong chiến thuật lãnh đạo của Bình Định Vương.
  • Nghĩa quân Lam Sơn đánh bại thành Đa Căng, đồng thời đánh lui quân cứu viện của Cầm Bành. Sau đó, nghĩa quân của Lê Lợi tiếp tục đánh bại Trà Lân.
  • Tướng quân Minh là Trần Trí bị thua liền mấy trận phải rút về thành cố thủ khi Đinh Liệt được Lê Lợi giao mang quân vào đánh Nghệ An.
  • Theo lệnh của Lê Lợi, Đinh Liệt đem quân đánh Diễn Chau vào tháng 5 năm 1425. Sau khi giao chiến, quân Minh thua phải chạy về vùng Tây Đô (Thanh Hóa ngày nay). Tiếp đó, các tướng như Lê Triện, Lưu Nhân Chú ra tiếp viện cho Đinh Lễ đánh Tây Đô, quân Minh lại bị thua phải rút về thành để cố thủ.
  • Các thành trì từ Thanh Hóa đều bị Lê Lợi làm chủ từ cuối năm 1425.
Tham khảo thêm:  

Giai đoạn 3: Nghĩa quân Lam Sơn giải phóng Đông Quan

Trong giai đoạn này, nghĩa quan liên tục tiến đánh và giành chiến thắng ở nhiều trận khác nhau.

Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động

  • Tháng 8/1426, Lê Lợi chia nghĩa quân làm 3 cánh đánh vào bắc với 3 hướng Tây Bắc, Đông Bắc và Đông Quan.
  • Tướng Lê Triện của nghĩa quân đánh bại Trần Trí ở Đông Quan. Sau đó quân Vân Nam của nhà Minh đến tiếp viện thì Lê Triện chia quân cho các tướng khác để đánh quân Vân Nam.
    Năm 1426, trước tình thế nguy cấp đó, 20.000 quân Minh đến tiếp viện cùng với 30.000 thổ minh bản xứ đến cứu giúp quân Minh dưới sự chỉ huy của Vương Thông và Mã Anh.
  • Tuy nhiên, mặc dù quân Minh được tiếp viện nhưng tướng Đỗ Bí của nghĩa quân Lam Sơn vẫn đánh bại Mã Kỳ ở Từ Liêm. Do Vương Thông đã phòng bị kĩ lưỡng nên tướng Lê Triện của nghĩa quân bị thuê đành rút về Cao Bộ và cầu cứu đến tướng Nguyễn Xí.
  • Tướng Đinh Lễ và Nguyễn Xí dụ quân Vương Thông vào trận Tốt Động, Chúc Động khiến quân Vương Thông thua to phải chạy về cố thủ ở Đông Quan.
  • Sau đó, Vương Thông nghĩ kế đòi lập con cháu nhà Trần lên làm vua (Trần Cảo) để tương kế tựu kế đánh lại nghĩa quân Lam Sơn. Tuy nhiên, Lê Lợi đã phát hiện kịp thời và cắt đứt giảng hòa.
  • Để thống nhất đất nước, Lê Lợi sai quân đi chiếm các thành như Điêu Diêu, Tam Giang và Xương Giang, Kỳ Ôn.

Lê Lợi chiếm được thành Đông Quan vào năm 1427.

  • Cuối năm 1427, 15 vạn quân Minh dưới sự chỉ huy của Liễu Thăng tiến sang nước ta.
  • Lê Lợi dùng mưu trí cho đánh cánh quân của Liễu Thăng trước để làm nản lòng địch.
  • Các nhánh quân Minh đều bị thua dưới sự chỉ huy của Lê Lơi, các tướng Minh người bị giết, người tự vẫn, chỉ có Hoàng Phúc sống sót được thả về.
  • Quân Lam Sơn phục kích quân của Mộc Thạch khiến hắn thua to vào ngày 14/12/1427.
    Vương Thông sợ quá bèn xin giảng hòa, sau đó hai bên tiến hành làm lễ thề tại thành Đông Quan.
  • Đến tháng chạp năm 1427, quân Minh rút về nước, cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi, diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã kết thúc.

4. Tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn 1418-1427

– Tháng 2 – 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, tự xưng là Bình Định Vương.

– Giữa năm 1418, quân Minh huy động một lực lượng mạnh, quyết bắt giết bằng được Lê Lợi. Trước tình hình nguy cấp, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi và hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.

Tham khảo thêm:   Tập làm văn lớp 5: Tả cảnh biển Vũng Tàu 2 Dàn ý & 22 bài văn tả cảnh biển lớp 5

– Cuối năm 1421, hơn 10 vạn quân Minh mở cuộc tấn công vào căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi lại phải rút quân lên núi Chí Linh.

– Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5 – 1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.

– Năm 1424, nghĩa quân tiến đánh Khả Lưu, giải phóng Nghệ An.

– Từ tháng 10-1424 đến tháng 8-1425, nghĩa quân đã giải phóng được Tân Bình và Thuận Hóa. Tháng 8 – 1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân huy quân tiến vào giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa.

– Cuối năm 1426, nghĩa quân tiến quân ra Bắc theo 3 đạo, mở rộng phạm vi hoạt động. Nghĩa quân chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh phải rút vào thành Đông Quan cố thủ.

– Cuối năm 1426, chiến thắng tại trận Tốt Động – Chúc Động.

– Tháng 10 – 1427, chiến thắng tại trận Chi Lăng – Xương Giang. Cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi.

5. Kết quả của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

  • Sau diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, kết quả thu được là tiêu diệt 5 vạn quân Minh, bắt sống 1 vạn tên, Vương Thông phải tháo chạy về Đông Quan.
  • Các tướng Minh như Lương Minh, Liễu Thăng cùng hàng vạn tên giặc đã bị giết.
  • Mộc Thạch phải tháo chạy, Vương Thông phải xin hàng và chấp nhận mở hội thề ở Đông Quan.
  • Đến năm 1428, nước ta đã sạch bóng quân Minh. Chấm dứt 20 năm độ hộ phong kiến của nhà Minh => Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã thắng lợi vẻ vang và mang đến ý nghĩa lịch sử to lớn.

6. Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

  • Lòng yêu nước nồng nàn, niềm tự hào sâu sắc, ý chí kiên cường quyết tâm giành lại được độc lập của nhân dân ta.
  • Sự lãnh đạo đúng đắn, tài giỏi của bộ chỉ huy nghĩa quân, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyên Trãi.
  • Chiến lược, chiến thuật đánh giặc đúng đắn, sáng tạo của bộ chỉ huy nghĩa quân.
  • Tinh thần chiến đấu ngoan cường của nghĩa quân.

7. Ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

  • Sự thắng lợi của khởi nghĩa đã chấm dứt hơn 20 năm đô hộ của triều đình phong kiến nhà Minh.
  • Mở ra một thời kì mới của đất nước ta thời Lê Sơ
  • Đập tan những âm mưu xâm lược đô hộ của nhà Minh.
  • Thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta, lòng dũng cảm và tinh thần chiến đấu bất khuất cũng như tinh thần nhân đạo sáng ngời của dân tộc.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Khởi nghĩa Lam Sơn: Nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa thắng lợi Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418–1427) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *