Bạn đang xem bài viết ✅ Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2023 – 2024 (Sách mới) Ôn tập giữa kì 1 Tiếng Việt 4 sách KNTT, Cánh diều ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2023 – 2024 mang tới những dạng câu hỏi luyện từ và câu, đọc hiểu, tập làm văn sách Cánh diều, Kết nối tri thức với cuộc sống. Qua đó, giúp thầy cô giao đề cương ôn tập cho học sinh của mình.

Đồng thời, cũng giúp các em học sinh lớp 4 làm quen với các dạng bài tập, ôn thi giữa kì 1 năm 2023 – 2024 hiệu quả. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề cương ôn tập ôn Toán. Vậy mời thầy cô và các em học sinh cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 4 Cánh diều

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1: Xếp các danh từ chiếc khăn, , quần áo, đồng hồ vào hai nhóm thích hợp

a) Danh từ chỉ người:……………………………………………………

b) Danh từ chỉ vật:………………………………………………… …

Câu 2: Dấu gạch ngang trong trường hợp dưới đây có tác dụng gì?

Thấy một cậu bé trong nhóm đi cà nhắc vì bị tật ở chân, ông chủ liền bước ra khỏi xe, đến chỗ cậu bé và hỏi: – Cháu có muốn đôi chân được lành lặn bình thường không?

A. Đánh dấu lời nói của nhiều nhân vật.
B. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật trong đối thoại.
C. Đánh dấu các đoạn trong một bài văn.
D. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.

Câu 3: Cho các sự vật sau: đồng hồ, chú cún con. Em hãy đặt câu có sử dụng hình ảnh nhân hóa các sự vật đã nêu trên.

Câu 4. Nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong đoạn hội thoại sau:

Thấy tôi, Dũng liền nói:

– Cháu chào bác ạ!

– Chào cháu, cháu đi học à? – Tôi đáp lại.

…………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………

Câu 5. Tìm từ dùng sai trong các câu sau gạch chân dưới từ sai, rồi sửa lại

Tham khảo thêm:   Quả bứa là quả gì? Tác dụng, giá thành, mua ở đâu?

a, Bạn Lan rất chân chính, nghĩ sao nói vậy.

…………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………

b, Người nào tự tin,người đó sẽ không tiến bộ được.

…………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………

Câu 6. Đặt dấu ngoặc kép vào những chỗ thích hợp để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc ý nghĩa của nhân vật trong đoạn văn sau:

Đúng như câu tục ngữ đã nói: Có công mài sắt có ngày nên kim. Hùng thường tâm sự với tôi: Có được những nét chữ như bây giờ, mình phải trải qua một quá trình khổ luyện hết sức vất vả.

Câu 7. Theo em, câu văn dưới đây có sử dụng hình ảnh nhân hóa hay không? Giải thích.

Bác mưa đem đến dòng nước mát cho muôn loài sau những ngày nắng gắt.

…………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………

Câu 8. Đặt 2 câu và gạch chân vào các danh từ đó trong trường hợp sau:

a. Câu chứa danh từ chung.

b. Câu chứa danh từ riêng.

…………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………

Câu 9: Trong câu: “Cô bé muốn dành cho bố con ông lão và cả em mình một niềm vui bất ngờ.” có số danh từ là: (M3)

A. Ba danh từ. Đó là: ………………………………………………………………………….

B. Bốn danh từ. Đó là:…………………………………………………………………………

C. Năm danh từ. Đó là:………………………………………………………………………..

D. Sáu danh từ. Đó là:………………………………………………………………………..

Câu 10. Gạch chân dưới lỗi sai trong câu sau:

Chàng hoàng tử xinh xắn khôi ngô bước tới và cầu hôn công chúa.

…………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………

Câu 11: Từ nào dưới đây có nghĩa là “ người trông coi thư viện”(M3)

A.Thủ thư

B. Thủ sách

C. Thủ kho

D. Thư viện viên

Câu 12: Gạch chân những từ dùng sai trong câu và chữa lại cho đúng.

a. Bắc rất tự trọng khi phát biểu trước lớp.’

…………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………

b, Chúng ta tự mãn vì lịch sử chống giặc ngoại xâm vô cùng oanh liệt của cha ông.

…………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………

…..

II. TẬP LÀM VĂN

Đề 1: Viết đơn xin tham gia một hoạt động học tập (hoặc lao động, thể thao, văn nghệ).

Đề 2: Viết bài văn thuật lại một tiết học đáng nhớ đối với em.

Đề 3: Em hãy viết một lá đơn xin cấp thẻ thư viện (hoặc thẻ đọc sách) ở trường em.

Đề 4: Em hãy viết đoạn văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Spring Day

Đề 5: Viết đoạn văn nêu lí do em yêu thích một nhân vật trong câu chuyện đã nghe, đã đọc.

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 4 KNTT

Bài 1: Nối từ ở cột A với nhận xét ở cột B sao cho phù hợp:

A B
1. Buổi sáng a. Danh từ chỉ người
2. Bếp củi b. Danh từ chỉ vật
3. Sương mù c. Danh từ chỉ hiện tượng
4. Bộ đội d. Danh từ chỉ thời gian

Bài 2: Gạch dưới các danh từ trong mỗi câu sau:

a) Bác Lan đưa tranh của Bống cho ông họa sĩ Phan xem để hỏi ý kiến.

“Đồng cỏ nở hoa” – (Ma Văn Kháng).

b) Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một quân đoàn danh dự đứng trang nghi.

“Cây và hoa bên lăng Bác”- (Theo Tiếng Việt 2, 2006)

c) Núi Thầy rồi núi Ba Vì, sông Đà, dãy núi Hòa Bình,… triền miên một dải miền tây ẩn hiện dưới làn mây lúc dày, lúc mỏng.

“Đi máy bay Hà Nội –Điện Biên” – (Trần Lê Văn)

d) Ánh trăng vừa thực vừa hư
Vườn sau gió thổi nghe như mưa rào.

“Đêm Thu” – (Trần Đăng Khoa)

e) Hạt mưa tinh nghịch lắm
Thi cùng với ông Sấm
Gõ thùng với trẻ con
Ào ào trên mái tôn.

“Hạt mưa” – (Lê Hồng Thiện)

Bài 3: Tìm các danh từ và đặt câu với danh từ vừa tìm được.

a) Chỉ đồ dùng trong gia đình:

– Các danh từ : ……………………………………………………………………………………..

– Đặt câu: ………………………………………………………………………………………….

b) Chỉ đồ dùng học tập:

– Các danh từ : ……………………………………………………………………………………..

– Đặt câu: ………………………………………………………………………………………….

c) Chỉ các hiện tượng tự nhiên:

– Các danh từ : ……………………………………………………………………………………..

– Đặt câu: ………………………………………………………………………………………….

d) Chỉ các con vật:

– Các danh từ : ……………………………………………………………………………………..

– Đặt câu: ………………………………………………………………………………………….

Bài 4: Viết các danh từ vào chỗ chấm trong mỗi câu văn dưới đây sao cho phù hợp:

a) Vầng ……….…… tròn quá, ánh trăng trong xanh toả khắp khu ……………

b) bắt đầu thổi mạnh, lá cây rơi nhiều.

c) Mùa xuân đến, ………..…… bắt đầu xây tổ khoe sắc thắm.

d) …………….. bỗng tối sầm lại, ….…….. thổi ù ù đen kéo đến ùn ùn như ông trời

đang mặc áo giáp đen ra trận.

Bài 5: Tìm các danh từ chỉ hiện tượng phù hợp điền vào chỗ trống, trong câu sau:

a) Các tỉnh miền Trung thường xảy ra hằng năm.

Tham khảo thêm:   Bà bầu kiêng ăn gì? 10 loại thực phẩm bà bầu nên kiêng kỵ

b) Sau cơn mưa, xuất hiện với bảy màu rực rỡ.

c) Chúng tôi phản đối và mong muốn hòa bình.

d) Nước Việt Nam có đường bờ dài và thật đẹp!

Bài 6: Chọn danh từ trong khung điền vào chỗ trống.

Chim, lộc, đất, mưa, gió, muông thú, mộc nhĩ, cây cối

………………….. rơi lất phất. ………………… đang hót trên những cành cây lấm tấm hạt nước. Không biết …………………… bắt đầu đâm từ bao giờ mà đã xanh rờn.

Dọc bờ suối, những đám ……………………. mới mọc bâu kín các thân gỗ đổ. Nấm nở thêm từng vạt, chen chúc nhau trên nền ẩm ướt.

(Theo Vũ Hùng)

Bài 7: Điền danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên vào chỗ trống, trong đoạn văn sau:
Buổi trưa, mặt trời tỏa …………………….gay gắt, chói chang. Bỗng từ đâu

…………………….đen kéo tới, che kín cả bầu trời. …………………. cuồn cuộn thổi.

…………………….lóe lên từng hồi sáng rực, …………………… nổ đì đùng. Rồi

………………… ầm ầm trút xuống. Không gian đẫm nước.

(Theo Phạm Khải)

Bài 8: Hãy viết lại các danh từ riêng dưới đây cho đúng:

bạch thái bưởi

……………………………………………

Bạch long vĩ

……………………………………………

Trần đăng khoa

……………………………………………

phần lan

……………………………………………

Nông văn Dền

……………………………………………

cao bằng

……………………………………………

Bài 9: Hãy tìm và viết lại các danh từ chung, danh từ riêng:

a. “Cột cờ Lũng Cú được xây dựng trên đỉnh núi Rồng thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.”

Danh từ chung

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

Danh từ riêng

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

a) Than Phấn Mễ, thiếc Cao Bằng
Phố phường như nấm như măng giữa trời.
Ai về mua vại Hương Canh
Ai lên mình gửi cho anh với nàng
Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng
Vải tơ Nam Định lụa hàng Hà Đông.

(Theo Tố Hữu)

Danh từ chung

Danh từ riêng

………………………………………………

………………………………………………

………………………………………………

………………………………………………

………………………………………………

………………………………………………

Bài 10: Em hãy kể tên 10 danh từ riêng về danh lanh thắng cảnh hoặc địa điểm du lịch ở Việt Nam mà em biết?

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

….

>> Tải file để tham khảo toàn bộ Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2023 – 2024 (Sách mới)

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2023 – 2024 (Sách mới) Ôn tập giữa kì 1 Tiếng Việt 4 sách KNTT, Cánh diều của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *