Bạn đang xem bài viết ✅ Nghị luận về câu Tiền mua được tất cả trừ hạnh phúc (Dàn ý + 4 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 12 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Sau đây  giới thiệu đến tất cả thầy cô và các bạn một số bài văn mẫu lớp 12: Nghị luận về câu Tiền mua được tất cả trừ hạnh phúc, đây là tài liệu đã được chúng tôi tổng hợp và đăng tải tại đây.

Nghị luận về câu Tiền mua được tất cả trừ hạnh phúc

Với dàn ý chi tiết và một số bài văn mẫu nghị luận về câu Tiền mua được tất cả trừ hạnh phúc dưới đây, chúng tôi hy vọng có thể giúp cho mọi người rèn luyện kĩ năng viết văn nghị luận xã hội lớp 12, cũng như có thêm hành trang để bước vào kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới. Sau đây chúng tôi xin mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.

Dàn ý nghị luận về câu Tiền mua được tất cả trừ hạnh phúc

I. Mở bài:

– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Tiền mua được tất cả trừ hạnh phúc.

II. Thân bài:

* Giải thích:

– Tiền bạc mua được tất cả

+ Trong xã hội, các giá trị được lưu hành qua sự trao đổi thì đôi khi đồng tiền có thể nói là có sức mạnh vạn năng.

+ Tiền là thước đo giá trị sản phẩm và cũng là thước đo sức mạnh, thế lực của con người.

+ Tiền là phương tiện thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người trong đời sống thường ngày.

+ Nếu được đầu tư đúng, tiền bạc sẽ tạo điều kiện phát triển về mọi mặt: văn hóa, trí tuệ, giao tiếp xã hội, làm tăng uy tín của con người

– Tiền bạc không mua được hạnh phúc

+ Hạnh phúc đích thực không thể là một sản phẩm để mua bán. Hạnh phúc chân chính phải xuất phát từ nỗ lực cá nhân, được nảy nở từ lòng nhân ái, được nuôi dưỡng từ tình yêu thương.

+ Hạnh phúc hiểu theo nghĩa rộng bao gồm hạnh phúc trong tình yêu gia đình, bạn bè, hạnh phúc trong công việc, trong cuộc sống hàng ngày và hạnh phúc là đấu tranh (Các Mác). Như vậy hạnh phúc đúng nghĩa được xây dựng trên những giá trị mang ý nghĩa tinh thần cao quý, có tính tự nguyện, không thể ép buộc để trao đổi.

+ Cho nên, hạnh phúc không thể mua được bằng tiền bạc. “Tiền bạc không tạo ra hạnh phúc, mà chỉ góp phần vào hạnh phúc” như một câu châm ngôn phương Tây khẳng định.

* Bàn luận:

– Mặt tích cực là đồng tiền làm cho cuộc sống thêm phong phú, kích thích sự sáng tạo, nỗ lực cá nhân trên mọi lĩnh vực đời sống. Đồng tiền cũng là thước đo năng suất lao động, thể hiện trình độ lao động của con người.

– Mặt tiêu cực là nếu lấy đồng tiền làm mục đích thì con người sẽ trở thành nô lệ cho tiền bạc, cuộc sống rơi dần vào bi kịch và có thể mất dần nhân tính, trở nên xấu xa, tàn bạo.

– Chất lượng cuộc sống phụ thuộc vào sự giàu nghèo, tiền bạc nhưng tuyệt nhiên không phải cứ có tiền là có hạnh phúc và ngược lại, không hẳn người nghèo không có hạnh phúc bằng kẻ giàu có.

– Cuộc sống đòi hỏi chúng ta phải cố gắng lao động, vươn lên làm giàu một cách chính đáng cho mình và cho xã hội để bản thân và mọi người có điều kiện sống hạnh phúc. Nhưng quan trọng hơn là ta cần phải tạo sự hài hòa giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần.

* Bài học:

– Hạnh phúc là một báu vật do con người tạo nên, không thể mua bán. Cho nên ước vọng lớn nhất của con người là xây dựng được cuộc sống hạnh phúc cho bản thân, gia đình và xã hội. Ta cần ý thức sâu sắc mối quan hệ giữa đồng tiền và hạnh phúc: tiền bạc chỉ là một phương tiện góp phần tăng thêm hạnh phúc, chứ không phải là mục đích duy nhất và cao nhất của cuộc đời.

– Cuộc sống có ý nghĩa đích thực là cuộc sống có đời sống tinh thần phong phú, có khát vọng sáng tạo và cống hiến cho đời, có tình cảm nhân ái, hài hòa về vật chất và tinh thần.

III. Kết bài:

– Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận.

Nghị luận về câu Tiền mua được tất cả trừ hạnh phúc – Mẫu 1

Không ai có thể phủ nhận được vai trò của đồng tiền, nhất là trong thời buổi kinh tế hàng hóa hiện nay. Nhiều người cho rằng, đồng tiền có tác dụng vạn năng nhưng cũng có người cho rằng: “Tiền có thể mua được tất cả, trừ hạnh phúc”. Vậy, những ý kiến trên đúng sai như thế nào?

Nhu cầu vật chất ngày càng tăng, đồng tiền ngày càng có giá trị. Con người như nhận thức được tầm quan trọng của đồng tiền, càng ra sức kiếm tiền, phục vụ cho nhu cầu vật chất của mình. Đồng tiền không những có giá trị thực dụng, chi phối cả yếu tố tinh thần, tình cảm cảm xúc của con người. Đồng tiền là phương tiện làm cho con người có được những trò tiêu khiển, giải trí, những món quà đem lại nụ cười… Đồng tiền đem lại vật chất, những gì người ta muốn: nhà lầu, xe hơi, kim cương… hay những gì quý giá hơn nữa. Đồng tiền là công cụ cho con người làm việc: xây dựng cơ sở vật chất, giải quyết các chi phí…

Trong xã hội hiện nay, dường như hầu hết mọi vấn đề đều động chạm đến tiền. Càng ngày, đồng tiền càng có thế lực, con người không còn coi đồng tiền là phương tiện làm việc, đồng tiền đã hoá thành mục đích. Trong một xã hội kinh tế như hiện nay, quả nhiên, đồng tiền rất có giá trị. Nhưng, đồng tiền có thực sự mua được tất cả, nắm tiền trong lay liệu ta có thể có được những gì mong muốn? Đồng tiền mua được vật chất vậy, có thể mua được hạnh phúc? Đồng tiền mua được nhà lầu, xe hơi… Vậy, có thể mua được nụ cười, niềm vui, tình yêu…? Hạnh phúc là gì? Hạnh phúc là những rung cảm chân thành sâu sắc nhất từ tận đáy lòng, là lúc ta muốn ôm cả thế giới vào lòng, ta thấy ấm ngay giữa trời đông băng giá. Hạnh phúc không bắt nguồn từ những giá trị vật chất mà bắt nguồn từ tâm hồn, trái tim. Hạnh phúc chưa chắc có trong xa hoa tráng lệ nhưng tràn ngập trong nụ cười, niềm vui, tình yêu…

Tham khảo thêm:   Sinh năm 1988 mệnh gì? Hợp tuổi gì? Hợp hướng nào?

Người phụ nữ sống trong nhung lụa vàng son mà cô đơn lạnh lẽo liệu có hạnh phúc? Một cái dạ dày no đủ và một trái tim chết đói liệu có hạnh phúc? Hạnh phúc đến đơn giản nhẹ nhàng, không cần tiền bạc, không xa hoa phù phiếm. Là một buổi sáng ngắm bình minh trên mặt biển, là nhìn ngắm một bông hoa nở muộn đẫm mình trong sương đêm và nắng sớm, là chiếc hôn nhẹ nhàng của người chồng lên trán vợ để xua đi bao mệt mỏi, toan lính hàng ngày… Hạnh phúc tràn ngập quanh ta, nhưng hạnh phúc đến rất khẽ, chỉ cần ta im lặng lắng nghe tiếng gõ cửa của hạnh phúc. Tuyệt nhiên đồng tiền không thể xen vào những khoảnh khắc đó mặc dù đồng tiền đã len lỏi đến tận mọi ngóc ngách, ngõ hẻm nhưng đã không thể chạm đến hạnh phúc. Hạnh phúc là những thời khắc con người ta trở nên trong lành, thanh khiết, không toan tính chuyện vật chất. Cuộc sống ngắn ngủi, con người ta lại mãi chạy theo đồng tiền. Vậy đồng tiền có mua được tuổi xuân, nhiệt huyết và sự bất tử? Cho dù y học ngày nay phát triển như thế nào, với đồng tiền, ta xây dựng cơ sở vật chất tốt nhất, loại thuốc tốt nhất, điều trị hiện đại nhất cũng không giữ chân được thời gian. Tuy nhiên, không thể phủ nhận giá trị của đồng tiền. Chúng ta là con người của thời đại mới, thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Không có phương tiện liền bạc, là khó lòng đạt được mục đích. Bản thân những học sinh, để được đi học nên người cũng phải đóng học phí. Đã từ rất lâu, đồng tiền thâm nhập vào thế giới con người, giúp đỡ con người nhưng cũng có lúc điều khiển con người. Đồng tiền là con dao hai lưỡi, góp phần tạo nên hạnh phúc và cũng có thể giết chết hạnh phúc.

Ta không phủ nhận đồng tiền và cũng không phủ nhận hạnh phúc. Đồng tiền hay những giá trị vật chất, hạnh phúc hay những giá trị tinh thần đều không thể thiếu đối với con người và cuộc sống. Thiếu một trong hai, con người không thể tồn tại.

Nghị luận về câu Tiền mua được tất cả trừ hạnh phúc – Mẫu 2

Có người cho rằng: “Tiền có thể mua được tất cả, trừ hạnh phúc”, nhận định trên đúng hay sai khi trong thời đại hiện nay, con người buộc mình phải gắn vật chất và trở nên thực dụng hơn. Nhưng song song cùng những giá trị vật chất, cuộc sống tinh thần, những tình cảm cảm xúc không thể thiếu đối với con người. Liệu tất cả đều bị chi phối bởi đồng tiền?

Từ lúc được tạo hoá sinh ra, con người phải gắn liền với vật chất, có nhu cầu đòi hỏi về vật chất. Con người cần ăn, uống, mặc… nhưng lúc bấy giờ, tuyệt nhiên chưa xuất hiện, sự có mặt của đồng tiền. Tiến thêm một bước nữa, khi thế giới nguyên thuỷ đã ổn định, đi vào trật tự, vật chất có dư thừa, con người bắt đầu thực hiện trao đổi vật chất, không có tiền – một đơn vị trao đổi nhất định, người ta chỉ đổi thứ này lấy thứ khác.

Đến lúc hình thành xã hội thực sự, đơn vị trao đổi đòi hỏi phải xuất hiện, vật chất trao đổi càng nhiều, nhu cầu trao đổi càng cao. Lúc đầu, đơn giản chỉ là những vỏ ốc, những đồng xu, cắc bạc, đơn vị trao đổi lúc ấy còn rất đơn thuần, chưa thống nhất. Dần dần, xã hội kinh tế hoá, tiền ra đời và thực sự thâm nhập, đi sâu vào xã hội, vào mỗi gia đình, mỗi con người.

Nhu cầu vật chất ngày càng tăng, đồng tiền ngày càng có giá trị. Con người như nhận thức được tầm quan trọng của đồng tiền, càng ra sức kiếm tiền, phục vụ cho nhu cầu vật chất của mình. Đồng tiền không những có giá trị thực dụng, đồng tiền chi phối cả yếu tố tinh thần, tình cảm cảm xúc của con người. Đồng tiền là phương tiện đưa con người có được những trò tiêu khiển, giải trí, những món quà đem lại nụ cười… Đồng tiền đem lại vật chất, những gì người ta muốn: nhà lầu, xe hơi, kim cương… hay những gì quý giá hơn nữa. Đồng tiền là công cụ cho con người làm việc: xây dựng cơ sở vật chất, giải quyết các chi phí…

Trong xã hội hiện nay, dường như hầu hết mọi vấn đề đều động chạm đến tiền. Đồng tiền đã ăn sâu vào tiềm thức con người, chi phối tư tưởng con người, hể làm việc gì mà không có tiền hoặc không vì tiền, không dễ dàng gì người ta làm. Người ta làm việc hăng say, hứng thú khi treo trên đầu là một khoản tiền lớn nhận được sau khi hoàn thành công việc.

Càng ngày, đồng tiền càng có thế lực, con người không còn coi đồng tiền là phương tiện làm việc, đồng tiền đã hoá thành mục đích. Trong một xã hội kinh tế như hiện nay, quả nhiên, đồng tiền rất có giá trị. Nhưng, đồng tiền có thực sự mua được tất cả, nắm tiền trong tay liệu ta có thể có được những gì muốn. Đồng tiền mua được vật chất vậy có thể mua được hạnh phúc. Đồng tiền mua được nhà lầu, xe hơi… Vậy có thể mua được nụ cười , niềm vui, tình yêu…?

Hạnh phúc là gì? Hạnh phúc là những rung cảm chân thành sâu sắc nhất từ tận đáy lòng, là lúc ta muốn ôm cả thế giới vào lòng , ta thấy ấm ngay ngay giữa trời đông băng giá. Hạnh phúc không bắt nguồn từ những giá trị vật chất mà bắt nguồn từ tâm hồn, trái tim. Hạnh phúc chưa chắc có trong xa hoa tráng lệ nhưng tràn ngập trong nụ cười, niềm vui, tình yêu… Người phụ nữ sống trong nhung lụa vàng son mà cô đơn lạnh lẽo liệu có hạnh phúc? Một cái dạ dày no đủ và một trái tim chết đói liệu có hạnh phúc.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội về sống có mục đích (2 Dàn ý + 10 mẫu) Những bài văn hay lớp 12

Hạnh phúc đến đơn giản nhẹ nhàng, không cần tiền bạc, không xa hoa phù phiếm. Là một buổi sáng ngắm bình minh trên mặt biển, là nhìn ngắm một bông hoa nở muộn đẫm mình trong sương đêm và nắng sớm, là chiếc hôn nhẹ nhàng của người chồng lên trán vợ để xua đi bao mệt mỏi, toan tính trong ngày… Hạnh phúc tràn ngập quanh ta, nhưng hạnh phúc đến rất khẽ, chỉ cần ta im lặng lắng nghe tiếng gõ cửa của hạnh phúc.

Tuyệt nhiên đồng tiền không thể xen vào những khoảnh khắc đó mặc dù đồng tiền đã len lỏi đến tận mọi ngóc ngách, ngõ hẻm nhưng đã không thể chạm đến hạnh phúc. Hạnh phúc là những thời khắc con người ta trở nên trong lành, thanh khiết, không toan tính, tính toán chuyện vật chất.

Cuộc sống ngắn ngủi, con người ta lại mãi chạy theo đồng tiền. Vậy đồng tiền có mua được tuổi xuân, nhiệt huyết và sự bất tử? Cho dù y học ngày nay phát triển như thế nào, với đồng tiền ta xây dựng cơ sở vật chất tốt nhất, loại thuốc tốt nhất, điều trị hiện đại nhất cũng không giữ chân được thời gian. Bữa cơm thịt cá ê hề trong căn nhà sang trọng, những thành viên hờ hững với bữa ăn, không có một tiếng nói cười, nếu có chỉ là những lời trách mắng, chửi rủa có sung sướng hơn mâm cơm đạm bạc, gia đình quây quần bên nhau, đầm ấm, hạnh phúc.

Nếu con người ta quay ngược trở lại thời cổ đại nhưng vẫn giữ nếp sống, nếp nghĩ như bây giờ, liệu con người có thể tồn tại không có sự có mặt của đồng tiền. Tổ tiên ta xưa cũng đã tồn tại và phát triển đấy thôi. Nhưng với con người của thời hiện đại có lẽ không dễ dàng , họ đã quá quen với lối sống hiện đại, chạy theo đồng tiền, lối nghĩ “có tiền mua tiên cũng được”, họ đã chạy quá nhanh theo đồng tiền mà ngu ngốc bỏ phí những khoảnh khắc hạnh phúc tuyệt vời, vô giá mà họ không phải tốn một xu nào.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận giá trị của đồng tiền. Chúng ta là con người của thời đại mới, thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Không có phương tiện tiền bạc, ta khó lòng đạt được mục đích. Bản thân những học sinh, để ngồi ở ghế nhà trường, tiếp thu tri thức để sau này nên người phải đóng học phí.

Bệnh nhân muốn khoẻ mạnh phải điều trị, thuốc thang, phải thanh toán viện phí. Doanh nhân muốn phát triển, mở rộng công ty phải đầu tư vốn… Những hoạt động đó không bị đồng tiền chi phối mà sử dụng đồng tiền đúng chức năng giá trị, chuyển tiếp từ thứ này sang một thứ tốt hơn trên phương tiện tiền bạc.

Bởi vậy, vô số các nhà đầu tư, nhà tài trợ, nhà từ thiện đã từ đông tiền biến đồng tiền thành hạnh phúc, đó là những xuất học bổng, những ca mổ không mất chi phí, những khoản tiền đầu tư… Nếu sử dụng đồng tiền đúng cách, ta sẽ mua được hạnh phúc vô giá.

Đã từ rất lâu, đồng tiền thâm nhập vào thế giới con người, giúp đỡ con người nhưng cũng điều khiển con người. Giăng-van-giăng bị bỏ tù chỉ vì ăn trộm một chiếc bánh mì cho cháu. Chị Dậu bán con, bán chó lấy mấy đồng cắc về chuộc chồng… Tất cả chẳng phải đều vì đồng tiền, đồng tiền không sai khiến họ, đồng tiền sai khiến kẻ khác dồn ép họ, buộc họ vào bước đường cùng.

Đồng tiền là con dao hai lưỡi, mua hạnh phúc và cũng giết chết hạnh phúc. Liệu có hạnh phúc được khi dạ dày lép kẹp, tâm trí chỉ nghĩ đến miếng ăn, và khi nghĩ đến miếng ăn, miếng ăn choán toàn bộ suy nghĩ, không còn chỗ cho điều gọi là hạnh phúc.Gia đình hạnh phúc ấm êm và không bao giờ phải lo nghĩ vấn đề tiền bạc nhưng sẽ sao nếu vấn đề cơm áo gạo tiền xuất hiện thường nhật trong những bữa ăn, cuộc trò chuyện. Sự bon chen, tính toán đời thường, tính thực dụng che đi cái hạnh phúc ngọt ngào mà mỏng manh.

Ta không phủ nhận đồng tiền và cũng không phủ nhận hạnh phúc. Đồng tiền hay những giá trị vật chất, hạnh phúc hay những giá trị tinh thần đều không thể thiếu đối với con người và cuộc sống. Thiếu một trong hai, con người không thể tồn tại hoặc tồn tại không đúng nghĩa.

Nghị luận về câu Tiền mua được tất cả trừ hạnh phúc – Mẫu 3

“Tiền mua được tất cả trừ hạnh phúc”. Thật vậy! Tiền bạc là vật dụng được phép sử dụng trong việc mua bán trao đổi các hàng hóa, vật chất, dịch vụ. Tuy nhiên, nó không thể mua được các giá trị tinh thần, trong đó có sự hạnh phúc. Bởi hạnh phúc là trạng thái tình cảm xuất phát từ trái tim, là cảm xúc vui sướng khi ta đạt được hoặc làm được điều gì đó có ý nghĩa, còn tiền bạc chỉ thỏa mãn nhu cầu về vật chất. Một ví dụ đơn giản cho điều này, đó là tiền có thể mua được nhà cửa, nhưng không thể mua được tình cảm gia đình. Nếu chúng ta cứ mải chạy theo giá trị vật chất mà quên đi những giá trị tinh thần thì chúng ta sẽ bị sa ngã vào lối sống thực dụng, ích kỉ. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể phủ nhận giá trị của tiền bạc trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tạo ra cơ sở vật chất, hạ tầng, cải thiện đời sống xã hội. Chính vì vậy, mỗi chúng ta cần hiểu rõ giá trị thực của hạnh phúc, không để nhân cách bị tha hóa bởi sức mạnh của đồng tiền. Có như vậy, con người mới hiểu được giá trị thực sự của cuộc sống, của bản thân, từ đó xây dựng xã hội thêm văn minh, gắn kết.

Nghị luận về câu Tiền mua được tất cả trừ hạnh phúc – Mẫu 4

Nhận định trên đúng hay sai khi trong thời đại hiện nay khi con người buộc mình phải gắn vào cuộc sống vật chất và ngày càng trở nên thực dụng. Nhưng những giá trị vật chất ấy có thực sự chi phối toàn bộ cuộc sống của chúng ta! Một cuộc sống khác bằng tình cảm, cảm xúc và sự chân thành của con người. Liệu tất cả đều bị chi phối bởi đồng tiền?

Tham khảo thêm:   Cách làm mặt nạ, trang phục và trang điểm Halloween ấn tượng

Tiền có thể mua được tất cả những gì thuộc về vật chất nhưng với những giá trị thuộc về tinh thần mà đặc biệt hơn cả đó là hạnh phúc thì cũng mua đặng chăng!. “Hạnh phúc” – từ thường được nhiều người nhắc đến nhưng đã mấy ai trong chúng ta thấu hiểu được ý nghĩa đích thực của nó. Hạnh phúc ư! Nghe sao có vẻ hoa mỹ nhưng hết sức giản dị, thế nhưng tại sao chúng ta lại luôn cố tìm. Hạnh phúc chính là những giá trị cao quý, thiêng liêng nhất, toàn vẹn nhất mà con người chúng ta luôn muốn hướng đến.

Tiền bạc có thể mua được rất nhiều thứ ngoại trừ hạnh phúc!

Giá trị của đồng tiền và giá trị của hạnh phúc sẽ được so sánh nếu chúng ta đi tìm được một đơn vị tương thích cho sự tương quan của chúng. Có thể quý vị sẽ cho rằng trong một gia đình có sự chênh lệch về giàu nghèo, những đứa con có khả năng tài chính dồi dào thường được cha mẹ yêu thương hơn và quý trọng hơn, hay trong xã hội địa vị và quyền lực những người tạo dựng cho mình vị thế sẽ khiến cho người khác cảm phục và kính trọng, nhưng có thể đã nhầm. Gia đình chúng ta cha mẹ thường thương cho “thằng Út nó khổ” chứ chưa ai bảo rằng “quý cậu hai giàu” và cảm phục giai tầng mang lại phúc lợi xã hội chứ ai mang ơn kẻ bóc lột mình.

Đó là giá trị của đồng tiền mang lại, tiền là một thứ tiêu biểu cho giá trị vật chất cho nên chỉ có thể mua những gì thuộc về vật chất còn hạnh phúc là một loại tiêu biểu cho giá trị tinh thần. Tiền chỉ có thể đem lại những yếu tố giúp cho việc tạo ra hạnh phúc dễ dàng hơn, có thể là cho bạn, cho gia đình bạn hoặc cao hơn là những người xung quanh bạn. Có nhiều người nghĩ rằng, tiền sẽ tạo ra cơm no, áo ấm, của cải vật chất và cho họ một cuộc sống thật sự trọn vẹn. Thật ra những điều ấy cho ta thấy rằng tiền bạc chỉ là một chất xúc tác giúp ta tạo ra hạnh phúc. Việc bạn có thật sự hạnh phúc hay không khi bạn có tiền tất cả đều phụ thuộc vào cách mà bạn kiếm đồng tiền ấy như thế nào, cách bạn dùng tiền trong cuộc sống của mình ra sao, và bạn có thật sự hiểu đúng được giá trị đích thực của đồng tiền hay không?

Thế Hạnh phúc là gì? Chính là những rung cảm chân thành sâu sắc nhất từ tận đáy lòng, là lúc ta muốn ôm cả thế giới vào lòng, ta thấy ấm ngay ngay giữa trời đông băng giá. Hạnh phúc không bắt nguồn từ những giá trị vật chất mà bắt nguồn từ tâm hồn, trái tim. Hạnh phúc chưa chắc có trong xa hoa tráng lệ nhưng tràn ngập trong nụ cười, niềm vui, tình yêu…

Hạnh phúc không mua được bằng tiền nhưng nếu không có tiền thì bạn không thể đảm bảo và phát triển đời sống vật chất của bản thân, của gia đình và không thể thực hiện được nghĩa vụ báo hiếu, đền đáp những món nợ tình nghĩa và đùm bọc những hoàn cảnh cần được giúp đỡ, sẻ chia khi cần. Có nhiều tiền không hẳn đã là hạnh phúc nhưng việc bạn mang tiền giúp đỡ cho người khác khi họ thật sự cần sự giúp đỡ của bạn. Điều ấy thật sự có ý nghĩa, bởi vì bạn đã mang lại hạnh phúc cho người khác. Bạn có thể dùng tiền để tạo hạnh phúc cho riêng mình, gia đình mình. Thật vậy, bạn có thể dùng tiền để thực hiện những ước mơ của mình.

Càng ngày, đồng tiền càng có thế lực, con người không còn coi đồng tiền là phương tiện làm việc, đồng tiền đã hoá thành mục đích. Trong một xã hội kinh tế như hiện nay, quả nhiên, đồng tiền rất có giá trị. Nhưng, đồng tiền có thực sự mua được tất cả, nắm tiền trong tay liệu ta có thể có được những gì muốn. Đồng tiền mua được vật chất vậy có thể mua được hạnh phúc. Đồng tiền mua được nhà lầu, xe hơi… Vậy có thể mua được nụ cười, niềm vui, tình yêu…?

Tuy nhiên, không thể phủ nhận giá trị của đồng tiền. Chúng ta là con người của thời đại mới, thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Không có phương tiện tiền bạc, ta khó lòng đạt được mục đích. Khi bạn thực hiện được ước mơ của mình, chắc chắn bạn đang được hạnh phúc vì bạn đã sống vì bạn. Bạn có thể dùng tiền để mua thời gian, Bạn có thể dùng tiền để nâng cao chất lượng cuộc sống cho mình bằng cách mua những trang thiết bị, dụng cụ, đồ dùng giúp bạn được giải phóng khỏi lao động, giúp bạn tiết kiệm thời gian nhiều hơn, và bạn đang hạnh phúc vì bạn sống một cuộc sống thật trọn vẹn, một cuộc sống hưởng thụ. Và bạn cũng có thể dùng tiền của mình để mua sức khỏe.… Cảm giác được sống trong sự sung túc, có một tài chính vững chãi, cuộc sống vô ưu vô lo luôn mang đến cho bạn một sự toại nguyện vô bờ. Bạn sẽ thật sự hạnh phúc nếu bạn biết cách sử dụng đồng tiền một cách khôn khéo, nó hoàn toàn có thể mang lại hạnh phúc cho bạn.

Đồng tiền là con dao hai lưỡi, mua hạnh phúc và cũng giết chết hạnh phúc. Liệu có hạnh phúc được khi dạ dày lép kẹp, tâm trí chỉ nghĩ đến miếng ăn, và khi nghĩ đến miếng ăn, miếng ăn choán toàn bộ suy nghĩ, không còn chỗ cho điều gọi là hạnh phúc. Gia đình hạnh phúc ấm êm và không bao giờ phải lo nghĩ vấn đề tiền bạc nhưng sẽ sao nếu vấn đề cơm áo gạo tiền xuất hiện thường nhật trong những bữa ăn, cuộc trò chuyện. Sự bon chen, tính toán đời thường, tính thực dụng che đi cái hạnh phúc ngọt ngào mà mỏng manh.

Vì vậy, nếu bạn có hỏi tôi rằng tiền có thể mua được hạnh phúc hay không thì theo tôi, tiền không bao giờ có thể mua được hạnh phúc nhưng tiền có thể giúp chúng ta tự tạo ra hạnh phúc, có thể là cho bạn, cho tôi, cho những người mà bạn yêu mến nếu bạn biết cách sử dụng đồng tiền của mình vào những điều tốt đẹp nhất với những tấm lòng chân thật nhất.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Nghị luận về câu Tiền mua được tất cả trừ hạnh phúc (Dàn ý + 4 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 12 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *