Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2) – Cánh diều 7 Ngữ văn lớp 7 trang 12 sách Cánh diều tập 2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Những câu tục ngữ phản ánh kinh nghiệm thuộc nhiều lĩnh vực trong đời sống. Hôm nay, Wikihoc.com muốn cung cấp bài Soạn văn 7: Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2), thuộc sách Cánh diều, tập 2.

Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người
Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người

Tài liệu sẽ được giới thiệu đến các bạn học sinh lớp 7 để giúp chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ hơn. Mời tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.

Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người – Mẫu 1

1. Chuẩn bị

Học sinh tìm đọc.

2. Đọc hiểu

Đề tài các câu tục ngữ ở đây có gì giống với các câu tục ngữ đã học ở trước?

Gợi ý:

Đề tài của các câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động sản xuất và con người.

3. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Có thể chia các câu tục ngữ trong văn bản làm mấy nhóm? Đó là những nhóm nào?

  • Thiên nhiên: 1, 2, 3
  • Lao động, sản xuất: 4
  • Con người: 5, 6, 7 và 8
Tham khảo thêm:   Hướng dẫn tạo và xem ID Zalo nhanh chóng

Câu 2. Nêu cách hiểu của em về các câu tục ngữ trên.

– Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ: Trời có màu ráng mỡ gà, sẽ có mưa bão lớn. Vì vậy phải chú ý chống bão cho nhà cửa.

– Nhất thì, nhì thục: Câu tục ngữ nêu vai trò của thời vụ (kịp thời) là hàng đầu. Sau đó mới là yếu tố làm đất kĩ, cẩn thận.

– Mống đông vồng tây, chẳng mưa dây cũng bão giật: Một kinh nghiệm dự đoán thời tiết. Nếu trời có cầu vồng ở phía đông hoặc ở phía tây là sắp có mưa to gió lớn.

– Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông: Nếu muốn bắt tôm thì phải đi buổi gần chập tối, còn bắt cá thì đi lúc bình minh rạng đông.

– Đói cho sạch, rách cho thơm: Đời sống vật chất có khó khăn vẫn phải sống trong sạch, giữ gìn phẩm chất tốt đẹp.

– Chết trong hơn sống đục: Thà chết mà giữ được nhân phẩm còn hơn sống mà phải chịu nhục.

– Có công mài sắt, có ngày nên kim: Cố gắng thì việc khó thế nào cũng sẽ xong.

– Ăn quả nhớ kẻ trồng cây: Khi được hưởng thành quả nào đó, phải nhớ đến người có công xây dựng nên, phải biết ơn người đã giúp mình.

Câu 3. Những câu tục ngữ trong văn bản có ý nghĩa gì đối với đời sống thực tiễn của con người?

Những câu tục ngữ trong văn bản giúp con người vận dụng vào trong đời sống thực tiễn.

Tham khảo thêm:   Điểm chuẩn lớp 10 năm 2023 Lạng Sơn Điểm chuẩn vào 10 năm 2023

Câu 4. Theo em, vì sao nói: Tục ngữ là kho tàng trí tuệ của nhân dân?

Tục ngữ đúc kết kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt trong đời sống.

Câu 5. Hãy nêu một câu tục ngữ mà em thấy có ích đối với cuộc sống của chính mình.

Ví dụ: Lá lành đùm lá rách, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây…

Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người – Mẫu 2

Hướng dẫn trả lời câu hỏi:

Câu 1. Có thể chia các câu tục ngữ trong văn bản làm mấy nhóm? Đó là những nhóm nào?

Có thể chia các câu tục ngữ trong văn bản ra làm 3 nhóm. Đó là những nhóm:

  • Thiên nhiên: 1, 2, 3
  • Lao động, sản xuất: 4
  • Con người: 5, 6, 7 và 8

Câu 2. Nêu cách hiểu của em về các câu tục ngữ trên.

– Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ (Dự báo thời tiết): Trời có màu ráng mỡ gà, sẽ có mưa bão lớn. Vì vậy phải chú ý chống bão cho nhà cửa.

– Nhất thì, nhì thục (Kinh nghiệm trồng trọt): Câu tục ngữ nêu vai trò của thời vụ (kịp thời) là hàng đầu. Sau đó mới là yếu tố làm đất kĩ, cẩn thận.

– Mống đông vồng tây, chẳng mưa dây cũng bão giật (Dự báo thời tiết): Nếu trời có cầu vồng ở phía đông hoặc ở phía tây là sắp có mưa to gió lớn.

– Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông (Kinh nghiệm chăn nuôi): Nếu muốn bắt tôm thì phải đi buổi gần chập tối, còn bắt cá thì đi lúc bình minh rạng đông.

Tham khảo thêm:   12 mẫu giày trắng thời trang nam đẹp nhất, đơn giản và sành điệu

– Đói cho sạch, rách cho thơm: Cuộc sống nghèo khổ, khó khăn nhưng vẫn giữ gìn được phẩm chất tốt đẹp, trong sạch.

– Chết trong hơn sống đục: Chết mà giữ được nhân phẩm còn hơn sống mà phải chịu nhục.

– Có công mài sắt, có ngày nên kim: Chăm chỉ, kiên trì sẽ giúp con người đạt được thành công.

– Ăn quả nhớ kẻ trồng cây: Cần biết ơn khi được hưởng thành quả.

Câu 3. Những câu tục ngữ trong văn bản có ý nghĩa gì đối với đời sống thực tiễn của con người?

Những câu tục ngữ phản ánh kinh nghiệm trong thực tiễn của con người, từ đó giúp chúng ta vận dụng vào trong cuộc sống.

Câu 4. Theo em, vì sao nói: Tục ngữ là kho tàng trí tuệ của nhân dân?

Những câu tục ngữ đã đúc kết lại toàn bộ kinh nghiệm của nhân dân ta.

Câu 5. Hãy nêu một câu tục ngữ mà em thấy có ích đối với cuộc sống của chính mình.

Một số câu tục ngữ như: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây (Bài học về lòng biết ơn), Thương người như thể thương thân (Bài học về tinh thần tương thân, tương ái), Có công mài sắt có ngày nên kim (Bài học về sự chăm chỉ, kiên trì)…

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2) – Cánh diều 7 Ngữ văn lớp 7 trang 12 sách Cánh diều tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *