Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học 8 năm 2022 – 2023 7 Đề thi giữa kì 2 Hóa 8 (Có đáp án, ma trận) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề thi giữa kì 2 Hóa 8 năm 2022 – 2023 bao gồm 7 đề có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi.

Đề kiểm tra giữa kì 2 Hóa 8 được biên soạn bám sát nội dung chương trình trong sách giáo khoa. Thông qua đề thi Hóa lớp 8 giữa học kì 2 sẽ giúp quý thầy cô giáo xây dựng đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kỹ năng, giúp phụ huynh kiểm tra kiến thức cho các con của mình. Đặc biệt giúp các em luyện tập củng cố và nâng cao kỹ năng làm quen với các dạng bài tập để làm bài kiểm tra giữa học kì 2 đạt kết quả tốt. Bên cạnh đó các bạn tham khảo thêm một số đề thi như: đề thi giữa kì 2 môn Lịch sử 8.

TOP 7 Đề thi giữa kì 2 Hóa 8 năm 2022 – 2023

  • Đề kiểm tra giữa kì 2 Hóa 8 – Đề 1
  • Đề thi giữa kì 2 Hóa 8 năm 2022 – Đề 2
  • Đề thi giữa kì 2 môn Hóa học 8 – Đề 3

Đề kiểm tra giữa kì 2 Hóa 8 – Đề 1

Đề kiểm tra giữa kì 2 Hóa 8

Phần 1. Câu hỏi trắc nghiệm (3 điểm)

Câu 1. Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là:

A. K2O
B. CuO
C. P2O5
D. CaO

Câu 2. Tên gọi của oxit Cr2O3

A. Crom oxit
B. Crom (II) oxit
C. Đicrom trioxit
D. Crom (III) oxit

Câu 3. Đâu là tính chất của oxi

A. Không màu, không mùi, ít tan trong nước
B. Không màu, không mùi, tan nhiều trong nước
C. Không màu, có mùi hắc, ít tan trong nước
D. Màu trắng, không mùi, tan nhiều trong nước

Câu 4. Để bảo quản thực phẩm, người ta không sử dụng biện pháp nào sau đây?

A. Bơm khí CO2 vào túi đựng khí thực phẩm
B. Hút chân không
C. Dùng màng bọc thực phẩm
D. Bơm khí O2 vào túi đựng thực phẩm

Câu 5. Phản ứng nào dưới đây là phản ứng hóa hợp

A. NaOH + HCl → NaCl + H2O
B. 2Mg + O2overset{t^{circ } }{rightarrow} 2MgO
C. 2KClO3overset{t^{circ } }{rightarrow} 2KCl + 3O2
D. Na + H2O → 2NaOH + H2

Câu 6. Đốt cháy sắt thu được 0,2 mol Fe3O4. Thể tích khí oxi (đktc) đã dùng là

A. 8,96 lít
B. 4,48 lít
C. 2,24 lít
D. 3,36 lít

Câu 7. Trong phòng thí nghiệm, khí oxi được điều chế bằng cách đun nóng hợp chất nào sau đây?

A. KMnO4
B. H2O
C. CaCO3
D. Na2CO3

Câu 8. Điều kiện phát sinh phản ứng cháy là:

A. Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy
B. Phải đủ khí oxi cho sự cháy.
C. Cần phải có chất xúc tác cho phản ứng cháy
D. Cả A & B

Câu 9. Khí Oxi không phản ứng được với chất nào dưới đây.

A. CO
B. C2H4
C. Fe
D. Cl2

Câu 10. Sự cháy và sự oxi hóa chậm đều là quá trình

Tham khảo thêm:  

A. Oxi hóa có tỏa nhiệt phát sáng
B. Oxi hóa có tỏa nhiệt, không phát sáng
C. Oxi hóa có phát sáng
D. Oxi hóa có tỏa nhiệt

Phần 2. Tự luận (7 điểm)

Câu 1. (2 điểm) Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy giữa oxi và các chất sau:

a) Na, Ca, Al, Fe.

b) S, SO2, C2H4

Câu 2.(2,5 điểm) Đốt cháy 12,4 gam photpho trong bình chứa 20,8 gam khí oxi tạo thành điphotpho pentaoxit P2O5 (là chất rắn, màu trắng).

a) Photpho hay oxi, chất nào còn dư và số mol chất dư là bao nhiêu?

b) Chất nào được tạo thành? Khối lượng là bao nhiêu?

Câu 3. (1,5 điểm) Phân loại các oxit sau thuộc oxit bazo, oxit axit

MgO, FeO, SO2, Fe2O3, SO3, P2O5, Na2O, CuO, ZnO, CO2, N2O, N2O5, SiO2, CaO

Câu 4.(1 điểm) Đốt nóng 2,4 gam kim loại M trong khí oxi dư, thu được 4,0 gam chất rắn. Xác định kim loại M.

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 Hóa 8

Phần 1. Trắc nghiệm (3 điểm)

1C 2C 3A 4B 5B
6A 7A 8D 9D 10D

Phần 2. Tự luận (7 điểm)

Câu 1.

a) 4Na + O2overset{t^{circ } }{rightarrow} 2Na2O

2Ca + O2overset{t^{circ } }{rightarrow}CaO

2Al + O2overset{t^{circ } }{rightarrow} 2Al2O3

3Fe + 2O2overset{t^{circ } }{rightarrow}Fe3O4

b) S + O2overset{t^{circ } }{rightarrow} SO2

2SO2 + O2overset{t^{circ } }{rightarrow} 2SO3

C2H4 + 3O2overset{t^{circ } }{rightarrow} 2CO2 + 2H2O

Câu 2.

Số mol phopho: nP = mP/MP = 2,4/31 = 0,4 (mol)

Số mol oxi: nO2 = mO2 = 20,8/32 = 0,65 mol

Phương trình hóa học của phản ứng: 4P + 5O2overset{t^{circ } }{rightarrow} 2P2O5

Trước phản ứng: 0,4 0,65 (mol)

Phản ứng: 0,4 0,5 0,2 (mol)

Sau phản ứng: 0 0,15 0,2 (mol)

a) So sánh tỉ lệ: nP/4 = 0,4/4 = 0,1 < nO2/4 = 0,65/5 = 0,13 => P phản ứng hết, oxi còn dư.

Tính toán theo số mol P.

Số mol oxi dư bằng: 0,65 – 0,5 = 0,15 mol

b) Chất được tạo thành là điphopho pentaoxit P2O5

Khối lượng P2O5 tạo thành: mP2O5 = n.M = 0,2.142 = 28,4 gam

Câu 3.

Oxit axit: SO2, SO3, P2O5, CO2, N2O, N2O5, SiO2

Oxit bazo: MgO, FeO, Fe2O3, Na2O, CuO, ZnO, CaO

Câu 4. Gọi hóa trị của M là n (đk: n nguyên dương)

Sơ đồ phản ứng: M + O2overset{t^{circ } }{rightarrow} M2On

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

mM + mO2 = mM2On => 2,4 + mO2 = 4,0 => mO2 = 3,6 gam => nO2 = 0,05 mol

Phương trình hóa học phản ứng:

4M + nO2overset{t^{circ } }{rightarrow} 2M2On

0,05.4/n 0,05

Số mol kim loại M bằng: nM = 0,05.4/n = 0,2/n mol

Khối lượng kim loại M: mM = nM.M => M = 12n

Lập bảng:

n 1 2 3
M 12 (loại) 24 (Mg) 36 (loại)

Vậy kim loại M là Mg

Đề thi giữa kì 2 Hóa 8 năm 2022 – Đề 2

Đề thi giữa kì 2 Hóa 8

Phần 1. Câu hỏi trắc nghiệm (3 điểm)

Câu 1. Phần trăm khối lượng của Cu trong CuO là

A. 60% B. 70% C. 80% D. 50%

Câu 2. Khi cho dây sắt cháy trong bình kín đựng khí oxi. Hiện tượng xảy ra đối với phản ứng trên là:

A. Sắt cháy sáng, có ngọn lửa màu đỏ, không khói, tạo các hạt nhỏ nóng đỏ màu nâu.
B. Sắt cháy sáng, không có ngọn lửa, tạo khói trắng, sinh ra các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu.
C. Sắt cháy mạnh, sáng chói, không có ngọn lửa, không có khói, tạo các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu.
D. Sắt cháy từ từ, sáng chói, có ngọn lửa, không có khói, tạo các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu

Câu 3. Để điều chế 1 lượng khí oxi thì sử dụng hóa chất nào dưới đây để khối lượng dùng nhỏ nhất?

A. H2O B. KMnO4 C. KNO3 D. KClO3

Câu 4. Phản ứng nào sau đây là phản ứng phân hủy

A. 4P + 5O2overset{t^{circ } }{rightarrow} 2P2O5
C. Fe(OH)3overset{t^{circ } }{rightarrow} Fe2O3 + 3H2O
C. CO + O2overset{t^{circ } }{rightarrow} CO2
D. 2Cu + O2overset{t^{circ } }{rightarrow} 2CuO

Câu 5. Trong công nghiệp sản xuất khí oxi bằng cách

Tham khảo thêm:   Cùng đổi gió cuối tuần với món rau muống xào chao lạ miệng

A. Chưng cất không khí
B. Lọc không khí
C. Hóa lỏng không khí, sau đó chiết lấy oxi
D. Hóa lỏng không khí, sau đó cho không khí lỏng bay hơi

Câu 6. Công thức hóa học của sắt oxit, biết Fe (III) là:

A. Fe2O3 B. Fe3O4 C. FeO D. Fe3O2

Câu 7. Cho biết ứng dụng nào dưới đây không phải của oxi?

A. Sử dụng trong đèn xì oxi – axetilen.
B. Cung cấp oxi cho bệnh nhân khó thở
C. Phá đá bằng hỗn hợp nổ có chứa oxi lỏng
D. Điều chế khí hidro trong phòng thí nghiệm

Câu 8. Sự cháy và sự oxi hóa chậm đều là quá trình

A. Oxi hóa có tỏa nhiệt phát sáng
B. Oxi hóa có tỏa nhiệt, không phát sáng
C. Oxi hóa có phát sáng
D. Oxi hóa có tỏa nhiệt

Câu 9. Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là:

A. K2O B. CuO C. CO D. SO2

Câu 10. Chỉ ra các oxit bazơ: P2O5, CaO, CuO, BaO, Na2O, P2O3

A. P2O5, CaO, CuO
B. CaO, CuO, BaO, Na2O
C. BaO, Na2O, P2O3
D. P2O5, CaO, P2O3

Phần 2. Tự luận (7 điểm)

Câu 1. (2 điểm) Hoàn thành phương trình hóa học sau

1) MgCl2 + KOH → …. + KCl

2) FeO + HCl → ….. + H2O

3) Fe2O3 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + H2O

4) P + O2 → …..

5) NO2 + O2 + H2O → HNO3

Câu 2.(2 điểm) Phân loại và gọi tên các oxit sau: P2O5, Fe2O3, CuO, NO2, CaO, SO3, SiO2

Câu 3: (3 điểm) Cho 13 gam Kẽm tác dụng vứi 24,5 gam H2SO4, sau phản ứng thu được muối ZnSO4, khí hidro (đktc) và chất còn dư

a) Viết phương trình phản ứng hóa học

b) Tính thể tích (đktc) khí hidro sinh ra.

c) Tính khối lượng các chất còn lại sau phản ứng

—————Hết—————

Đáp án đề thi Hóa 8 giữa học kì 2

Phần 1. Trắc nghiệm

1C 2C 3A 4A 5D
6A 7D 8D 9A 10B

Phần 2. Tự luận

Câu 1.

1) MgCl2 + 2KOH → Mg(OH)2 + 2KCl

2) FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O

3) Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O

4) 4P + 5O2 → 2P2O5

5) 4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3

Câu 2.

Oxit axit: P2O5: Đi photpho pentaoxit, NO2: nito đioxit, SO3: lưu huỳnh trioxit, SiO2, Silic đioxit

Oxit bazo: Fe2O3: Sắt (III) oxit, CuO: Đồng oxit, CaO: Canxi oxit

Câu 3.

Gợi ý đáp án

a) Phương trình phản ứng hóa học:

Zn + H2SO4 (loãng) → ZnSO4 + H2

b) nZn = frac{13}{65} = 0,2 mol

nH 2 SO 4 = frac{24,5}{98} = 0,25 mol

Phương trình phản ứng hóa học: Zn + H2SO4(loãng) → ZnSO4 + H2

Theo phương trình: 1 mol 1 mol 1 mol

Theo đầu bài: 0,2 mol 0,25 mol

Xét tỉ lệ: frac{0,2}{1}<frac{0,25}{1}

Zn phản ứng hết, H2SO4 dư, phản ứng tính theo số mol Zn

Số mol của khí H2 phản ứng là: nZn = nH 2 = 0,2 mol

Thể tích khí H2 bằng: VH 2 = 0,2 . 22,4 = 4,48 lít

c) Chất còn lượng sau phản ứng là ZnSO4 và H2SO4

Số mol của ZnSO4 bằng: nZnSO 4 = nZn = 0,2 mol

Khối lượng của ZnSO4 bằng: mZnSO 4 = 0,2 . 161 = 32,2 gam

Số mol của H2SO4 dư = Số mol của H2SO4 ban đầu – Số mol của H2SO4 phản ứng = 0,25 – 0,2 = 0,05 mol

Khối lương H2SO4 dư = 0,05 . 98 = 4,9 gam

Đề thi giữa kì 2 môn Hóa học 8 – Đề 3

Đề thi giữa kì 2 Hóa học 8

Phần 1. Câu hỏi trắc nghiệm (3 điểm)

Câu 1. Phương trình hóa học nào dưới đây không xảy ra phản ứng.

A. 4P + 5O2overset{t^{circ } }{rightarrow} 2P2O5
B. 4Ag + O2overset{t^{circ } }{rightarrow} 2Ag2O
C. CO + O2overset{t^{circ } }{rightarrow} CO2
D. 2Cu + O2overset{t^{circ } }{rightarrow} 2CuO

Câu 2. Tên gọi của oxit N2O5

A. Đinitơ pentaoxit
B. Đinitơ oxit
C. Nitơ (II) oxit
D. Nitơ (II) pentaoxit

Tham khảo thêm:   Lạ lẫm với rau choại - loài rau mọc dại nay thành đặc sản có vị ngon khó cưỡng

Câu 3. Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là:

A. CaO
B. BaO
C. Na2O
D. SO3

Câu 4. Dãy chất sau đây chỉ gồm các oxit:

A. MgO; Ba(OH)2; CaSO4; HCl
B. MgO; CaO; CuO; FeO
C. SO2; CO2; NaOH; CaSO4
D. CaO; Ba(OH)2; MgSO4; BaO

Câu 5. Dãy hóa chất nào dưới đây dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm

A. Không khí, KMnO4
B. KMnO4, KClO3
C. NaNO3, KNO3
D. H2O, không khí

Câu 6. Phản ứng phân hủy là

A. Ba + 2HCl → BaCl2 + H2
B. Cu + H2S → CuS + H2
C. MgCO3 → MgO + CO2
D. KMnO4 → MnO2 + O2 + K2O

Câu 7. Người ta thu khí oxi bằng cách đẩy nước là nhờ dựa vào tính chất.

A. Khí oxi tan trong nước
B. Khí oxi ít tan trong nước
C. Khí oxi khó hóa lỏng
D. Khí oxi nhẹ hơn nước

Câu 8. Thành phần các chất trong không khí:

A. 9% Nitơ, 90% Oxi, 1% các chất khác
B. 91% Nitơ, 8% Oxi, 1% các chất khác
C. 50% Nitơ, 50% Oxi
D. 21% Oxi, 78% Nitơ, 1% các chất khác

Câu 9. Phương pháp nào để dập tắt lửa do xăng dầu?

A. Quạt
B. Phủ chăn bông hoặc vải dày
C. Dùng nước
D. Dùng cồn

Câu 10. Tính khối lượng KMnO4 biết nhiệt phân thấy 2,7552 l khí bay lên

A. 38,678 g
B. 37,689 g
C. 38,868 g
D. 38,886 g

Phần 2. Tự luận (7 điểm)

Câu 1. (2 điểm) Hoàn thành phản ứng các phương trình hóa học sau

a) P2O5 + H2O → ….

b) Mg + HCl → …..+ …..

c) KMnO4 → ……+ ……+ O2

d) K + H2O → ….

e) C2H4 + O2 → ……+ H2O

Câu 2. (2 điểm)

a. Trong dãy các oxit sau: H2O; Al2O3; CO2; FeO; SO3; P2O5; BaO. Phân loại oxit và gọi tên tương ứng với mỗi oxit đó?

b. Trong một oxit của kim loại R (hóa trị II), nguyên tố R chiếm 71,429% về khối lượng. Tìm công thức phân tử và gọi tên của oxit trên.

Câu 3. (3 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 23,3 gam hỗn hơp 2 kim loại Mg và Zn trong bình kín đựng khí oxi, sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 36,1 gam hỗn hợp 2 oxit.

a) Viết phương trình hóa học xảy ra.

b) Tính thể tích khí oxi (đktc) đã dùng để đốt cháy lượng kim loại trên

c) Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp trên.

—————HẾT—————

Đáp án Đề thi Hóa 8 giữa học kì 2

Phần 1. Trắc nghiệm (3 điểm)

Mỗi câu đúng 0,3 điểm

1B 2A 3D 4B 5B
6C 7B 8D 9B 10C

Phần 2. Tự luận (7 điểm)

Câu 1.

a) P2O5 + H2O → H3PO4

b) Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

c) 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2

d) 2K + H2O → 2KOH

e) C2H4 + 3O2 → 2CO2 + 2H2O

Câu 2. a

Oxit axit Oxit bazo Tên gọi tương ứng
Na2O Natri oxit
Al2O3 Nhôm oxit
CO2 Cacbonđioxit
N2O5 Đinito pentaoxit
FeO Sắt (II) oxit
SO3 Lưu trioxit
P2O5 Điphotpho pentaoxit

b.

Gọi CT của oxit kim loại R là RO (x,y ∈N∈N*)

%m_{R} = 71,43% =  > frac{M_{R}}{M_{R} + 16} = 0,7143

MR= 0,7143MR+ 11,4288

⇔ MR= 40

⇒ R là Ca

CTPT: CaO, tên gọi: Canxi oxit

Câu 3.

Phương trình hóa học.

2Mg + O2overset{t^{circ } }{rightarrow} 2MgO

2Zn + O2overset{t^{circ } }{rightarrow} 2ZnO

b) Áp dụng bảo toàn khối lượng

mhh + moxi = moxit => moxi = moxit – mhh = 36,1 – 23,3 = 12,8 gam

Số mol của oxi bằng

begin{array}{l}
n{O_2} = frac{{12,8}}{{32}} = 0,4(mol)\
 =  > {V_{{O_2}}} = {n_{{O_2}}}.22,4 = 0,4.22,4 = 8,96(l)
end{array}

Gọi x, y lần lượt là số mol của Mg, Zn

2Mg + O2overset{t^{circ } }{rightarrow}2MgO

x → x/2

2Zn + O2overset{t^{circ } }{rightarrow}2ZnO

y rightarrow y/2

Khối lượng hỗn hợp ban đầu: mhh = mMg +mZn = 24x + 65y = 23,3 (1)

Số mol của oxi ở cả 2 phương trình là: x/2 + y/2 = 0,4 (1)

Sử dụng phương pháp thế giải được x = nMg = 0,7mol, y =nZn = 0,1 mol

=> mMg = 0,7.24 = 16,8 gam

mZn = 0,1.65 = 6,5 gam

………………

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm đáp án đề thi giữa kì 2 Hóa 8

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học 8 năm 2022 – 2023 7 Đề thi giữa kì 2 Hóa 8 (Có đáp án, ma trận) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *