Bạn đang xem bài viết ✅ GDCD 8 Bài 7: Xác định mục tiêu cá nhân Giáo dục công dân lớp 8 Cánh diều trang 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập GDCD 8 Bài 7: Xác định mục tiêu cá nhân giúp các em học sinh lớp 8 tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Giáo dục công dân 8 Cánh diều trang 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49.

Soạn Giáo dục công dân 8 Bài 7 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK giúp các em nắm vững kiến thức. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 7 cho học sinh của mình. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Khám phá GDCD 8 Cánh diều Bài 7

1. Khái niệm mục tiêu cá nhân và các loại mục tiêu cá nhân

a) Em hãy gọi tên các mục tiêu cá nhân cho phù hợp với mỗi hình ảnh trên.

b) Theo em, mục tiêu cá nhân là gì? Nếu căn cứ vào thời gian thực hiện mục tiêu thì có thể chia thành những loại mục tiêu nào?

Khám phá

Trả lời:

a) Gọi tên mục tiêu cá nhân cho phù hợp

  • Ảnh 1: mục tiêu học tập và mục tiêu ngắn hạn
  • Ảnh 2: mục tiêu sức khỏe và mục tiêu trung hạn.
  • Ảnh 3: mục tiêu phát triển bản thân và mục tiêu dài hạn.
  • Ảnh 4: mục tiêu tài chính và mục tiêu ngắn hạn.
  • Ảnh 5: mục tiêu gia đình và mục tiêu ngắn hạn.

b) Mục tiêu cá nhân là những kết quả cụ thể mà mỗi người mong muốn đạt được trong khoảng thời gian nhất định.

Xét theo thời gian thực hiện, có các loại mục tiêu cá nhân:

  • Mục tiêu cá nhân ngắn hạn (dưới 3 tháng).
  • Mục tiêu cá nhân trung hạn (từ 3 – 6 tháng).
  • Mục tiêu cá nhân dài hạn (trên 6 tháng).

2. Sự cần thiết của việc xác định mục tiêu cá nhân

a) Theo em, vì sao khi bơi về, dù rất mệt và phải bơi gấp đôi quãng đường nhưng các bạn học sinh vẫn bơi vào bờ an toàn?

b) Từ câu chuyện trên, em hãy cho biết sự cần thiết và ý nghĩa của việc xác định mục tiêu cá nhân.

Khám phá

Trả lời:

a) Khi bơi về, dù rất mệt và phải bơi gấp đôi quãng đường nhưng các bạn học sinh vẫn bơi vào bờ an toàn, vì: các bạn học sinh đã xác định được mục tiêu rõ ràng, từ đó, các bạn ấy đã phấn đấu, nỗ lực hết mình để đạt được mục tiêu.

b) Xác định mục tiêu cá nhân có ý nghĩa quan trọng:

Giúp mỗi người có định hướng, động lực, trách nhiệm để tập trung tối đa khả năng của bản thân nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.

Tham khảo thêm:  

Giúp chúng ta tiết kiệm thời gian, công sức, tiền của và tránh được những thất bại không đáng có.

3. Cách xác định mục tiêu và lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân

Câu 1: Em hãy sử dụng mô hình SMART trong thông tin để nhận xét cách xác định mục tiêu trong mỗi trường hợp trên.

Trả lời:

* Trường hợp 1:

– Phân tích mục tiêu của bạn Khuê theo mô hình SMART:

+ S (tính cụ thể): Mục tiêu của Khuê rất cụ thể. Bạn mong muốn tiết kiệm được 180.000 đồng trong 3 tháng, tương ứng với việc mỗi tháng tiết kiệm 60.000 đồng (1 tuần tiết kiệm 15.000 đồng).

+ M (tính đo lường được): mục tiêu của Khuê có định lượng rõ ràng, điều này cho phép Khuê theo dõi được tiến trình thực hiện.

+ A (tính khả thi): mục tiêu của Khuê mang tính khả thi. Vì tiết kiệm 15.000 đồng mỗi tuần (tương ứng với việc mỗi ngày trong tuần tiết kiệm khoảng 2.500 đồng) thì hầu hết mọi bạn học sinh đều có thể làm được.

+ R (tính thực tế): mục tiêu tiết kiệm theo từng tuần, từng tháng của Khuê phù hợp với mục tiêu chung là: tiết kiệm 180.000 đồng để mua giày.

+ T (thời hạn cụ thể): Khuê đặt thời hạn hoàn thành mục tiêu trong 3 tháng.

=> Nhận xét chung: qua sự phân tích theo mô hình SMART, có thể thấy, bạn Khuê đã biết cách xác lập mục tiêu cá nhân đúng đắn, phù hợp và khoa học. Chính điều này đã giúp Khuê định hướng hành động và phấn đấu hết mình và đạt được kết quả xứng đáng.

* Trường hợp 2.

– Phân tích mục tiêu của bạn Nga theo mô hình SMART:

+ S (tính cụ thể): Mục tiêu của Nga không cụ thể, không rõ ràng.

+ M (tính đo lường được): mục tiêu của Nga không có định lượng rõ ràng, điều này khiến cho Nga khó theo dõi được tiến trình thực hiện.

+ A (tính khả thi): vì không có định lượng cụ thể, nên không xác định được tính khả thi trong mục tiêu nâng cao thể lực của Nga.

+ R (tính thực tế): việc xác lập mục tiêu cá nhân của Nga thiếu tính thực tế.

+ T (thời hạn cụ thể): Nga không đặt ra thời hạn để hoàn thành mục tiêu.

=> Nhận xét chung: qua sự phân tích theo mô hình SMART, có thể thấy, bạn Nga chưa biết cách xác lập mục tiêu cá nhân, do đó, Nga nhanh chóng cảm thấy áp lực và chán nản với kế hoạch mà bản thân đã đề ra.

Câu 2:

a) Em hãy xác định tên các bước lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân ở cột trải với nội dung tương ứng ở cột phải

b) Em hãy sử dụng các bước lập kế hoạch ở thông tin để nhận xét về cách lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân của bạn Lan trong trường hợp trên.

Khám phá

Luyện tập GDCD 8 Cánh diều Bài 7

Luyện tập 1

Em đã từng thực hiện mục tiêu cá nhân nào chưa? Hãy chia sẻ mục tiêu gần nhất mà em đạt được. Hãy liệt kê một mục tiêu ngắn hạn, một mục tiêu trung hạn và một mục tiêu dài hạn mà em cho rằng quan trọng với bản thân.

Trả lời:

(*) Tham khảo:

– Các mục tiêu cá nhân em từng đặt ra:

  • Giảm 3kg trong vòng 2 tháng.
  • Dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để giúp bố mẹ làm việc nhà.
  • Mỗi tháng tiết kiệm được 100.000 đồng.
  • Cuối năm học lớp 7, đạt kết quả tổng kết loại Tốt.
Tham khảo thêm:   Đặc điểm, nguồn gốc và ý nghĩa đặc biệt của cây ngọc bích

– Mục tiêu gần nhất mà em đạt được là: kết thúc học kì 1 của lớp 8, điểm tổng kết các môn học đều đạt loại Tốt.

– Một số mục tiêu quan trọng với bản thân em:

  • Mục tiêu ngắn hạn: cải thiện kĩ năng hùng biện bằng tiếng Anh trong vòng 3 tháng.
  • Mục tiêu trung hạn: kết thúc học kì 2 của lớp 8, điểm tổng kết các môn học đều đạt loại Tốt.
  • Mục tiêu dài hạn: thi đỗ và trường THPT chuyên Lê Hồng Phong.

Luyện tập 2

Em hãy cho biết lợi ích của việc xác định mục tiêu cá nhân trong các trường hợp dưới đây:

a. Bạn P đặt mục tiêu tiết kiệm 200 000 đồng trong một năm để mua quà tặng mừng thọ ông bà.

b. Bạn K đặt mục tiêu mỗi ngày dành 30 phút tập thể dục.

c. Bạn S đặt mục tiêu mỗi tuần dành một buổi để sắp xếp lại đồ đạc trong phòng của mình.

d. Bạn T đặt mục tiêu trong năm học này sẽ tiết kiệm được 50 000 đồng để ủng hộ học sinh nghèo từ việc thu gom giấy vụn.

e. Bạn V đặt mục tiêu mỗi ngày dành một giờ để phụ giúp bố mẹ các công việc nhà.

Trả lời:

– Trường hợp a) Lợi ích: việc đặt mục tiêu cá nhân giúp bạn P có định hướng, động lực để thực hiện việc tiết kiệm tiền nhằm mua quà tặng mừng thọ ông bà; giúp P tránh chi tiêu lãng phí vào những khoản không cần thiết.

– Trường hợp b) Lợi ích: việc đặt mục tiêu cá nhân giúp bạn K có định hướng, động lực để thực hiện việc tập thể dục, nâng cao sức khỏe của bản thân.

– Trường hợp c) Lợi ích: việc đặt mục tiêu cá nhân giúp bạn S có định hướng, động lực để thực hiện việc: sắp xếp, dọn dẹp đồ đạc trong phòng.

– Trường hợp d) Lợi ích: việc đặt mục tiêu cá nhân giúp bạn T có định hướng, động lực để thực hiện việc: thu gom giấy vụn, tiết kiệm tiền để ủng hộ các bạn học sinh nghèo; đồng thời, giúp T tránh chi tiêu lãng phí vào những khoản không cần thiết.

– Trường hợp e) Lợi ích: việc đặt mục tiêu cá nhân giúp bạn V có định hướng, động lực để thực hiện việc: giúp đỡ bố mẹ; đồng thời, giúp V tránh sử dụng thời gian rảnh rỗi vào những việc làm không cần thiết.

Luyện tập 3

Em đồng tỉnh hay không đồng tỉnh với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

A. Xác định mục tiêu giúp chúng ta có thể đến gần hơn với thành công, tích lũy được kinh nghiệm trong học tập và cuộc sống

B. Nên xác định nhiều mục tiêu cùng một lúc để có động lực phấn đấu cao hơn.

C. Nên xác định mục tiêu cao hơn khả năng của bản thân để có thêm động lực phấn đấu.

D. Trong mọi trường hợp, tuyệt đối không thay đổi mục tiêu cá nhân đã đề ra.

Trả lời:

– Ý kiến a) Đồng tình. Vì: việc xác định mục tiêu giúp mỗi người có định hướng, động lực, trách nhiệm để tập trung tối đa khả năng của bản thân nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra; từ đó, giúp mỗi người có thể đến gần hơn với thành công, tích lũy được kinh nghiệm trong học tập và cuộc sống.

Tham khảo thêm:   Mẹo uống rượu, bia không say nhanh tỉnh cho các bợm nhậu

– Ý kiến b) Không đồng tình. Vì: việc xác định nhiều mục tiêu cùng một lúc khiến chúng ta rơi vào tình trạng mệt mỏi, khó phân bổ hợp lí thời gian và các nguồn lực để thực hiện. Thay vào đó, chúng ta nên: xác định thứ tự ưu tiên của từng mục tiêu rồi phân bổ thời gian và nguồn lực để thực hiện mục tiêu khẩn cấp trước mắt.

– Ý kiến c) Không đồng tình. Vì: việc xác định mục tiêu cao hơn quá nhiều so với năng lực dễ khiến bản thân rơi vào trạng thái chán nản, áp lực, mệt mỏi. Chúng ta nên thiết lập những mục tiêu vừa sức.

– Ý kiến d) Không đồng tình. Vì: trong quá trình thực hiện, chúng ta cần căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ trong kế hoạch để điều chỉnh cách thức thực hiện cho phù hợp.

Luyện tập 4

Đầu năm học, P quyết tâm đạt danh hiệu học sinh giỏi. P đã liệt kê các việc cần làm ở trên lớp và ở nhà. Hai tuần đầu, P thực hiện rất tốt, nhưng sau đó P chủ quan cho rằng mình có đủ khả năng để đạt được mục tiêu đặt ra, không cần tính toán các công việc cụ thể mỗi ngày. P tự nhủ cứ để tất cả bài tập vào cuối tuần làm một loáng là xong. Nhưng đến cuối tuần, P ngập trong đống bài mà không thể hoàn thành. Nhiều tuần trôi qua như vậy và cũng sắp đến kì thi học kì, P có vẻ nản lòng với mục tiêu đặt ra từ đầu năm.

a) Em hãy nhận xét việc thực hiện mục tiêu của P.

b) Nếu là bạn của P, em sẽ đưa ra lời khuyên cho P như thế nào?

Trả lời:

– Yêu cầu a) Nhận xét:

+ Bạn P chưa biết cách lập kế hoạch thực hiện mục tiêu một cách đúng đắn, phù hợp.

+ Trong quá trình thực hiện mục tiêu, P có thái độ chủ quan và thiếu sự nỗ lực, quyết tâm.

– Yêu cầu b) Nếu là bạn của P, em sẽ khuyên P:

+ Nên xác lập lại mục tiêu cá nhân, trước hết: mục tiêu ngắn hạn là: hoàn thành tốt kì thi học kì I sắp đến; sau khi hoàn thành được mục tiêu ngắn hạn; P nên tiếp tục đặt ra kế hoạch thực hiện mục tiêu trung hạn là: đạt điểm tổng kết loại Tốt ở cuối học kì 2.

+ Đồng thời với việc đặt mục tiêu và kế hoạch thực hiện; P cần: thay đổi phương pháp học tập và ôn luyện. P nên chú trọng việc ôn luyện kiến thức ngay sau khi học; sử dụng các phương pháp học tập khoa học, như: dùng sơ đồ tư duy; học kiến thức qua Infographic,…

+ Trong quá trình thực hiện mục tiêu, P cần kiên trì, nỗ lực, không nên chủ quan.

Luyện tập 5

Em hãy xác định một mục tiêu cá nhân của bản thân và lập kế hoạch để thực hiện mục tiêu đó.

Vận dụng GDCD 8 Cánh diều Bài 7

Vận dụng 1

Em hãy thực hiện kế hoạch đã đề ra ở bài tập 5.

Vận dụng 2

Em hãy sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tầm quan trọng của việc xác định mục tiêu cá nhân và chia sẻ với các bạn trong lớp.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết GDCD 8 Bài 7: Xác định mục tiêu cá nhân Giáo dục công dân lớp 8 Cánh diều trang 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *