Bạn đang xem bài viết ✅ Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 9 Trắc nghiệm Nhà nước Xã hội chủ nghĩa ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 9 Nhà nước Xã hội chủ nghĩa là tài liệu vô cùng hữu ích mà Wikihoc.com muốn giới thiệu đến bạn đọc cùng tham khảo.

Trắc nghiệm môn GDCD 11 Bài 9 bao gồm 33 câu hỏi trắc nghiệm xoay quanh kiến thức về Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Thông qua tài liệu này giúp các em học sinh lớp 11 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, trau dồi kiến thức để đạt kết quả cao trong kì thi giữa kì 2, cuối kì 2 sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết trắc nghiệm GDCD 11 bài 9, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 9

Câu 1. Theo Hiến pháp Việt Nam 1992, Thủ tướng Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam:

A. Do nhân dân bầu

B. Do Quốc hội bầu theo sự giới thiệu của Chủ tịch nước

C. Do Chủ tịch nước giới thiệu

D. Do Chính phủ bầu

Câu 2: Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta được biểu hiện tập trung nhất ở sự lãnh đạo của:

A. Đảng Cộng sản.

B. nhà nước…

C. người dân

D. nông dân.

Câu 3: Chức năng nào dưới đây của Nhà nước ta là căn bản nhất

A. Chức năng đảm bảo an ninh chính trị

B. Chức năng tổ chức và xây dựng

C. Chức năng đảm bảo trật tự, an ninh xã hội

D. Chức năng tổ chức và giáo dục

Câu 4: Nhà nước Pháp quyền Xã hội chủ nghĩa là Nhà nước

A. của dân, do dân, vì dân.

B. của giai cấp thống trị.

C. của đảng viên và công chức nhà nước.

D. của tầng lớp tiến bộ.

Câu 5: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do tổ chức nào dưới đây lãnh đạo?

A. Mặt trận Tổ quốc Việt nam

B. Đảng Cộng sản Việt Nam

C. Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

D. Liên đoàn Lao động Việt Nam

Câu 6: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất giai cấp nào dưới đây?

A. Giai cấp công nhân.

B. Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân

C. Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức

D. Tất cả các giai cấp trong xã hội.

Câu 7: Ý kiến nào dưới đây là đúng về trách nhiệm tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ?

A. Mọi công dân đều phải có trách nhiệm tham gia xây dựng và bảo vệ Nhà nước

B. Chỉ cán bộ, công chức nhà nước mới có trách nhiệm tham gia xây dựng Nhà nước

C. Xây dựng và bảo vệ nhà nước là trách nhiệm của lực lượng công an nhân dân

D. Chỉ lực lượng quân đội nhân dân mới có trách nhiệm xây dựng và bảo vệ nhà nước

Câu 8: Bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội để xây dựng và phát triển kinh tế là

A. chức năng của Nhà nước pháp quyền nước ta.

B. ý nghĩa của Nhà nước pháp quyền nước ta.

C. ý muốn của Nhà nước pháp quyền nước ta.

D. đường lối của Nhà nước pháp quyền nước ta.

Câu 9: ý kiến nào dưới đây là đúng về trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước

Tham khảo thêm:   Top 10 phim chủ đề cao bồi Mỹ lôi cuốn, hấp dẫn nhất mọi thời đại

A. Chỉ cán bộ, công chức Nhà nước mới có trách nhiệm xây dựng Nhà nước

B. Học sinh cũng có trách nhiệm xây dựng Nhà nước

C. Xây dựng nhà nước là trách nhiệm riêng của những người có chức quyền

D. Xây dựng Nhà nước là tùy vào tính tự giác mỗi người

Câu 10: Một trong những trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là

A. để ý đến việc mọi người thực hiện pháp luật.

B. không quan tâm đến việc mọi người thực hiện pháp luật

C. vận động những người xung quanh thực hiện tốt pháp luật của Nhà nước.

D. Bắt buộc người thân phải thực hiện pháp luật của Nhà nước.

Câu 11: Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta bao hàm cả tính

A. nhân dân và dân tộc.

B. văn minh, tiến bộ

C. quần chúng rộng rãi.

D. khoa học đại chúng

Câu 12: Nhiệm vụ nào sau đây không phải là trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Xây dựng chính quyền.

B. Đấu tranh với hành vi vi phạm pháp luật.

C. Bảo vệ pháp luật của Nhà nước.

D. Giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

Câu 13: Ai là người đưa ra tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.

A. Lenin.

B. Hồ Chí Minh.

C. Đặng Tiểu Bình.

D. Phạm Văn Đồng.

Câu 14: Bản chất giai cấp của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện tập trung nhất là

A. phục vụ lợi ích của nhân dân.

B. sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với nhà nước.

C. thể hiện ý chí của nhân dân.

D. do nhân dân xây dựng nên.

Câu 15: Trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là:

A. quan tâm đến các vấn để chính trị của đất nước.

B. quan tâm đến các vấn để kinh tế của đất nước.

C. chấp hành chính sách của Đảng.

D. chấp hành đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Câu 16: Bản chất giai cấp của nhà nước được thể hiện như thế nào?

A. Nhà nước là bộ máy dùng để duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác

B. Nhà nước là bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác

C. Cả a,b đúng

D. cả a, b sai

Câu 17: Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về trách nhiệm của công dân trong việc tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng?

A. Có thể tuyên truyền.

B. Là nhiệm vụ của công dân.

C. Không bắt buộc.

D. Tùy ai có thời gian thì tuyên truyền.

Câu 18: Nhiệm vụ nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Giữ gìn trật tự, an toàn xã hội

B. Phát triển giáo dục công lập

C. Phát triển kinh tế tập thể

D. Duy trì kinh tế nhà nước.

Câu 19: Nội dung nào dưới đây sai khi nói về khái niệm Nhà nước pháp Quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Là nhà nước của nhân dân

B. Là nhà nước của dân, do dân, vì dân

C. Là nhà nước của riêng giai cấp công nhân.

Tham khảo thêm:   Soạn bài Việt Bắc (Phần 1: Tác giả) Soạn văn 12 tập 1 tuần 8 (trang 94)

D. Là nhà nước của giai cấp công nhân và các giai cấp, tầng lớp khác

Câu 20: Thời kì quá độ lên CNXH ở trên phạm vi cả nước ở nước ta bắt đầu từ khi nào.

A. 1945.

B. 1954.

C. 1975.

D. 1930

Câu 21: Anh A tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được thể hiện ở hoạt động nào sau đây?

A. Góp ý vào các dự thảo luật.

B. Quyên góp ủng hộ lũ lụt

C. Tích cực tham gia bảo vệ môi trường.

D. Tham gia các hoạt động xã hội.

Câu 22: Anh N tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được thể hiện ở hoạt động nào sau đây?

A. Tố cáo hành vi tham nhũng.

B. Quyên góp ủng hộ lũ lụt.

C. Tham gia các hoạt động xã hội.

D. Tích cực tham gia bảo vệ môi trường.

Câu 23: P thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù khi đọc những thông tin trên mạng nói xấu Đảng, Nhà nước ta. P đã thể hiện điều nào dưới đây trong việc tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền?

A. Trách nhiệm của công dân

B. Nghĩa vụ của công dân.

C. Lí tưởng của công dân

D. Trí tuệ của công dân.

Câu 24

Trên đường đi, Minh thấy một người đang cắt trộm dây cáp điện, Minh băn khoăn không biết phải làm gì. Nếu em là bạn của Minh, em sẽ khuyên Minh lựa chọn cách xử lý như thế nào cho phù hợp?

A. Làm ngơ coi như không biết.

B. Xông vào bắt.

C. Tránh xa để khỏi nguy hiểm.

D. Báo cho công an hoặc Uỷ ban nhân dân.

Câu 25

Ý kiến nào dưới đây là đúng về trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa?

A. Mọi công dân đều phải có trách nhiệm tham gia xây dựng và bảo vệ Nhà nước.

B. Chỉ cán bộ, công chức Nhà nước mới có trách nhiệm tham gia xây dựng Nhà nước.

C. Xây dựng và bảo vệ Nhà nước là trách nhiệm của lực lượng Công an nhân dân.

D. Chỉ lực lượng Quân đội nhân dân mới có trách nhiệm xây dựng và bảo vệ Nhà nước.

Câu 26

Ý kiến nào dưới đây là đúng về trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước.

A. Chỉ cán bộ, công chức mới có trách nhiệm xây dựng Nhà nước.

B. Học sinh cũng có trách nhiệm xây dựng Nhà nước.

C. Xây dựng Nhà nước là trách nhiệm riêng của những người có chức quyền.

D. Xây dựng Nhà nước là tùy vào tính tự giác của mỗi người.

Câu 27

Hành vi nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam ?

A. Anh G không vi phạm pháp luật.

B. Anh C không tố giác tội phạm.

C. H tham gia vào đội dân quân tự vệ của phường.

D. Bác D tuyên truyền và vận động mọi người trong khu phố thực hiện tốt pháp luật.

Câu 28

Anh A bị một nhóm đối tượng mua chuộc và lôi kéo tham gia vào tổ chức chuyên kích động, phá hoại an ninh đất nước. Nếu ở trong trường hợp của anh A, em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp?

A. Rủ thêm một số người tham gia.

B. Báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền biết.

Tham khảo thêm:  

C. Lờ đi coi như không biết.

D. Vui vẻ tham gia vào tổ chức đó.

Câu 29

Có nhiều ý kiến khác nhau khi bàn về trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng và bảo vệ Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Em sẽ lựa chọn ý kiến nào dưới đây?

A. Chỉ có cán bộ Nhà nước mới có trách nhiệm.

B. Đây là nhiệm vụ của cơ quan nhà nước.

C. Đây là quyền và nghĩa vụ của công dân.

D. Đây là trách nhiệm của mọi công dân Việt nam.

Câu 30

Khi phát hiện một hành vi tham ô, tham nhũng. Trong trường hợp này em sẽ làm gì cho phù hợp với trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Lờ đi xem như không biết gì.

B. Viết đơn tố cáo gửi đến cơ quan có thẩm quyền.

C. Trao đổi với bạn bè về hành vi này.

D. Đưa sự việc này lên Facebook.

Câu 31

Bạn G đề nghị các bạn trong lớp tổ chức đua xe để biết cảm giác mạnh. Nếu là thành viên trong lớp, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây để thể hiện trách nhiệm của công dân việc tham gia xây dựng nhà Nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa?

A. Khuyên G và các bạn không nên tổ chức và tham gia đua xe vì nó là hành vi vi phạm pháp luật.

B. Ủng hộ nhiệt tình ý kiến của G và vận động các bạn đồng ý để lên kế hoạch triển khai.

C. Lẳng lặng quay video khi các bạn đang bàn luận rồi đưa lên Facebook.

D. Không quan tâm vì mình không thích tham gia trò chơi nguy hiểm này.

Câu 32

Trong buổi ngoại khóa tuyên truyền về an toàn giao thông, K được cô giáo phân công phát tờ rơi cho các bạn. K không nhận lời vì cho rằng đó là việc của cảnh sát giao thông. Nếu là K, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Không nhận lời vì ngại.

B. Vui vẻ nhận lời và thực hiện tốt nhiệm vụ.

C. Bảo cô phân công bạn khác.

D. Giả vờ đau đầu và xin nghỉ buổi ngoại khóa.

Câu 33

Bà K là tổ trưởng tổ dân phố, ngày nào đi làm bà cũng đội mũ bảo hiểm. Không chỉ vậy bà còn dặn con trai đang học lớp 11 thực hiện đúng nội quy nhà trường, phải đội mũ bảo hiểm và cài quai đúng cách khi đi xe đạp điện. Việc làm của bà K thể hiện trách nhiệm nào của công dân trong việc tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa?

A. Gương mẫu thực hiện và tuyên tuyền, vận động mọi người thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

B. Tích cực tham gia các hoạt động : xây dựng, củng cố, bảo vệ chính quyền; giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.

C. Phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật.

D. Thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 9 Trắc nghiệm Nhà nước Xã hội chủ nghĩa của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *