Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 10: Dàn ý phân tích đoạn 2 Bình ngô Đại Cáo (6 Mẫu) Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Dàn ý đoạn 2 Bình ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi gồm 6 dàn ý chi tiết đầy đủ nhất. Thông qua 6 dàn ý phân tích đoạn 2 Bình ngô Đại Cáo giúp các bạn bao quát được những nội dung chủ yếu, những luận điểm, luận cứ cần triển khai, tránh được tình trạng xa đề, lạc đề hoặc lặp ý để viết bài văn phân tích.

Đoạn 2 Bình ngô Đại Cáo giúp chúng ta có thể thấy rõ sự tàn bạo, thâm hiểm, độc ác của giặc xâm lược, tất cả được khắc họa chi tiết nhờ nghệ thuật chính luận tài tình của Nguyễn Trãi. Qua đó, hậu thế thấy được giá trị của việc bảo vệ và gìn giữ non sông gấm vóc Việt Nam. Bên cạnh dàn ý đoạn 2 Bình ngô Đại Cáo, các bạn lớp 10 xem thêm phân tích đoạn 1 Bình ngô Đại cáo, phân tích Bình ngô Đại cáo để có thêm nhiều tài liệu tham khảo.

Dàn ý đoạn 2 Bình ngô Đại cáo ngắn gọn

1, Mở bài

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm

2, Thân bài

* Bản cáo trạng đanh thép vạch rõ tội ác của quân xâm lược nhà Minh.

– Nguyễn Trãi đã lột trần âm mưu thâm độc của chúng: lợi dụng nhà Hồ chính sự đổ nát, giặc Minh đã thừa cơ vào cướp nước ta:

“Nhân họ Hồ chính sự phiền hà,
Để trong nước lòng dân oán hận.
Quân cuồng Minh đã thừa cơ gây họa,
Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh”.

=> Trong suốt hai mươi năm đô hộ nước ta (1407-1427), chính quyền đô hộ nhà Minh đã thực hiện nhiều chính sách và biện pháp từ tinh vi đến trắng trợn nhằm xóa bỏ quá khứ đấu tranh, dựng nước và giữ nước bất khuất của dân tộc ta, thủ tiêu những di sản văn hoá truyền thống tốt đẹp của nhân dân Đại Việt để chiếm đóng vĩnh viễn đất nước ta.

– Tác giả đã khẳng định đó là tội ác “Bại nhân nghĩa nát cả đất trời” và kể ra những hành động dã man của bọn chúng.

Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.

=> Đây là hình ảnh vừa cụ thể, vừa khái quát như một lời cáo trạng, lời buộc tội quân giặc.

– Đứng trên lập trường nhân nghĩa, đoạn văn là máu, là nước mắt, thể hiện sự căm hận sục sôi của Nguyễn Trãi đối với kẻ thù.

3, Kết bài

– Khẳng định lại giá trị của bài thơ

– Tình cảm của em dành cho bài thơ

Dàn ý phân tích đoạn 2 Bình Ngô Đại Cáo

I. Mở bài:

– Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm Đại cáo bình Ngô và nội dung đoạn trích.

II. Thân bài:

Tác giả vạch trần tội ác của giặc Minh với một trình tự logic:

– Tác giả chỉ rõ âm mưu xâm lược của giặc Minh

  • Vạch trần luận điệu “phù Trần diệt Hồ” của giặc Minh (việc nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần chỉ là một nguyên cớ để giặc Minh thừa cơ gây họa, mượn gió bẻ măng)
  • Âm mưu muốn thôn tính đất nước ta vốn đã có sẵn, có từ lâu.

– Tác giả vạch trần những chủ trương cai trị phản nhân đạo của giặc Minh

  • Thu thuế khóa nặng nề.
  • Vơ vét sản vật, bắt chim trả
  • Ép người làm những việc nguy hiểm (dòng lưng mò ngọc, đãi cát tìm vàng,…).

– Tác giả tố cáo mạnh mẽ những hành động tội ác của giặc.

  • Hủy hoại cuộc sống con người bằng hành động diệt chủng, tàn sát người dân vô tội (nướng dân đen, vùi con đỏ,…)
  • Hủy hoại cả môi trường sống (Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ)

=> Đây là bản cáo trạng đanh thép về tội ác của giặc Minh

III. Kết bài:

Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích, nêu chủ đề của đoạn trích.

Xem thêm: Thuyết minh tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo

Dàn ý đoạn 2 Bình Ngô Đại Cáo

1. Mở bài

  • Giới thiệu về tác gia Nguyễn Trãi: Là nhà chính trị, quân sự lỗi lạc, tài ba, nhà văn nhà thơ với sự nghiệp sáng tác đồ sộ.
  • Khái quát về tác phẩm: Là áng thiên cổ hùng văn, là bản tuyên ngôn hùng hồn của dân tộc.
  • Giới thiệu nội dung đoạn thơ thứ hai : Tố cáo tội ác của quân giặc
Tham khảo thêm:   Cách làm tré trộn ngon nức tiếng, ai ăn cũng khen ngon

2. Thân bài

  • Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm
  • Khái quát nội dung đoạn thơ thứ nhất và dẫn ra nội dung của đoạn thơ thứ hai : Tố cáo tội ác của quân giặc

a. Tội ác của giặc Minh.

– Tội ác xâm lược: Từ “nhân, thừa cơ” cho thấy sự cơ hội, thủ đoạn của giặc Minh, chúng mượn chiêu bài “phù Trần diệt Hồ” để gây chiến tranh xâm lược nước ta.

=> Vạch trần luận điệp bịp bợm, cướp nước của giặc Minh.

– Tội ác với nhân dân:

  • Khủng bố, sát hại người dân vô tội: Nướng dân đen, vùi con đỏ
  • Bóc lột bằng thuế khóa, vơ vét tài nguyên, sản vật nước ta
  • Phá hoại môi trường, tiêu diệt sự sống
  • Bóc lột sức lao động, phá hoại sản xuất.

=> Sử dụng biện pháp liệt kê tố cáo những tội ác dã man của giặc.

=> Gợi hình ảnh đáng thương, tội nghiệp, khổ đau của nhân dân

=> Nỗi xót xa, đau đớn, thương cảm đối với nhân dân, sự căm phẫn đối với kẻ thù của tác giả.

b. Lòng căm thù giặc của nhân dân.

– Hình ảnh phóng đại “trúc Nam Sơn không ghi hết tội, nước Đông Hải không rửa sạch mùi” lấy cái vô cùng của tự nhiên để nói về tội ác của giặc Minh.

– Câu hỏi tu từ “lẽ nào…chịu được”: Tội ác không thể dung thứ của giặc.

=> Thái độ căm phẫn, uất nghẹn không bao giờ tha thứ của nhân dân ta

⇒ Đoạn văn là bản cáo trạng đanh thép về tội ác của giặc Minh

3. Kết bài

  • Khẳng định giá trị của đoạn thơ
  • Khẳng định tài năng của Nguyễn Trãi trong việc viết ” Bình Ngô đại cáo “.

Dàn ý phân tích tội ác của giặc Minh

1. Mở bài

  • Giới thiệu khái quát về nội dung tác phẩm Bình Ngô đại cáo: Là áng thiên cổ hùng văn, là bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc
  • Khái quát nội dung khổ 2: Phản ánh sự tàn ác của giặc Minh những năm tháng đô hộ nước ta, càng thấm thía hơn nỗi đau mất nước

2. Thân bài

* Luận điệu xảo trá của giặc Minh:

  • Có âm mưu cướp nước ta từ lâu nhưng sợ người đời “dị nghị” nên mượn cớ “phù Trần, diệt Hồ” để bịp bợm thiên hạ
  • Trong khi đó, “bọn gian tà bán nước cầu vinh”, bán cả tự tôn dân tộc để lấy chút lợi nhỏ

=> Nhân dân phải chịu tình cảnh “thù trong, giặc ngoài”

* Tội ác của giặc:

  • Tàn sát, âm mưu diệt chủng những kẻ kháng cự bằng những phương thức dã man, rùng rợn: “Nướng dân đen…”, “vùi con đỏ…”, liên tiếp “dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế”, gieo rắc thù oán hết gần 20 năm
  • Bóc lột, hành hạ nhân dân bằng đủ các loại thuế khóa, đẩy người dân vào chỗ hiểm nguy, biến nhân dân thành nô lệ phục vụ mục đích của chúng: “Nặng thuế khóa… nơi nơi cạm đặt”
  • Hình ảnh quân cướp nước hiện lên: “Thằng há miệng… chưa chán”, ngang ngược bạo lực…

* Hậu quả để lại:

  • Môi trường bị hủy hoại, tàn phá nặng nề
  • Cỏ cây, chim muông không có chỗ trú ngụ
  • Phụ nữ thành kẻ góa bụa
  • Gia đình đang yên ổn canh cửi nay cũng thuận đà tan tác cả.

=> Sự tàn độc của giặc Minh được Nguyễn Trãi dùng những cái vô cùng, vô tận của thiên nhiên mà so sánh: “Trúc Nam Sơn không ghi hết tội, nước Đông Hải không rửa sạch mùi”…

– Nỗi đau xót, căm phẫn đến tận cùng của tác giả: “Lẽ nào trời đất dung tha? Ai bảo thần dân chịu được?”

3. Kết bài

Khẳng định lại vấn đề: Phần hai của Bình Ngô đại cáo như một lời buộc tội đầy đanh thép của “quan tòa” dành cho “kẻ phạm tội”.

Dàn ý phân tích đoạn hai Bình ngô Đại Cáo

1. Mở bài Phân tích đoạn 2 Bình Ngô Đại Cáo

  • Giới thiệu sơ lược về tác giả,tác phẩm, đoạn cần phân tích
  • Nêu qua hoàn cảnh lịch sử tạo nên tác phẩm

2. Thân bài Phân tích đoạn 2 Bình Ngô Đại Cáo

Có thể khẳng định đoạn đầu là tư tưởng nhân nghĩa mới mẻ là cơ sở để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc. Tư tường này xuất phát từ thực tiễn tình hình của đất nước được Nguyễn Trãi khái quát sâu sắc như một chân lý. Chân lý đó khẳng định nhân nghĩa chính là chống quân xâm lược, có như vậy mới vạch trần được luận điệu xảo trá của chúng được tác giả nêu lên ở đoạn hai. Đoạn hai của tác phẩm là bản cáo trạng về tội ác của Giặc Minh. Tố cáo những chủ trương cai trị tàn sát của giặc Minh:

  • Tàn sát người vô tội
  • Bóc lột dã man, đánh thuế, phu phen,…
  • Hủy diệt cả môi trường sống
Tham khảo thêm:  

⇒ Tội ác tày trời, một lũ giặc vô nhân đạo

– Có những tội ác của kẻ thù thì cái nhân nghĩa mà tác giả đưa ra mới càng thể hiện được tính đúng đắn của nó. Bởi lẽ:

  • Độc lập chủ quyền của chúng ta có tính chất thiên nhiên, từ trước, vốn có
  • Khẳng định chủ quyền như bao dân tộc khác là chúng ta có phong tục riêng, lịch sử riêng, hào kiệt trước này chưa bao giờ thiếu.
  • Nền văn hiến của ta thì đã có từ hàng ngàn năm lịch sử: đây là yếu tố cơ bản để xác định chủ quyền dân tộc. Bất kể quân xâm lược nào cũng đều tìm cách để phủ định sự thật hiển nhiên này.

– Nguyễn Trãi đã vạch trần luận điệu bịp bợm của giặc và chỉ rõ âm mưu cướp nước ta của chúng. Chúng lược chiêu bài “Phù Trần diệt Hồ” nhưng thực chất là để cướp nước ta

– Tội ác mà chúng gây ra với chúng ta là vô cùng độc ác và dã man.

– Trước nỗi khổ, sự khó khăn cùng cực của nhân dân, tác giả vô cùng đau đớn, cả bài là sự căm giận tội ác của địch, đồng cảm và xót xa trước những đau thương mà nhân dân ta phải chịu đựng.

-Nghệ thuật so sánh: Tội ác của giặc cao tựa núi Nam Sơn; sự dơ bẩn của giặc nhiều bằng nước Đông Hải. Dùng cái vô hạn nói cái vô hạn, tội ác của chúng những cái vô cùng cũng không thể miêu tả, không thể chứa đựng được hết.

3. Kết bài Phân tích đoạn 2 Bình Ngô Đại Cáo

  • Nêu lại khái quát ý nghĩa của tác phẩm và cảm nhận của bản thân
  • Khẳng định lại tội ác không thể chối cãi của giặc Minh và sự tài tình của Nguyễn Trãi trong việc vạch tội kẻ thù khẳng định chủ quyền cho dân tộc.

Dàn ý Đại cáo Bình ngô đoạn 2

I. Mở bài

Giới thiệu tác giả Nguyễn Trãi, đôi nét về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.

II. Thân bài

  • Nguyễn Trãi vạch trần âm mưa của quân thù
  • Âm mưu của quân Minh đã có từ lâu, chỉ chờ thời cơ đúng đắn mới thực hiện.
  • Luận điệu “phù Trần diệt Hồ” của quân Minh đã được tác giả vạch trần.
  • Nguyễn Trãi lên án, tố cáo sự tàn bạo, hung ác của quân Minh
  • Tác giả đã đưa ra những bằng chứng mà kẻ thù đã thực hiện với quân và dân ta. “Nướng dân đen”, “vùi con đỏ” là những việc làm tàn ác không thể tha thứ.
  • Không chỉ hành hạ, chúng còn sử dụng thuế, hủy hoại cả thiên nhiên nhằm tạo sức ép cho đất nước ta.
  • Nguyễn Trãi đã lên án và tố cáo giặc Minh và đây cũng giống như bản cáo trạng ghi chép tội ác mà quân Minh đã gây ra cho ta.

III. Kết bài

Khái quát lại nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.

Cảm nhận đoạn 2 Bình ngô Đại Cáo

Nguyễn Trãi là danh nhân văn hóa thế giới, là nhà lãnh đạo tài ba mưu lược. Hơn thế nữa, ông còn là một nhà thơ tiêu biểu của nền văn học trung địa Việt Nam. Ông đã để lại cho chúng ta hàng loạt các tác phẩm vô giá trong đó không thể không nhắc đến bài thơ “Bình ngô đại cáo”. Tác phẩm đã tố cáo tội ác đanh thép của giặc và thể hiện tinh thần yêu nước của Nguyễn Trãi nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung. Điều này được thể hiện rõ nhất qua đoạn thơ thứ hai của bài:

“Vừa rồi
………..
Ai bảo thần dân chịu được”.

Nếu như đoạn 1 nêu lên lập trường chính nghĩa thì đoạn 2 là bản cáo trạng đanh thép vạch rõ tội ác của quân xâm lược nhà Minh. Nguyễn Trãi đã lột trần âm mưu thâm độc của chúng: lợi dụng nhà Hồ chính sự đổ nát, giặc Minh đã thừa cơ vào cướp nước ta:

Nhân họ Hồ chính sự phiền hà,
Để trong nước lòng dân oán hận.
Quân cuồng Minh đã thừa cơ gây họa,
Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh.

Năm 1406, lấy cớ nhà Hồ cướp ngôi của nhà Trần, nhà Minh huy động một lực lượng lớn gồm 20 vạn bộ binh và thuỷ bInh cùng với hàng chục vạn dân phu vận chuyển, dưới quyền chỉ huy của Chu Năng, Trương Phụ, Mộc Thạnh, Lý Bân, Trần Húc kéo vào xâm lược Đại Việt. Quân Minh chia làm hai cánh: một cánh do Trương Phụ chỉ huy theo đường Bằng Tường, Quảng Tây tiến vào Lạng Sơn, một cánh do Mộc Thạnh chỉ huy từ Vân Nam theo đường sông Hồng kéo xuống. Nhà Minh còn sai người mang sắc vào dụ vua Chămpa phối hợp tấn công ở biên giới phía nam.

Tham khảo thêm:  

Trong suốt hai mươi năm đô hộ nước ta (1407-1427), chính quyền đô hộ nhà Minh đã thực hiện nhiều chính sách và biện pháp từ tinh vi đến trắng trợn nhằm xóa bỏ quá khứ đấu tranh, dựng nước và giữ nước bất khuất của dân tộc ta, thủ tiêu những di sản văn hoá truyền thống tốt đẹp của nhân dân Đại Việt để chiếm đóng vĩnh viễn đất nước ta. Nhà Minh nhiều lần đốt sách vở, kể cả sách học của trẻ em, phá hủy các bia đá. Lịch sử đã ghi lại tội ác của giặc Minh và Bình Ngô Đại Cáo lại thêm một lần tố cáo mạnh mẽ tội ác của chúng.

Tác giả đã khẳng định đó là tội ác “Bại nhân nghĩa nát cả đất trời” và kể ra những hành động dã man của bọn chúng. Âm mưu xâm lược của quân giặc gian xảo bao nhiêu thì chính sách cai trị của chúng càng thâm độc bấy nhiêu. Vẫn là những chính sách cũ nhưng thâm độc hơn nhiều: chúng không chỉ bóc lột vơ vét hết mọi sản vật, sức người, sức của của dân ta mà chúng còn huỷ hoại cả môi trường sống (tàn hại giống côn trùng cây cỏ) và tàn sát con người không biết ghê tay. Hai câu :

Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.

Đây là hình ảnh vừa cụ thể, vừa khái quát như một lời cáo trạng, lời buộc tội quân giặc. Văn học trung đại Việt Nam không có nhiều nhà thơ đưa hình ảnh “Dân đen” vào trang viết của mình. Dân đen-những kiếp người nhỏ bé tận cùng dưới đáy xã hội. Họ là nạn nhân của tội ác mà quân giặc đã gieo rắc trên bờ cõi dân tộc. Nếu không có một tấm lòng rộng mở, nếu không có một tư tưởng nhân đạo sâu sắc thì Nguyễn Trãi đâu thể viết nên những câu văn mang đầy sức gợi và đậm tính nhân văn như thế? Có thể nói, hai câu văn đã được viết viết ra bằng máu và nước mắt của người anh hùng suốt đời một lòng vì dân vì nước.

Vơ vét sản vật, tiêu diệt con người, tội ác của giặc không giấy bút nào tả xiết :

Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.

Nguyễn Trãi chọn cái vô cùng (trúc Nam Sơn, nước Đông Hải) để nói đến tội ác của một loài quỷ dữ (thằng há miệng, đứa nhe răng). Bọn chúng như những con thú dữ khát máu người, chỉ nhăm nhe cắn xé nhân dân ta đến tận xương tủy. Hậu quả bọn chúng để lại thật là tàn khốc: gia đình tan nát, vợ mất chồng, con cái thì nheo nhóc, muôn loài bị phá huỷ, tiêu diệt, sản xuất thì trì trệ, nhân dân khổ cực.

Để nêu rõ tội ác của quân xâm lược, tác giả đã dụng phương pháp liệt kê có chọn lọc, sử dụng những câu văn giàu hình tượng, giọng văn thay đổi linh hoạt, phù hợp với cảm xúc. Lúc thì tỏ ra căm phẫn, tức giận đến thấu xương cái lũ xâm lược tàn bạo, lúc thì lại thể hiện sự xót xa, đau đớn cho nhân dân ta.

Hai câu cuối kết án vô cùng đanh thép:

Lẽ nào trời đất dung tha,
Ai bảo thần dân chịu được ?

Tội ác của giặc Minh đã vượt qua cái giới hạn của lẽ trời. Hành động nhơ bẩn của chúng khiến cả thần và người đều không thể tha thứ.

Đứng trên lập trường nhân nghĩa, đoạn văn là máu, là nước mắt, thể hiện sự căm hận sục sôi của Nguyễn Trãi đối với kẻ thù.

Nói tóm lại, đoạn văn này là một bản cáo trạng đanh thép tố cáo tội ác khủng khiếp của giặc Minh trong 20 năm trên mảnh đất Đại Việt.

Ðể đảm bảo vừa tăng cường sức thuyết phục vừa đạt được tính cô đọng, hàm súc của ngôn từ văn chương, Nguyễn Trãi sử dụng đan xen, kết hợp hài hòa giữa những hình ảnh mang tính chất khái quát với những hình ảnh có tính cụ thể, sinh động.

Như vậy bằng cái tái và cái tâm của mình, Nguyễn trãi đã khiến cho Bình Ngô Đại Cáo xứng đáng được vinh danh là áng thiên cổ hùng văn (áng văn bất hủ muôn đời). Để rồi văn đàn Việt Nam tự hào có một Nguyễn Trãi. Dân tộc Việt Nam tự hào có một Ức Trai.

Xem thêm: Phân tích bài thơ Bình ngô Đại Cáo

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 10: Dàn ý phân tích đoạn 2 Bình ngô Đại Cáo (6 Mẫu) Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *