Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ câu hỏi trắc nghiệm thi công chức cấp xã ngành Tư pháp – Hộ tịch Tài liệu ôn thi công chức Tư pháp Hộ tịch ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Thi công chức viên chức nói chung và thi công chức xã nói riêng đòi hỏi bạn phải nắm vững các kiến thức chuyên ngành và các kiến thức xã hội để phục vụ cho công việc và làm tốt bài thi tuyển công chức.

Hiểu rõ được điều đó, Wikihoc.com xin chia sẻ cùng các bạn đang chuẩn bị thi tuyển công chức xã (phường) tài liệu Bộ câu hỏi trắc nghiệm thi công chức cấp xã ngành Tư pháp – Hộ tịch để các bạn có thể tự ôn tập nhằm chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi tuyển công chức sắp tới. Sau đây là nội dung chi tiết, mời bạn đọc cùng tham khảo.

Bộ câu hỏi trắc nghiệm thi công chức ngành Tư pháp – Hộ tịch

Câu 01:

Kết quả xử lý văn bản trái pháp luật do cấp xã ban hành phải được công bố công khai sau bao nhiêu ngày?

A. Chậm nhất sau 03 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định xử lý.

B. Chậm nhất sau 05 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định xử lý.

C. Chậm nhất sau 07 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định xử lý.

Câu 02:

Thứ tự ưu tiên của văn bản được sử dụng để rà soát, hệ thống hóa theo quy định của Nghị định số 16/2013/NĐ-CP?

A. Bản chính; Bản sao y bản chính; Văn bản đăng trên công báo điện tử.

B. Văn bản đăng trên công báo in; Bản gốc; Bản sao y bản chính.

C. Bản chính; Văn bản đăng trên công báo điện tử; Bản sao lục của cơ quan, người có thẩm quyền.

Câu 03:

Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết việc đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam có cha và mẹ là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài?

A. Sở Tư pháp nơi cư trú của người mẹ.

B. UBND cấp xã nơi cư trú của người cha nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ.

C. UBND cấp xã nơi cha và mẹ trẻ hiện đang cư trú.

Câu 04:

Đối tượng nào sau đây không thuộc diện sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch theo quy định của Thông tư về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch?

A. Người nước ngoài có yêu cầu giải quyết các việc về hộ tịch.

B. Bộ Ngoại giao.

C. Bộ Tư pháp.

Câu 05:

Việc ghi thông tin về cha, mẹ trẻ khi đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi, có giấy tờ kèm theo ghi thông tin về cha, mẹ nhưng không tìm được cha, mẹ đẻ sau khi thông báo được thực hiện như thế nào?

A. Chỉ ghi chú trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh.

B. Không ghi thông tin trong Giấy khai sinh nhưng ghi đầy đủ trong Sổ đăng ký khai sinh.

C. Ghi đầy đủ thông tin trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh.

Câu 06:

Hành vi làm sai lệch nội dung của bản chính để chứng thực bản sao bị áp dụng hình thức xử phạt nào sau đây theo quy định của Nghị định số 110/2013/NĐ-CP?

A. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

B. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

C. Cảnh cáo.

Câu 07:

Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân phường có hiệu lực sau bao nhiêu ngày theo quy định của Nghị định số 91/2006/NĐ-CP?

A. Sau 07 ngày kể từ ngày ký ban hành.

B. Sau 05 ngày kể từ ngày thông qua.

C. Sau 03 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành.

Câu 08:

Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi theo quy định của Luật nuôi con nuôi năm 2010?

Tham khảo thêm:   Tập làm văn lớp 3: Thư gửi người thân kể về những thay đổi tốt đẹp gần đây ở địa phương em 7 mẫu viết thư gửi người thân

A. Tòa án nhân dân.

B. Sở Tư pháp nơi đã đăng ký việc nuôi con nuôi.

C. UBND cấp xã nơi đã đăng ký việc nuôi con nuôi.

Câu 09:

Đối tượng nào sau đây không có quyền yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc theo quy định của Nghị định về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký?

A. Người thừa kế của người được cấp bản chính nếu người đó đã chết.

B. Người đại diện hợp pháp của người được cấp bản chính.

C. Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan của người được cấp bản chính.

Câu 10:

Văn bản quy phạm pháp luật của UBND cấp xã được thể hiện bằng ngôn ngữ nào theo quy định Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND năm 2004?

A. Chỉ bằng tiếng Việt.

B. Tiếng Việt và tiếng dân tộc thiểu số đối với những xã có trên 50% người dân tộc thiểu số sinh sống.

C. Tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc thiểu số do UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định.

Câu 11:

Văn bản nào sau đây được dùng để đối chiếu và chứng thực bản sao ?

A. Bản chính cấp lần đầu và Bản sao y.

B. Bản chính đăng ký lại.

C. Bản chính cấp lại và Bản sao từ bản chính.

Câu 12:

Trường hợp nào sau đây không thực hiện việc chứng thực điểm chỉ?

A. Người yêu cầu chứng thực không thể điểm chỉ bằng hai ngón trỏ.

B. Người yêu cầu chứng thực không thể điểm chỉ bằng ngón trỏ phải.

C. Công dân yêu cầu chứng thực trong giấy tờ tiếng nước ngoài.

Câu 13:

Thời hạn Uỷ ban nhân dân cấp xã gửi tờ trình, dự thảo nghị quyết để xem xét, thông qua nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã được quy định như thế nào?

A. Chậm nhất là 03 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân.

B. Chậm nhất là 05 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân.

C. Chậm nhất là 07 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân.

Câu 14:

Công dân Việt Nam đăng ký nhu cầu nhận con nuôi tại cơ quan nào sau đây?

A. Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó thường trú.

B. Sở Tư pháp nơi người đó thường trú.

C. Uỷ ban nhân dân cấp xã và Sở Tư pháp nơi người đó thường trú.

Câu 15:

Lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước đối với trường hợp bác họ nhận cháu làm con nuôi được quy định như thế nào?

A. Miễn lệ phí.

B. Giảm 50% lệ phí/

C. 400.000 đồng/trường hợp.

Câu 16:

Thời hạn chứng thực chữ ký được quy định như thế nào trong trường hợp cần xác minh làm rõ nhân thân của người yêu cầu chứng thực?

A. Được kéo dài thêm nhưng không quá 02 ngày làm việc.

B. Được kéo dài thêm nhưng không quá 03 ngày làm việc.

C. Được kéo dài thêm nhưng không quá 05 ngày làm việc.

Câu 17:

Bản dịch văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân ra tiếng nước ngoài có giá trị như thế nào theo quy định của Nghị định số 91/2006/NĐ-CP?

A. Chỉ có giá trị tham khảo.

B. Có giá trị sử dụng như bản tiếng Việt.

C. Có giá trị sử dụng như bản tiếng Việt khi được Chính phủ quy định.

Câu 18:

Công chức Tư pháp – hộ tịch cấp xã không lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi nào sau đây?

A. Hành vi ép buộc người khác nhận cha, mẹ, con.

B. Hành vi cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn dù đã có quyết định của Tòa án buộc chấm dứt quan hệ.

C. Hành vi lợi dụng danh nghĩa báo cáo viên pháp luật để trục lợi.

Tham khảo thêm:   Kể cho người thân nghe một mẩu chuyện về Nguyễn Hiền Tập làm văn lớp 5 Chân trời sáng tạo

Câu 19:

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch UBND cấp xã đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình được quy định như thế nào theo Nghị định số 110/2013/NĐ-CP?

A. Phạt cảnh cáo và phạt tiền đến 2.000.000 đồng.

B. Phạt cảnh cáo và phạt tiền đến 3.000.000 đồng.

C. Phạt cảnh cáo và phạt tiền đến 5.000.000 đồng.

Câu 20:

Văn bản quy phạm pháp luật của UBND cấp xã có thể được niêm yết tại địa điểm nào sau đây theo quyết định của Chủ tịch UBND cấp xã theo quy định của Nghị định số 91/2006/NĐ-CP?

A. Trụ sở Hội đồng nhân dân cấp xã.

B. Trụ sở tất cả các cơ quan, đơn vị trên địa bàn.

C. Trung tâm giáo dục cộng đồng.

Câu 21:

Đối tượng nào sau đây có trách nhiệm niêm yết văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân cấp xã ban hành theo quy định của Nghị định số 91/2006/NĐ-CP?

A. Cán bộ văn phòng cấp xã.

B. Cán bộ văn phòng Hội đồng nhân dân cấp xã.

C. Cán bộ Tư pháp – Hộ tịch.

Câu 22:

Thời hạn lưu trữ bản sao khi thực hiện việc chứng thực bản sao từ bản chính là bao nhiêu lâu theo quy định của Nghị định về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký?

A. Tối thiểu là 01 năm.

B. Tối thiểu là 02 năm.

C. Tối thiểu là 03 năm.

Câu 23:

Trường hợp đăng ký nuôi con nuôi thực tế giữa cha dượng nhận con riêng của vợ làm con nuôi thì mức thu lệ phí được quy định như thế nào?

A. 400.000 đồng/trường hợp

B. 20.000 đồng/trường hợp.

C. Miễn lệ phí.

Câu 24:

Thời hạn cho phép thực hiện việc đăng ký nuôi con nuôi thực tế theo quy định của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP?

A. Kể từ ngày 01/01/2011 đến hết ngày 31/12/2014.

B. Kể từ ngày 01/01/2011 đến hết ngày 31/12/2015.

C. Kể từ ngày 01/01/2011 đến hết ngày 31/12/2016.

Câu 25:

Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân được thông qua khi nào theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân?

A. Khi có quá nửa tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân biểu quyết tán thành.

B. Khi có 2/3 tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân có mặt biểu quyết tán thành.

C. Khi có 100% đại biểu Hội đồng nhân dân có mặt biểu quyết tán thành.

Câu 26:

Thời hạn văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân phải được gửi tới các cơ quan nhà nước cấp trên trực tiếp theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND?

A. Sau 03 ngày kể từ ngày HĐND thông qua.

B. Chậm nhất là 03 ngày kể từ ngày HĐND thông qua.

C. Là 03 ngày kể từ ngày HĐND thông qua hoặc Chủ tịch UBND ký ban hành.

Câu 27:

Thời hạn cha, mẹ trẻ có trách nhiệm đi khai sinh cho con theo quy định của Nghị định về đăng ký và quản lý hộ tịch?

A. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày sinh con.

B. Trong vòng 45 ngày kể từ ngày sinh con.

C. Trong vòng 60 ngày kể từ ngày sinh con.

Câu 28:

Thời hạn giải quyết thủ tục đăng ký kết hôn tại UBND cấp xã theo quy định của Nghị định về đăng ký và quản lý hộ tịch.

A. Giải quyết ngay sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

B. 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

C. 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp cần xác minh thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 10 ngày.

Câu 29:

Đối tượng nào sau đây phải thực hiện việc đăng ký khai tử cho người bị Tòa án tuyên bố là đã chết theo quy định của Nghị định về đăng ký và quản lý hộ tịch?

Tham khảo thêm:   Thông tư 03/2013/TT-BGTVT Hướng dẫn Hiệp định về vận tải thủy giữa Việt Nam - Campuchia

A. Người yêu cầu Tòa án tuyên bố một người là đã chết.

B. Bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết.

A. Người thừa kế hợp pháp của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết.

Câu 30:

Đối tượng nào sau đây có trách nhiệm tổ chức rà soát, hệ thống hóa văn bản do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành theo quy định của Nghị định số 16/2013/NĐ-CP?

A. Cán bộ văn phòng cấp xã.

B. Cán bộ Tư pháp – Hộ tịch.

C. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

Câu 31:

Khi phát hiện văn bản của HĐND cấp xã ban hành có nội dung trái pháp luật công dân cần kiến nghị tới cơ quan nào sau đây theo quy định của Nghị định số 16/2013/NĐ-CP?

A. Hội đồng nhân dân cấp xã.

B. Ủy ban nhân dân cấp xã.

C. Sở Tư pháp.

Câu 32:

Thời điểm nào sau đây được dùng để tính số liệu thống kê kèm báo cáo 06 tháng về chứng thực của UBND cấp xã theo quy định của Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP?

A. Từ ngày 01/10 năm trước đến hết ngày 31/3 của năm báo cáo.

B. Từ ngày 01/01 đến hết ngày 30/6 của năm báo cáó.

C. Từ ngày 01/4 đến hết ngày 30/9 của năm báo cáo.

Câu 33:

Người nhận con nuôi phải có điều kiện nào sau đây?

A. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và hơn con nuôi từ 18 tuổi trở lên.

B. Có tư cách đạo đức tốt và hơn con nuôi từ 18 tuổi trở lên.

C. Có điều kiện sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi.

Câu 34:

Đối tượng nào sau đây có trách nhiệm tìm gia đình thay thế cho trẻ em bị bỏ rơi theo quy định của Luật Nuôi con nuôi?

A. Người hiện đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ.

B. UBND cấp xã nơi phát hiện trẻ em bị bỏ rơi.

C. UBND cấp xã nơi trẻ hiện đang được nuôi dưỡng.

Câu 35:

Văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân cấp xã ban hành phải gửi đến Phòng Tư pháp để kiểm tra trong thời hạn nào sau đây?

A. Trong thời hạn chậm nhất là 03 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành.

B. Trong thời hạn chậm nhất là 03 ngày làm việc kể từ văn bản có hiệu lực thi hành.

C. 03 ngày làm việc kể từ ngày văn bản được thông qua.

Câu 36:

Nghị định số 40/2010/NĐ-CP quy định các hình thức xử lý văn bản trái pháp luật nào dưới đây?

A. Đính chính văn bản; Đình chỉ thi hành một phần và bãi bỏ toàn bộ nội dung văn bản.

B. Đính chính văn bản; Hủy bỏ, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ nội dung văn bản.

C. Đình chỉ thi hành; Hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ nội dung văn bản.

Câu 37:

Đối tượng nào sau đây là đầu mối giúp Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện việc tự kiểm tra văn bản theo quy định của Nghị định số 40/2010/NĐ-CP?

A. Công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã.

B. Trưởng ban pháp chế của Hội đồng nhân dân.

C. Phó Chủ tịch UBND cấp xã.

……….

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ câu hỏi trắc nghiệm thi công chức cấp xã ngành Tư pháp – Hộ tịch Tài liệu ôn thi công chức Tư pháp Hộ tịch của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *