Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 9: Nghị luận Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau Dàn ý & 4 bài văn nghị luận lớp 9 hay nhất ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

TO 4 bài Nghị luận Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau SIÊU HAY, kèm theo dàn ý chi tiết, sẽ giúp các em học sinh lớp 9 hiểu sâu sắc hơn về ý nghĩa của câu ca dao này.

Lời nói

Câu ca dao”Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” khuyên ta nên thận trọng, suy nghĩ kĩ trước khi ăn nói. Chỉ cần một lời nói thiếu suy nghĩ, không đúng lúc sẽ đổ thêm dầu vào lửa, làm mất lòng đôi bên. Mời các em cùng tải bài viết về tham khảo để ngày càng học tốt môn Văn 9:

Dàn ý Nghị luận Lời nói chẳng mất tiền mua

I. Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu câu ca dao “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Khái quát nhận định cá nhân về câu nói (đúng, ý nghĩa, sâu sắc,…).

II. Thân bài

Giải thích ý nghĩa câu nói:

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” có thể hiểu là: khi nói năng, giao tiếp với nhau thì nên thận trọng trong việc sử dụng ngôn ngữ. Lời lẽ trước khi thốt ra cần suy nghĩ kĩ tránh lỡ lời làm xúc phạm hay xấu đi mối quan hệ với mọi người xung quanh. Câu nói mang ý nghĩa khẳng định tầm quan trọng của lời nói đối với con người và khuyên ta nên thận trọng, suy nghĩ kĩ trước khi ăn nói.

Lợi ích của việc nói năng lựa lời, thận trọng:

  • Làm hài hòa mối quan hệ giữa người và người trong giao tiếp.
  • Giảm bớt mâu thuẫn, bất hòa trong xã hội.
  • Người nghe dễ dàng tiếp nhận và đồng tình với vấn đề được nói đến.
  • Thể hiện nét lịch sự, văn hóa trong giao tiếp ứng xử.
  • Hạn chế cảm xúc tiêu cực và tổn thương cho người nghe đồng thời vẫn thực hiện được mục đích giao tiếp.

Tác hại của việc nói năng thiếu suy nghĩ:

  • Chạm vào lòng tự ái, xúc phạm đến người nghe khiến họ khó tiếp nhận vấn đề thậm chí khó chịu đồng thời không đạt được hiệu quả giao tiếp.
  • Làm rạn nứt các mối quan hệ với người xung quanh, dễ gây ra tranh chấp, xung đột.
  • Thể hiện sự kém văn minh, kéo thấp vẻ đẹp văn hóa nơi con người.

Lời khuyên:

  • Nên suy nghĩ thật kĩ trước khi nói.
  • Học cách lựa chọn ngôn từ phù hợp để vừa thực hiện đúng mục đích giao tiếp vừa thể hiện được sự văn minh và tránh gây ra cảm xúc tiêu cực cho đối phương.
  • Nói năng lựa lời không có nghĩa là thiếu thẳng thắn mà là chọn lời nói khéo léo để truyền đạt sự thật.
  • Không nên nói năng tùy tiện, thiếu suy nghĩ vì mỗi chúng ta đều phải chịu trách nhiệm về lời nói của mình.

III. Kết bài

Khẳng định lại ý kiến cá nhân về câu nói “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” (câu nói đúng, giàu ý nghĩa, lời khuyên chân thành và sâu sắc,…). Đúc kết bài học kinh nghiệm.

Nghị luận Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

Tiếng nói chính là phương tiện thông dụng nhất trao đổi thông tin, giao tiếp giữa con người với con người. Tiếng nói như một sợi dây liên kết các mối quan hệ xã hội, đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển của xã hội. Lời nói bản chất là một con dao hai lưỡi, nó có thể giúp ta tạo dựng những mối quan hệ tốt đẹp, nhưng cũng là lời nói nếu không biết cách ăn nói sẽ làm ta mất đi những mối quan hệ đó. Từ kinh nghiệm bao đời, ông cha ta đã đúc kết câu tục ngữ về lời ăn tiếng nói: “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

“Lời nói chẳng mất tiền mua”, quả thực là như vậy, từ khi chúng ta sinh ra đến khi ba tuổi bắt đầu tập nói, chúng ta có tiếng nói của mình và sử dụng lời nói để giao tiếp với mọi người. Chính vì vậy, lời nói là bản năng bẩm sinh, vốn có của con người, chúng ta không mất tiền để mua lời nói, lời nói là sở hữu cá nhân không ai có thể thay thế được. Lời nói là thứ có sẵn, tuy nhiên để sử dụng lời nói sao cho phù hợp và hiệu quả thì không phải ai cũng nhận thức được, chính vì vậy mới có vế sau “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. “Vừa lòng nhau” ở đây chính là sự phù hợp với đối tượng được giao tiếp, phù hợp với hoàn cảnh, đạt được mục đích giao tiếp mà không gây ảnh hưởng xấu đến người được giao tiếp.

Câu tục ngữ đã mang đến cho chúng ta một bài học sâu sắc về cách sử dụng lời ăn tiếng nói của mình, tùy thuộc vào hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp mà biết lựa chọn lời nói sao cho phù hợp, văn minh, lịch sự. Bên cạnh đó, khi chúng ta giao tiếp, điều quan trọng nhất chính là đạt được mục đích giao tiếp, để có thể đạt được hiệu quả cao trong giao tiếp chúng ta phải biết cách ăn nói, biết cách giao tiếp, cụ thể là phải biết lựa chọn từ ngữ, giọng điệu bày tỏ ý kiến, cảm xúc và suy nghĩ của mình sao cho phù hợp, khiến cho người được giao tiếp dễ hiểu dễ nghe.

Tham khảo thêm:  

Lựa lời để nói chính là việc chúng ta suy nghĩ trước khi nói, lời nói có suy nghĩ chắc chắn là lời nói có giá trị và ý nghĩa, mang lại hiệu quả giao tiếp. Ngược lại, lời nói thiếu suy nghĩ là lời nói vô giá trị, đôi khi còn mang lại những hậu quả cho bản thân người nói. Những lời nói thiếu văn minh, thiếu tôn trọng còn khiến cho người nghe bị xúc phạm, làm mất lòng người khác. Một lời nói có thể trở thành động lực, điểm tựa, nguồn động viên an ủi để giúp người khác vượt lên nghịch cảnh, có thêm niềm tin vào cuộc sống, nhưng cũng chỉ một câu nói có thể đưa người ta đến bờ vực của sự tuyệt vọng, sa ngã và mất niềm tin vào cuộc sống. Ngoài sự tổn thương, lời nói còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng về tinh thần và vật chất, lời nói không hay có thể làm rạn nứt các mối quan hệ, lời nói kích động bạo lực có thể dẫn đến gây gổ, xô xát, đánh người thậm chí chỉ vì một câu nói mà đánh đổi cả mạng sống.

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường xuyên phải giao tiếp, thường xuyên sử dụng lời nói, biết cách sử dụng lời nói sẽ giúp cho chúng ta có được những mối quan hệ tốt đẹp, mang lại lợi ích cho bản thân, góp phần xây dựng xã hội văn minh. Tuy nhiên lời nói “vừa lòng” không có nghĩa là lời nói tâng bốc, nịnh nọt và sáo rỗng, bất chấp cả những lời thiếu thực tế và giả dối để có thể đạt được mục đích. Việc sử dụng lời nói theo mục đích đó là hoàn toàn tiêu cực, không thật với lòng mình và không có được các mối quan hệ lâu dài. Lời nói tốt đẹp không hẳn phải là lời nói dễ nghe, đôi khi những lời khiển trách, phê phán và góp ý lại chính là lời nói tốt giúp con người ta nhìn nhận ra sai lầm, thiếu sót để sửa đổi và hoàn thiện.

Lời nói chính là lăng kính phản chiếu trình độ văn hóa xã hội của mỗi người, nó đại diện cho những thành quả mà con người học tập, tiếp thu và đúc rút từ quá trình giao tiếp xã hội. Lời nói cũng là một tiêu chí đánh giá nhân cách con người, phản ánh môi trường sống, môi trường giáo dục của con người. Chính vì vậy, chúng ta phải biết sử dụng tiếng nói của mình sao cho đúng với một người văn minh, học thức và có văn hóa, đạo đức.

Nghị luận Lời nói chẳng mất tiền mua – Mẫu 1

Có ai đó đã từng nói:

“Một lời bất cẩn có thể nhóm lên xung đột.
Một lời tàn nhẫn có thể phá hỏng một cuộc đời.
Một lời đúng lúc có thể xua đi căng thẳng.
Nhưng một lời yêu thương có thể chữa lành và chúc phúc.”

Ngôn ngữ có thể coi là một trong những phát minh vĩ đại nhất của con người. Ngôn ngữ không mất tiền mua bởi nó là của bản thân mỗi người, nhưng nó có sức ảnh hưởng vô cùng to lớn. Bởi vậy, cha ông ta từ xưa vẫn luôn răn dạy con cháu qua những câu tục ngữ đầy thấm thía: “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

Câu tục ngữ đã mang đến cho chúng ta một bài học ý nghĩa về việc sử dụng lời ăn tiếng nói hằng ngày: Hãy biết chắt lọc, lựa chọn ngôn ngữ phù hợp, văn minh.

Ngôn ngữ không mất tiền mua bởi đó là thứ có sẵn trong mỗi con người, chúng ta được phép tự do sử dụng vốn ngôn ngữ của mình để bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ. Vậy tại sao chúng ta lại phải “lựa lời mà nói”. Bởi ngôn ngữ không mất tiền mua, nhưng nó là vô giá, những ảnh hưởng có thể rất lâu dài. Muốn đạt được mục đích gia tiếp, chúng ta cần phải có cách nói phù hợp. Khi biết nói sao “cho vừa lòng nhau”, chúng ta mới có thể hiểu được và cảm thông, chia sẻ với nhau. Một lời tốt đẹp bạn nói ra có thể làm cho lòng người nở hoa, khi thì nó giúp ta đạt được các thỏa thuận, khi nó lại có thể giúp người khác có thêm động lực, niềm tin vào cuộc sống. Một lúc nào đó, lời ta nói còn có thể cứu rỗi cuộc đời một con người, như Mẹ Têrêsa đã nói: “Những lời tử tế có thể ngắn và dễ nói, nhưng tiếng vọng của chúng thực sự vĩnh cửu”. Trái lại, khi chúng ta nói ra những lời không hay, ta sẽ làm mất lòng người khác, gây ấn tượng không tốt với người đối thoại. Có những lúc, những lời nói thiếu suy nghĩ có thể gây ra những tổn thương to lớn về mặt tinh thần cho người nghe, làm rạn nứt các mối quan hệ: “Đao đâm có lúc lành thương tích; lời nói đâm nhau hận suốt đời” (Khuyết danh). Như vậy, có thể nói, khi ta biết cách giao tiếp đúng mực, ngôn ngữ sẽ phát huy được hết khả năng, sự hữu dụng và sự đẹp đẽ của nó, không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân, thể hiện được học thức, sự văn minh, tế nhị của mình, chinh phục trái tim mọi người, mà còn giúp người khác vui vẻ, hạnh phúc hơn.

Tham khảo thêm:  

Ấy vậy mà trong cuộc sống vẫn tồn tại những con người luôn nói năng thiếu thận trọng, suy nghĩ, thường xuyên thốt lên những lời nói thô lỗ, bất lịch sự, vô tâm làm tổn thương người khác rồi cho rằng như vậy là thẳng thắn. Những con người ấy cần có sự thay đổi bản thân để hoàn thiện vốn ngôn ngữ, khả năng giao tiếp, ứng xử của mình; nếu không, chính họ rồi sẽ là người ân hận và chịu hậu quả: “Tôi thường hối tiếc vì những gì mình nói, chứ không bao giờ vì sự im lặng của mình”.

Đương nhiên, cũng cần hiểu rằng lời nói “cho vừa lòng nhau” không có nghĩa là những lời tâng bốc, nịnh hót sáo rỗng, giả dối chỉ nhằm đạt được mục đích của mình, cũng không phải là sống trái với suy nghĩ, cảm nhận của mình. Không ai có thể làm vừa lòng cả thiên hạ. Một lời nói đẹp là khi có sự hài hòa giữa sự tôn trọng người đối diện và sự chân thật của trái tim. Một lời góp ý chân thành có thể không gây được cảm tình ngay từ đầu, khiến người nghe phật lòng, nhưng nó sẽ có giá trị lâu dài sau này: “Mất lòng trước, được lòng sau”. Và trước cái ác, cái xấu, chúng ta cũng cần mạnh mẽ, thẳng thắn phê phán, tố cáo để góp phần thay đổi, cải tạo. Lời hay ý đẹp không phải lúc nào cũng là những tiếng êm dịu, ngọt ngào.

Ngạn ngữ Anh cũng có câu: “Lời nói đẹp – đó là chi phí thấp nhất để thu lợi cao nhất”. Đúng vậy, ngôn ngữ là do chúng ta làm chủ, hãy để những lời nói hay, ý nghĩa đẹp được sử dụng và phát huy giá trị của mình. Câu tục ngữ đã ra đời từ lâu, nhưng bài học quý giá mà nó mang lại vẫn còn nguyên giá trị đến hôm nay và mai sau.

Nghị luận Lời nói chẳng mất tiền mua – Mẫu 2

Từ cổ chí kim, giao tiếp là nhu cầu thiết yếu của con người. Thời cổ đại, khi chưa có tiếng nói, con người đã trao đổi với nhau bằng những hành động, kí tự, kí hiệu khắc trên cát, trên đá hoặc trên thanh tre. Sau quá trình tiến hóa và phát triển, loài người cũng đã phát minh ra tiếng nói riêng biệt để giao tiếp với những người xung quanh. Và khi ấy, họ cũng đã tự đúc rút thành kinh nghiệm cho các thế hệ sau:

“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.”

Câu thành ngữ của dân gian chia làm hai vế câu. Vế thứ nhất đưa ra nhận thức của con người rằng lời nói- âm thanh phát ra từ miệng dùng để trao đổi, trò chuyện giao tiếp với xung quanh và nó thì không mất tiền để mua bán. Trên cơ sở đó, dân gian đưa ra lời khuyên hãy lựa lời tức là nói chọn lựa lời nói phù hợp, khôn ngoan để nói cho vừa, cho bằng lòng nhau. Đó cũng là một bài học, một kinh nghiệm sống để thật hài hòa với cuộc sống xung quanh.

Lời nói là âm thanh vô hình, không thể cầm, nắm mà chỉ nghe được bằng thính giác. Lời nói mang tính cá thể hóa cao độ, không phải một hàng hóa vật chất như thóc, lúa, gạo… để có thể mua, bán, trao đổi bằng đồng tiền. Hơn nữa, lời nói là kết quả của quá trình suy nghĩ của cá nhân để bật ra nhằm một mục đích nào đó trong cuộc sống. Sống là cho chính mình, để kiến tạo những giá trị tự thân nên không bao giờ và chưa bao giờ con người muốn sống nhờ, sống gửi, sống dựa dẫm vào người khác bằng cách để họ mua chuộc chính mình. Khi ấy, đồng tiền không thể trở thành sức mạnh vạn năng để đi mua lời nói.

Lời nói cất lên chẳng mất tiền mua, chẳng mất đồng tiền nào- thứ mà người ta thường coi trọng trong xã hội nên dân gian khuyên răn: “Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Triết học đã đúc kết “Con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội”. Khi đã sinh ra trên cõi đời này, mỗi người đều mang trong mình sứ mệnh hòa đồng, sống và tạo dựng những mối quan hệ để sự sống đẹp và ý nghĩa hơn. Và lời nói chính là một trong những phương tiện quan trọng nhất để con người giao tiếp, trao đổi, hòa nhập với cuộc sống xung quanh. Hãy thử tưởng tượng trong thời đại này mà bạn không nói, suốt ngày chỉ câm nín và lặng thinh thì cũng chẳng khác gì các xác vô hồn, sống chỉ như là tồn tại.

Song, những lời nói phát ra không phải vu vơ, bâng quơ mà trước nhất là để vừa lòng người, để đạt được mục đích cao nhất trong cuộc đối thoại. Muốn vậy thì lời nói cần chân thật, xuất phát từ tấm lòng chân thành của người nói. Lời lẽ mộc mạc, không quá phô trương và hoa mĩ. Cái tình đẹp đẽ sẽ đi vào lòng người khiến họ bị thuyết phục như dân gian đã chia sẻ: “nói ngọt lọt đến xương”. Hãy đặt mình vào người nghe để hiểu về trái tim và tâm hồn họ, để không cất lên những lời nói vô duyên, làm mất lòng tin yêu ở người khác. Muốn vậy, cần suy nghĩ kĩ trước khi nói rằng mình nói với ai, nói để làm gì và nói như thế nào: “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”.

Tham khảo thêm:   Gel bôi trơn là gì? Cách dùng và lưu ý khi sử dụng gel bôi trơn

Bên cạnh đó, lời nói cũng thể hiện trình độ văn hóa xã hội của mỗi người, đó là hệ quả của quá trình học tập, rèn luyện, tích lũy; là sản phẩm của tính cách, môi trường, giáo dục. Hơn nữa, tâm lí mỗi người là thích được nghe những lời hay ý đẹp, đặc biệt là những lời khen về bản thân mình nên hãy khéo léo ăn nói để có được thiên hạ.

Tuy nhiên, không phải lúc nào ta cũng có thể làm vừa lòng tất cả mọi người. Có thể những lời nói thẳng nói thật sẽ làm phiền lòng, làm người khác tỏ ý không thích nhưng ” mất lòng trước được lòng sau”, góp ý một cách nhẹ nhàng và tế nhị để họ biết cách mà khắc phục. Ta cũng cần phê phán những kẻ lợi dụng lời nói ngon ngọt, ba hoa, giả dối vì mục đích vụ lợi, mua chuộc. Không ít người dân vì nghe lời kẻ khác xúi giục mà tự hại bản thân mình.

Hãy cùng hoàn thiện nhân cách để hòa nhập cùng thời đại, hãy không ngừng học tập và trau dồi!

Nghị luận Lời nói chẳng mất tiền mua – Mẫu 3

Tiếng nói chính là phương tiện thông dụng nhất trao đổi thông tin, giao tiếp giữa con người với con người. Tiếng nói như một sợi dây liên kết các mối quan hệ xã hội, đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển của xã hội. Lời nói bản chất là một con dao hai lưỡi, nó có thể giúp ta tạo dựng những mối quan hệ tốt đẹp, nhưng cũng là lời nói nếu không biết cách ăn nói sẽ làm ta mất đi những mối quan hệ đó. Từ kinh nghiệm bao đời, ông cha ta đã đúc kết câu tục ngữ về lời ăn tiếng nói: “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

“Lời nói chẳng mất tiền mua”, quả thực là như vậy, từ khi chúng ta sinh ra đến khi ba tuổi bắt đầu tập nói, chúng ta có tiếng nói của mình và sử dụng lời nói để giao tiếp với mọi người. Chính vì vậy, lời nói là bản năng bẩm sinh, vốn có của con người, chúng ta không mất tiền để mua lời nói, lời nói là sở hữu cá nhân không ai có thể thay thế được. Lời nói là thứ có sẵn, tuy nhiên để sử dụng lời nói sao cho phù hợp và hiệu quả thì không phải ai cũng nhận thức được, chính vì vậy mới có vế sau “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. “Vừa lòng nhau” ở đây chính là sự phù hợp với đối tượng được giao tiếp, phù hợp với hoàn cảnh, đạt được mục đích giao tiếp mà không gây ảnh hưởng xấu đến người được giao tiếp.

Câu tục ngữ đã mang đến cho chúng ta một bài học sâu sắc về cách sử dụng lời ăn tiếng nói của mình, tùy thuộc vào hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp mà biết lựa chọn lời nói sao cho phù hợp, văn minh, lịch sự. Bên cạnh đó, khi chúng ta giao tiếp, điều quan trọng nhất chính là đạt được mục đích giao tiếp, để có thể đạt được hiệu quả cao trong giao tiếp chúng ta phải biết cách ăn nói, biết cách giao tiếp, cụ thể là phải biết lựa chọn từ ngữ, giọng điệu bày tỏ ý kiến, cảm xúc và suy nghĩ của mình sao cho phù hợp, khiến cho người được giao tiếp dễ hiểu dễ nghe.

Lựa lời để nói chính là việc chúng ta suy nghĩ trước khi nói, lời nói có suy nghĩ chắc chắn là lời nói có giá trị và ý nghĩa, mang lại hiệu quả giao tiếp. Ngược lại, lời nói thiếu suy nghĩ là lời nói vô giá trị, đôi khi còn mang lại những hậu quả cho bản thân người nói. Những lời nói thiếu văn minh, thiếu tôn trọng còn khiến cho người nghe bị xúc phạm, làm mất lòng người khác. Một lời nói có thể trở thành động lực, điểm tựa, nguồn động viên an ủi để giúp người khác vượt lên nghịch cảnh, có thêm niềm tin vào cuộc sống, nhưng cũng chỉ một câu nói có thể đưa người ta đến bờ vực của sự tuyệt vọng, sa ngã và mất niềm tin vào cuộc sống. Ngoài sự tổn thương, lời nói còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng về tinh thần và vật chất, lời nói không hay có thể làm rạn nứt các mối quan hệ, lời nói kích động bạo lực có thể dẫn đến gây gổ, xô xát, đánh người thậm chí chỉ vì một câu nói mà đánh đổi cả mạng sống.

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường xuyên phải giao tiếp, thường xuyên sử dụng lời nói, biết cách sử dụng lời nói sẽ giúp cho chúng ta có được những mối quan hệ tốt đẹp, mang lại lợi ích cho bản thân, góp phần xây dựng xã hội văn minh. Tuy nhiên lời nói “vừa lòng” không có nghĩa là lời nói tâng bốc, nịnh nọt và sáo rỗng, bất chấp cả những lời thiếu thực tế và giả dối để có thể đạt được mục đích. Việc sử dụng lời nói theo mục đích đó là hoàn toàn tiêu cực, không thật với lòng mình và không có được các mối quan hệ lâu dài. Lời nói tốt đẹp không hẳn phải là lời nói dễ nghe, đôi khi những lời khiển trách, phê phán và góp ý lại chính là lời nói tốt giúp con người ta nhìn nhận ra sai lầm, thiếu sót để sửa đổi và hoàn thiện.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 9: Nghị luận Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau Dàn ý & 4 bài văn nghị luận lớp 9 hay nhất của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *