Bạn đang xem bài viết ✅ GDCD 8 Bài 6: Phòng, chống bạo lực gia đình Giáo dục công dân lớp 8 Cánh diều trang 34 → 42 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập GDCD 8 Bài 6: Phòng, chống bạo lực gia đình giúp các em học sinh lớp 8 tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Giáo dục công dân 8 Cánh diều trang 34, 36, 38, 39, 40, 41, 42.

Soạn Giáo dục công dân 8 Bài 6 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK giúp các em nắm vững kiến thức. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 6 cho học sinh của mình. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com nhé:

Khám phá GDCD 8 Cánh diều Bài 6

1. Các hình thức và tác hại của bạo lực gia đình đối với cá nhân, gia đình và xã hội

a) Em hãy cho biết hình thức bạo lực gia đình và tác hại của hành vi bạo lực gia đình trong mỗi trường hợp trên.

Khám phá

b) Theo em, bạo lực gia đình có tác hại như thế nào đối với cá nhân, gia đình và xã hội.

Khám phá

Trả lời:

a) Chỉ ra hình thức và tác hại của bạo lực gia đình

– Trường hợp 1.

  • Hình thức bạo lực gia đình: bạo lực về thể chất và tinh thần (thể hiện qua chi tiết: anh A đánh, mắng vợ; viết thư nặc danh để hạ thấp nhân phẩm và danh dự của vợ).
  • Tác hại: gây tổn thương về thể chất và tinh thần cho vợ của anh A; hạnh phúc gia đình của anh A có nguy cơ tan vỡ.

– Trường hợp 2.

  • Hình thức bạo lực gia đình: bạo lực về kinh tế (thể hiện qua chi tiết: chị B ép buộc chồng phải đưa toàn bộ thu nhập cho mình).
  • Tác hại: gây áp lực, tổn thương tinh thần đối với chồng của chị B; khiến không khí trong gia đình chị B luôn căng thẳng.

– Trường hợp 3.

  • Hình thức bạo lực gia đình: bạo lực về kinh tế (thể hiện qua chi tiết: K đập phá đồ đạc trong gia đình).
  • Tác hại: khiến bố mẹ K buồn phiền; thiệt hại về kinh tế đối với gia đình K.

– Trường hợp 4.

  • Hình thức bạo lực gia đình: bạo lực về tình dục (thể hiện qua chi tiết: chị T bị chồng ép sinh thêm con thứ ba)
  • Tác hại: sức khỏe của chị T bị ảnh hưởng.

b) Tác hại của bạo lực gia đình

Tham khảo thêm:   Sổ tay tra cứu nhanh kiến thức môn Toán 11 học kì 2 Toán 11 học kì 2

– Đối với cá nhân: bạo lực gia đình gây nên những thương tích về thân thể, thậm chí gây tử vong; làm tổn thương về tinh thần đối với những người bị bạo lực;…

– Đối với gia đình: bạo lực gia đình gây ảnh hưởng xấu đến gia đình, là một trong những nguyên nhân khiến hạnh phúc gia đình tan vỡ.

– Đối với xã hội: bạo lực gia đình gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội; là một trong những nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội,…

2. Một số quy định pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình

a) Căn cứ vào thông tin, em hãy chỉ ra các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình trong hai trường hợp trên.

b) Em hãy nêu một số quy định khác của pháp luật Việt Nam về phòng, chống bạo lực gia đình.

Khám phá

Trả lời:

a) Chỉ ra các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình trong hai trường hợp:

– Trường hợp 1.

  • Hành vi vi phạm pháp luật của vợ anh Q là: theo dõi, tra hỏi, đay nghiến gây áp lực tâm lí đối với anh Q.
  • Đồng nghiệp của vợ anh Q cũng vi phạm pháp luật vì đã có hành vi: xúi giục vợ anh Q thực hiện hành vi bạo lực gia đình.

– Trường hợp 2. Hành vi vi phạm pháp luật của chồng chị H là:

  • Đánh, mắng vợ con.
  • Ngăn cản, đe dọa trả thù người hàng xóm, vì người hàng xóm có ý định trình báo với cơ quan chức năng về việc: chị H bị chồng hành hạ.

b) Một số quy định khác của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình

Điều 31 Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2017 quy định: các cá nhân có trách nhiệm thực quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; kịp thời ngăn chặn bạo lực gia đình và thông báo cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.

Khoản 1 Điều 42 Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2017 quy định: người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lí vi phạm hành chính, xử lí kỉ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

3. Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực gia đình

Câu 1:

a) Em hãy cho biết các nhân vật ở từng hình ảnh đã làm gì để phòng ngừa bạo lực gia đình.

b) Em hãy kể thêm một số việc làm để phòng ngừa bạo lực gia đình.

Khám phá

Trả lời:

a) Biện pháp phòng ngừa bạo lực gia đình của các nhân vật trong ảnh:

  • Ảnh 1: Tham gia phong trào xây dựng gia đình văn hóa, nếp sống văn minh.
  • Ảnh 2: Tuyên truyền luật phòng, chống bạo lực gia đình; kĩ năng phòng, chống bạo lực gia đình.
  • Ảnh 3: Bố mẹ thực hiện việc khuyên nhủ, tâm sự; không đánh, mắng con cái.
  • Ảnh 4: Giữ thái độ quan tâm, chia sẻ, tôn trọng, bình đẳng trong ứng xử với các thành viên trong gia đình.
Tham khảo thêm:  

b) Một số việc làm để phòng ngừa bạo lực gia đình

– Để phòng ngừa bạo lực gia đình, mỗi cá nhân cần:

  • Quan tâm, chia sẻ, tôn trọng, bình đẳng trong ứng xử với các thành viên trong gia đình.
  • Nói không với mọi biểu hiện bạo lực gia đình và các biểu hiện của tư tưởng gia trưởng, các quan niệm lạc hậu.
  • Có kế hoạch an toàn khi xảy ra bạo lực gia đình nghiêm trọng: cách liên lạc với bên ngoài, nơi trú ẩn an toàn,…..

– Để phòng ngừa bạo lực gia đình, các tổ chức xã hội, cần:

  • Tăng cường hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, kĩ năng phòng, chống bạo lực gia đình.
  • Đẩy mạnh thực hiện phong trào xây dựng gia đình văn hoá, nếp sống văn minh.
  • Xử lí nghiêm người có hành vi bạo lực gia đình.

Câu 2:

a) Em hãy cho biết các nhân vật bị bạo lực gia đình trong từng trường hợp trên đã làm gì để ứng phó với bạo lực gia đình.

b) Người chứng kiến bạo lực gia đình có thể làm gì để ứng phó với bạo lực gia đình.

Khám phá

Luyện tập GDCD 8 Cánh diều Bài 6

Luyện tập 1

Em hãy chỉ ra hình thức và tác hại của những hành vi bạo lực gia đình dưới đây với cá nhân, gia đình, xã hội.

A. Vì không sinh được con trai nên chị X đã bị chồng và gia đình chồng ghét bỏ, cưỡng ép phải sinh thêm con dù đã có 3 con.

B. Chị H thường xuyên hắt hủi mẹ chồng, khiến bà phải bỏ nhà ra đi.

C. Anh A không cho vợ đi làm và giao lưu với các bạn, hằng tháng, anh chỉ cho vợ một khoản sinh hoạt phí rất nhỏ.

D. Do không đồng ý với quyết định phân chia tài sản của bố mẹ, anh em V xảy ra xích mích, cãi vã, thậm chí xô xát với nhau.

Trả lời:

– Hành vi a)

  • Hình thức bạo lực gia đình: bạo lực về tình dục
  • Tác hại: gây tổn thương đến sức khỏe thể chất và tinh thần của chị X; hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ.

– Hành vi b)

  • Hình thức bạo lực gia đình: bạo lực về tinh thần
  • Tác hại: gây tổn thương về tinh thần cho mẹ chồng chị H

– Hành vi c)

  • Hình thức bạo lực gia đình: bạo lực về kinh tế
  • Tác hại: gây tổn thương về tinh thần cho vợ anh A; không khí gia đình luôn trong tình trạng căng thẳng.

– Hành vi d)

  • Hình thức bạo lực gia đình: bạo lực về thể chất
  • Tác hại: gây thương tích về thân thể với các thành viên trong gia đình; tình cảm anh em rạn nứt, không khí gia đình căng thẳng, ngột ngạt.

Luyện tập 2

Hành vi nào sau đây thể hiện việc thực hiện quy định pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình và hành vi nào vi phạm quy định pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình?

Tham khảo thêm:   Top 10 thương hiệu thời trang nữ nổi tiếng nhất tại Việt Nam

A. Anh Đ báo tin cho Uỷ ban nhân dân xã về việc hàng xóm của mình thường xuyên bạo hành mẹ đẻ.

B. Ông B không chịu trả chi phí khám chữa bệnh cho vợ sau khi đánh vợ ngất xỉu phải nhập viện.

C. Chị T từ chối cung cấp thông tin với cơ quan chức năng về việc chồng chị bạo hành tình dục với mình.

D. Ông bà Đ xúi giục con trai phải kiểm soát thu nhập của con dâu.

Trả lời:

– Hành vi thực hiện đúng quy định của pháp luật: (Trường hợp a) Anh Đ báo tin cho Uỷ ban nhân dân xã về việc hàng xóm của mình thường xuyên bạo hành mẹ đẻ.

– Những hành vi thực hiện sai quy định của pháp luật:

  • (Trường hợp b) Ông B không chịu trả chi phí khám chữa bệnh cho vợ sau khi đánh vợ ngất xỉu phải nhập viện => vi phạm khoản 3 điều 4 Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007.
  • (Trường hợp c) Chị T từ chối cung cấp thông tin với cơ quan chức năng về việc chồng chị bạo hành tình dục với mình => vi phạm khoản 2 điều 5 Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007.
  • (Trường hợp d) Ông bà Đ xúi giục con trai phải kiểm soát thu nhập của con dâu => vi phạm khoản 2 điều 8 Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007.

Luyện tập 3

Hãy thảo luận và đưa ra cách ứng phó với bạo lực gia đình trong các tình huống sau:

a. Bạn Đ (13 tuổi) bị bố ép buộc làm công việc nặng nhọc để đưa tiền cho bố uống rượu hằng ngày.

b. Sau khi bố mẹ li hôn, A sống với mẹ đẻ và thường xuyên bị mẹ ngăn cấm không cho liên lạc với bố và em gái.

Trả lời:

– Tình huống a) Cách ứng phó:

  • Bạn Đ nên tìm sự hỗ trợ từ bên ngoài, ví dụ: người thân (ông bà, các chú/bác,…), người lớn đáng tin cậy, hoặc gọi điện đến tổng đài bảo vệ trẻ em (111) để nhờ sự giúp đỡ.
  • Chính quyền địa phương cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền luật Phòng, chống bạo lực gia đình và kĩ năng ứng phó với bạo lực gia đình.

– Tình huống b) Cách ứng phó:

  • Bạn A nên tìm sự hỗ trợ từ bên ngoài, ví dụ: người thân (ông bà, các chú/bác,…), người lớn đáng tin cậy, hoặc gọi điện đến tổng đài bảo vệ trẻ em (111) hoặc chuyên gia tư vấn tâm lí học đường để nhờ sự giúp đỡ.
  • Chính quyền địa phương cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền luật Phòng, chống bạo lực gia đình và kĩ năng ứng phó với bạo lực gia đình.

Luyện tập 4

Em hãy tranh biện với các bạn để bày tỏ thái độ trước quan niệm: “Chuyện nhà, đóng cửa bảo nhau” khi xảy ra các hành vi bạo lực gia đình.

Vận dụng GDCD 8 Cánh diều Bài 6

Vận dụng 1

Hãy viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về tác hại của bạo lực gia đình.

Vận dụng 2

Em hãy thiết kế một sản phẩm tuyên truyền với chủ đề: Phê phán các hành vi bạo lực gia đình.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết GDCD 8 Bài 6: Phòng, chống bạo lực gia đình Giáo dục công dân lớp 8 Cánh diều trang 34 → 42 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *