Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn Sinh 9 Bài 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng Giải bài tập Sinh 9 trang 59 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Sinh 9 Bài 19 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần nội dung bài học và câu hỏi cuối bài Mối quan hệ giữa gen và tính trạng thuộc chương 3 ADN và Gen.

Soạn Sinh 9 Bài 19 Mối quan hệ giữa gen và tính trạng được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa trang 59. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 9 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời qua bài học này các bạn học sinh hiểu được mối quan hệ giữa ARN và Prôtêin. Ngoài ra các bạn xem thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Sinh học 9.

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 19

Câu hỏi trang 57

Hãy cho biết cấu trúc trung gian và vai trò của nó trong mối quan hệ giữa gen và protein?

Trả lời:

mARN là cấu trúc trung gian trong mối quan hệ giữa gen và protein, có vai trò truyền đạt thông tin và cấu trúc của protein sắp được tổng hợp từ nhân ra tế bào chất.

Câu hỏi trang 58

Gen ( một đoạn của ADN) (1) mARN (2) Protein (3) Tính trạng

Tham khảo thêm:   10 bài nhạc Thái Lan TikTok 2021 nghe 1 lần là nghiện luôn

Từ sơ đồ trên, hãy giải thích :

– Mối liên hệ giữa các thành phần trong sơ đồ theo trật tự 1,2,3

– Bản chất của mối liên hệ trong sơ đồ.

Trả lời:

– Gen là khuôn mẫu để tổng hợp mARN. mARN là khuôn mẫu để tổng hợp axit amin cấu thành nên protein. Protein chịu tác động của môi trường trực tiếp biểu hiện thành tính trạng của cơ thể.

– Bản chất của mối liên hệ là trình tự các nụleotit trong gen (ADN) quy định trình tự các nucleotit trong ARN, qua đó quy định trình tự các axit amin cấu thành protein. Protein tham gia vào cấu trúc hoạt động sinh lí của tế báo, từ đó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể.

Giải bài tập SGK Sinh 9 Bài 19 trang 59

Câu 1

Nêu Mối quan hệ giữa gen và tính trạng, giữa ARN và prôtêin.

Gợi ý đáp án

Gợi ý 1

Giữa gen và ARN, giữa ARN và prôtêin có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: ADN là khuôn mẫu quy định tổng hợp ARN, ARN lại là khuôn để tổng hợp chuỗi axit amin quy định cấu trúc của prôtêin. Từ đó, prôtêin trực tiếp biểu hiện thành tính trạng của cơ thể.

Gợi ý 2

Mối quan hệ được mô tả ngắn gọn: Gen (một đoạn ADN) → mARN → Prôtêin → Tính trạng.

Qua sơ đồ trên ta thấy: Gen được dùng làm mẫu đê tổng hợp ra mạch mARN diễn ra ở trong nhân. Tiếp theo, mạch mARN lại làm khuôn để tổng hợp chuỗi axit amin diễn ra ở tế bào chất. Chuỗi axit amin này sẽ hình thành nên các protein. Prôtêin trực tiếp tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lí cùa tế bào, từ đó biểu hiện thành tính trạng cùa cơ thể.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 9: Tổng hợp mở bài Nói với con (46 mẫu) Mở bài Nói với con của Y Phương

Câu 2

Nguyên tắc bổ sung được biểu hiện trong mối quan hệ ở sơ đồ dưới đây như thế nào?

text { Gen (một đoạn } mathrm{ADN}) stackrel{1}{rightarrow} mathrm{mARN} stackrel{2}{rightarrow} text { Prôtêin }

Gợi ý đáp án

Nguyên tắc bổ sung được biểu hiện trong mối quan hệ:

– Trình tự các nuclêôtit trong ADN quy định trình tự các nuclêôtit trong mARN theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X và X liên kết với G.

– mARN sau khi được hình thành rời nhân ra tế bào chất để tổng hợp chuỗi axit amin, mà thực chất là xác định trật tự sắp xếp của các axit amin. Sự tạo thành chuỗi axit amin dựa trên khuôn mẫu của mARN và diễn ra theo nguyên tắc bổ sung trong đó A liên kết với U, G liên kết với X, đồng thời tương quan cứ 3 nuclêôtit ứng với một axit amin.

Câu 3

Nêu bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ:

text { Gen (một đoạn } mathrm{ADN}) stackrel{1}{rightarrow} mathrm{mARN} stackrel{2}{rightarrow} text { Prôtêin } stackrel{3}{rightarrow} text { Tính trạng }

Gợi ý đáp án

Bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ là trình tự các nuclêôtit trong mạch khuân của ADN quy định trình tự các nuclêôtit trong mARN, qua đó quy định trình tự các axit amin trong cấu trúc bậc 1 của prôtêin. Prôtêin trực tiếp tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào, từ đó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể. Như vậy, thông qua prôtêin giữa gen và tính trạng có mối quan hệ mật thiết với nhau, hay gen quy định tính trạng.

Lý thuyết Sinh 9 Bài 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng

I. Mối quan hệ giữa ARN và Prôtêin

– Gen mang thông tin cấu trúc nên phân tử protein. Gen chỉ có trong nhân tế bào là chủ yếu, mà prôtêin lại được tổng hợp ở tế bào chất → giữa gen và protein phải có mối quan hệ với nhau thông qua 1 cấu trúc trung gian nào đó.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 7 Unit 8: Looking Back Soạn Anh 7 trang 90 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

– Cấu trúc trung gian đó là phân tử ARN được tạo ra thông qua quá trình phiên mã.

– ARN được hình thành → rời khỏi nhân → tế bào chất → tổng hợp chuỗi axit amin (dịch mã) → Phản ánh mối quan hệ mật thiết giữa ARN và protein

– Thành phần tham gia dịch mã: phân tử mARN, tARN, riboxom, các axit amin tự do của môi trường.

– Diễn biến:

  • mARN rời khỏi nhân đến riboxom để làm khuôn mẫu tổng hợp protein.
  • Các tARN mang axit amin vào riboxom khớp với mARN theo nguyên tắc bổ sung A-U, G-X, sau đó đặt axit amin vào đúng vị trí.
  • Khi riboxom dịch đi một nấc trên mARN thì một axit amin được nổi tiếp vào chuỗi.
  • Khi riboxom được dịch chuyển hết chiều dài của mARN thì chuỗi axit amin được tổng hợp xong và tách khỏi riboxom, riboxom tách ra thành 2 tiểu phần.

– Kết quả: tạo ra chuỗi pôlipeptit gồm các axit amin với trình tự sắp xếp được quy định bởi trình tự sắp xếp các nuclêôtit trên mARN.

II. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng

Mối quan hệ giữa gen và tính trạng được biểu diễn bằng sơ đồ sau:

+ Mối liên hệ

– ADN làm khuôn mẫu để tổng hợp phân tử mARN

– mARN làm khuôn mẫu để tổng hợp chuỗi axit amin – cấu trúc bậc 1 của protein

– Prôtêin tham gia cấu trúc và hoạt động sinh lý của tế bào → biểu hiện thành tính trạng

→ Trình tự các nuclêôtit trong mạch khuôn của ADN quy định tính trạng của cơ thể được biểu hiện.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn Sinh 9 Bài 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng Giải bài tập Sinh 9 trang 59 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *