Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ câu hỏi hội thi “Chúng em kể chuyện Bác Hồ” cấp Tiểu học Câu hỏi cuộc thi “Chúng em kể chuyện Bác Hồ” ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bộ câu hỏi hội thi “Chúng em kể chuyện Bác Hồ” năm 2023 mang tới các câu hỏi, có đáp án kèm theo, giúp các em học sinh lớp 1, 2, 3, 4, 5 nhanh chóng trả lời các câu hỏi Hội thi “Chúng em kể chuyện Bác Hồ” năm 2023.

Hội thi “Chúng em kể chuyện Bác Hồ” là ngày hội thi thường được tổ chức tại các trường Tiểu học, THCS trên toàn quốc. Qua đó, giúp các em rút ra những bài học bổ ích cho bản thân. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Bộ câu hỏi Hội thi Chúng em kể chuyện Bác Hồ khối 4, 5 – Số 1

Câu 1. UNESCO công nhận Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh là Danh nhân văn hóa thế giới vào dịp nào?

Trả lời: Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh năm 1890, mất năm 1969. Năm 1990, nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được tổ chức UNESCO tôn vinh là Danh nhân văn hóa thế giới.

Câu 2. Người thân của Bác Hồ gồm những ai?

Trả lời: Cha của Bác là cụ ông Nguyễn Sinh Sắc (1862 – 1929), mẹ của Bác là cụ bà Hoàng Thị Loan (1868 – 1901). Bác có một người chị (bà Nguyễn Thị Thanh), một người anh (ông Nguyễn Sinh Khiêm) và một người em trai (Nguyễn Sinh Xin).

Câu 3. Bác Hồ sinh ngày tháng năm nào? Tại đâu? Tên khai sinh của Bác?

Trả lời: Bác Hồ sinh ngày 19/5/1890 tại làng Hoàng Trù (còn gọi là làng Chùa), xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Tên khai sinh của Bác là Nguyễn Sinh Cung.

Câu 4. Bác Hồ mang tên Nguyễn Tất Thành từ lúc nào?

Trả lời: Năm 1901, cụ Nguyễn Sinh Sắc đậu Phó bảng (Khoa thi Hội năm Tân Sửu). Theo phong tục, nhân dân làng Sen (quê nội của Bác) đã xây dựng căn nhà cho tân Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Nhân dịp này, cụ Nguyễn Sinh Sắc đã làm lễ “vào làng” cho hai con trai, Nguyễn Sinh Khiêm được đổi tên là Nguyễn Tất Đạt, Nguyễn Sinh Cung được đổi tên là Nguyễn Tất Thành với ước nguyện sự thành đạt sau này của con mình.

Câu 5. Bác Hồ đi tìm đường cứu nước vào ngày tháng năm nào? Tại đâu?

Trả lời: Ngày 5/6/1911, Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước từ Bến cảng Nhà Rồng. Người lấy tên là Văn Ba, làm phụ bếp cho tàu La-tu-sơ Tơ-rê-vin.

Câu 6. Bác Hồ lấy tên là Nguyễn Ái Quốc từ bao giờ?

Trả lời: Ngày 18/6/1919, lần đầu tiên Bác Hồ sử dụng tên gọi Nguyễn Ái Quốc khi kí tên thay mặt “Hội những người Việt Nam yêu nước” tại Pháp gửi đến hội nghị Véc-xai bản “Yêu sách 8 điểm của nhân dân An Nam” đòi chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam.

Câu 7. Trong quá trình hoạt động cách mạng, Bác Hồ từng làm những nghề nào?

Trả lời: Trong quá trình hoạt động cách mạng, Bác Hồ từng làm các công việc như: dạy học, phụ bếp, cào tuyết, đốt lò, rửa bát, sơn vẽ giả đồ cổ Trung Quốc, rửa và phóng ảnh, viết báo, viết kịch, đóng kịch, bán báo, bán thuốc lá,…

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội về việc theo đuổi ước mơ (2 Dàn ý + 11 mẫu) Những bài văn hay lớp 12

Câu 8. Bác Hồ biết những ngoại ngữ nào?

Trả lời: Bác Hồ thông thạo 4 ngoại ngữ: Trung Quốc, Pháp, Anh, Nga. Ngoài ra, Người còn biết thêm các ngoại ngữ khác như Tây Ban Nha, Đức, Ý, Thái Lan,…

Câu 9. Bác Hồ lấy tên là Hồ Chí Minh từ lúc nào?

Trả lời: Ngày 13/8/1942, Bác Hồ lấy tên mới là Hồ Chí Minh khi lên đường đi Trung Quốc để bắt liên lạc với các lực lượng cách mạng của người Việt Nam và lực lượng đồng minh chống phát xít.

Câu 10. Bác Hồ viết Tuyên ngôn độc lập ở đâu?

Trả lời: Bác Hồ viết Tuyên ngôn độc lập tại số 48, phố Hàng Ngang, Hà Nội.

Câu 11. Từ khi ra đi tìm đường cứu nước, Bác Hồ đã trở lại thăm quê mấy lần?

Trả lời: Hai lần. Lần thứ nhất là ngày 14/6/1957 và lần thứ hai từ ngày 8 đến ngày 10/12/1961.

Câu 12. Từ khi ra đi tìm đường cứu nước, Bác Hồ đã trở lại thăm miền Nam mấy lần?

Trả lời: Chưa lần nào.

Câu 13. Bác Hồ đến thăm Đền Hùng mấy lần? Xuất xứ của câu nói “Ngày xưa các vua Hùng đã có công dựng nước, ngày nay Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước…”?

Trả lời: Bác Hồ đã từng đến thăm Đền Hùng 2 lần vào các năm 1954 và 1962. Trong buổi nói chuyện với chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên phong trên đường về tiếp quản Thủ đô tại Đền Hùng, Phú Thọ ngày 19/9/1954, Bác hồ đã nói câu nói trên.

Câu 14. Bác Hồ viết Di chúc trong khoảng thời gian nào?

Trả lời: Bác Hồ viết di chúc trong khoảng thời gian từ ngày 10/5/1965 đến ngày 10/5/1969.

Câu 15. Bác Hồ có bao nhiêu tên gọi, bút danh, bí danh?

Trả lời: Bác Hồ có 152 tên gọi, bút danh, bí danh. Một số tên của Bác như: Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Tất Thành, Văn Ba, Vương, Lý Thụy, Lin, Thầu Chín, Tống Văn Sơ, Hồ Quang, Già Thu, Nguyễn Ái Quốc, XYZ, Nguyễn, T.L., Trần Lực, Wang, N.A.Q., Lincôpxki,…

Câu 16. Bác Hồ là người khởi xướng 2 tục lệ trong dịp Tết Nguyên Đán của người Việt. Đó là những tục lệ nào?

Trả lời: Đó là tục “Đọc thư chúc Tết” và tục “Tết trồng cây”.

Câu 17. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết Tuyên ngôn độc lập vào thời gian nào? Ở đâu? Trả lời: Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Tuyên ngôn độc lập vào cuối tháng 8/1945 tại ngôi nhà số 48 Hàng Ngang, Hà Nội.Sáng ngày 26/8/1945, tại ngôi nhà số 48 Hàng Ngang, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã triệu tập và chủ trì cuộc họp của Thường vụ Trung ương Đảng. Trong cuộc họp này, Thường vụ quyết định một số chủ trương đối nội và đối ngoại trong tình hình mới, về việc sớm công bố danh sách thành viên Chính phủ lâm thời. Theo đề nghị của Hồ Chủ tịch, Thường vụ nhất trí mở rộng hơn nữa thành phần Chính phủ lâm thời, chuẩn bị Tuyên ngôn độc lập và tổ chức mít tinh lớn ở Hà Nội để Chính phủ ra mắt nhân dân, cũng là ngày nước Việt Nam chính thức công bố quyền độc lập và thiết lập chính thể dân chủ cộng hòa. Ngày 30/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh mời một số đồng chí đến trao đổi, góp ý kiến cho bản Tuyên ngôn độc lập do Người soạn thảo. Ngày 31/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh bổ sung một số điểm vào dự thảo Tuyên ngôn độc lập. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập trong cuộc mít tinh trước hàng chục vạn đồng bào Thủ đô, tại vườn hoa Ba Đình, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Bộ câu hỏi Hội thi Chúng em kể chuyện Bác Hồ khối 4, 5 – Số 2

Câu 1: Ngày, tháng, năm sinh và nơi sinh của Bác?

Tham khảo thêm:   TOP gói tài nguyên Minecraft tốt nhất cho PC cấu hình thấp

Trả lời: Ngày 19/5/1890 tại xã Kim Liên, huyện nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

Câu 2: Bố và mẹ của Bác Hồ tên là gì?

Trả lời: Bố là Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan.

Câu 3: Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào ngày tháng năm nào?

Trả lời: Ngày 5/6/1911

Câu 4: Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước tại đâu? Tên gọi của Bác lúc bấy giờ?

Trả lời: Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước từ Bến cảng Nhà Rồng. Người lấy tên là Văn Ba.

Câu 5: Từ khi ra đi tìm đường cứu nước, Bác Hồ đã trở lại thăm miền Nam mấy lần?

Trả lời: Chưa lần nào.

Câu 6: Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vào ngày tháng năm nào?

Trả lời: Ngày 2/9/1945

Câu 7: Nhà số 48 phố Hàng Ngang, Hà Nội là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm nào?

Trả lời: Tuyên ngôn độc lập

Câu 8: Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước năm bao nhiêu tuổi?

Trả lời: 21 tuổi

Câu 9: Bác Hồ qua đời vào hồi 9 giờ 47 phút sáng ngày tháng năm nào?

Trả lời: 2 tháng 9 năm 1969

Câu 10: Từ khi trở về nước (1941) cho đến lúc qua đời (1969), Bác Hồ đã về thăm quê hương Nghệ An bao nhiêu lần?

Trả lời: 2 lần

Câu 11: 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng là gì ?

Trả lời:

“Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào

Học tập tốt, lao động tốt

Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt

Giữ gìn vệ sinh thật tốt

Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”

Câu 12: Năm 2015 là năm kỷ niệm bao nhiêu năm ngày sinh của Bác Hồ kính yêu?

Trả lời: 125 năm

Câu 13: Hồi trẻ, Bác Hồ đã dạy học ở trường Dục Thanh với tên gọi là gì?

Trả lời : Nguyễn Tất Thành.

Câu 14: Năm 1911, khi ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng, Bác đã phải làm công việc gì để kiếm sống trên chiếc tàu buôn của Pháp?

Trả lời : Bác làm phụ bếp

Câu 15: Danh hiệu mà tất cả thiếu nhi Việt Nam đều mong muốn đạt được?

Trả lời: danh hiệu Cháu ngoan Bác Hồ.

Câu 16: Bác Hồ viết Di chúc trong khoảng thời gian nào?

Trả lời: Bác Hồ viết di chúc trong khoảng thời gian từ 5/1965 đến ngày 5/1969.

Câu 17: Bác Hồ là người sáng tạo 2 phong tục mới trong dịp Tết cổ truyền của người Việt. Đó là những phong tục nào?

Trả lời: Đó là “Đọc thư chúc Tết” và “Tết trồng cây”.

Câu 18: Bác Hồ gặp mặt các cháu thiếu nhi tại phủ Chủ tịch lần cuối cùng trước khi Bác mất vào ngày tháng năm nào?

Trả lời: Bác Hồ gặp mặt các cháu thiếu nhi tại phủ Chủ tịch lần cuối cùng trước khi Bác đi xa vào ngày 1 tháng 6 năm 1969

Câu 19: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”. Đoạn trích trên trong bài viết nào của Bác Hồ? Hãy cho biết đó là Tết năm nào?

Trả lời: “Thư gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc nhân dịp Tết sắp đến”của Bác Hồ trong dịp tết 1946.

Câu 20: Tết Trung Thu năm 1953, Bác Hồ đã viết thư cho các cháu thiếu nhi như sau: “Thư này Bác gửi thư chung/ … … … … khắp vùng gần xa”. Điền 4 từ còn thiếu vào câu thơ trên.

Trả lời: Bác hôn các cháu

Câu 21: “Vui bên Bác là em múa hát. Hát bài Hồ Chí Minh muôn năm”. Đây là giai điệu trong một ca khúc thể hiện tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ. Tên ca khúc là gì? Do ai sáng tác?

Trả lời: Bài hát “Em mơ gặp Bác Hồ” của nhạc sĩ Xuân Giao

Câu 22: Cho biết tên địa phương đầu tiên Bác đặt chân đến khi trở về nước sau 30 năm bôn ba nước ngoài?

Tham khảo thêm:   Đường ăn kiêng Isomalt là đường gì? Tác dụng của đường Isomalt đối với sức khoẻ

Trả lời: Pác Bó, Cao Bằng.

Câu hỏi phụ Chúng em kể chuyện Bác Hồ khối 1, 2, 3

Câu 1: Chăm sóc mộ liệt sỹ, bà mẹ Việt Nam Anh hùng, tham gia giữ gìn các di tích lịch sử của địa phương là thể hiện việc làm gì trong 5 điều Bác dạy?

Trả lời: Yêu tổ quốc

Câu 2: Giúp đỡ cụ già neo đơn, thương yêu em nhỏ, không phân biệt đối xử với những người tàn tật là ý nào trong 5 điều Bác dạy?

Trả lời: Yêu đồng bào

Câu 3: học và làm bài đầy đủ, giúp đỡ bạn trong học tập, học đi đôi với thực hành là ý nào trong 5 điều Bác dạy?

Trả lời: Học tập tốt

Câu 4: Tham gia vệ sinh trường lớp, vệ sinh nơi công cộng luôn áp dụng những điều đã học vào cuộc sống hằng ngày là ý nào trong 5 điều Bác dạy?

Trả lời: Lao động tốt

Câu 5: Không gây gổ, đánh nhau với bạn bè luôn giúp bạn khi gặp khó khăn là ý nào trong 5 điều Bác dạy?

Trả lời: Đoàn kết tốt

Câu 6: Thực hiện đúng nội quy của nhà trường, của lớp là ý nào trong 5 điều Bác dạy?

Trả lời: Kỷ luật tốt

Câu 7: Giữ gìn trường lớp, nơi công cộng, luôn giữ gìn nhà vệ sinh không có mùi hôi, ăn uống hợp vệ sinh, quần áo luôn sạch sẽ là ý nào trong 5 điều Bác dạy?

Trả lời: Giữ gìn vệ sinh thật tốt

Câu 8: Một bạn học sinh học giỏi nhưng coi thường bạn bè, lúc nào cũng cho là mình hơn mọi người điều đó không thể hiện được ý nào trong 5 điều Bác dạy?

Trả lời: Khiêm tốn

Câu 9: Biết trung thực, không gian dối trong cuộc sống, trong học tập . Phải có lối sống trung thực với mọi người, với thầy cô, với bạn bè và đặt biệt là với ông bà, cha mẹ. Thể hiện được ý nào trong 5 điều Bác dạy?

Trả lời: Thật thà

Câu 10: Một bạn học sinh đánh lộn với bạn được cô giáo gọi đến nhắc nhở, bạn ấy thắn thắn nhận khuyết điểm và hứa sửa sai là thể hiện ý nào trong 5 điều Bác dạy?

Trả lời: Dũng cảm

Đôi nét về cuộc thi “Chúng em kể chuyện Bác Hồ”

Qua các câu chuyện kể về Bác, mỗi em sẽ rút ra được những bài học cho bản thân, đồng thời rèn kỹ năng thuyết trình trước công chúng. Thông qua việc kể chuyện một cách trực quan, sinh động, nhẹ nhàng mà sâu sắc với hình thức sân khấu hóa, cho các em đóng vai với nhân vật trong câu chuyện để các em dễ tiếp thu và ghi lại ấn tượng sâu sắc. Qua các câu chuyện, các em được tiếp cận hình ảnh về Bác Hồ kính yêu.

Không đơn thuần là thuật lại câu chuyện về Bác, nắm bắt tâm lý học sinh tiểu học, nhà trường đã lồng ghép những bài hát về tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu niên, nhi đồng và của thiếu niên, nhi đồng với Bác Hồ vào những câu chuyện kể, qua đó giúp tăng hiệu quả tiếp nhận nội dung câu chuyện của các em. Không chỉ kể chuyện có minh họa bằng hoạt cảnh, ca múa…, các em học sinh trong trường còn được hóa thân vào từng nhân vật trong câu chuyện kể của mình. Thậm chí, trường đầu tư cả về phục trang và âm thanh với mục đích thu hút người nghe, những khán giả nhỏ tuổi vốn rất ham chơi và khó tập trung. Ngoài ra, các em còn được phát biểu cảm nhận và đưa ra những lời hứa học tập hay ghi lại những cảm nghĩ sau khi nghe kể chuyện để hình thành sự tôn kính, thiêng liêng nhưng vô cùng thân thiết và gần gũi với hình tượng của Bác ở các em.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ câu hỏi hội thi “Chúng em kể chuyện Bác Hồ” cấp Tiểu học Câu hỏi cuộc thi “Chúng em kể chuyện Bác Hồ” của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *