Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn Sinh 9 Bài 49: Quần thể xã sinh vật Giải bài tập Sinh 9 trang 149 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Soạn Sinh 9 Bài 49: Quần thể xã sinh vật giúp các em học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức về quần thể sinh vật là gì, mối quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Sinh 9 trang 149.

Giải Sinh 9 Bài 49 là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho giáo viên và các em học sinh tham khảo, đối chiếu với lời giải hay, chính xác nhằm nâng cao kết quả học tập của các em. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Lý thuyết Sinh 9 Bài 49: Quần thể xã sinh vật

I. Khái niệm quần xã sinh vật

– Ví dụ: khu rừng mưa nhiệt đới.

+ Các quần thể sinh vật có trong rừng mưa nhiệt đới:

  • Quần thể động vật: hổ, báo, thỏ, mối…
  • Quần thể thực vật: lim, chò, các loại cỏ, rêu, dương xỉ…
  • Các quần thể nấm, vi sinh vật…

+ Giữa các quần thể tồn tại mối quan hệ cùng loài (hỗ trợ, cạnh tranh) và quan hệ khác loài (hỗ trợ, đối địch).

→ Tập hợp các quần thể trên được gọi là quần xã.

– Khái niệm: Quần xã sinh vật là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian có các điều kiện sinh thái tương tự nhau, các sinh vật có mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhất.

Tham khảo thêm:   Sinh học 11 Bài 8: Hệ tuần hoàn ở động vật Giải Sinh 11 Cánh diều trang 50, 51, 52, 53, 54, ..., 60

Quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.

– Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng.

II. Quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã

– Các nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh luôn ảnh hưởng tới quần xã, tạo nên sự thay đổi của quần xã.

– Sự thay đổi chu kì ngày đêm, chu kì mùa dẫn đến hoạt động của các sinh vật cũng mang tính chất chu kì.

– Điều kiện khí hậu thuận lợi, thực vật phát triển dẫn tới động vật cũng phát triển. Tuy nhiên, số lượng loài sinh vật luôn được khống chế ở mức độ ổn định phù hợp với khả năng của môi trường, tạo cân bằng sinh học trong quần xã.

Số lượng chim tăng cao, chim ăn nhiều sâu → số lượng sâu giảm → không đủ thức ăn cho chim sâu → số lượng chim sâu giảm → số lượng sâu tăng.

→ Số lượng sâu và chim ăn sâu luôn được duy trì ở mức ổn định → cân bằng sinh học trong quần xã.

– Cân bằng sinh học là trạng thái mà số lượng cá thể mỗi quần thể trong quần xã dao động quanh vị trí cân bằng nhờ khống chế sinh học → phù hợp với khả năng của môi trường (thức ăn, nơi ở…) sự cân bằng sinh học trong quần xã.

– Trong thực tế, con người có rất nhiều tác động làm mất cân bằng sinh học trong các quần xã như:

– Chúng ta cần có các biện pháp để bảo vệ thiên nhiên:

+ Nghiêm cấm săn bắt, mua bán động vật quý hiếm

Tham khảo thêm:   Mâm cỗ Trung thu gồm những gì? Bày mâm cỗ thế nào cho đẹp?

+ Trồng cây gây rừng

+ Tuần tra bảo vệ rừng

+ Xây dựng các khu bảo tổn thiên nhiên và động vật quý hiếm…

Giải bài tập SGK Sinh 9 Bài 49 trang 149

Câu 1

Thế nào là một quần xã sinh vật? Quần xã sinh vật khác với quần thể sinh vật như thế nào?

Gợi ý đáp án

– Quần xã sinh vật: là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau.

– Quần xã sinh vật gồm nhiều loài từ nhiều quần thể sinh vật. Quần thể sinh vật chỉ gồm 1 loài.

Câu 2

Hãy lấy ví dụ về một quần xã sinh vật mà em biết. Trả lời các câu hỏi gợi ý sau:

– Kể tên các loài trong quần xã sinh vật đó.

– Các loài đó có liên hệ với nhau như thế nào?

– Nêu khu vực phân bố của quần xã sinh vật.

Gợi ý đáp án

Ví dụ: Rừng dừa là một quần xã, gồm có các quần thể: dừa, chuối, cỏ, bọ dừa, giun đất, vi sinh vật…

– Dừa che mát, chắn bớt gió cho chuối.

– Chuối che mát và giữ ẩm cho gốc dừa.

– Giun làm tơi xốp đất cho dừa, chuối, cỏ.

– Cỏ giữ ẩm cho gốc dừa, chuối; đồng thời cạnh tranh chất dinh dưởng trong đất với dừa, chuối.

– Dừa, chuối, cỏ giữ cho đất ẩm, có nhiệt độ thích hợp cho hệ vi sinh vật phát triển.

– Vi sinh vật biến đổi xác thực vật, động vật thành chất mùn cho cỏ, dừa, chuối.

Câu 3

Hãy nêu những đặc điểm về số lượng và thành phần loài của quần xã sinh vật.

Gợi ý đáp án

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Lửng lơ

– Quần xã sinh vật có các đặc điểm cơ bản về số lượng và thành phần loài.

– Số lượng các loài được đánh giá qua những chỉ số:

+ Độ đa dạng: mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã.

+ Độ nhiều: mật độ cá thể của từng loài trong quần xã.

+ Độ thường gặp: Tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát.

Số lượng cá thể của mỗi quần thể trong quần xã luôn luôn được khống chế ở mức độ phù hợp với khả năng của môi trường, tạo nên sự cân bằng sinh học trong quần xã.

– Thành phần các loài sinh vật được thể hiện qua:

+ Loài ưu thế: loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã.

+ Loài đặc trưng: loài chỉ có ở 1 quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác.

Câu 4

Thế nào là cân bằng sinh học? Hãy lấy ví dụ minh họa về cân bằng sinh học.

Gợi ý đáp án

– Cân bằng sinh học là số lượng cá thể luôn luôn được khống chế ở mức độ nhất định phù hợp với khả năng của môi trường.

– Ví dụ:

+ Giàn mướp phát triển xanh tốt, bọ xít phát triển mạnh, tăng số lượng nhiều. Tuy nhiên, khi số lượng bọ xít quá nhiều, lượng thức ăn không đủ thì số lượng bọ xít sẽ giảm mạnh.

+ Sau những mùa lụt ở Đồng bằng Sông Cửu Long, số lượng các loài chuột giảm rất mạnh nhưng sau đó nguồn thức ăn dồi dào và sự cạnh tranh không cao nên số lượng chuột lại tăng lên nhanh chóng.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn Sinh 9 Bài 49: Quần thể xã sinh vật Giải bài tập Sinh 9 trang 149 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *