Bạn đang xem bài viết ✅ Luyện từ và câu: Từ đồng âm trang 51 Luyện từ và câu lớp 5 Tuần 5 – Tiếng Việt Lớp 5 tập 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Luyện từ và câu: Từ đồng âm – Tuần 5 giúp các em học sinh lớp 5 nhanh chóng trả lời các câu hỏi SGK Tiếng Việt 5 Tập 1 trang 51, 52. Qua đó, giúp các em biết cách phân biệt từ đồng âm, đặt câu với các từ đồng âm.

Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Luyện từ và câu Tuần 5 cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng tải miễn phí bài viết dưới đây để ôn tập thật tốt kiến thức cho tiết Luyện từ và câu.

Hướng dẫn giải phần Nhận xét SGK Tiếng Việt 5 tập 1 trang 51

Câu 1

Đọc các câu sau đây:

a) Ông ngồi câu cá.

b) Đoạn văn này có 5 câu.

Câu 2

Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của mỗi từ câu ở bài tập 1?

– Bắt cá, tôm, … bằng móc sắt nhỏ (thường có mồi) buộc ở đầu một sợi dây.

– Đơn vị của lời nói diễn đạt một ý trọn vẹn, trên văn bản được mở đầu bằng một chữ cái viết hoa và kết thúc bằng một dấu ngắt câu.

Tham khảo thêm:   Hợp chất hữu cơ là gì? Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ

Trả lời:

  • Câu a: động từ “câu cá”.
  • Câu b: danh từ: “5 câu”.

Hướng dẫn giải phần Luyện tập SGK Tiếng Việt 5 tập 1 trang 52

Câu 1

Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm trong các cụm từ sau:

a) Cánh đồng – tượng đồng – một nghìn đồng

b) Hòn đá – đá bóng

c) Ba và má – ba tuổi

Trả lời:

a)

  • Đồng (cánh đồng): khoảng đất rất rộng và bằng phẳng, dùng để cày cấy, trồng trọt.
  • Đồng (tượng đồng): kim loại có màu vàng đỏ, dễ dát mỏng và kéo thành sợi, thường dùng làm dây điện và chế tạo hợp kim. Ở đây là đúc thành tượng.
  • Đồng (một nghìn đồng): đơn vị tiền tệ của Việt Nam.

b)

  • Đá (hòn đá): chất rắn cấu tạo nên vỏ trái đất, kết thành từng tảng, từng hòn hoặc từng dãy núi.
  • Đá (đá bóng): đưa nhanh chân hất mạnh bóng xa ra hoặc đưa bóng vào khung thành đối phương.

c)

  • Ba (ba và má): bố (cha).
  • Ba (ba tuổi): số 3, số tiếp theo số 2 trong dãy số tự nhiên.

Câu 2

Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm bàn, cờ, nước

M: – Nhà nhà treo cờ mừng ngày Quốc khánh.

Cờ là một môn thể thao được nhiều người yêu thích.

Trả lời:

– Bàn:

  • Lọ hoa đặt trên bàn thật đẹp.
  • Chúng em bàn nhau để chuẩn bị cho chuyến dã ngoại của lớp.

– Cờ:

  • Cờ đỏ sao vàng là quốc kì của nước ta.
  • Nhìn từ trên cao thửa ruộng trông giống như ô bàn cờ.

– Nước:

  •  Nước của con suối này rất trong.
  • Nước ta có bờ biển dài hơn 3000 km.
Tham khảo thêm:   Bài tập ôn hè lớp 3 lên lớp 4 Bài tập ôn hè môn Toán, tiếng Việt lớp 3

Câu 3

Đọc mẩu chuyện vui dưới đây và cho biết vì sao Nam tưởng ba mình đã chuyển sang làm việc tại ngân hàng.

Tiền tiêu

Nam: – Cậu biết không, ba mình mới chuyển sang ngân hàng làm việc đấy!

Bắc: – Sao cậu bảo ba cậu là bộ đội?

Nam: – Đủng rồi, thư trước ba mình báo tin: “Ba đang ở hải đảo.” Nhưng thư này ba mình nói là ba đang giữ tiền tiêu cho Tổ quốc.

Bắc: !!!

Trả lời:

Nam nhầm lẫn giữa tiêu trong cụm từ tiền tiêu (tiền để chi tiêu) với tiếng tiêu trong từ đồng âm: tiền tiêu (vị trí quan trọng, nơi có bố trí canh gác ở phía trước khu vực trú quân, hướng về phía địch).

Câu 4

Đố vui

a) Trùng trục như con chó thui
Chín mắt, chín mũi, chín đuôi, chín đầu.

(Là con gì?)

b) Hai cây cùng có một tên
Cây xòe mặt nước, cây lên chiến trường
Cây này bảo vệ quê hương
Cây kia hoa nở soi gương mặt hồ.

(Là cây gì?)

Trả lời:

a) Là con chó thui chín.

b) Là cây hoa súng và khẩu súng.

Lý thuyết Từ đồng âm lớp 5

Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.

VD: Mẹ em đậu xe lại để em mua một gói xôi đậu.

  • Đậu thứ nhất trong câu chỉ hành động đỗ xe lại, dừng xe lại.
  • Đậu thứ hai trong câu chỉ một món ăn, đồ ăn.

-> Hai từ đậu xuất hiện trong câu chính là từ đồng âm vì chúng giống nhau về âm nhưng nghĩa lại khác nhau hoàn toàn.

Tham khảo thêm:  

Bài tập về Từ đồng âm

Câu 1: Con hãy điền từ vào chỗ trống để được một định nghĩa đúng: “Từ đồng âm là những từ giống nhau ……….nhưng khác hẳn nhau………”

A. về nghĩa – về âm
B. về âm – về nghĩa
C. về âm – về cấu tạo
D. về cấu tạo – về nghĩa

Lời giải:

Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.

Chọn đáp án: B. về âm – về nghĩa.

Câu 2: Chọn cặp từ đồng âm thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu sau:

a. Về mùa…. mẹ thường làm món thịt nấu…… để ăn dần.

b. Chúng tôi thường câu cá ….. vào mùa

Lời giải:

a. Về mùa đông mẹ thường làm món thịt nấu đông để ăn dần.

b. Chúng tôi thường câu cá thu vào mùa thu.

Câu 3: Từ nào trong các từ dưới đây đồng âm với tiền trong từ tiền tiêu?

A. Mặt tiền
B. Tiền giấy
C. Chi tiêu
D. Tiền bạc

Lời giải:

– Tiền trong tiền tiêu là chỉ tiền tệ.

– Tiền trong mặt tiền có nghĩa là phía trước.

– Tiền trong tiền giấy là chỉ tiền tệ.

– Tiêu trong tiền tiêu có nghĩa là mua bán, chi tiêu mặt hàng gì đó,

– Tiêu trong chi tiêu có nghĩa là mua bán, cân nhắc một mặt hàng gì đó.

– Tiền trong tiền bạc là chỉ tiền tệ

Bởi vì từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác nhau về nghĩa nên từ đồng âm với từ tiền tiêu là mặt tiền

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Luyện từ và câu: Từ đồng âm trang 51 Luyện từ và câu lớp 5 Tuần 5 – Tiếng Việt Lớp 5 tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *