Bạn đang xem bài viết ✅ Đề cương ôn thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2023 – 2024 Ôn tập cuối kì 1 Sinh học 9 (Có đáp án) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 9 năm 2023 – 2024 là tài liệu hỗ trợ đắc lực giúp các bạn học sinh củng cố kiến thức làm quen với các dạng bài tập, đề thi minh họa trước khi bước vào kì thi chính thức.

Đề cương ôn tập học kì 1 Sinh học 9 bao gồm các dạng bài tập tự luận trọng tâm có đáp án giải chi tiết kèm theo. Thông qua đề cương ôn tập cuối kì 1 Sinh học 9 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 1 lớp 9 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi học kì 1 Sinh học 9 năm 2023 mời các bạn cùng tải tại đây. Bên cạnh đó các bạn tham khảo thêm: đề cương thi học kì 1 Địa lí 9, đề cương thi học kì 1 môn tiếng Anh 9.

Đề cương ôn tập cuối kì 1 Sinh 9 năm 2023 – 2024

PHÒNG GD&ĐT………..

TRƯỜNG THCS…………….

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1 NĂM 2023 – 2024

MÔN SINH HỌC 9

A. DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ:

I. CHƯƠNG I: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENDEN

Câu 1: Muốn xác định KG của cá thể mang tính trạng trội cần phải làm gì?

Trả lời:

– Muốn xá định KG của cá thể mang tính trạng trội cần tiến hành phép lai phân tích.

– Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định KG với cá thể mang tính trạng lặn.

+ Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có KG đồng hợp

+ Nếu kết quả của phép lai là phân tính thì cá thể mang tính trạng trội có KG dị hợp

Câu 2: Tương quan trội lặn của các tính trạng có ý nghĩa gì trong thực tiễn sản xuất?

Trả lời:

– Tương quan trội lặn là hiện tượng phổ biến ở thế giới sinh vật, trong đó tính trạng trạng trội thường có lợi. Vì vậy trong chọn giống cần phát hiện các tính trạng trội để tập trung các gen trội về cùng một KG nhằm tạo ra giống có ý nghĩa kinh tế

Tham khảo thêm:   Đoạn trích Sông nước Cà Mau Trích chương XVIII, Đất rừng phương Nam, Đoàn Giỏi

Câu 3: So sánh sự giống nhau và khác nhau về kết quả ở F1 và F2 trong di truyền trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn. (ĐCỐTHSG)

Câu 4: Biến dị tổ hợp là gì? Biến dị tổ hợp có ý nghĩa gì đối với chọn giống và tiến hóa? Vì sao ở các loài giao phối biến dị tổ hợp lại phong phú hơn nhiều so với những loài sinh sản vô tính? (ĐCỐTHSG)

II. CHƯƠNG II: NHIỄM SẮC THỂ

Câu 1: Nêu ví dụ về tính đặc trưng của bộ NST của mỗi loài sinh vật. Phân biệt bộ NST lưỡng bội và bộ NST đơn bội.

Trả lời:

a. Thí dụ về tính đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài sinh vật:

Bộ NST trong tế bào của mỗi loài sinh vật có tính đặc trưng về số lượng và hình dạng

* Về số lượng:

Tế bào 2n của người có 46NST, của ruồi giấm có 8NST, của gà có 78NST, của bắp ngô có 20NST, của đậu Hà Lan có 14NST…

* Về hình dạng:

Hình dạng bộ NST có trong tế bào của mỗi loài là đặc trưng riêng…

Ví Dụ: Ở tế bào 2n của ruồi giấm có 8NST xếp thành 4 cặp NST gồm:

– 3 cặp NST thường giống nhau ở ruồi đực và ruồi cái trong đó có 1 cặp hình hạt và 2 cặp hình V

– 1 cặp NST giới tính gồm 2 chiếc hình que ở ruồi cái hoặc 1 chiếc hình que, 1 chiếc hình móc ở ruồi đực

b. Phân biệt bộ NST lưỡng bội và bộ NST đơn bội:

Bộ NST lưỡng bội

Bộ NST đơn bội

– NST tồn tại thành cặp, mỗi cặp NST gồm 1 chiếc có nguồn gốc từ bố và 1 chiếc có nguồn gốc từ mẹ

– Gen trên cặp NST tồn tại thành cặp alen

– Tồn tại trong tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai

– NST tồn tại thành nhiều chiếc riêng rẽ, mỗi chiếc hoặc có nguồn gốc từ bố hoặc có nguồn gốc từ mẹ

– Gen tồn tại thành alen có nguồn gốc của bố hoặc mẹ

– Tồn tại trong tế bào giao tử đực hay giao tử cái

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 7 năm 2022 - 2023 (Sách mới) 7 Đề kiểm tra tiếng Anh lớp 7 học kì 1 (Có ma trận, đáp án)

Câu 2: Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì nào của quá trình phân chia tế bào? Mô tả cấu trúc đó.

Trả lời:

– Cấu trúc hiển vi của NST thường được mô tả khi nó có dạng đặc trưng ở kì giữa

– Ở kì này, NST gồm 2 nhiễm sắc tử chị em (Crômatit) gắn với nhau ở tâm động (eo thứ nhất) chia nó thành 2 cánh. Tâm động là điểm dính NST vào sợi tơ vô sắc trong thoi phân bào. Nhờ đó, khi sợi tơ co rút trong quá trình phân bào, NST di chuyển về các cực của tế bào. Một số NST còn có eo thứ 2. Mỗi crômatit bao gồm chủ yếu 1 phân tử ADN và prôtêin Histon.

Câu 3: Nêu vai trò của NST đối với sự di truyền các tính trạng.

Trả lời:

NST là cấu trúc mang gen có bản chất là ADN, chính nhờ sự tự sao của ADN đưa đến tự sự nhân đôi của NST, nhờ đó các gen quy định tính trạng được di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể.

Câu 4: Những biến đổi hình thái của NST được biểu hiện qua sự đóng và duỗi xoắn điển hình ở các kì nào? Tại sao nói sự đóng và duỗi xoắn của NST có tính chất chu kì? (ĐCỐTHSG)

Câu 5: Nêu những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân.

Trả lời:

– Kì đầu: Các NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn, có hình thái rõ rệt và tâm động dính vào các sợi tơ của thoi phân bào.

– Kì giữa: Các NST kép tiếp tục đóng xoắn cho tới khi đóng xoắn cực đại và tập trung thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

– Kì sau: 2 crômatit trong từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn rồi phân li về 2 cực nhờ sự co rút của sợi tơ thuộc thoi phân bào.

– Kì cuối: Khi chuyển tới 2 cực, các NST dãn xoắn, dài ra ở dạng sợi mảnh. Sau đó bắt đầu một chu kì mới của tế bào.

Tham khảo thêm:   Toán 7 Bài 1: Tập hợp Q các số hữu tỉ Giải Toán lớp 7 trang 10 - Tập 1 sách Cánh diều

Câu 6: Trình bày ý nghĩa của nguyên phân.

Trả lời:

– Nguyên phân là phương thức sinh sản của tế bào. Cơ thể đa bào lớn lên thông qua quá trình nguyên phân

– Nguyên phân là phương thức truyền đạt và ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào trong quá trình phát sinh cá thể và qua các thế hệ cơ thể ở những loài sinh sản vô tính.

Câu 7: Nêu những diễn biến biến cơ bản của NST qua các kì của giảm phân.

Trả lời:

Các kì

Những diễn biến cơ bản của NST

Lần phân bào I

Lần phân bào II

Kì đầu

– Các NST kép xoắn và co ngắn

– Các NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc và có thể bắt chéo với nhau. Sau đó lại tách rời nhau

– NST co lại cho thấy số lượng NST kép trong bộ đơn bội

Kì giữa

Kì sau

– Các cặp NST kép tương đồng tập trung và xếp thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào

– Các cặp NST kép tương đồng phân li độc lập với nhau về hai cực của tế bào

– NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào

– Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành hai NST đơn phân li về hai cực của tế bào

Kì cuối

Các NST kép nằm gọn trong hai nhân mới được tạo thành với số lượng là đơn bội kép (n NST kép)

– Các NST đơn nằm gọn trong nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ đơn bội

…………

Tải file tài liệu để xem thêm đề cương ôn tập cuối kì 1 Sinh 9 năm 2023 – 2024

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2023 – 2024 Ôn tập cuối kì 1 Sinh học 9 (Có đáp án) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *