Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết 2023 cả 3 miền giúp các bạn tham khảo, để có thêm nhiều ý tưởng bày mâm ngũ quả Tết Nguyên Đán 2023 thật đẹp, đúng phong tục truyền thống của từng vùng miền.
Cho dù mỗi vùng miền có cách lựa chọn loại quả, bày mâm ngũ quả khác nhau, nhưng mâm ngũ quả Tết vẫn mang ý nghĩa dâng lên tổ tiên để thể hiện lòng hiếu thảo và mong mọi điều tốt lành sẽ tới trong năm mới. Vậy mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:
1. Ý nghĩa các loại quả bày trong mâm ngũ quả Tết 2023
- Nải chuối xanh: Như bàn tay ngửa, hứng lấy may mắn, bao bọc và chở che.
- Quất: Thể hiện sự sung túc, đa lộc.
- Lê (hay mật phụ): Vị ngọt thanh, ngụ ý việc gì cũng trơn tru, suôn sẻ.
- Lựu: Nhiều hạt tượng trưng cho con đàn cháu đống.
- Đào: Thể hiện sự thăng tiến.
- Mai: Hạnh phúc, không cô đơn.
- Quả phật thủ: Giống như bàn tay đức Phật, luôn chở che cho số phận con người.
- Táo: Có nghĩa là phú quý.
- Hồng, quýt: Tượng trưng cho sự thành đạt.
- Thanh long (rồng mây hội tụ): Thể hiện sự phát tài phát lộc.
- Bưởi, cam, dưa hấu: Căng tròn, mát lành, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn.
- Quả trứng gà (hay Lê-ki-ma): Tượng trưng cho lộc trời.
- Sung: Gắn với biểu tượng sung mãn về sức khỏe và tiền bạc.
- Đu đủ: Mang đến sự thịnh vượng, đủ đầy.
- Xoài: Có âm na ná như “xài”, để cầu mong cho việc tiêu xài không thiếu thốn.
Mỗi loại quả đều mang những ý nghĩa vô cùng đặc biệt và tượng trưng cho một yếu tố nào đó chứ không hề được lựa chọn một cách ngẫu nhiên. Đơn cử như từ màu sắc của mâm ngũ quả cũng theo 5 màu của ngũ hành. Màu trắng (kim), màu đỏ (hỏa), xanh (mộc), đen (thủy), màu vàng (thổ). Không những thế, “ngũ” còn mang ý nghĩa là những ước nguyện của gia chủ về cuộc sống sung túc, đủ đầy hơn trong năm mới “ngũ phúc lâm môn”: Phú, Quý, Thọ, Khang, Ninh.
2. Cách bày mâm ngũ quả Tết ở miền Bắc
2.1 Các loại quả thờ Tết ở miền Bắc
Ở miền Bắc, mâm ngũ quả thường có 5 loại quả với 5 màu khác nhau. Cụ thể gồm chuối/táo màu xanh; bưởi (hoặc phật thủ), cam, quýt màu vàng; hồng hoặc táo tây, ớt màu đỏ; roi, mận, đào hoặc lê màu trắng; hồng xiêm hoặc nho đen, măng cụt, mận màu đen.
2.2 Cách bày mâm ngũ quả Tết ở miền Bắc
Trong mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc, nải chuối xanh bao giờ cũng được đặt ở dưới cùng giống bàn tay nâng đỡ, thể hiện sự che chở, bao bọc. Quả bưởi hoặc phật thủ sẽ được đặt ở chính giữa nải chuối và những loại quả khác sẽ được bày biện xung quanh sao cho hài hòa, cân đối nhất.
Mâm ngũ quả ngày Tết truyền thống thường gặp là nải chuối đặt ở dưới cùng, ở giữa để đỡ lấy toàn bộ các cây trái khác. Mâm ngũ quả đẹp là mâm ngũ quả có đủ màu sắc rực rỡ. Chính giữa nải chuối xanh thẫm là quả bưởi căng mọng hoặc quả phật thủ chín vàng nổi bật.
Những quả chín đỏ đặt xung quanh. Những chỗ khuyết đặt xen kẽ quýt vàng, táo màu xanh hoặc những trái ớt đỏ mọng, hoàn thiện những nét trang trí cuối cùng. Dưới đây là một số mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Bắc để bạn tham khảo:
3. Cách bày mâm ngũ quả Tết ở miền Trung
Ở miền Trung, mâm ngũ quả không quá câu nệ hình thức, chủ yếu là có gì cúng đó, thành tâm dâng kính tổ tiên là được. Thường mâm ngũ quả sẽ bày biện đủ chuối, mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài…
3.1 Các loại quả thờ ngày Tết ở miền Trung
Một số loại quả thường có trong mâm ngũ quả của người dân miền Trung như: Thanh long, xoài, dưa hấu, đu đủ, mãng cầu, dứa…
3.2 Cách xếp mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Trung
Cách bày mâm ngũ quả của người miền Trung cũng rất đơn giản, không cầu kỳ. Mâm ngũ quả của người miền Trung thường bày những quả có hình dáng to, nặng ở dưới và những loại quả nhỏ thường bày ở trên sao cho cân đối, vừa mắt nhất là được. Mời các bạn tham khảo một số hình ảnh mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Trung:
4. Cách bày mâm ngũ quả Tết ở miền Nam
4.1 Mâm ngũ quả ngày Tết miền Nam gồm những gì?
Nếu như nải chuối xanh là thứ không thể thiếu trong mâm ngũ quả, thì người miền Nam lại kiêng kỵ. Bởi theo họ loại quả này tên gọi có âm giống từ “chúi” thể hiện sự nguy khó. Quả cam cũng không được có mặt trong mâm ngũ quả ngày Tết, vì câu “quýt làm cam chịu”, hay như trái lê đồng nghĩa với “lê lết”…
Mâm ngũ quả người miền Nam thường là: Mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung. Đọc chệch thành các tên “cầu vừa đủ xài” hoặc “cầu vừa đủ sung”.
4.2 Cách trang trí mâm ngũ quả ngày Tết của miền Nam
Cách bày trí mâm ngũ quả của người miền Nam đòi hỏi sự hài hòa, cân đối. Họ thường bày những loại quả to, nặng và xanh ở dưới, còn những loại quả nhỏ, chín thì bày lên trên. Đặc biệt, cần bày trí mâm ngũ quả sao cho giống với ngọn tháp là được. Với cặp dưa hấu, họ thường sẽ bày riêng và bày ở 2 bên của mâm ngũ quả. Mời bạn tham khảo 1 số hình ảnh:
5. Những kiêng kỵ khi bày mâm ngũ quả ngày Tết 2023
Khi bày mâm ngũ quả ngày Tết 2023 bạn cũng cần lưu ý một số kiêng kỵ sau để năm mới suôn sẻ, mọi sự như ý:
- Ở miền Nam thường kiêng cúng những loại quả như chuối, lê, táo, cam, quýt… bởi theo họ, những loại quả này thường mang ý nghĩa không tốt cho việc làm ăn.
- Ngày Tết kéo dài,không nên lựa chọn những loại quả quá chín để trưng trong mâm ngũ quả. Nếu chọn quả chín sẽ rất dễ bị thối, hư hỏng, mang tới điềm không may mắn trong năm mới.
- Mâm ngũ quả ngày Tết cần chuẩn bị trước đêm 30 Tết (hoặc đêm 29 Tết nếu là tháng thiếu).
- Trái cây bày trên mâm ngũ quả phải là trái cây thật, tuyệt đối không sử dụng trái cây giả bởi điều này là không thể hiện sự thành kính đối với các bậc bề trên.
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp các bạn nhanh chóng bày mâm ngũ quả thật chuẩn, mang đầy đủ ý nghĩa. Ngoài ra, cũng nên chọn hướng xuất hành, giờ đẹp xuất hành đầu năm để đón tài lộc, may mắn cả năm.
Chúc các bạn năm mới vui vẻ!
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết 2023 cả 3 miền của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.