Đề cương ôn tập học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức với cuộc sống là tài liệu hữu ích mà Wikihoc.com giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 8 tham khảo.
Đề cương ôn thi cuối kì 1 Khoa học tự nhiên 8 giới hạn nội dung ôn thi kèm theo một số câu hỏi ôn tập. Thông qua đề cương ôn thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 1 lớp 8 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức với cuộc sống, mời các bạn cùng tải tại đây.
Đề cương Khoa học tự nhiên 8 học kì 1 Kết nối tri thức
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ……… TRƯỜNG THCS…………….. |
NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ I Môn: Khoa học tự nhiên – Lớp: 8 Năm học: 2023-2024 |
I. Nội dung ôn tập học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 8
– Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra học kì 1 khi kết thúc nội dung: Chương III + Chương IV
– Thời gian làm bài: …….
– Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 40% trắc nghiệm, 60% tự luận).
– Cấu trúc:
– Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao.
– Phần trắc nghiệm: 1,0 điểm, (gồm 4 câu hỏi: nhận biết: 4 câu, mỗi câu 0,25 điểm)
– Phần tự luận: 2,0 điểm ( Thông hiểu: 1,0 điểm; Vận dụng: 2 điểm; Vận dụng cao: 0 điểm).
– Nội dung nửa đầu học kì 1: 25% (0,5 điểm)
– Nội dung nửa học kì sau: 75% (2,5 điểm)
II. Một số câu hỏi ôn thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 8
Phần I: TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Quá trình biến đổi hóa học là:
A. quá trình mà chất chỉ chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác, không tạo thành chất mới.
B. quá trình chất biến đổi có sự tạo thành chất mới.
C. quá trình chất biến đổi có sự tạo thành chất mới hoặc không tạo thành chất mới.
D. quá trình chất không biến đổi và không có sự hình thành chất mới.
Câu 2: Phản ứng hóa học là
A. quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác.
B. quá trình hai chất kết hợp tạo ra chất mới.
C. quá trình tỏa nhiệt.
D. quá trình thu nhiệt.
Câu 3: Phản ứng tỏa nhiệt là:
A. Phản ứng có nhiệt độ lớn hơn môi trường xung quanh
B. Phản ứng có nhiệt độ nhỏ hơn môi trường xung quanh
C. Phản ứng có nhiệt độ bằng môi trường xung quanh
D. Phản ứng không có sự thay đổi nhiệt độ
Câu 4: Acid là phân tử khi tan trong nước phân li ra
A. OH-.
B. H+.
C. Ca2+.
D. Cl-.
Câu 5: Bazơ kiềm nào tan tốt nhất trong nước
A. NaOH
B. Ba(OH)2
C. KOH
D. Ca(OH)2
Câu 6: Dãy các bazơ tan trong nước gồm:
A. Cu(OH)2; Zn(OH)2; Al(OH)3; Mg(OH)2.
B. Cu(OH)2; Zn(OH)2; Al(OH)3; NaOH.
C. NaOH; Ca(OH)2; KOH; Ba(OH)2.
D. Fe(OH)3; Cu(OH)2; Ba(OH)2; Mg(OH)2.
Câu 7. Oxide nào sau đây là oxide trung tính?
A. CaO
B. CO2
C. SO2
D. CO
Câu 8: Điền vào chỗ trống “Muối là những hợp chất được tạo ra khi thay thế ion…trong…bằng ion kim loại hoặc ion ammonium (NH4+)”
A. OH-, base
B. OH-, acid
C. H+, acid
D. H+, base
Câu 9: Muối không tan trong nước là:
A. CuSO4
B. Na2SO4
C. Ca(NO3)2
D. BaSO4
Câu 10. Phân bón trung lượng cung cấp những nguyên tố dinh dưỡng nào cho đất?
A. N, P, K
B. Ca, Mg, S
C. Si, B, Zn, Fe, Cu…
D. Ca, P, Cu
Câu 11. Phân đạm cung cấp nguyên tố gì cho cây trồng?
A. P.
B. K
C. N
D. Ca
Câu 12. Phân bón hóa học dư thừa sẽ:
A. Góp phần cải tạo đất
B. Tăng năng suất cây trồng
C. Giảm độ chua của đất
D. Gây ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước ngầm, ô nhiễm nguồn nước mặt.
Câu 13. Phát biểu nào sau đây về khối lượng riêng là đúng?
A. khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó
B. Nói khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m3 có nghĩa là 1cm3 sắt có khối lượng 7800kg
C. Công thức tính khối lượng riêng D = m.V
D. Khối lượng riêng bằng trọng lượng riêng
Câu 14. Đơn vị của khối lượng riêng là
A. N/m3
B. Kg/m3
C. g/m3
D.Nm3
Câu 15. Điền vào chỗ trống cụm từ thích hợp: Áp suất tác dụng vào chất lỏng sẽ được chất lỏng truyền đi….theo mọi hướng.
A. một phần
B. nguyên vẹn
C. khắp nơi
D. không đổi
Câu 16. Đơn vị của áp suất là
A. Pascal
B. Newton
C. Tesla
D. Ampe
Câu 17. Trục quay của cái kéo khi dùng để cắt là
A. mũi kéo
B. lưỡi kéo
C. tay cầm
D. đinh ốc gắn hai lưỡi kéo
Câu 18. Điền vào chỗ trống: “Đòn bẩy loại 1: là loại đòn bảy có điểm tựa O nằm…..giữa điểm đặt O1, O1 của các lực F1 và F2”
A. xa
B. chính giữa
C. trong khoảng
D. bất kì
Câu 19. Muốn bẩy một vật nặng 2000N bằng một lực 500N thì phải dùng đòn bẩy có
A. O2O = O1O
B. O2O > 4O1O
C. O1O > 4O2O
D. 4O1O > O2O > 2 O1O
Câu 20. Mômen của ngẫu lực phụ thuộc vào
A. Khoảng cách giữa giá của hai lực
B. Điểm đặt cảu mỗi lực tác dụng
C. Vị trí trục quay của vật
D. Trục quay
III. Câu hỏi tự luận
Câu 1:
Cho biết một ứng dụng của các Acid sau: HCl, CH3COOH
Câu 2.
Viết tên một số loại muối sau: ZnCl2, CuSO4.
Câu 3.
Tại sao khi sử dụng cờ lê để vặn ốc ta lại vặn một cách dễ dàng?
Câu 4.
Cho một khối lượng mạt sắt vừa đủ 200 ml dd HCl. Sau phản ứng thu được 9,916 l khí (đktc).
Tính nồng độ mol của dd HCl đã dùng?
Câu 5.
Giải thích được tại sao con người chỉ lặn xuống nước ở một độ sâu nhất định?
Câu 6.
Với 1 chai nhựa đựng đầy nước em hãy thiết kế phương án chứng minh áp suất chất lỏng phụ thuộc vào độ cao của cột chất lỏng?
Đáp án đề cương ôn tập cuối kì 1 KHTN 8
1. TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
Đáp án |
D |
A |
B |
B |
A |
C |
C |
D |
B |
C |
D |
D |
A |
B |
B |
A |
D |
C |
B |
C |
2. PHẦN TỰ LUẬN:
Câu |
Đáp án |
Điểm |
C1 (0,5đ) |
– HCl dùng để điều chế khí hidro – CH3COOH dùng để pha chế giấm ăn |
0,25 0.25 |
C2 (0,5đ) |
ZnCl2 : Zinc chloride CuSO4 : Copper (II) sulfate |
0,25 0.25 |
C3 (1.0đ) |
Cách sử dụng cờ lê để vặn ốc một cách dễ dàng: Người ta thường sử dụng cờ lê để vặn ốc khi chiếc ốc rất chặt khó thể có dùng tay không để vặn vì – Một đầu cờ lê gắn với ốc tạo ra trục quay, ta cầm tay vào đầu còn lại và tác dụng một lực có giá không song song và không cắt trục quay sẽ làm ốc quay. – Hơn nữa giá của lực cách xa trục quay nên tác dụng làm quay ốc lớn hơn khi ta dùng tay không để vặn ốc. |
0.5 0.5 |
C4 (1.0đ) |
a. Fe + 2HCl ->FeCl2 + H2 nH2= 0,4 (mol); Fe + 2HCl ->FeCl2 + H2 PT: 1 mol 2mol 1 mol BR: 0,8mol 0,4mol b. CM(HCl) = 0,8 : 0,2 = 4( M) |
1,0 |
C5 (1.0đ) |
-Do áp suất chất lỏng phụ thuộc vào độ sâu: Độ sâu càng lớn càng lớn áp suất gây ra càng lớn. -Khi con người lặn càng sâu thì áp suất chất lỏng gây ra cho cơ thể người càng lớn. đến một độ sâu nhất định sẻ vượt qua giới hạn chịu đựng của cơ thể người. |
0,5 0,5 |
C 6 |
Thiết kế được hình vẽ (hoặc mô tả) – Chỉ ra được nước nông áp suất nhỏ vòi nước chảy ngắn, nước sâu vòi nước chảy mạnh và dài hơn. |
0,5 0,5 |
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn tập học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 8 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn tập cuối kì 1 môn KHTN 8 (Có đáp án) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.