Bạn đang xem bài viết ✅ Đáp án tự luận Mô đun 9 Đáp án Module 9 đạt điểm cao ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đáp án tự luận Mô đun 9 đầy đủ, đáp án tự luận Module 9 môn Tự nhiên và xã hội giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi tự luận trong chương trình tập huấnMô đun 9: Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh Tiểu học.

Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo đáp án trắc nghiệm Mô đun 9 để ôn tập thật tốt, chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối khóa Module 9 đạt kết quả cao. Chi tiết mời thầy cô cùng theo dõi nội dung trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Đáp án tự luận Mô đun 9 đầy đủ

Câu 1. Thầy (Cô) hãy chia sẻ về việc lập kế hoạch hoạt động ứng dụng CNTT & TT (quy trình, cấu trúc, kế hoạch, …) đã thực hiện ở đơn vị đang công tác.

Trong năm học này, đơn vị chúng tôi đã lập kế hoạch hoạt động ứng dụng CNTT & TT theo quy trình và cấu trúc như sau:

  • Chuẩn bị lập kế hoạch;
  • Soạn thảo kế hoạch;
  • Tham vấn các bên liên quan;
  • Hoàn chỉnh và ban hành kế hoạch.

Kế hoạch được mà chúng tôi xây dựng đã đảm bảo được tính ứng dụng thực tế, đúng cấu trúc và đáp ứng đủ 5 nguyên tắc: đồng bộ, khoa học, thống nhất, phù hợp với thực tiễn. Cụ thể 5 nguyên tắc đã đáp ứng như sau:

  • Có căn cứ xây dựng kế hoạch (căn cứ pháp lý, căn cứ thực tiễn), các căn cứ phù hợp với nội dung kế hoạch;
  • Xác định được mục tiêu cụ thể. Tăng cường ứng dụng CNTT trong hoạt động đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Tổ chức bồi dưỡng CBQL, Gv đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Ứng dụng CNTT luôn đảm bảo các căn cứ pháp lý, căn cứ thực tiễn về nhân sự và tài chính trong nhà trường;
  • Phân tích tình hình ứng dụng CNTT & TT trong nhà Trường; Phân tích vấn đề thách thức, khó khăn liên quan đến quản trị nhà trường; Phân tích hiện trạng ứng dụng CNTT & TT của Trường; Phân tích SWOT về ứng dụng CNTT & TT của Trường: nêu được thực trạng của nhà trường;
  • Nhiệm vụ triển khai ứng dụng CNTT&TT, năm học 2021-2022. Kế hoạch thể hiện được nhiệm vụ trọng tâm và nhiệm vụ cụ thể Hạ tầng CNTT trong nhà trường, Ứng dụng CNTT trong quản lí, điều hành trong nhà trường. Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, đổi mới kiểm tra, đánh giá. Bồi dưỡng năng lực công nghệ thông tin cho đội ngũ, khai thác, sử dụng phần mềm tự do nguồn mở;
  • Giải pháp về triển khai tổ chức thực hiện; Giải pháp về nhân lực, đội ngũ; Giải pháp về cơ sở vật chất hạ tầng CNTT & thiết bị công nghệ; Giải pháp tài chính; Giải pháp bảo đảm an toàn thông tin; Lộ trình thực hiện.

Câu 2. Phân tích, đánh giá một kế hoạch hoạt động ứng dụng CNTT & TT trong quản trị trường tiểu học qua một kế hoạch minh hoạ.

+ Ưu điểm

  • Kế hoạch phân tích được 1 số SWOT chính của nhà trường (điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, thách thức,…). Định hướng xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT & TT có liên quan đến thực trạng nhưng chưa thật sự đầy đủ so với thực trang đề ra.
  • Mục tiêu ứng dụng CNTT & TT thể hiện được đặc trưng riêng của nhà trường.
  • Nội dung kế hoạch ứng dụng CNTT & TT phong phú, phù hợp với bối cảnh và thể hiện được nét riêng của nhà trường.
  • Thể hiện đầy đủ tiến trình thực hiện các nội dung của kế hoạch ứng dụng CNTT & TT theo thời gian cụ thể trong năm học của nhà trường.
  • Phân công thực hiện và phân cấp trong quản lý thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT & TT của nhà trường cụ thể, sát với thực trạng và bối cảnh nhà trường. Tuy nhiên, chưa thể hiện rõ việc công, phân cấp trong công tác kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện.

+ Hạn chế

  • Các số liệu minh hoạ chưa chi tiết.
  • Nội dung của kế hoạch từng tháng còn chung chung, các số liệu chưa cụ thể, rõ ràng.

Câu 3. Tóm tắt kết quả đánh giá kế hoạch hoạt động ứng dụng CNTT & TT đã thực hiện. Có thể đề xuất chỉnh sửa một số nội dung còn hạn chế của bản kế hoạch sau khi phân tích, đánh giá.

Tiêu chí Mức độ
Nội dung Đạt mức

1. Phân tích thực trạng và đưa ra định hướng xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT & TT của nhà trường

Kế hoạch phân tích rõ SWOT của nhà trường.

Định hướng xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT & TT phù hợp với thực trạng.

Mức 5:

(20 điểm)

Tốt

2. Mục tiêu kế hoạch ứng dụng CNTT & TT của nhà trường

Mục tiêu ứng dụng CNTT & TT thể hiện được đặc trưng riêng của nhà trường.

Mức 4:

(15 điểm)

Khá

3. Nội dung của kế hoạch ứng dụng CNTT & TT của nhà trường

Nội dung kế hoạch ứng dụng CNTT & TT phong phú, phù hợp với bối cảnh và thể hiện được nét riêng của nhà trường.

Mức 4:

(15 điểm)

Khá

4. Kế hoạch ứng dụng CNTT & TT hoàn thiện

Thể hiện đầy đủ tiến trình thực hiện các nội dung của kế hoạch ứng dụng CNTT & TT theo thời gian cụ thể trong năm học của nhà trường.

Mức 4:

(15 điểm)

Khá

5. Tổ chức thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT & TT trong quản trị nhà trường

Phân công thực hiện và phân cấp trong quản lý thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT & TT của nhà trường cụ thể, sát với thực trạng và bối cảnh nhà trường.

Mức 4:

(15 điểm)

Khá

– Mức điểm đánh giá tổng kết: 80 điểm : Khá, Kế hoạch hoạt động ứng dụng CNTT & TT thể hiện tính khoa học, tiết kiệm nguồn lực, tận dụng thời gian.

Câu 4. Theo Thầy/Cô đâu là bước cần đặc biệt lưu ý trong quy trình tổ chức thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT & TT ở trường tiểu học? Hãy chia sẻ một vài kinh nghiệm tổ chức thực hiện tại đơn vị của Thầy/Cô.

Trả lời:

+ Theo tôi Bước 3: Xây dựng môi trường học tập và ứng dụng CNTT&TT, là bước cần đặc biệt lưu ý trong quy trình tổ chức thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT & TT ở trường tiểu học.

+ Chia sẻ một vài kinh nghiệm tổ chức thực hiện tại đơn vị

Công tác quản trị CNTT&TT trong nhà trường là rất cần thiết và quan trọng bởi vì nó hỗ trợ rất nhiều trong việc chỉ đạo các hoạt động để phát triển công tác giáo dục và là cầu nối giúp bồi dưỡng cho tất cả đội ngũ một cách nhanh và hiệu quả , nhất là trong tình hình dịch bệnh phức tạp như hiện nay.

Để thực hiện ứng dụng CNTT được tốt, trước hết nhà trường tổ chức rà soát tình hình thực tế của đơn vị với những nhu cầu về cơ sở hạ tầng, năng lực của đội ngũ. Từ đó xây dựng kế hoạch đầu tư; nâng cấp các hệ thống mạng, các trang thiết bị điện tử cần thiết; xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ cho CBQL và giáo viên có kĩ năng sử dụng CNTT và bảo quản các thiết bị, khai thác các phần mềm mà ngành giáo dục yêu cầu. Nhà trường đã phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ để khai thác các tính năng sử dụng CNTT trong quản lý và dạy học Bản thân CBQL phải chú trọng công tác tổ chức thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT & TT.

CBQL phải tạo động lực để đội ngũ GV, NV tích cực học tập và phải ứng dụng CNTT&TT trong công việc, trong giảng dạy.

Đầu tư, Huy động nguồn lực và tăng cường ứng dụng CNTT&TT trong nhà trường.

Phân công GV tin phụ trách quản lý CNTT.

Câu 5. Thầy (Cô) hãy chia sẻ thông tin (tên, hình ảnh, chức năng, tình huống sử dụng, …) về một (một vài) ứng dụng mang lại hiệu quả cao trong công tác quản trị tại đơn vị Thầy (Cô) đang công tác.

Trả lời

Hiện tại trường chúng tôi đang sử dụng nhiều ứng dụng mang lại hiệu quả cao trong công tác quản trị. Xin được chia sẻ 2 ứng dụng sau đây:

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 6 Unit 5: A Closer Look 1 Soạn Anh 6 trang 50 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

1. Phần mềm VNEDU:

+ Giới thiệu

VNEDU là một giải pháp xây dựng trên nền tảng web công nghệ điện toán đám mây nhằm tin học hóa toàn diện công tác quản lí, điều hành trong giáo dục, kết nối gia đình, nhà trường và xã hội, góp phần nâng cao chất lượng quản lí, chất lượng dạy và học. Hình thành một cách thức quản lí mới, khoa học cho nhà trường.

+ Chức năng

Hệ thống tích hợp các mẫu báo cáo thống kê EMIS theo các giai đoạn của năm học, các mẫu báo cáo về hồ sơ và điểm của học sinh tương thích với phân hệ quản lí học sinh VEMIS và quản lí điểm.

Hệ thống giúp phụ huynh nắm bắt dễ dàng, trực tiếp và nhanh chóng kết quả học tập, rèn luyện của con em để kịp thời khích lệ, uốn nắn con em mình.

Tổ chức và quản lí kỳ thi một cách nhanh chóng hiệu quả

Quản lí trường học: Để các trường sử dụng được Phần mềm Quản lí trường học và các ứng dụng khác trên Mạng giáo dục Việt Nam như: Quản trị website, Xếp thời khóa biểu TKB, quản trị của Viễn thông tỉnh cần phải khởi tạo thông tin cho trường học đó trên vnEdu.

Quản lí học sinh như: tra cứu thông tin học sinh, chuyển lớp, chuyển trường, thôi học, bảo lưu, đuổi học, …

Quản lí học tập: Sổ điểm, hạnh kiểm, khen thưởng …

Quản lí thi: VnEdu hỗ trợ chức năng quản lí, tạo kỳ thi trắc nghiệm online, tự động đánh số báo danh, thời khoá biểu …

Báo cáo EMiS và các biểu mẫu Thống kê báo cáo: Hỗ trợ chức năng báo cáo cấp Phòng/Sở giúp nhà trường tiết kiệm tối đa thời gian trong công tác thống kê, báo cáo.

Sổ liên lạc điện tử: Tích hợp chức năng thông báo điểm, kết quả học tập rèn luyện của học sinh trên website VnEdu, thông qua hệ thống tin nhắn giúp phụ huynh dễ dàng nắm bắt tình hình học tập của con em mình.

Tin nhắn điều hành: Giới hạn SMS SLLĐT& tin nhắn điều hành cho nhà trường, quản lí danh bạ, gửi tin nhắn điều hành.

Quản lí công văn, văn bản.

Quản lí cơ sở vật chất: quản lí thông tin các thiết bị giảng dạy.

Quản trị hệ thống có các chức năng chính như là: khóa các điểm đã nhập, khóa nhập điểm theo khối thống kê nhập điểm, khóa nhập liệu các sổ & chốt kết quả thi lại, cấu hình số cột điểm, cấu hình nhập điểm theo đợt.

Kênh thanh toán học phí thông qua VnEdu.

Hóa đơn điện tử trường học – Tích hợp VNPT-Invoice và vnEdu: giúp nhà trường giảm nỗi lo về thu học phí, thanh toán hóa đơn. Hóa đơn điện tử VNPT Invoice với vnEdu đã giúp trường giảm nhân sự, giảm thiểu sai sót… trong việc quản lí hóa đơn.

2. Bộ công cụ Google

+ Giới thiệu

Đây là trang Web công cụ đa năng giúp tra cứu thông tin, tìm kiếm thông tin, chia sẻ dữ liệu, làm sáng tỏ các chính sách và hành động của chính phủ cũng như của công ty ảnh hưởng đến quyền riêng tư bảo mật, và quyền truy cập vào thông tin. Trang Web Google có hơn 25 công cụ tuyệt vời, mỗi công cụ có những tính năng đặc thù riêng như; Google Mail, Google Drive, Google Keep, Google Sheets, Google Docs, Google meet, Google Site, Google Slides, Google Forms, Google Classroom, Google Calendar….Thế mạnh của tất cả các bộ công cụ này là tính năng đơn giản, dễ sử dụng, miễn phí, quen thuộc đa số với mọi người trên thế giới. Chỉ một thao tác đơn giản bấm vào biểu tượng “9 chấm” trên Gmail, chúng ta có thể tìm thấy nhiều sự hỗ trợ từ các ứng dụng của Google.

+ Chức năng

Gmail: Công cụ quen thuộc để gửi thư điện tử giữa giáo viên, học sinh và cả phụ huynh. Gmail có thể cài đặt lịch hẹn trước để gửi thư vào đúng ngày mong muốn.

Google Drive: Nơi lưu trữ các tài liệu, văn bản, biểu mẫu sử dụng chung cho các giáo viên trong trường mà không cần cứ mỗi lần có một biểu mẫu lại phải gửi mail đồng loạt cho các giáo viên. Chúng ta đơn giản chỉ cần tạo một thư mục chung trên drive, phân quyền truy cập cho các giáo viên được quyền xem/ sửa là mọi người đều có thể có được tài liệu mình mong muốn. Ưu điểm cách làm này là các tài liệu nếu được tổ chức khoa học sẽ không bị trôi đi.

Google Meet: Hỗ trợ các cuộc họp tổ bộ môn, họp hội đồng trường, giảng dạy trực tuyến trong những trường hợp đặc biệt ngoại lệ (trong điều kiện Covid-19).

Google Classroom: Một dạng lớp học ảo, là nơi các giáo viên có thể gửi tài liệu, giao bài tập, chấm điểm học sinh hoặc mời thêm các giáo viên khác cùng vào dạy, hỗ trợ lớp học.

Google Forms: Một dạng biểu mẫu trực tuyến có thể áp dụng cho nhiều trường hợp. Ví dụ; như đơn xin nghỉ học của học sinh, đơn xin nghỉ ốm của giáo viên, lấy ý kiến giáo viên, phụ huynh, hoặc khảo sát ý kiến nào đó trong nhà trường…

Google Slides: Giúp giáo viên soạn các bài giảng trực tiếp trên internet mà không cần dùng một phần mềm nào cả như Powerpoint chẳng hạn. Ngoài các chức năng tương tự như Powerpoint, Google slides có thể sử dụng trong trường hợp cộng tác làm nhóm giữa các giáo viên, hoặc học sinh với nhau trong môi trường online và có thể phân quyền sửa/xem cho các thành viên trong nhóm.

Google Docs: Hỗ trợ soạn thảo văn bản trực tuyến, cách sử dụng tương tự MS Word. Google docs cũng có thể sử dụng trong trường hợp cộng tác làm nhóm giữa các giáo viên, hoặc học sinh với nhau và có thể phân quyền sửa/xem cho các thành viên trong nhóm.

Google Sheets: Hỗ trợ các tài liệu dạng bảng tính, sử dụng tương tự MS Excel. Google sheet cũng có thể sử dụng trong trường hợp cộng tác làm nhóm giữa các giáo viên, hoặc học sinh với nhau và có thể phân quyền sửa/xem cho các thành viên trong nhóm. Google sheets hiện rất phổ thông đối với các công ty vừa và nhỏ sử dụng lập kế hoạch cho các dự án. Có thể áp dụng Google sheet trong trường phổ thông với nhiều trường hợp như hỗ trợ lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ, chia sẻ lịch công tác tuần cho giáo viên dễ theo dõi, cho phép giáo viên ghi tên đăng kí ca coi thi vào những giờ đã quy định trước, hoặc lấy ý kiến phản hồi của phụ huynh nhanh chóng mà không cần tạo nhóm rồi phản hồi qua lại, sau đó cần có một người đọc các phản hồi rồi tổng hợp các ý kiến như kiểu truyền thống trước đây, tiết kiệm được khá nhiều thời gian làm việc.

Google Site: Hỗ trợ làm một Website cơ bản, có thể áp dụng trong trường hợp hỗ trợ giáo viên tạo các hướng dẫn dạy học theo dự án cho học sinh. Giáo viên chỉ cần đăng các bước thực hiện trên Google site rồi gửi link để học sinh thực hiện.

Google Calendar: Chức năng này giúp cài đặt lịch, nhắc nhở công việc, giờ dạy, giờ học cho giáo viên, học sinh và nhà quản lí khá bận rộn như ban giám hiệu. Google Calendar rất linh hoạt cho các trường hợp như cài đặt lịch nhắc nhở họp hành, tham dự các sự kiện và các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường.

Google Keep: Giúp các cán bộ quản lí cũng như giáo viên lưu các ghi chú công việc cần làm của cá nhân và cài đặt lịch để tránh bị quên, sót việc.

Youtube: Là nền tảng chia sẻ video trực tuyến. Có thể tận dụng Youtube để đăng lên những videos các bài giảng mẫu của giáo viên, hoặc giới thiệu về các hoạt động của nhà trường như lễ khai giảng, chào mừng ngày nhà giáo,..

Đáp án tự luận Mô đun 9 môn Tự nhiên và xã hội

NỘI DUNG 1 HĐ 1: 1-B, 2-D, 3-A, 4- C

NỘI DUNG 1 HĐ 2: 1-D, 2-A, 3- B, 4- C

NỘI DUNG 2 HĐ 5

CÂU 1: Các thiết bị, công nghệ đã sử dụng trong tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục môn Tự nhiên và Xã hội:

  • Máy vi tính cá nhân (PC và Laptop)
  • Máy chiếu đa năng (Projector)
  • Thiết bị âm thanh đa năng di động
  • Một số thiết bị công nghệ nâng cao: Máy tính bảng, Bảng tương tác

CÂU 2: Sử dụng 01 thiết bị công nghệ trong tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục môn Tự nhiên và Xã hội: Máy vi tính cá nhân (PC và Laptop)

1. Giới thiệu

Máy vi tính hay máy tính cá nhân (PC) là loại máy tính phổ biến nhất được dùng hiện nay. Máy tính cá nhân có thể được phân thành hai loại chính: Máy tính để bàn và máy tính xách tay. Về cơ bản, tất cả các máy tính đều có 02 thành phần chính là phần cứng và phần mềm. Phần cứng là tất cả các bộ phận có kết cấu vật lí, có thể ở bên trong hoặc bên ngoài của máy tính như: màn hình, bàn phím, chuột, CPU, bo mạch, … Phần mềm là tập hợp những câu lệnh hoặc chỉ thị được viết bằng một hay nhiều ngôn ngữ lập trình theo một trật tự xác định nhằm tự động thực hiện chức năng hoặc nhiệm vụ. Ví dụ như: phần mềm MS Word, Internet Explorer, Adobe Reader, …

Tham khảo thêm:   Ngành học có nguy cơ thất nghiệp cao nhất hiện nay

2. Lợi ích

Máy tính có rất nhiều lợi ích, có thể hỗ trợ rất đắc lực cho hoạt động dạy học như:

  • Nhanh chóng và chính xác: máy tính có thể thực hiện các tác vụ thường xuyên với tốc độ nhanh hơn con người. Máy tính có thể thực hiện công việc một cách chính xác khi dữ liệu đưa vào là chính xác.
  • Lưu trữ một lượng thông tin lớn và có thể được lấy ra khi cần.
  • Thực hiện các nhiệm vụ phức tạp một cách tự động: Máy tính có thể thực hiện cùng một nhiệm vụ nhiều lần và độ chính xác như Đối với máy tính cấu hình mạnh có thể thực hiện đồng thời nhiều nhiệm vụ khác nhau.
  • Giải quyết cả những nhiệm vụ đơn giản lẫn phức tạp vì máy tính vừa là công cụ để làm việc, học tập, quản lí, thực hiện các công tác chuyên môn, vừa là công cụ để liên lạc, giải trí, …

3. Lưu ý khi sử dụng

  • Máy tính có khả năng thực hiện các thao tác toán học, logic học và đồ họa. Để thực hiện các thao tác này và các nhiệm vụ của người sử dụng, máy tính cần được trang bị một hệ điều hành và các chương trình phần mềm tương thích.
  • Máy tính là công cụ mạnh mẽ có thể thực hiện hàng loạt chức năng nhưng máy tính cần có các lệnh rõ ràng và hoàn chỉnh thì mới thực hiện công việc được chính xác. Do đó đòi hỏi người dùng phải am hiểu và có năng lực tin học ở mức độ nhất định.
  • Cần tuân thủ chế độ bảo quản và bảo hành máy tính đúng cách và định kì.

4. Gợi ý ứng dụng trong dạy học, giáo dục môn Tự nhiên và Xã hội cấp tiểu học

  • Ý tưởng sư phạm: thiết kế các bài giảng với hình ảnh, video, … phục vụ dạy học các nội dung về tự nhiên và xã hội.
  • Thực hiện: GV sử dụng máy tính có kết nối Internet để thu thập học liệu số có liên quan, sau đó dùng phần mềm PowerPoint để thiết kế bài giảng với đầy đủ kênh chữ, kênh hình, video, âm thanh, … để dạy học các nội dung về tự nhiên và xã hội.
  • Hiện nay máy tính gần như tham gia đầy đủ vào các công việc thường ngày của giáo viên từ thu thập dữ liệu, thiết kế bài giảng, tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá và quản lí học sinh. Do đó, ứng dụng của máy tính trong dạy học và giáo dục là rất đa dạng.

NỘI DUNG 2 HĐ 6

CÂU 1: Khai thác học liệu số trong tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục:

HỌC LIỆU SỐ

Môn Tự nhiên và Xã hội có nguồn tài nguyên, học liệu số rất đa dạng. Nguồn học liệu số bao gồm sách điện tử, bài kiểm tra dưới dạng tệp tin, các bài phát biểu, chương trình truyền hình, cho đến các loại hình ảnh, đồ họa thông tin, video, phim ảnh, hay các trang web chia sẻ tài nguyên, học liệu số.

GV khi dạy học môn Tự nhiên và Xã hội có thể khai thác nguồn học liệu số có sẵn trên Internet để xây dựng và tổ chức kế hoạch bài dạy. Thông tin về nguồn học liệu số được trình bày chi tiết trong nội dung tiếp theo. Ngoài ra, GV có thể tự xây dựng, phát triển các học liệu số bằng các công cụ, phần mềm như:

Nguồn học liệu số dùng chung

1. Kho học liệu số (Tri thức Việt số hoá)

– Địa chỉ truy cập: https://igiaoduc.vn/

– Mô tả: Đây là sản phẩm hợp tác giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) với Đề án Tri thức Việt số hoá của Chính phủ và một số đối tác xây dựng nền tảng với mục tiêu thu thập, lựa chọn, chia sẻ, cung cấp cho HS, GV trong toàn ngành khai thác sử dụng phục vụ nhu cầu ứng dụng công nghệ số đổi mới nội dung, phương pháp dạy, học, kiểm tra đánh giá. Kho học liệu cung cấp đa dạng các loại học liệu số, trước hết phục vụ giáo dục mầm non, phổ thông và thường xuyên. Kho học liệu cung cấp một số dạng phổ biến như: bài giảng điện tử, bài giảng e-learning, bài giảng dạy trên truyền hình, bản số hoá các bộ sách giáo khoa, thí nghiệm ảo, phần mềm mô phỏng, …

2. Dự án hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông (RGEP)

– Địa chỉ: http://rgep.moet.gov.vn/

– Mô tả: Đây là trang thông tin chính thức của dự án Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. GV có thể tra cứu và tham khảo các thông tin liên quan đến chương trình giáo dục phổ thông 2018 như chương trình môn học, tài liệu bồi dưỡng GV chuẩn bị cho việc triển khai và thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018.

3. Nguồn học liệu số dùng trong dạy học, giáo dục môn Tự nhiên và Xã hội

a) Chương trình truyền hình

Hiện nay có nhiều kênh truyền hình online với nhiều nội dung giáo khoa phù hợp để GV lựa chọn và dạy học. Một trong những chương trình truyền hình phổ biến có thể đáp ứng nhu cầu của GV và HS phổ thông chính là website của Đài Truyền hình Việt Nam. Đây là một ví dụ https://vtv.vn/video/kham-pha-the-gioi-noi-nong-nhat-hanh- tinh-phan-1-91125.htm, https://vtv.vn/video/kham-pha-the-gioi-the-gioi-cac-loai-cay- phan-1-254025.htm.

b) Phim về các chủ đề dạy học Tự nhiên và Xã hội

Nội dung về Tự nhiên và Xã hội hiện nay cũng được đầu tư rất nhiều, trong đó đáng kể là nguồn phim tư liệu để hỗ trợ cho GV và HS các cấp lớp. Một trong những ứng dụng phổ biến về video Tự nhiên và Xã hội là Youtube. Sau đây là một ví dụ https://www.youtube.com/watch?v=oRuCm3t8lO4

c) Kho hình ảnh đa dạng chủ đề

GV có thể truy cập đường link https://www.pinterest.com/ để tìm kiếm và tải về hình ảnh và video cho các chủ đề dạy học trong môn Tự nhiên và Xã hội. Website này bao gồm hình ảnh, video có thể sử dụng trong dạy học và nghiên cứu lĩnh vực con người và tự nhiên (động vật, thực vật, trái đất và bầu trời). Kho dữ liệu tranh, ảnh và video liên tục được cập nhật với số lượng rất lớn. GV và HS nên sử dụng các từ khóa bằng tiếng Anh khi tìm kiếm sẽ cho ra nhiều kết quả phù hợp hơn.

* Bên cạnh việc khai thác các nguồn học liệu số có sẵn từ các kho lưu trữ hay đường dẫn định hướng hệ thống từ Internet, giáo viên còn có thể sử dụng các công cụ tìm kiếm như Google Search để tìm các nội dung biên tập thành học liệu số cho cá nhân sử dụng. Một số lưu ý cần thực hiện khi sử dụng các công cụ tìm kiếm để tìm các nội dung học liệu số:

– Nội dung tìm kiếm phù hợp với mục tiêu của chủ đề.

– Sử dụng đúng từ khoá.

– Sử dụng các liên từ “OR”, “AND”.

– Sử dụng đúng định dạng nội dung cần tìm.

Cần chú ý đến tính thực tiễn, phù hợp và hiệu quả khi sử dụng cũng như sự an toàn. Đặc biệt, các yêu cầu có liên quan đến tính pháp lí cần được tôn trọng và tuân thủ khi khai thác học liệu số trong hoạt động nghề nghiệp của GV.

4. Mối quan hệ giữa loại nội dung dạy học với dạng học liệu số

Loại học liệu số về nội dung dạy học gồm các dạng khác nhau như hình ảnh tĩnh/động, thí nghiệm ảo, video, sơ đồ, mô hình, bản trình chiếu, …

Nội dung dạy học có thể được chia làm nhiều loại và có thể phù hợp với một số dạng học liệu số. Ví dụ, với loại nội dung về quá trình biến đổi trong một số môn học hay diễn tiến phát triển thì nên sử dụng dạng học liệu số như video, thí nghiệm ảo; với loại nội dung về khái niệm, định nghĩa, … nên sử dụng học liệu số dạng hình ảnh nhằm khai thác tính năng ưu thế ở từng loại học liệu số.

Tham khảo thêm:  

Mỗi loại nội dung dạy học cần được thể hiện ở dạng học liệu số phù hợp nhằm đảm bảo yêu cầu minh họa, bổ trợ hay các mục tiêu khác trong dạy học và giáo dục. Điều này phụ thuộc vào việc phân tích chương trình, yêu cầu cần đạt, xác định các nội dung dạy học và các ý tưởng sư phạm khi xây dựng chuỗi hoạt động trong kế hoạch bài dạy. Việc xác định nội dung dạy học có thể dựa vào tính chất của nội dung dạy học cần thực hiện trong kế hoạch bài dạy để đáp ứng yêu cầu thực thi và đạt được yêu cầu cần đạt. Trên bình diện chung nhất, có thể phân tích các nội dung dạy học theo các nhóm: khái niệm, cấu trúc – chức năng – tính chất, hiện tượng – bản chất – quá trình, quy luật– nguyên lí, ý nghĩa – ứng dụng, … Tuy nhiên, cần khẳng định việc lựa chọn học liệu số phù hợp với loại nội dung vẫn phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu cần đạt, hướng đến yêu cầu cần đạt và phục vụ cho hoạt động hay chuỗi hoạt động trong kế hoạch bài dạy và hướng đến hoạt động mà HS là chủ thể.

CÂU 2: Ví dụ thực tế về việc khai thác học liệu số trong thực tiễn khi tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục:

Hiện nay có nhiều kênh truyền hình online với nhiều nội dung giáo khoa phù hợp để GV lựa chọn và dạy học. Một trong những chương trình truyền hình phổ biến có thể đáp ứng nhu cầu của GV và HS phổ thông chính là website của Đài Truyền hình Việt Nam. Đây là một ví dụ https://vtv.vn/video/kham-pha-the-gioi-noi-nong-nhat-hanh-tinh-phan-1-91125.htm , https://vtv.vn/video/kham-pha-the-gioi-the-gioi-cac-loai-cay- phan-1-254025.htm .

a) Phim về các chủ đề dạy học Tự nhiên và Xã hội

Nội dung về Tự nhiên và Xã hội hiện nay cũng được đầu tư rất nhiều, trong đó đáng kể là nguồn phim tư liệu để hỗ trợ cho GV và HS các cấp lớp. Một trong những ứng dụng phổ biến về video Tự nhiên và Xã hội là Youtube. Sau đây là một ví dụ https://www.youtube.com/watch?v=oRuCm3t8lO4

b) Kho hình ảnh đa dạng chủ đề

GV có thể truy cập đường link https://www.pinterest.com/ để tìm kiếm và tải về hình ảnh và video cho các chủ đề dạy học trong môn Tự nhiên và Xã hội. Website này bao gồm hình ảnh, video có thể sử dụng trong dạy học và nghiên cứu lĩnh vực con người và tự nhiên (động vật, thực vật, trái đất và bầu trời). Kho dữ liệu tranh, ảnh và video liên tục được cập nhật với số lượng rất lớn. GV và HS nên sử dụng các từ

khóa bằng tiếng Anh khi tìm kiếm sẽ cho ra nhiều kết quả phù hợp hơn.

* Bên cạnh việc khai thác các nguồn học liệu số có sẵn từ các kho lưu trữ hay đường dẫn định hướng hệ thống từ Internet, giáo viên còn có thể sử dụng các công cụ tìm kiếm như Google Search để tìm các nội dung biên tập thành học liệu số cho cá nhân sử dụng. Một số lưu ý cần thực hiện khi sử dụng các công cụ tìm kiếm để tìm các nội dung học liệu số:

– Nội dung tìm kiếm phù hợp với mục tiêu của chủ đề.

– Sử dụng đúng từ khoá.

NỘI DUNG 2 HĐ 7

CÂU 1: Sử dụng các phần mềm vừa được giới thiệu trong hoạt động dạy học và giáo dục của bản thân: Zalo

1. Giới thiệu

Zalo là một phần mềm ứng dụng xã hội khá phổ biến tại Việt Nam. Với các chức năng nhắn tin, thực hiện cuộc gọi miễn phí, Zalo là phần mềm hữu hiệu trong việc trao đổi thông tin và chia sẻ nội dung với các thành viên trong lớp học một cách dễ dàng, nhanh chóng.

2. Chức năng

– Tạo, tuỳ chỉnh và quản lí nhóm (group);

– Chia sẻ thông tin ở các định dạng khác nhau (văn bản, hình ảnh, âm thanh, video), có thể chia sẻ các file có dung lượng lớn; có thể được sử dụng trong chia sẻ học liệu số;

– Tạo thời gian nhắc hẹn giao nộp bài của HS hoặc nhắc lịch học online;

– Thực hiện các cuộc bầu chọn cho các cá nhân hay nhóm;

– Thực hiện cuộc trò chuyện, cuộc gọi và cuộc họp trực tuyến theo thời gian thực;

– Tính năng Zalo PC dành cho máy tính: tạo lớp học; tạo nhóm HS trong lớp để triển khai hoạt động nhóm; tạo lịch nhắc nộp bài, nhắc thời khoá biểu học online.

Việc tạo nhóm zalo để quản lí nhóm cũng như hỗ trợ HS hoàn toàn có thể chủ động thực hiện nhưng phải đảm bảo tính xác thực và tính công khai khi khai thác, sử dụng.

3. Một số gợi ý ứng dụng trong dạy học

Zalo có thể được sử dụng trong việc trao đổi thông tin và học liệu số giữa các đối tượng người dùng khác nhau: GV, HS, phụ huynh.

Gợi ý 1: Gửi thông báo cho HS

Ý tưởng: GV muốn thông báo cho HS của lớp về việc cần phải mang bổ sung một mẫu vật cho buổi học thực hành môn Tự nhiên và Xã hội.

Thực hiện:

– Điều kiện tổ chức: GV và HS cần có một trong những thiết bị đủ điều kiện sử dụng phần mềm Zalo.

– Phương án tổ chức:

+ GV gửi thông báo văn bản vào nhóm sử dụng Zalo của lớp;

+ HS vào nhóm Zalo và đọc tin nhắn để thực hiện nhiệm vụ của GV giao.

Lưu ý: GV có thể yêu cầu HS thả tim hoặc nhấn “like” để xác nhận đã đọc được thông báo của GV.

Gợi ý 2: Gửi một tài liệu dưới dạng video bài giảng cho HS vắng buổi học.

Ý tưởng: GV và HS đã tham gia dạy và học trực tuyến trên phần mềm Google Meet, hôm đó có 2 HS nghỉ học có phép. GV muốn gửi video bài giảng cho HS vắng buổi học để các em kịp thời nghe lại bài giảng của buổi học đã vắng.

Thực hiện:

– Điều kiện tổ chức: GV và HS cần có một trong những thiết bị đủ điều kiện sử dụng phần mềm Zalo.

– Phương án tổ chức:

+ GV ghi âm và ghi hình lại bài giảng của buổi học trực tuyến và xuất dưới dạng video. Sau buổi học trực tuyến, GV gửi video bài giảng và tin nhắn vào nhóm sử dụng Zalo của lớp;

+ HS vào nhóm Zalo, đọc tin nhắn và tải video để nghe lại bài giảng của GV.

Lưu ý: GV có thể yêu cầu HS thả tim hoặc nhấn “like” để xác nhận đã đọc được thông báo của GV.

CÂU 2: Ví dụ thực tế và những điều cần lưu ý về các phần mềm mà bản thân đã từng sử dụng: Microsoft PowerPoint/ MS-Powerpoint.

Gợi ý 1: Thiết kế một bài trình chiếu đa phương tiện phục vụ dạy học trên lớp

  • Ý tưởng: Giáo viên cần thiết kế một bài trình chiếu đa phương tiện để sử dụng dạy học một chủ đề học tập trên lớp.
  • Thực hiện:
    • Giáo viên: Sử dụng Powerpoint để thiết kế một bài trình chiếu (khai thác và sử dụng nguồn học liệu số, các tài nguyên) trước tại nhà đảm bảo việc tổ chức các hoạt động học tập sao cho đạt được mục tiêu dạy học trên lớp, tổ chức các hoạt động học tập kết hợp với bài trình chiếu để hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức.
    • Học sinh: Chuẩn bị bài học mới theo các yêu cầu của giáo viên, tham gia các hoạt động học tập và tập trung theo dõi bài trình chiếu của giáo viên.

Gợi ý 2: Thiết kế một trò chơi để tạo hoạt động học tập (khởi động đầu giờ, chuyển tiếp nội dung, củng cố bài học, …).

  • Ý tưởng: Giáo viên thiết kế bài trình chiếu dưới dạng một trò chơi để khởi động vào bài học. Một số trò chơi trắc nghiệm đơn giản có tên gọi như: vòng quay may mắn, đuổi hình bắt chữ, ai nhanh hơn, trúc xanh, chiếc nón kì diệu, … được tạo sẵn bằng phần mềm PowerPoint để tái sử dụng cho các chủ đề học tập/bài dạy khác nhau.
  • Thực hiện:
    • Giáo viên: Chuẩn bị nguồn học liệu và đa phương tiện một cách chính xác, hiệu quả để thiết kế bài trình chiếu dưới dạng trò chơi (nội dung và hình thức trò chơi phù hợp với đối tượng học, hướng đến mục tiêu dạy học) và tổ chức hoạt động học tập trên lớp học (chia nhóm, hướng dẫn luật chơi, tổ chức trò chơi).
    • Học sinh: Tham gia trò chơi theo cá nhân/nhóm và lấy điểm thưởng (nếu có) theo hướng dẫn của giáo viên.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đáp án tự luận Mô đun 9 Đáp án Module 9 đạt điểm cao của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *