Bạn đang xem bài viết ✅ Đề cương ôn thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 6 năm 2023 – 2024 (Sách mới) Ôn thi học kì I lớp 6 môn Công nghệ sách KNTT, CTST, Cánh diều ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề cương học kì 1 môn Công nghệ lớp 6 năm 2023 – 2024 mang tới bộ đề cương ôn tập sách Cánh diều, Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, giúp các em học sinh lớp 6 tổng hợp toàn bộ kiến thức trọng tâm trong chương trình học kì 1, để ôn thi học kì 1 năm 2023 – 2024 đạt kết quả như mong muốn.

Với những câu hỏi ôn tập học kì 1, còn giúp thầy cô tham khảo để giao đề cương ôn thi học kì 1 môn Công nghệ 6 cho học sinh của mình theo chương trình mới. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com để chuẩn bị thật tốt cho kì thi cuối học kì 1 sắp tới:

1. Đề cương ôn thi học kì 1 môn Công nghệ 6 sách Kết nối tri thức

1.1. Đề cương học kì 1 môn Công nghệ 6 sách Kết nối tri thức – Bộ 1

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023 – 2024
MÔN: CÔNG NGHỆ 6

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Chế độ ăn uống khoa học cần đảm bảo những yếu tố nào?

A. Xây dựng bữa ăn dinh dưỡng hợp lí
B. Phân chia số bữa ăn hợp lí
C. Không có nguyên tắc nào cả
D. A và B đều đúng

Câu 2: Thế nào là bữa ăn hợp lí?

A. Có sự phối hợp giữa các loại thực phẩm
B. Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng với từng đối tượng
C. Đảm bảo cho cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng và năng lượng
D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 3: Phân chia số bữa ăn hợp lí?

A. 2 bữa ăn chính và có thể có thêm các bữa ăn phụ
B. 3 bữa ăn chính và có thể có thêm các bữa ăn phụ
C. 2 bữa ăn chính.
D. 3 bữa ăn chính.

Câu 4: Nhóm thực phẩm nào sau đây là nguồn cung cấp chất đạm?

A. Gạo, đậu xanh, ngô, khoai.
B. Bắp cải, cà rốt, táo, cam.
C. Thịt, trứng, sữa.
D. Mỡ, bơ, dầu đậu nành.

Câu 5: Trung bình thức ăn sẽ được tiêu hóa hết sau:

A. 2 giờ
B. 3 giờ
C. 4 giờ
D. 5 giờ

Câu 6: Phát biểu nào sau đây đúng:

A. Bữa ăn sáng cần ăn thật nhanh để kịp giờ vào học hoặc làm việc.
B. Bữa ăn sáng không cần phải nhai kĩ, ăn thật nhanh.
C. Bữa ăn sáng không cần ăn đủ chất dinh dưỡng.
D. Bữa ăn sáng cần ăn đủ chất dinh dưỡng để cung cấp năng lượng cho lao động, học tập trong ngày.

Câu 7: Phương pháp chế biến thực phẩm nào sau đây có sử dụng nhiệt?

A. Trộn hỗn hợp
B. Luộc
C. Trộn dầu giấm
D. Muối chua

Câu 8: Món ăn nào sau đây không thuộc phương pháp làm chín thực phẩm trong nước?

A. Canh chua
B. Rau luộc
C. Tôm nướng
D. Thịt kho
D. Nấu

Câu 9: Trong các quy trình dưới đây, đâu là thứ tự các bước chính xác trong quy trình chung chế biến thực phẩm?

A. Chế biến thực phẩm >> Sơ chế món ăn >> Trình bày món ăn.
B. Sơ chế thực phẩm >> Chế biến món ăn >> Trình bày món ăn.
C. Lựa chọn thực phẩm >> Sơ chế món ăn >> Chế biến món ăn.
D. Sơ chế thực phẩm >> Lựa chọn thực phẩm >> Chế biến món ăn.

Câu 10: Chọn từ thích hợp để điền vào câu dưới đây cho hoàn chỉnh:

Thực phẩm để lâu thường bị mất màu, mất mùi, ôi thiu, biến đổi ………..

A. Trạng thái.
B. Chất dinh dưỡng.
C. Vitamin.
D. Chất béo.

II. TỰ LUẬN

Câu 1: Em hãy nêu các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm ?

– Rau, quả, thịt, cá… phải mua tươi hoặc bảo quản ở nhiệt độ thích hợp

– Thực phẩm đóng hộp phải chú ý hạn sử dụng

– Tránh để lẫn lộn thực phẩm ăn sống với thực phẩm cần nấu chín

Câu 2: Em hãy cho biết thực phẩm khi hư hỏng sẽ có dấu hiệu như thế nào?

– Bị giảm giá trị dinh dưỡng.

– Gây ngộ độc hoặc gây bệnh.

– Làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người của người sử dụng.

Câu 3: Vai trò của việc bảo quản thực phẩm?

– Ngăn chặn sự xâm nhập và phát triển của vi sinh vật.

– Ngăn chặn sự xâm nhập và phát triển của vi sinh vật gây hại, làm chậm quá trình hư hỏng của thực phẩm.

– Ngăn chặn sự xâm nhập và phát triển của vi sinh vật gây hại.

– Ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật, làm chậm quá trình hư hỏng của thực phẩm.

Câu 4: Thực phẩm hư hỏng do những nguyên nhân nào?

– Để thực phẩm lâu ngày.

– Không bảo quản thực phẩm kỹ.

– Thực phẩm hết hạn sử dụng.

Câu 5: Em hãy kể tên 3 món ăn mà em thích nhất? Mỗi món ăn cung cấp chất dinh dưỡng nào là chủ yếu?

– Món gà chiên nước mắm: Cung cấp chất đạm.

– ………………………………………………………………………………..

– ………………………………………………………………………………

Câu 6: Bằng những kiến thức đã học, nếu bị ngộ độc thực phẩm, em phải làm gì?

Tùy mức độ nặng, nhẹ sẽ có những biện pháp xử lý khác nhau. Cách xử lý an toàn nhất là đến bệnh viện để điều trị kịp thời, vì nếu nặng có thể mất nước dẫn đến tử vong.

Câu 7: Vận dụng kiến thức đã học, em hãy xây dựng thực đơn một bữa ăn trưa hợp lý cho 4 người ăn.

Thực đơn bữa trưa: (ví dụ minh họa)

– Cơm trắng

– Món mặn: cá kho

– Món xào: mướp xào tôm

– Món canh: canh cải nấu thịt bằm

– Tráng miệng: dưa

1.2. Đề cương học kì 1 môn Công nghệ 6 sách Kết nối tri thức – Bộ 2

A. Lý thuyết ôn thi học kì 1 môn Công nghệ 6

1. Nhà ở

1.1. Khái quát về nhà ở

– Vai trò của nhà ở:

  • Là công trình được xây dựng với mục đích để ở
  • Bảo vệ con người trước những tác động xấu của thiên nhiên và xã hội.
  • Phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của cá nhân hoặc hộ gia đình.

– Nhà ở thường bao gồm các phần chính là móng nhà, sàn nhà, khung nhà, tường, mái nhà, cửa ra vào, cửa sổ

– Nhà ở thường được phân chia thành các khu vực chức năng như khu vực sinh hoạt chung, khu vực nghỉ ngơi, khu vực thờ cúng, khu vực nấu ăn, khu vực vệ sinh,… Tùy thuộc vào phong tục tập quán mỗi nơi để phân chia.

– Kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam gồm có 3 dạng:

  • Nhà ở nông thôn truyền thống
  • Nhà ở thành thị
  • Nhà ở các khu vực đặc thù
Tham khảo thêm:  

1.2. Xây dựng nhà ở

  • Một số vật liệu làm nhà ở như: gỗ, gạch, đá, thép, cát, xi măng,…
  • Các bước chính xây dựng nhà ở

1.3. Ngôi nhà thông minh

– Ngôi nhà thông minh là ngôi nhà được trang bị hệ thống điều khiển tự động hay bán tự động cho các thiết bị trong gia đình, nhờ đó giúp cuộc sống trở nên tiện nghi hơn, đảm bảo an ninh, an toàn và tiết kiệm năng lượng.

– Đặc điểm của ngôi nhà thông minh:

  • Tiện ích
  • An ninh, an toàn
  • Tiết kiệm năng lượng

2. Bảo quản và chế biến thực phẩm

2.1. Thực phẩm và dinh dưỡng

– Thực phẩm chia làm các nhóm: Nhóm thực phẩm cung cấp chất đường, chất tinh bột; nhóm thực phẩm cung cấp chất đạm; nhóm thực phẩm cung cấp chất béo; nhóm thực phẩm cung cấp vitamin; nhóm thực phẩm cung cấp chất khoáng

– Ăn uống hợp lý:

  • Bữa ăn hợp lý
  • Thói quen ăn uống khoa học

2.2. Phương pháp bảo quản và chế biến thực phẩm

– Bảo quản thực phẩm có vai trò làm chậm quá trình thực phẩm bị hư hỏng, kéo dài thời gian sử dụng mà thực phẩm vẫn được đảm bảo chất lượng và chất dinh dưỡng.

– Chế biến thực phẩm là quá trình xử lí thực phẩm để tạo ra các món ăn được đảm bảo chất dinh dưỡng, sự đa dạng và hấp dẫn.

– An toàn thực phẩm trong bảo quản và chế biến thực phẩm

– Một số phương pháp bảo quản thực phẩm như:

  • Làm lạnh và đông lạnh
  • Làm khô
  • Ướp

– Một số phương pháp chế biến thực phẩm như:

  • Chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt
  • Chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt

B. Bài tập ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 6

Câu 1: Em hãy nêu vai trò của nhà ở? Nhà ở có những đặc điểm chung nào?

Câu 2: Em hãy cho biết ngôi nhà e ở thuộc kiến trúc nhà nao? Được xây dựng bằng những loại vật liệu nào?

Câu 3: Em hãy cho biết ngôi nhà thông minh có những đặc điểm nào?

Câu 4: Kể tên các món ăn mà gia đình em thường dùng và sắp xếp chúng vào từng nhóm phương pháp chế biến phù hợp?

Câu 5: Nêu vai trò của mỗi nhóm thực phẩm đổi với cơ thể con người?

Câu 6: Nêu những hiểu biết của em về nghề chuyên gia dinh dưỡng?

Câu 7: Bữa ăn hợp lí là gì?

ĐÁP ÁN

Câu 1:

* Vai trò của nhà ở

  • Là công trình được xây dựng với mục đích để ở
  • Bảo vệ con người trước những tác động xấu của thiên nhiên và xã hội.
  • Phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của cá nhân hoặc hộ gia đình.

* Đặc điểm chung của nhà ở:

  • Nhà ở thường bao gồm các phần chính là móng nhà, sàn nhà, khung nhà, tường, mái nhà, cửa ra vào, cửa sổ
  • Nhà ở thường được phân chia thành các khu vực chức năng như khu vực sinh hoạt chung, khu vực nghỉ ngơi, khu vực thờ cúng, khu vực nấu ăn, khu vực vệ sinh,…

Câu 2:

  • Nhà em thuộc kiểu kiến trúc nông thôn truyền thống
  • Được xây bằng gỗ, xi măng, sắt, thép,….

Câu 3: Ngôi nhà thông minh có những đặc điểm

  • Tiện ích
  • An ninh, an toàn
  • Tiết kiệm năng lượng

Câu 4:

  • Thịt: thịt kho, luộc, rang
  • Tôm: luộc, tôm chiên
  • Gà: gà kho, gà chiên mắm.

Câu 5:

Nhóm thực phẩm giàu chất đạm (protein): có vai trò xây dựng, tạo ra các tế bào mới để thay thế những tế bào già chết đi, giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển.

Nhóm thực phẩm giàu chất đường, bột (glucid): nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho mọi hoạt động của cơ thể.

Nhóm thực phẩm giàu chất béo (lipid): góp phần cung cấp năng lượng, giúp bảo vệ cơ thể và chuyển hoá một số vitamin cần thiết.

Nhóm thực phẩm giàu chất khoáng và vitamin: tăng sức đề kháng của cơ thể, giúp cơ thể khoẻ mạnh để chống lại bệnh tật.

Câu 6:

Chuyên gia dinh dưỡng là người nghiên cứu về dinh dưỡng và thực phẩm, đồng thời tư vấn cho mọi người về lối sống lành mạnh trong ăn uống, giúp cơ thể khoẻ mạnh và phát triển toàn diện.

Thường làm việc tại các bệnh viện, phòng khám y tế cộng đồng, trung tâm chăm sóc sức khỏe.

Câu 7: Bữa ăn hợp lí là bữa ăn có sự kết hợp đa dạng các loại thực phẩm cần thiết, theo tỉ lệ thích hợp để cung cấp vừa đủ cho nhu cầu của cơ thể về năng lượng và chất dinh dưỡng.

2. Đề cương ôn thi học kì 1 môn Công nghệ 6 sách Chân trời sáng tạo

2.1. Lý thuyết ôn thi học kì 1 môn Công nghệ 6

1. Nhà ở

1.1. Nhà ở đối với con người

  • Nhà ở là nơi cư ngụ của con người tránh các hiện tượng xấu từ thiên nhiên, bảo vệ con người tránh thú dữ, khói bụi từ môi trường,…
  • Nhà ở có vai trò đảm bảo con người tránh khỏi những tác hại của thiên nhiên và môi trường. Nhà ở là nơi đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thường ngày của các thành viên trong gia đình.
  • Nhà ở có cấu tạo gồm 3 phần: Phần móng nhà, thân nhà, mái nhà.
  • Nhà ở có các khu vực chính trong nhà: nơi tiếp khách, nơi ngủ, ăn uống, nhà bếp và nhà vệ sinh.
  • Ở nước ta có nhiều kiểu kiến trúc khác nhau, tùy theo điều kiện tự nhiên và tập quán của từng địa phương. Ví dụ: Nhà ở nông thôn hay thành thị hay miền núi hoặc ven sông sẽ được xây dựng theo các kiểu kiến trúc riêng biệt
  • Vật liệu xây dựng là tất cả các loại vật liệu dùng trong xây dựng nhà và các công trình khác. Vật liệu xây dựng chủ yếu bao gồm: vật liệu có sẵn trong tự nhiên (gỗ, cát,…) và vật liệu nhân tạo (xi măng, sắt, thép,…)
  • Quy trình xây dựng ngôi nhà: Chuẩn bị xây dựng nhà – Thi công xây dựng ngôi nhà – Hoàn thiện ngôi nhà

1.2. Sử dụng năng lượng trong gia đình

  • Các nguồn năng lượng thường dùng trong ngôi nhà như: năng lượng điện, chất đốt, mặt trời,…
  • Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Sử dụng tiết kiệm chất đốt và năng lượng

1.3. Ngôi nhà thông minh

– Ngôi nhà thông minh là ngôi nhà được trang bị hệ thống điều khiển tự động hoặc bán tự động cho các thiết bị trong nhà tự động hoạt động theo ý muốn của người sử dụng.

– Đặc điểm của ngôi nhà thông minh:

  • Tiện ích: có hệ thống điều khiển các đồ dùng điện của ngôi nhà tự động hoạt động theo chương trình cài đặt sẵn
  • An ninh, an toàn: có thể giám sát ngôi nhà và điều khiển các đồ dùng điện trong nhà từ xa bằng phần mềm cài đặt trên điện thoại, máy tính bảng hoặc từ máy tính xách tay.
  • Tiết kiệm năng lượng: tận dụng tối đa năng lượng từ gió tự nhiên và ánh sáng mặt trời.

2. Bảo quản và chế biến thực phẩm

2.1. Thực phẩm và dinh dưỡng

– Căn cứ vào giá trị dinh dưỡng, có 4 nhóm thức ăn:

  • Nhóm giàu chất đạm
  • Nhóm giàu chất đường, bột
  • Nhóm giàu chất béo
  • Nhóm giàu vitamin, chất khoáng

– Cơ thể luôn đòi hỏi phải có đủ chất dinh dưỡng để nuôi sống và phát triển. Mọi sự thừa hoặc thiếu đều có hại cho sức khoẻ.

– Chế độ ăn uống khoa học:

  • Xây dựng bữa ăn dinh dưỡng hợp lí
  • Phân chia số bữa ăn hợp lí

– Xây dựng bữa ăn dinh dưỡng hợp lí:

  • Các yếu tố của bữa ăn dinh dưỡng hợp lí
  • Chi phí của bữa ăn
  • Các bước xây dựng bữa ăn dinh dưỡng hợp lí
Tham khảo thêm:   ĐTCL mùa 8: Hướng dẫn chơi đội hình Ma Pháp Sư

2.2. Bảo quản và chế biến thực phẩm trong gia đình

– Bảo quản thực phẩm

  • Việc bảo quản có vai trò ngăn chặn sự xâm nhập và phát triển của vi sinh vật gây hại, làm chậm quá trình hư hỏng của thực phẩm.
  • Thực phẩm có thể được bảo quản bằng nhiều phương pháp như: phơi khô hoặc sấy khô, ướp lạnh, cấp đông, ngâm giấm, ngâm đường, ướp muối, muối chua, hút chân không,…
  • Tùy từng loại thực phẩm và điều kiện bảo quản, người sử dụng có thể lựa chọn phương pháp bảo quản cho phù hợp.

– Chế biến thực phẩm

  • Việc chế biến giúp thực phẩm trở nên dễ tiêu hoá, an toàn và thơm ngon hơn. Các phương pháp chế biến thực phẩm làm phong phú bữa ăn cho con người.
  • Chế biến thực phẩm bao gồm hai phương pháp: chế biến sử dụng nhiệt và chế biến không sử dụng nhiệt.

2.2. Bài tập ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 6

Câu 1: Các hoạt động hằng ngày của các thành viên trong gia đình được thực hiện ở:

A. Nhà ở
B. Công viên
C. Sân Vận động
D. Công ty.

Câu 2: Kiểu nhà nào dưới đây được xây dựng trên các cột phía trên mặt đất?

A. Nhà chung cư.
B. Nhà sàn.
C. Nhà nông thôn truyền thống.
D. Nhà mặt phố.

Câu 3: Chỗ ngủ, nghỉ thường được bố trí như sau

A. Rộng rãi, trang nghiêm.
B. Riêng biệt, ồn ào.
C. Riêng biệt, yên tĩnh.
D. Trang trọng, ấm áp.

Câu 4: Xây dựng những ngôi nhà lớn, nhiều tầng cần sử dụng các vật liệu chính như:

A. Tre, nứa, lá.
B. đất sét, tre, lá.
C. Gỗ, lá dừa, trúc.
D. Xi măng, thép, đá.

Câu 5: Quy trình xây dựng nhà là:

A. Chuẩn bị → thi công → hoàn thiện.
B. Thi công → chuẩn bị → hoàn thiện.
C. Hoàn thiện → thi công → chuẩn bị
D. Thi công → hoàn thiện → chuẩn bị.

Câu 6: Nhà ở có đặc điểm chung về

A. kiến trúc và màu sắc.
B. cấu tạo và phân chia các khu vực chức năng.
C. vật liệu xây dựng và cấu tạo.
D. kiến trúc và phân chia các khu vực chức năng.

Câu 7: Nhà nổi thường có ở khu vực nào?

A. Tây Bắc.
B. Tây Nguyên.
C. Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Trung du Bắc Bộ.

Câu 8: Biện pháp nào sau đây giúp tiết kiệm năng lượng điện trong gia đình

A. Sử dụng điện mọi lúc, mọi nơi không cần tắt các đồ dùng điện.
B. Thường xuyên dọn dẹp nhà ở sạch sẽ.
C. Điều chỉnh hoạt động của đồ dùng điện ở mức tối đa.
D. Sử dụng các thiết bị có tính năng tiết kiệm điện.

Câu 9: Chỗ sinh hoạt chung là nơi

A. Nên rộng rãi, thoáng mát, đẹp.
B. Cần trang trọng và kín đáo.
C. Nơi kín đáo, chắc chắn, an toàn.
D. Nơi riêng biệt, đẹp, yên tĩnh.

Câu 10: Nhà ở có vai trò vật chất vì:

A. Nhà ở là nơi để mọi người cùng nhau tạo niềm vui, cảm xúc tích cực.
B. Nhà ở là nơi để con người nghỉ ngơi, giúp bảo vệ con người trước tác động của thời tiết.
C. Nhà ở là nơi đem đến cho con người cảm giác thân thuộc.
D. Nhà ở là nơi đem đến cho con người cảm giác riêng tư.

Câu 11: Cấu trúc nhà ở gồm mấy phần:

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 12: Cần phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp vì:

A. Để mọi thành viên trong gia đình sống mạnh khoẻ, tăng vẻ đẹp cho nhà ở.
B. Để tiết kiệm thời gian khi tìm đồ vật.
C. Giúp cho các thành viên trong gia đình cảm thấy dễ chịu.
D. Câu A và B

Câu 13: Chế độ ăn uống khoa học cần đảm bảo những yêu cầu nào?

A. Xây dựng bữa ăn dinh dưỡng hợp lí
B. Phân chia số bữa ăn hợp lí
C. Không có nguyên tắc nào cả
D. A và B đều đúng

Câu 14: Theo tháp dinh dưỡng hằng ngày chúng ta cần sử dụng loại thực phẩm nào nhiều nhất trong các thực phẩm dưới đây?

A. Rau, củ, quả
B. Dầu, mỡ
C. Thịt, cá
D. Muối

Câu 15: Việc phân nhóm thức ăn không bao gồm nhóm nào?

A. Nhóm giàu chất béo
B. Nhóm giàu chất xơ
C. Nhóm giàu chất đường bột
D. Nhóm giàu chất đạm

Câu 16: Phương pháp chế biến thực phẩm nào sau đây có sử dụng nhiệt?

A. Trộn hỗn hợp
B. Luộc
C. Trộn dầu giấm
D. Muối chua

Câu 17: Món ăn nào sau đây không thuộc phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo?

A. Ném rán
B. Rau xào
C. Thịt lợn rang
D. Thịt kho

Câu 18: Những biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm là gì?

A. Rau, quả, thịt, cá.. phải mua tươi hoặc ướp lạnh
B. Thực phẩm đóng hộp phải chú ý hạn sử dụng
C. Tránh để lẫn lộn thực phẩm sống với thực phẩm cần nấu chín
D. Tất cả các câu trên đều đúng

Câu 19: Có mấy nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn?

A. 3
B. 4
C. 5
D. 6

Câu 20: Bệnh suy dinh dưỡng làm cho cơ thể phát triển chậm, cơ bắp yếu ớt, bụng phình to, tóc mọc lưa thưa là do đâu?

A. Thừa chất đạm
B. Thiếu chất đường bột
C. Thiếu chất đạm trầm trọng
D. Thiếu chất béo

3. Đề cương ôn thi học kì 1 môn Công nghệ 6 sách Cánh diều

3.1. Nội dung ôn tập học kì 1 lớp 6 môn Công nghệ

Chủ đề 1: Nhà ở

  • Bài 1: Nhà ở đối với con người
  • Bài 2: Xây dựng nhà ở
  • Bài 3: Ngôi nhà thông minh
  • Bài 4: Sử dụng năng lượng trong gia đình
  • Ôn tập chủ đề 1 Nhà ở

Chủ đề 2: Bảo quản và chế biến thực phẩm

  • Bài 5: Thực phẩm và giá trị dinh dưỡng
  • Bài 6: Bảo quản thực phẩm
  • Bài 7: Chế biến thực phẩm

3.2. Câu hỏi trắc nghiệm ôn thi học kì 1 môn Công nghệ 6

Câu 1. Nhà ở Việt Nam có bao nhiêu đặc điểm?

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 2. Kiến trúc nào không phải là kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam?

A. Nhà trên xe
B. Nhà liền kề
C. Nhà nổi
D. Nhà ba gian

Câu 3. Kiểu nhà nào sau đây được xây dựng trên các cột phía trên mặt đất?

A. Nhà chung cư
B. Nhà sàn
C. Nhà nông thôn truyền thống
D. Nhà mặt phố

Câu 4. Nhà ở nông thôn không có đặc điểm nào dưới đây?

A. Chuồng trại chăn nuôi ở ngay gần nhà chính
B. Có 2 nhà: nhà chính và nhà phụ
C. Chuồng trại chăn nuôi và vệ sinh thường xa nhà, tránh hướng gió
D. Nhà phụ có bếp, chỗ để dụng cụ

Câu 5. Quy trình xây dựng nhà ở gồm bao nhiêu bước?

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 6. Nhà có vai trò như thế nào đối với con người?

A. Là nơi trú ngụ của con người
B. Bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ tài sản, là nơi chứa đồ
C. Là nơi đáp ứng nhu cầu của con người
D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 7. Đặc điểm nào sau đây thuộc kiểu nhà ở đô thị?

A. Được xây dựng chủ yếu bằng các nguyên vật liệu tự nhiên có tại địa phương (các loại lá, gỗ, tre, nứa,…) và gạch, ngói
B. Được xây dựng chủ yếu bằng các nguyên vật liệu nhân tạo như gạch, xi măng, bê tông, thép,…
C. Ngôi nhà thường có nhiều tầng và được trang trí nội thất hiện đại, đẹp, tiện nghi trong mồi khu vực.
D. B và C đúng

Câu 8. Nhà ở được phân chia thành các khu vực chức năng sinh hoạt nào dưới đây?

Tham khảo thêm:   Đề thi tiếng Anh cho học sinh lớp 2 (Luyện nghe và viết) Tài liệu tiếng Anh cho học sinh lớp 2

A. Khu vực sinh hoạt chung, khu vực nghỉ ngơi, khu vực nấu ăn, khu vực vệ sinh.
B. Khu vực sinh hoạt chung, khu vực nghỉ ngơi, khu vực thờ cúng, khu vực nấu ăn, khu vực vệ sinh.
C. Khu vực sinh hoạt chung, khu vực thờ cúng, khu vực nấu ăn, khu vực vệ sinh.
D. Khu vực nghỉ ngơi, khu vực thờ cúng, khu vực nấu ăn, khu vực vệ sinh.

Câu 9. Khu vực nào thuộc khu vực của nhà ở?

A. Nơi cất giữ đồ dùng dạy học
B. Nơi ngủ nghỉ của các thành viên trong gia đình
C. Nơi đóng phí
D. Nơi làm thủ tục, hồ sơ

Câu 10. Nguồn năng lượng nào thuộc nguồn năng lượng tái tạo?

A. Mặt trời
B. Than đá
C. Thủy triều
D. Cả A và C đều đúng

Câu 11. Công việc nào sau đây phải làm trong bước thiết kế?

A. Lập bản vẽ
B. Xây tường
C. Lát nền
D. Cán nền

Câu 12. Khi xây dựng nhà ở cần tuân theo bao nhiêu nguyên tắc để đảm bảo an toàn lao động?

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 13. Vật liệu nào không dùng để làm móng nhà?

A. Xi măng
B. Cát
C. Tre
D. Đá

Câu 14. Vật dụng nào phù hợp với ngôi nhà thông minh?

A. Đèn tắt/mở tự động
B. Quạt máy tắt, mở bằng công tắc
C. Rèm cửa kéo tự động
D. A và C là những đồ vật thuộc ngôi nhà thông minh

Câu 15. Mô tả nào sai khi nói về ngôi nhà thông minh?

A. Đèn tự động tắt khi không còn người trong phòng
B. Đèn bàn tự động sáng khi có người ngồi vào bàn
C. Quạt điện chạy khi có người mở công tắc của quạt
D. Cửa ra vào tự động mở khi chủ nhà đứng ở cửa

Câu 16. Hành động nào sau đây sử dụng lãng phí điện năng?

A. Tan học không tắt đèn phòng học
B. Bật đèn phòng tắm suốt đêm
C. Khi ra khỏi nhà không tắt điện phòng
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 17. Nguồn năng lượng nào của thiên nhiên là vô tận?

A. Cây rừng (củi, than củi)
B. Dầu mỏ
C. Than đá
D. Gió

Câu 18. Trong các chất dinh dưỡng sau loại nào không cung cấp năng lượng cho cơ thể?

A. đường
B. đạm
C. chất khoáng
D. chất béo

Câu 19. Việc phân nhóm thức ăn không bao gồm nhóm nào dưới đây?

A. Nhóm giàu chất béo
B. Nhóm giàu chất xơ
C. Nhóm giàu chất đường bột
D. Nhóm giàu chất đạm

Câu 20. Quá trình tính toán sơ bộ dinh dưỡng và chi phí tài chính cho một bữa ăn gia đình gồm bao nhiêu bước?

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 21. Thực phẩm được phân làm bao nhiêu nhóm?

A. 2
B. 3
C. 4
D. 5

Câu 22. Nước không phải là chất dinh dưỡng nhưng lại có vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người là vì?

A. Nước là thành phần chủ yếu của cơ thể, giúp chuyển hóa và trao đổi chất của cơ thể.
B. Nước là môi trường cho mọi chuyển hóa và trao đổi chất của cơ thể, giúp cơ thể điều hòa thân nhiệt.
C. Nước là thành phần chủ yếu của cơ thể, giúp có thể điều hòa thân nhiệt.
D. Nước là thành phần chủ yếu của cơ thể, là môi trường cho mọi chuyển hóa và trao đổi chất bên trong cơ thể, giúp cơ thể điều hòa thân nhiệt.

Câu 23. Để cơ thể phát triển một cách cân đối và khỏe mạnh chúng ta cần làm gì?

A. Ăn thật no, ăn nhiều thực phẩm cung cấp chất béo
B. Ăn nhiều bữa, ăn đủ chất dinh dưỡng
C. Ăn đúng bữa, ăn đúng cách, đảm bảo an toàn thực phẩm
D. Ăn nhiều thức ăn giàu chất đạm, ăn đúng giờ

Câu 24. Trong 4 nhóm chất dinh dưỡng nhóm chất nào là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho mọi hoạt động của cơ thể?

A. Chất đường, bột
B. Chất đạm
C. Chất béo
D. Vitamin

Câu 25. Vitamin A có vai trò chủ yếu là gì?

A. Tốt cho da và bảo vệ tế bào
B. Cùng với canxi giúp kích thích sự phát triển của hệ xương
C. Làm chậm quá trình lão hoá
D. Kích thích ăn uống

Câu 26. Những biện pháp nào sau đây đảm bảo an toàn thực phẩm?

A. Rau, quả, thịt, cá.. phải mua tươi hoặc ướp lạnh
B. Thực phẩm đóng hộp phải chú ý hạn sử dụng
C. Tránh để lẫn lộn thực phẩm sống với thực phẩm cần nấu chín
D. Tất cả các câu trên đều đúng

Câu 27. Câu nào không phải là ý nghĩa của việc bảo quản thực phẩm?

A. Làm thực phẩm trở nên dễ tiêu hóa
B. Làm tăng tính đa dạng của thực phẩm
C. Tạo ra nhiều sản phẩm có thời hạn sử dụng lâu dài
D. Tạo sự thuận tiện cho việc chế biến thực phẩm thành nhiều món khác nhau

Câu 28. Thời gian nào sau đây là tốt nhất khi bảo quản cá, tôm, cua, sò tươi trong tủ lạnh?

A. 1 – 2 tuần
B. 2 – 4 tuần
C. 24 giờ
D. 3 – 5 ngày

Câu 29. Bảo quản thoáng là phương pháp bảo quản như thế nào?

A. Là phương pháp bảo quản thực phẩm được tiếp xúc trực tiếp với không khí.
B. Chứa đựng hoặc bao gói kín bằng các vật liệu có khả năng cách âm tốt
C. Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ 0 – 15°C
D. Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ < -18°C

Câu 30. Có bao nhiêu nguyên tắc bảo quản thực phẩm?

A. 2
B. 3
C. 4
D. 5

Câu 31. Các loại thực phẩm nào thường dùng phương pháp bảo quản kín?

A. Thóc
B. Thịt
C. Hành tươi
D. Trái cây tươi

Câu 31. Phát biểu nào không phải là ý nghĩa của việc bảo quản thực phẩm?

A. Làm thực phẩm trở nên dễ tiêu hóa
B. Làm tăng tính đa dạng của thực phẩm
C. Tạo ra nhiều sản phẩm có thời hạn sử dụng lâu dài
D. Tạo sự thuận tiện cho việc chế biến thực phẩm thành nhiều món khác nhau

Câu 32. Thực phẩm nào sau đây giàu vitamin, chất khoáng?

A. Thịt
B. Khoai
C. Rau
D. Nước cam

Câu 33. Muốn cơ thể phát triển một cách cân đối, khỏe mạnh chúng ta cần:

A. ăn nhiều thực phẩm cung cấp chất béo.
B. ăn nhiều thức ăn giàu chất đạm.
C. đảm bảo cân bằng dinh dưỡng của 4 nhóm thực phẩm trong mỗi bữa ăn.
D. ăn nhiều thực phẩm giàu tinh bột, đường.

Câu 34. Hình bên dưới thuộc loại biển báo:

Biển báo

A. Biển báo cấm
B. Biển báo hiệu nguy hiểm
C. Biển báo nhắc nhở và chỉ dẫn
D. Biển báo bắt buộc thực hiện

Câu 35. Khi gặp biển báo như hình bên dưới, các em cần:

 Biển báo

A. chấp hành và thực hiện đầy đủ.
B. không sờ mó vào khu vực cảnh báo.
C. chú ý quan sát thực hiện đúng quy định.
D. tránh xa khu vực cấm, không mở điện.

3.3. Câu hỏi tự luận ôn thi học kì 1 môn Công nghệ 6

Câu 1. Hãy nêu vai trò của nhà ở đối với con người?

Câu 2. Kể tên 3 đặc điểm của nhà ở.

Câu 3. Kể tên một số kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam.

Câu 4. Kể tên và cho ví dụ về vật liệu xây dựng nhà ở.

Câu 5. Nêu các bước xây dựng nhà ở.

Câu 6. Trình bày các yêu cầu khi xây dựng nhà ở.

Câu 7. Ngôi nhà thông minh là gì?

Câu 8. Kể tên 3 đặc điểm của ngôi nhà thông minh.

Câu 9. Để sử dụng năng lượng trong gia đình tiết kiệm và hiệu quả cần thực hiện theo các biện pháp nào?

Câu 10. Kể tên các nhóm thực phẩm chính.

Câu 11. Nêu vai trò, ý nghĩa của bảo quản thực phẩm. Kể tên và trình bày một số phương pháp bảo quản thực phẩm phổ biến. Nêu nguyên tắc bảo quản thực phẩm.

Câu 12. Nêu vai trò, ý nghĩa của chế biến thực phẩm.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 6 năm 2023 – 2024 (Sách mới) Ôn thi học kì I lớp 6 môn Công nghệ sách KNTT, CTST, Cánh diều của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *