Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 9: Nghị luận về tinh thần tương thân tương ái Dàn ý & 6 bài văn mẫu lớp 9 hay nhất ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

TOP 6 bài Nghị luận về tinh thần tương thân tương ái SIÊU HAY, kèm theo dàn ý chi tiết, giúp các em học sinh lớp 9 hiểu rõ hơn vai trò, ý nghĩa của tinh thần tương thân tương ái trong cuộc sống.

Tinh thần tương thân tương ái

Tương thân tương ái là tình yêu thương, gắn kết, đùm bọc mà con người dành cho nhau. Đây cũng chính là sợi dây gắn kết, tạo nên mối quan hệ bền chặt giữa con người với con người. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com để ngày càng học tốt môn Văn 9.

Dàn ý Nghị luận về tinh thần tương thân tương ái

1. Mở bài: 

  • Tinh thần tương thân, tương ái là một truyền thống quý báu của dân tộc ta.

2. Thân bài:

* Thế nào là tinh thần tương thân, tương ái?

Là sự quan tâm, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống giữa con người với con người.

* Vì sao ta cần phải có tinh thần tương thân, tương ái?

  • Tinh thần tương thân, tương ái thể hiện phẩm chất, nhân cách cao quý của con người, là biểu hiện của tình yêu thương.
  • Tinh thần tương thân, tương ái giúp gắn kết con người lại với nhau, tạo ra sức mạnh vật chất lẫn tinh thần để vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
  • Tinh thần tương thân, tương ái giúp con người sống nhân ái hơn.
  • Sống không có tinh thần tương thân, tương ái, thể hiện sự vô cảm của con người, con người sẽ bị tách biệt khỏi tập thể.
  • Tinh thần tương thân, tương ái thể hiện lối sống trọng tình, trọng nghĩa của dân tộc ta.

* Học sinh thể hiện tinh thần tương thân, tương ái như thế nào?

– Người có tinh thần tương thân, tương ái là người sống có tấm lòng nhân nghĩa, có phẩm chất đạo đức tốt đẹp:

  • Trong gia đình: yêu thương, kính trọng ông bà, cha mẹ; sống hòa hợp, gắn bó với anh, chị, em; biết nhường nhịn lẫn nhau,..
  • Trong nhà trường: kính trọng, yêu mến thầy cô giáo, tôn trọng, giúp đỡ bạn bè,…
  • Ngoài xã hội: biết cảm thông, chia sẻ với hoàn cảnh của người nghèo khó; biết tương trợ, giúp đỡ đồng bào vùng thiên tai, lũ lụt,…

– Nhận thức: Biết tương thân, tương ái, giúp đỡ người khác trong khó khăn, hoạn nạn là việc làm tốt đẹp, cần tuyên dương, ngợi khen và lan tỏa trong cộng đồng. Thế nhưng, lòng tốt cũng cần phải đặt đúng chỗ, giúp đúng người, đúng việc, đừng để lòng tốt của mình bị kẻ xấu lợi dụng.

* Phê phán: Trong xã hội ngày nay vẫn còn những kẻ chỉ biết nghĩ đến quyền lợi của bản thân mình, thờ ơ, vô cảm trước hoàn cảnh khó khăn, nỗi khổ đau của người khác. Những người như thế thật đáng chê trách.

* Bài học: Không có gì đẹp bằng ánh sáng của lòng nhân ái. Hãy biết yêu thương, giúp đỡ người khác.

3. Kết bài:

  • Khẳng định: Tinh thần tương thân, tương ái là truyền thống tốt đẹp, quý báu của dân tộc ta. Tương thân, tương ái là phẩm chất cần có ở mỗi con người.
  • Liên hệ: Chúng ta hôm nay cần phải gìn giữ và phát huy tinh thần tốt đẹp ấy trong thời đại ngày nay.

Nghị luận tương thân tương ái ngắn gọn

Có một câu nói rất hay: “Con người vốn sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát, mà là để lưu dấu trên mặt đất và sống mãi trong trái tim người khác”. Và đó chính là minh chứng cho tinh thần tương thân tương ái giữa người với người.

Tương thân tương ái là tình yêu thương giữa con người với con người, sự sẵn sàng đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu và giúp đỡ người khác khi người ta gặp khó khăn. Rộng hơn nữa chính là tình đồng bào, tinh thần đoàn kết. Từ xưa đến nay, tương thân tương ái được xem như một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Những lúc ta sẵn sàng giúp đỡ người khác khi người ta gặp khó khăn, hoạn nạn mà không mưu cầu lợi ích cho bản thân, đó chính là tinh thần cao đẹp ấy. Tinh thần ấy cũng chính là sự tôn trọng và quan tâm đến mọi người xung quanh hay những giây phút chia sẻ và đồng cảm với mọi người trong cuộc sống. Và khi chúng ta trao đi tấm lòng cũng là lúc những mảnh đời khó khăn cảm thấy được an ủi và có thêm niềm tin để vượt qua khó khăn bởi “không ai bị bỏ lại phía sau”. Không chỉ vậy, người cho đi yêu thương cũng sẽ cảm thấy vui vẻ, yêu cuộc sống này khi mang đến hạnh phúc và niềm vui cho người khác. Tình yêu thương chính là sợi dây gắn kết và thu hẹp khoảng cách với nhau.

Chắc hẳn chúng ta chưa thể quên khoảnh khắc kinh hoàng khi đồng bào các tỉnh miền Trung phải gồng mình vượt qua bao nỗi khó khăn bởi cơn bão số mười hai với sức tàn phá khủng khiếp. Nhưng với tinh thần “tương thân tương ái”, tất cả đồng bào, đồng chí đều hướng về miền Trung bằng những hành động ý nghĩa, thiết thực nhất.

Tham khảo thêm:   Bài tập Toán cho bé chuẩn bị vào lớp 1 Bài tập toán lớp 1

Tuy nhiên, ngày nay vẫn còn có nhiều người sống với thái độ thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau của người khác, chỉ biết đến bản thân mình. Hay thậm chí có kẻ còn lấy sự khó khăn của người khác để biến nó thành một chiêu trò giật tít, câu view. Những kẻ ích kỷ, vô cảm ấy thật đáng chê trách và cũng thật cảm thông có những ai đánh mất niềm tin khi bị lợi dụng tình thương. Hãy trao đi yêu thương để nhận lại yêu thương để có thể “Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy/ Ta có thêm ngày mới để yêu thương.” Có ai đó từng nói rằng “Mọi thứ rồi sẽ qua đi, chỉ có tình người là ở lại”. Theo guồng quay của xã hội, mọi giá trị vật chất dù hào nhoáng, bóng bẩy đến đâu rồi cũng sẽ bị quên lãng, đổi thay, duy chỉ có tình người là mãi mãi chẳng thể đổi thay, bởi nó được lưu lại trong trái tim mỗi người.

Bởi vậy có thể nói, tình yêu thương, tinh thần tương thân tương ái giữa con người với con người là thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý nhất, nó như bông hoa tỏa rạng giữa cuộc đời.

Nghị luận về tương thân tương ái

Có ai đó từng nói rằng “Mọi thứ rồi sẽ qua đi, chỉ có tình người là ở lại”. Theo guồng quay của xã hội, mọi giá trị vật chất dù hào nhoáng, bóng bẩy đến đâu rồi cũng sẽ bị quên lãng, đổi thay, duy chỉ có tình người là mãi mãi chẳng thể đổi thay, bởi nó được lưu lại trong trái tim mỗi người. Bởi vậy có thể nói, tình yêu thương, tinh thần tương thân tương ái giữa con người với con người là thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý nhất, nó như bông hoa tỏa rạng giữa cuộc đời.

Tương thân, tương ái là một trong những truyền thống tốt đẹp và đáng quý nhất của dân tộc Việt Nam ta, truyền thống ấy được gây dựng từ ngàn đời xưa và được lưu giữ và phát huy đến tận ngày nay. “Tương thân, tương ái” được hiểu là tình yêu thương, gắn kết, đùm bọc mà con người dành cho nhau. Tinh thần tương thân, tương ái được bộc lộ ra trong chính thái độ đồng cảm, hành động sẻ chia, giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, bất hạnh. Trong cuộc sống hiện đại, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp tinh thần ấy ở bất kì đâu, đặc biệt là trong giai đoạn dịch bệnh căng thẳng như hiện nay. Để giúp đồng bào vượt qua trận “càn quét” khủng khiếp của dịch bệnh, đã có rất nhiều những chương trình hỗ trợ lương thực, thực phẩm, thuốc men của các nhà hảo tâm dành cho người dân nghèo bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh. Đó còn là hành động chung tay đóng góp của toàn thể dân tộc, con người Việt Nam để hình thành nên Quỹ vắc xin quốc gia nhằm mục đích tạo miễn dịch cộng đồng. Cũng nhờ phát huy tinh thần tương thân tương ái “thương người như thể thương thân” ấy mà trong đại dịch, không có ai bị bỏ lại phía sau.

Tinh thần tương thân tương ái là sợi dây gắn kết, tạo nên mối quan hệ bền chặt giữa con người với con người, đây cũng chính là cơ sở sức mạnh của một cộng đồng, xã hội, xa hơn là một quốc gia, dân tộc. Khi có tình yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, chúng ta có thể chiến thắng mọi nghịch cảnh để hướng đến một tương lai tốt đẹp hơn. Tương thân tương ái còn là cơ sở tạo nên khối đại đoàn kết dân tộc. Trở về với lịch sử, chúng ta không khỏi tự hào về tinh thần đấu tranh anh dũng cùng những chiến thắng vẻ vang của ông cha ta. Làm nên những chiến thắng “lẫy lừng năm châu, chấn động địa cầu” ấy không gì khác ngoài tình yêu nước và tinh thần đoàn kết toàn dân. Khi biết yêu thương người khác như chính bản thân mình, chúng ta có thể tạo nên một sức mạnh vô cùng to lớn, nó có thể chiến thắng mọi hoàn cảnh, nó cũng đủ mạnh mẽ để “quét sạch” dấu chân xâm lược ra khỏi bờ cõi.

Tình yêu thương, tinh thần tương thân tương ái là tiền đề, cơ sở cho sự phát triển của các giá trị sống và những phẩm chất đạo đức tốt đẹp. Tinh thần tương thân tương ái giúp con người sống nhân ái, giàu yêu thương hơn. Người có tinh thần tương thân tương ái sẽ được mọi người xung quanh yêu quý, kính trọng và hơn hết, khi trao đi yêu thương, chúng ta cũng sẽ nhận lại được yêu thương.

Ngược lại, nếu sống không biết yêu thương, chỉ biết đến bản thân mà vô cảm trước nỗi đau của đồng loại thì con người sẽ trở nên ích kỉ, vô cảm và dần trở thành “người thừa” trong một cộng đồng, xã hội.

Chúng ta, mỗi học sinh chúng ta cần có ý thức kế thừa và phát huy truyền thống tương thân tương ái của dân tộc. Hãy học cách trao đi yêu thương một cách tự nguyện, chân thành, cần biết tương thân, tương ái, sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ người khác khi họ gặp khó khăn. Tuy nhiên, lòng tốt của chúng ta cũng cần đặt đúng chỗ, trao đúng người để tránh lòng tốt ấy “tiếp tay” cho cái xấu phát triển.

Tương thân tương ái là truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nó là biểu hiện của lối sống trọng tình, trọng nghĩa. Chúng ta được sinh ra trong một dân tộc giàu tình thương, bởi vậy mỗi chúng ta cần có ý thức gìn giữ và phát huy tinh thần tốt đẹp ấy để bông hoa tình thương mãi tỏa rạng, ngát hương.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 9: Tóm tắt đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (12 mẫu) Những bài văn mẫu hay lớp 9

Nghị luận về tinh thần tương thân tương ái – Mẫu 1

Thời gian trôi qua sẽ không lấy lại được. Mỗi con người cũng chỉ được sống một lần duy nhất trong đời, chúng ta hãy sống một cuộc đời thật trọn vẹn với tình yêu thương, sự sẻ chia với người khác. Có thể thấy, tinh thần tương thân tương ái giữa con người với con người đã góp phần không nhỏ khiến cho thế giới này tốt đẹp hơn.

Vậy thế nào là tinh thần tương thân tương ái? Tương thân tương ái chính là tình yêu thương giữa con người với con người, sẵn sàng đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu và giúp đỡ người khác khi người ta gặp khó khăn. Rộng hơn nữa chính là tình đồng bào, tinh thần đoàn kết.

Chúng ta dễ dàng nhận thấy trong xã hội hiện nay có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta sống tử tế, yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn. Bên cạnh đó, khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn, điều này làm lan tỏa thông điệp “cho và nhận” trong xã hội ngày càng được lan tỏa hơn. Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn.

Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lạnh lùng, vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại. Lại có những người giúp đỡ người khác hòng tư lợi cá nhân, trục lợi cho bản thân mình,… những người này cần bị phê phán, chỉ trích.

Mỗi người chỉ được sống một lần, chúng ta hãy sống với tấm lòng, sự tử tế, cho đi và yêu thương để làm cho xã hội này ngày càng tốt hơn, con người được sống tình cảm hơn vì vốn dĩ: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Nghị luận về tinh thần tương thân tương ái – Mẫu 2

Tương thân, tương ái là truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta, đồng thời cũng mang tính nhân loại. Những con người có lương tri bao giờ cũng muốn sống gắn bó với nhau, cùng nhau “chia ngọt sẻ bùi”. Đây chính là bản chất lương thiện và bản chất xã hội của con người, tạo nên cộng đồng dân tộc và cộng đồng thế giới.

Tục ngữ, ca dao Việt Nam nói nhiều về lòng tương thân tương ái: “Lá lành đùm lá rách”, “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”, “Thương người như thể thương thân”, “Nhiễu điều phủ lấy giá gương; Người trong một nước phải thương nhau cùng” và “Khôn ngoan đối đáp người ngoài; Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”… Có lẽ hơn bất cứ dân tộc nào trên thế giới, dân tộc Việt Nam từ bao đời nay, luôn luôn phải chiến đấu chống thù trong giặc ngoài; luôn luôn phải đấu tranh với thiên tai khắc nghiệt nên tinh thần tương thân tương ái trở thành phẩm chất tiêu biểu của con người Việt Nam, trở thành đặc trưng bản sắc của văn hóa Việt Nam và hơn thế nữa, nó trở thành yêu cầu tất yếu để dân tộc và đất nước Việt Nam tồn tại và phát triển.

Truyền thống tương thân, tương ái biểu hiện trước hết ở tình yêu thương, đùm bọc, thông cảm với nhau trong những lúc khó khăn hoạn nạn. Những năm cả nước có chiến tranh, các gia đình có người thân ra tiền tuyến đều được bà con xóm làng, khu phố an ủi, động viên, giúp đỡ những khi ốm đau, thiếu thốn, tương trợ nhau trong sản xuất. Lòng tương thân, tương ái của đồng bào hậu phương tạo ra sức mạnh cho các chiến sĩ ngoài mặt trận đánh thắng kẻ thù. Đất nước hòa bình nhưng thiên tai dữ dội và liên tiếp lại làm cho nhân dân nhiều tỉnh, nhiều vùng gặp khốn khó ví dụ như trận lũ lụt khủng khiếp ở các tỉnh miền Trung năm 1999 và nạn hồng thủy ở vùng đồng bằng sông Cửu Long diễn ra gần ba tháng nay. Đồng bào cả nước, từ em nhỏ đến cụ già, từ người nông dân, công nhân đến các trí thức và nhà tu hành, cùng bà con tiểu thương, ở miền ngược và miền xuôi, đều người ít, người nhiều gom góp tiền của cứu trợ giúp đồng bào lũ lụt. Cộng đồng người Việt ở nước ngoài và nhiều tổ chức quốc tế cũng nhiệt tình ủng hộ nhân dân vùng gặp thiên tai. Thật là “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Những khi khó khăn, những lúc gặp rủi ro, nhân dân ta đều cùng nhau chia sẻ.

Cùng với lòng thương người, truyền thống tương thân, tương ái còn được biểu hiện ở tinh thần biết vui với niềm vui chính đáng của người khác, biết coi thắng lợi và hạnh phúc của người khác như thắng lợi và hạnh phúc của chính mình. Có thêm điều này, lòng tương thân, tương ái mới trở nên toàn vẹn và sâu sắc. Gia đình nào có con em lấy vợ, lấy chồng hoặc đỗ đạt, thành tài thì bà con lối xóm đều đến chia vui.

Tương thân, tương ái là truyền thống đạo lí dân tộc, là phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam. Các câu tục ngữ, ca dao:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”

hoặc:

“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một dàn”

không chỉ nói về truyền thống nhân đạo của dân tộc, mà còn là những lời nhắc nhở, khuyên răn mọi người nên có và cần phải có tinh thần tương thân, tương ái.

Tham khảo thêm:   Ve chó từ đâu ra và cách điều trị tận gốc

Nghị luận về tinh thần tương thân tương ái – Mẫu 3

Đất nước Việt Nam tuy không giàu có về vật chất nhưng giàu tình yêu thương, tương thân tương ái là điều không còn xa lạ. Đây cũng chính là một trong những phẩm chất quý báu của đồng bào ta từ xa xưa đến nay.

Để tìm hiểu về đức tính này, trước hết chúng ta cần hiểu “Tương thân tương ái” là gì? Tương thân tương ái là tình yêu thương giữa con người với con người, sẵn sàng đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu và giúp đỡ người khác khi người ta gặp khó khăn. Rộng hơn nữa chính là tình đồng bào, tinh thần đoàn kết, cùng nhau đồng lòng vượt qua mọi khó khăn, thử thách mà cuộc sống đặt ra.

Cuộc sống vẫn còn nhiều mảnh đời khó khăn, bất hạnh, khi chúng ta giúp đỡ nhau sẽ làm cuộc sống của con người ngày càng tốt lên, xã hội phát triển hơn. Một con người có tâm thiện, luôn giúp đỡ người khác sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng và sẵn sàng giúp đỡ lại khi mình rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Nếu xã hội ai cũng có tấm lòng “tương thân tương ái” thì sẽ lan tỏa được nhiều điều tốt đẹp, cuộc sống sẽ trở nên văn minh hơn. Chính vì vậy, có thể thấy, tinh thần tương thân tương ái chính là nền tảng quan trọng gây dựng nên một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Một trong những minh chứng tiêu biểu, nổi bật cho tinh thần tương thân tương ái của dân tộc ta phải kể đến trong thời gian qua chính là ca sĩ Thủy Tiên. Cô đã không ngần ngại khó khăn lao vào vùng tâm bão để cứu trợ đồng bào miền Trung đang sống trong cảnh lũ lụt ngập úng. Cô đã kêu gọi được một số tiền khổng lồ để giúp đỡ đồng bào đồng thời là động lực để bao nhiêu người khác góp của, góp sức giúp đỡ đồng bào. Sau cô, có nhiều nghệ sĩ và những tình nguyện viên khác cũng đến và cứu trợ đồng bào, đấy là những hình ảnh vô cùng tốt đẹp thấm đượm tình người của dân tộc ta.

Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người sống ích kỉ, thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau của người khác, chỉ biết đến bản thân mình, chỉ muốn nhận về mà không muốn cho đi… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án, chỉ trích.

Ai rồi cũng sẽ gặp những trắc trở nhất định trong cuộc sống, hãy sống thật tốt và chan hòa với mọi người để nhận lại những điều quý báu và làm cho xã hội này ngày càng tốt đẹp hơn.

Nghị luận về tinh thần tương thân tương ái – Mẫu 4

“Tình thương là hạnh phúc của con người”. Thật đúng như vậy, con người không thể sống mà không có tình yêu thương. Tình yêu thương mở rộng hơn nữa sẽ là sự đồng cảm, giúp đỡ nhau và là tiền đề của tinh thần tương thân tương ái. Từ xưa đến nay, người Việt Nam ta luôn sống và tự hào về đức tính quý báu này.

Tình yêu thương là những tình cảm tốt đẹp giữa con người với con người, là sự đồng cảm, thấu hiểu, sẻ chia, giúp đỡ nhau, cùng nhau vượt qua khó khăn, gian khổ và hướng đến những điều tốt đẹp. Tinh thần tương thân tương ái được hình thành trên nền tảng của tình yêu thương, nếu không có tình yêu thương, con người sẽ trở nên lạnh lùng, vô cảm với nhau. Chính vì thế, con người chúng ta hãy biết yêu thương, san sẻ những điều nhỏ nhặt nhất với những người xung quanh để nhận lại tình yêu thương, sự tôn trọng của mọi người, làm cho cuộc sống này trở nên vui vẻ và hạnh phúc hơn.

Trong xã hội có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn. Hơn nữa, khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của họ và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn. Mỗi một người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn. Người giàu tình cảm, sống tương thân tương ái sẽ được mọi người yêu quý, tôn trọng và học tập theo và xã hội sẽ ngày càng nhân rộng những thông điệp tốt đẹp.

Thực tế đã chứng minh rất nhiều tấm gương, con người có tinh thần tương thân tương ái. Mùa COVID vừa qua, cả nước ta cùng nắm tay nhau, động viên những nơi chịu thiệt hại do dịch, quyên góp giúp đỡ nền y tế nước nhà, tri ân đến những người y tá, bác sĩ vất vả ngày đêm chiến đấu với bệnh dịch. Tinh thần tương thân tương ái càng được đề cao khi chúng ta đoàn kết, giúp đỡ, hỗ trợ nhau cả nước cùng vượt qua giai đoạn khó khăn đó.

Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác. Lại có những người vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại, dửng dưng khi người khác rơi vào hoàn cảnh khó khăn… những con người này cần bị phê phán, chỉ trích.

Mỗi chúng ta chỉ sống một lần trên đời, hãy sống sao cho thật tốt đẹp, tràn ngập tình yêu thương và có ích cho đời để sau này có thể mỉm cười với tất cả mọi điều đã trôi qua, không phải nuối tiếc.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 9: Nghị luận về tinh thần tương thân tương ái Dàn ý & 6 bài văn mẫu lớp 9 hay nhất của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *