Bạn đang xem bài viết ✅ Địa Lí 9 Bài 27: Thực hành Kinh tế biển Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ Soạn Địa 9 trang 100 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Soạn Địa 9 Bài 27 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi bài Thực hành Kinh tế biển Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.

Thực hành Kinh tế biển Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 9 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời qua bài học này các bạn học sinh sự phát triển kinh tế biển vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. Bên cạnh đó các bạn xem thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Địa lí 9.

Thực hành Kinh tế biển Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ

Câu 1

Dựa vào hình 24.3 (SGK trang 87) và hình 26.1 (SGK trang 96) hoặc Atlat địa lí Việt Nam, hãy xác định:

– Các cảng biển

– Các bãi cá, bãi tôm

– Các cơ sở sản xuất mới

– Những bãi biển có giá trị nổi tiếng ở Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ

– Nhận xét tiềm năng phát triển kinh tế biển ở Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ

Gợi ý đáp án

Gợi ý 1

– Các cảng biển: Vinh, Đồng Hới, Huế, Đà Nẵng, Dung Quất, Quy Nhơn, Nha Trang.

– Các bãi tôm, cá:

+ Các bãi cá: Bạch Long Vĩ, Thanh Hóa – Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình – Quảng Trị, Đà Nẵng, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận – Bình Thuận.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 10 Unit 4: Listening Soạn Anh 10 trang 47 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

+ Các bãi tôm: Bạch Long Vĩ, Thanh Hóa – Nghệ An, Quảng Bình ,Thừa Thiên – Huế – Đà Nẵng, Bình Định – Phú Yên, Khánh Hòa – Ninh Thuận – Bình Thuận.

– Các cơ sở sản xuất muối: Cà Ná, Sa Huỳnh.

– Các bãi biển có giá trị du lịch nổi tiếng:

+ Bắc Trung Bộ: Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Nhật Lệ, Lăng Cô.

+ Duyên hải Nam Trung Bộ: Non Nước, Sa Huỳnh, Quy Nhơn, Đại Lẵng, Nha Trang, Mũi Né.

-Nhận xét: ở Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển: giao thông vận tải biển, khai thác hải sản, sản xuất muối, du lịch, tham quan, nghĩ dưỡng.

Gợi ý 2

* Các cảng biển:

– Bắc Trung Bộ: Cửa Lò (Nghệ An), Nhật Lệ (Quảng Bình), Thuận An, Chân Mây (Thừa Thiên-Huế).

– Duyên hải Nam Trung Bộ: Đà Nẵng (Thành phố Đà Nung), Dung Quất (Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định), Nha Trang (Khánh Hoà).

* Các bãi cá và bãi tôm:

– Bắc Trung Bộ:

+ Các bãi cá có ở vùng biển các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị.

+ Các bãi tôm, phân bố ở vùng biển ven bờ của các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình Thừa Thiên – Huế.

– Duyên hải Nam Trung Bộ:

+ Các bãi cá, bãi tôm lớn phân bố ở vùng biển các tỉnh Cực nam Trung Bộ.

+ Các bãi cá có ở vùng biển của các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Định, Phú Yên và Thành phố Đà Nẵng.

+ Các bãi tôm phân bố ở vùng biển các tỉnh Quảng Ngãi,-Bình Định, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận và Thành phố Đà Nẵng

* Các nơi sản xuất muối nổi tiếng: Sa Hùynh (Quảng Ngãi), Cà Ná (Ninh Thuận)

* Những bãi biến có giá trị du lịch nổi tiếng:

– Bắc Trung Bộ: Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Thiên Cầm (Hà Tĩnh), Đá Nhảy (Quảng Bình), Lăng Cô (Thừa Thiên – Huế).

– Duyên hải Nam Trung Bộ: Non Nước (Thành phố Đà Nẵng), Sa Hùynh (Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định), Đại Lãnh, Nha Trang (Khánh Hoà), Mũi Né (Bình Thuận), Ninh Chữ (Ninh Thuận)

Tham khảo thêm:   Top 6 dầu dưỡng tóc mềm mượt tốt nhất hiện nay được các chị em tin dùng

* Nhận xét:

Cả hai vùng đều có tiềm năng kinh tế biển đa dạng, có điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển:

– Có nhiều vũng vịnh sâu, kín gió thích hợp để xây dựng cảng biển: Vũng Áng (Hà Tĩnh), Vùng Hàn (Đà Nẵng), Dung Quất (Quảng Ngãi), Cam Ranh (Khánh Hoà) ….; nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên biển Đông.

– Vùng biển có nhiều bãi tôm, bãi cá, có các ngư trường lớn (Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, Hoàng Sa -Trường Sa) thuận lợi cho việc đánh bắt. Bờ biển có các đầm phá, cồn cát, cửa sông thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản.

– Tập trung nhiều bãi biển đẹp của cả nước như: Sầm Sơn (Thanh Hóa), Lăng Cô (Thừa Thiên – Huế, Nha Trang (Khánh Hoà), Mũi Né (Bình Thuận bờ biển và các đảo ven bờ có nhiều cảnh quan đẹp, thích hợp để phát triển du lịch biển – đảo

– Bờ biển có nhiều nơi thuận lợi cho việc sản xuất muối (Hậu Lộc, Sa Hùynh, Cà Ná), có sa khoáng titan (Bình Định, Hà Tĩnh) và cát trắng với trữ lượng lớn, vùng thềm lục địa có tiềm năng dầu khí.

=> Giữa hai vùng, Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều ưu thế hơn Bắc Trung Bộ về tiềm năng phát triển kinh tế biển.

Câu 2

Căn cứ bảng số liệu sau:

Bảng 27.1. Sản lượng thủy sản ở Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ

Vùng Hoạt động kinh tế Bắc Trung Bộ Duyên hải Nam Trung Bộ
Nuôi trồng 38,8 27,6
Khai thác 153,7 493,5

– So sánh sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác của hai vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.

– Vì sao có sự chênh lệch về sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác giữa hai vùng?

Gợi ý đáp án

Tham khảo thêm:   20 chuyên đề ngữ pháp tiếng Anh ôn thi THPT Quốc gia 2023 Ngữ pháp tiếng Anh trọng tâm ôn thi THPT 2023

a) So sánh sản lượng thủy sản của hai vùng:

– Sản lượng thủy sản nuôi trồng của Bắc Trung Bộ gấp hơn 1,3 lần sản lượng thủy sản nuôi trồng của Duyên hải Nam Trung Bộ (năm 2002: nuôi trồng Bắc Trung Bộ là 38,8 nghìn tấn, Duyên hải Nam Trung Bộ là 27,6 nghìn tấn), chiếm 57,3 % sản lượng nuôi trồng của duyên hải miền Trung.

– Sản lượng thủy sản khai thác của Duyên hải Nam Trung Bộ gấp hơn 3,1 lần sản lượng thủy sản khai thác của Bắc Trung Bộ, (năm 2002: khai thác Bắc Trung Bộ là 153,7 nghìn tấn, Duyên hải Nam Trung Bộ là 493,5 nghìn tấn), chiếm 75,9% sản lượng khai thác của duyên hải miền Trung.

+ Tổng sản lượng thủy sản của Duyên hải Nam Trung Bộ gấp hơn 2,5 lần tổng sản lượng thủy sản của Bắc Trung Bộ, chiếm 71, 6 % tổng sản lượng thủy sản của toàn vùng Duyên hải miền Trung.

⟹ Kết luận: Nhìn chung ngành thủy sản duyên hải Nam Trung Bộ phát triển hơn Bắc Trung Bộ (về tổng sản lượng), Bắc Trung Bộ phát triển thế mạnh nuôi trồng, duyên hải Nam Trung Bộ phát triển thế mạnh đánh bắt hải sản.

b) Giải thích:

Có sự chênh lệch về sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng giữa hai vùng chủ yếu do:

+ Bắc Trung Bộ có lợi thế hơn Duyên hải Nam Trung Bộ về diện tích mặt nước có thể khai thác để nuôi trồng thủy sản, bờ biển có nhiều đầm phá nóng, nhiều bãi triều, nhiều diện tích đất ngập nước ….

+ Vùng biển Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều bãi cá, bãi tôm lớn, có ngư trường lớn Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa — Vũng Tàu, nên sản lượng thủy sản khai thác lớn hơn nhiều so Bắc Trung Bộ.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Địa Lí 9 Bài 27: Thực hành Kinh tế biển Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ Soạn Địa 9 trang 100 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *