Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 12: Nghị luận về sức mạnh của lời nói (3 Dàn ý + 11 mẫu) Sức mạnh của lời nói ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Văn mẫu lớp 12: Nghị luận về sức mạnh của lời nói gồm 11 bài văn mẫu siêu hay kèm theo 3 gợi ý cách viết chi tiết hay nhất. Thông qua tài liệu này giúp các bạn lớp 12 có thêm nhiều nguồn tư liệu tham khảo, trau dồi kiến thức để nhanh chóng biết cách viết bài nghị luận xã hội hay.

Lời nói có vai trò vô cùng quan trọng, gắn kết con người lại với nhau. Những lời nói tốt đẹp chẳng khác gì phép màu khiến người khác cảm thấy được thấu hiểu, được động viên giúp người khác hiểu mình và mình thêm hiểu người khác. Vậy sau đây là 11 bài văn nghị luận sức mạnh của lời nói mời các bạn cùng theo dõi. Bên cạnh đó các bạn xem thêm nghị luận về thành công chỉ đến khi ta cố gắng hết sức.

TOP 11 bài Nghị luận sức mạnh của lời nói

  • Dàn ý nghị luận về sức mạnh của lời nói
  • Sức mạnh của lời nói
  • Nghị luận về sức mạnh của lời nói
  • Nghị luận sức mạnh của lời nói
  • Nghị luận về giá trị của lời nói

Dàn ý nghị luận về sức mạnh của lời nói

Dàn ý số 1

1. Mở bài

– Trên mặt đất này, con người chính là loài thông minh nhất, thống trị muôn loài.

– Con người có vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ sắc sảo.

– Họ còn có phương tiện giao tiếp quý giá là lời ăn tiếng nói.

2. Thân bài

a. Lời nói là gì?

– Là phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ của con người, thể hiện ở dạng nói và dạng viết.

b. Giá trị, ý nghĩa của lời nói:

– Giúp con người hiểu nhau.

– Đem lại sự giúp đỡ, gắn bó, giúp con người làm việc, học tập, sáng tạo đạt hiệu quả.

– Lời nói có sức mạnh lớn lao trong mọi hoàn cảnh.

Dẫn chứng: câu nói của mẹ Tê-rê-sa.

c. Bài học cho mỗi người:

– Phải học tập và am hiểu về cách sử dụng ngôn ngữ.

– Rèn luyện nhân cách, phẩm chất tốt đề có cách ứng xử khéo léo, đặc biệt là khi dùng lời nói để giao tiếp.

– Câu ca dao về lời nói.

3. Kết bài

– Khẳng định giá trị và ý nghĩa lời nói.

– Phát huy giá trị của tiếng Việt!

Dàn ý số 2

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: câu nói Lời nói tuy vô hình nhưng có sức mạnh to lớn.

2. Thân bài

a. Giải thích

Ý câu nói: khuyên nhủ con người nên cẩn trọng trong lời nói của mình để tránh làm tổn thương người khác cũng như sứt mẻ mối quan hệ.

b. Phân tích

Lời nói là công cụ truyền đạt suy nghĩ trong đầu của chúng ta đối với người cùng ta giao tiếp. Lời nói thế nào, người hiểu sẽ luận nghĩa như vậy. Chúng ta nên suy nghĩ kĩ lưỡng trước khi nói điều gì đặc biệt là những điều có thể làm tổn thương người khác.

Dân gian có câu: “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, chúng ta sẽ không hiểu được lời nói của mình có sức nặng thế nào đối với người khác, thế nên hãy chọn những lời nói nhẹ nhàng nhất.

Lời nói phản ánh thái độ của con người, hãy yêu đời, làm một người nhẹ nhàng, sống bình yên và đối xử dịu dàng với người khác.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những người nói năng nhẹ nhàng, dễ nghe,… để minh họa cho bài làm văn của mình.

d. Phản đề

Tuy nhiên trong xã hội hiện nay vẫn còn có nhiều người không suy nghĩ kĩ càng trước khi nói gây ra tổn thương cho người khác. Có những người nói năng bậy bạ, gây phản cảm,… những người này đáng bị phê phán và cần phải sửa đổi.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: câu nói Lời nói tuy vô hình nhưng có sức mạnh to lớn; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

Dàn ý số 3

I. Mở bài: Giới thiệu về sức mạnh của lời nói trong cuộc sống

II. Thân bài:

– Sức mạnh của lời nói vượt xa những gì ta có thể nghĩ tới được.

  • Lời nói là sự diễn đạt bằng ngôn ngữ nói tạo thành một ý
  • Lời nói là một phương tiện giao tiếp của con người.
  • Không có lời nói, quá trình giao tiếp sẽ trở nên chậm chạp.

– Lời nói có sức mạnh gắn kết con người lại với nhau.

  • Lời nói sẻ chia tình cảm, giúp con người hiểu nhau.
  • Một lời nói có thể xua đi căng thẳng, hàn gắn được vết thương

– Lời nói chân thành chẳng khác gì phép màu, làm tái sinh sự sống

  • Đôi khi ta cũng buộc phải nói dối. Dẫu biết rằng nói dối là xấu
  • Ta phải buộc lòng nói dối để bảo vệ chân lí, bảo vệ con người.

– Nhiều người lợi dụng lời nói ngọt ngào để thực che đậy bản chất xấu xa

  • Có người không biết lời nói lời tốt đẹp hay cố tình dùng lời lẽ thô bỉ
  • Những kẻ như thế thật đáng lên án.

– Lời nói không tử tế có thể gây ra những vết thương lớn.

  • Một lời nói tàn nhẫn có thể phá hỏng một cuộc đời.
  • Một lời nói cay độc chẳng khác gì là bạo lực tinh thần.

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của bản thân

Sức mạnh của lời nói

Hằng ngày con người quan hệ giao tiếp với nhau bằng lời ăn tiếng nói. Vì vậy, lời nói đóng vai trò quan trọng trong việc khởi tạo những mối quan hệ tốt đẹp, xây dựng văn hóa giao tiếp của dân tộc. Sớm nhận thức được điều đó, ngay từ xưa ông bà ta đã có câu: “Lời nói gói vàng”, đồng thời cũng có câu: “Lời nói chẳng mất tiền mua – Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Đó cũng là lời nhắc nhở mọi người về giá trị của lời nói và cũng là lời khuyên về cách sử dụng lời nói làm sao cho ý nghĩa để đẹp lòng nhau.

Lời nói quả thật mang ý nghĩa cực kì to lớn trong cuộc sống. Người ta nói: “Lời nói gói vàng”, hiển nhiên không phải lời nói bọc vàng trong đó bởi lời nói là cái vô hình không phải vật thể rõ ràng mà có thể bọc chứa. Tuy nhiên lời nói ra có thể chứa những ý nghĩa quý báu, đáng quý hơn cả vàng bạc, vật chất. Lời nói ra đúng lúc, đúng nơi mang ý nghĩa to lớn. Một lời khuyên ngăn có lí, có tình có thể giúp một con người đang sa vào những con đường lầm lỡ quay đầu lại, giúp họ đi đúng con đường của mình, đưa cuộc đời họ ra ánh sáng mới. Một lời động viên an ủi cho những người không may, vấp phải khó khăn, bất hạnh trong cuộc sống giúp họ có thêm nghị lực để vươn lên, thấy mình được quan tâm và hạnh phúc. Chẳng phải như vậy không quý hơn vàng bạc sao? Lời nói cũng gắn kết con người với nhau, nó là biểu hiện của những tâm hồn đẹp. Có những người quý mến nhau, kết bạn chỉ đơn thuần vì lời nói là như thế. Những lời nói ra trở thành những câu nói bất hủ đi vào lịch sử bởi nó mang ý nghĩa sâu sắc, lớn lao tác động đến xã hội. Chẳng hạn như câu nói của Bác Hồ, Lê nin,…Chỉ cần một câu nói ý nghĩa có thể cứu vớt hàng triệu người lâm vào khủng hoảng, đường cùng. Từ đó ta thấy được giá trị to lớn của lời nói.

Lời nói quả thật ý nghĩa như vậy nhưng có phải nó tốn tiền gì để mua đâu. Lời nói xuất phát từ mỗi người, nó ảnh hưởng đến người đó và những người xung quanh họ. Nói sao để người khác nghe cảm thấy hài lòng, dễ chịu mới là cách nói của những người khéo léo. Cũng là lời nói, không phải dùng cái gì để mua nhưng tại sao lại quá nhiều người không biết dùng những từ ngữ đẹp, có giá trị để nói chuyện với nhau mà lại cứ nói chuyện lại làm cho người khác bực mình, khó chịu. Nhiều cuộc nói chuyện nhiều khi trở thành những cuộc đấu khẩu thậm chí là ẩu đả lẫn nhau cũng bởi lẽ đó. Do vậy, qua cách ăn nói với nhau hằng ngày người ta cũng đánh giá được mức độ tri thức văn hóa của con người. Vậy nên ông bà ta khuyên lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Hiển nhiên nói cho vừa lòng không phải những lời xu nịnh, sai sự thật để nghe cho sướng tai mà dễ chịu. Lời nói có giá trị mà làm vừa lòng nhau phải là những lời nói xuất phát từ tâm, mong muốn góp ý, xây dựng, kết hợp với cách nói năng phù hợp, gây được sự chú ý về tình cảm. Chỉ có những lời nói chân thành cùng nghệ thuật nói chuyện tốt mới đạt được hiệu quả giao tiếp.

Lời nói nằm trong tầm kiểm soát của mỗi người, muốn nói ra cho vừa lòng nhau thì phải “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” như ông bà đã dạy. Hãy suy nghĩ chín chắn trước mọi lời nói, bởi lời nói ra rồi không rút lại được. Nếu lỡ nói những câu không suy nghĩ có thể gây hại cho người khác hay chính bản thân ta. Phải rèn luyện cách nói chuyện, giao tiếp với mọi người thông qua học hỏi thêm nhiều từ mới, học cách nói chuyện hay của người khác, đồng thời giữ cho lời nói của mình luôn có giá trị. Tức là khi bạn nói ra câu gì người khác thường quan tâm lắng nghe, coi trọng nó. Để có được điều đó phải tạo được niềm tin với mọi người. Không thể nói những câu vô nghĩa, hời hợt suốt ngày, người ta sẽ đâm ra xem thường những gì bạn nói. Một điều quan trọng nữa là khi nói phải ở trong trạng thái tự tin và cảm thông chia sẻ với người khác. Có như vậy bạn mới lấy được lòng của người khác và được mọi người yêu quý.

Vậy nên, đúng như ông bà ta dạy “Lời nói gói vàng” và “Lời nói chẳng mất tiền mua – Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Hai câu tục ngữ này không hề mâu thuẫn mà ngược lại còn bổ sung ý nghĩa cho nhau. Đó là những kinh nghiệm ứng xử, giao tiếp của ông bà để lại. Chúng ta phải biết học hỏi để lời nói có giá trị và đẹp lòng mọi người.

Nghị luận về sức mạnh của lời nói

Trên đời này, có một thứ mà sức mạnh của nó không thua kém gì một loại máy móc tối tân, một quả bom hiện đại hay một cục nam châm khổng lồ, đó chính là lời nói. Con người ta sinh ra, rồi lớn lên, ai cũng sẽ qua tuổi tập nói, sẽ qua cái tuổi “ nghĩ gì nói nấy” để đến với cái tuổi “nói thì phải nghĩ và nghĩ rồi mới nói”, họ sẽ đủ để nhận ra rằng, sức mạnh của lời nói thực sự ghê gớm, hơn cả những gì họ đang nghĩ. Lời nói có khi là kẹo ngọt dịu dàng, có khi là hoa hồng chứa gai nhọn nhưng nó cũng có thể là con dao sắc gây cho người khác bị tổn thương…

Lời nói có thể đưa một con người lên tận đỉnh của vinh quang, của sự sung sướng, có thể giúp cho họ thêm sức mạnh, niềm tin, hạnh phúc, giúp cho một người trong cơn tuyệt vọng trở thành người vững tâm, có thể giúp cho một đứa trẻ trưởng thành, một bệnh nhân thấy trong lòng ấm áp, quên đi nỗi sợ hãi – đau đớn của bệnh tật… Ngược lại, lời nói cũng có thể khiến cho người ta từ tuyệt vọng trở nên suy sụp hoàn toàn, làm tổn thương nặng nề, hay thậm chí, nó mang đến cái chết cho một người nào đó… Có khi ta lỡ lời, nhưng có những khi ta trở nên “độc ác”, ta muốn người nào đó thật đau khổ với điều mà ta đang nói nhưng ta không hề nghĩ tới hậu quả sau đó còn khủng khiếp hơn rất nhiều.

Đọc qua những bài báo, những cái chết có khi chỉ do một lời nói, một sự nghi oan không bằng chứng cũng đủ để tạo nên hồi chuông cảnh báo… Những bạn trẻ ở tuổi dậy thì, còn thay đổi rất nhiều về tâm sinh lý hay những người luôn phải chịu tiếng dư luận, mà bây giờ gọi là “ném đá”. Liệu ta có phải người trong cuộc? Liệu ta có phải là người hiểu rõ mọi chuyện? Đôi khi không! Nói cũng chỉ để nói, để thỏa mãn nhu cầu nói của mình mà không để ý tới cảm giác của người khác. Chỉ mong tới một ngày nào đó, bạn đặt mình vào vị trí của người kia, và hiểu cảm giác của họ khi họ phải chịu tổn thương, đau đớn do lời nói gây ra, bạn mới có thể biết rằng bạn sợ hãi, đau khổ cùng cực biết bao.

Hãy suy nghĩ trước khi nói, nói chậm, chắc một chút còn hơn nhanh nhảu mà hỏng chuyện. Hãy chấm dứt những cơn giận vô lý, sự nóng giận cũng sẽ làm cho lời nói sai lệch đi, không thể kiềm chế được… Lời nói không phải là dao nhưng cũng có thể người khác tổn thương nặng nề, nó cũng không phải là liều thuốc tiên nhưng có thể giúp người khác thoát ra khỏi sự tuyệt vọng, bệnh tật và mang lại hạnh phúc cho cuộc đời này.

Nghị luận sức mạnh của lời nói

Bài làm mẫu 1

Trong cuộc sống vốn vội vã, đôi khi người ta không có thời gian để nghĩ về những câu nói của bản thân với người khác. “Lời nói chân thành, đúng lúc chẳng khác gì phép màu, làm tái sinh sự sống trong một tâm hồn vốn đã héo khô”. Câu nói ấy là sự giải thích rõ ràng nhất về ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống, như vậy, vì sao lời nói lại có sức ảnh hưởng to lớn đến con người như thế?

Chúng ta có thể hiểu rằng lời nói đơn giản chỉ là sự diễn đạt bằng ngôn ngữ ra ngoài để tạo thành một ý hoặc một văn bản hoàn chỉnh nhằm thực hiện một mục đích giao tiếp nào đó. Trong lời nói, ngoài giá trị về mặt ngữ nghĩa, lời nói còn thể hiện thái độ, hàm ý của chủ thể tạo ra nó. Bởi thế, xét đoán một lời nói trọn vẹn không phải là điều dễ dàng và để hiểu rõ mục đích giao tiếp mà người đối diện đang nhắc đến có lẽ cũng không phải điều gì quá ư dễ dàng, nhất là những câu nói mang đầy hàm ý.

Để tránh những câu nói làm tổn thương người khác thì bản thân chúng ta phải biết lựa lời nói cho đúng mực và phù hợp. Có những lời nói đã lựa lời uốn lưỡi nhưng cũng có lúc buột miệng nói ra trong lúc đang có một cảm xúc tiêu cực nào đó khiến người ta buồn, người ta thất vọng và sợ nhất là người ta mãi mãi hiểu lầm về nó. Thế mới biết giá trị của con người có khi chỉ được quyết định và đóng đinh trong vòng hai giây. Có những lời đùa cợt tưởng như vô hại, nhưng người nói nào ngờ một hai từ trong câu nói vui ấy rất vô tình đã chạm vào một nỗi đau thầm kín của người nghe. Lại có những lời châm chọc mỉa mai cố ý làm đau lòng người khác cho bỏ tức hay bỏ ghét, quả thực có tác dụng như vũ khí sát thương tâm hồn.

Có thể nhận thấy rằng lời nói và nụ cười là hai thứ dễ cho đi và hiệu quả nhanh nhất. Một câu nói nhẹ nhàng và ngọt ngào sẽ như một làn gió mát thổi vào lòng ai đó trong một ngày oi ả. Có người nói mà ta nghe từ cách xa qua điện thoại hay tiếp nhận lời bằng email vẫn có thể tưởng như nghe thấy tiếng cười hay nhìn thấy nụ cười trên môi mắt họ. Trong khi đó một câu nói nặng nề chua cay có thể khiến người nghe đau lòng và buồn bã không chỉ một ngày mà có khi “đau nặng từng lời nói” nhiều ngày bởi không phải ai cũng dễ buông bỏ và hỷ xả. Cuộc sống con người rất mong manh trong cõi trần gian vô thường. Còn nhìn thấy nhau, gặp nhau sao không nói với nhau những lời tử tế, chân thật. Để rồi khi xa nhau hay phải chia lìa ta sẽ không thấy ân hận, dằn vặt và ray rứt nghĩ lại khi còn gần nhau, khi người ta còn sống mình không nói được lời yêu thương.

Tham khảo thêm:  

Sức mạnh của lời nói là rất lớn, nếu chúng ta đủ nhận thức về vai trò của nó, chẳng hạn như khi người khác buồn phiền, một lời động viên đúng lúc có thể khiến họ vui lên, vơi bớt nỗi buồn đau. Họ cảm thấy được đồng cảm sẻ chia. Từ đó, tăng cường ở họ sức mạnh vươn lên và niềm tin vào cuộc sống. Khi người khác buồn phiền, đừng quay lưng lại với họ. Cũng không cần bạn phải làm gì lớn lao. Hãy kiên nhẫn nghe họ tỏ bày và có lời khuyên đúng đắn. Lời nói chân thành, đúng lúc chẳng khác gì phép màu, làm tái sinh sự sống trong một tinh thần vốn đã héo khô.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp đặc biệt, đôi khi bản thân chúng ta cũng buộc phải nói dối. Dẫu biết rằng nói dối là xấu, đi ngược lại với đạo đức và chuẩn mực làm người. Nhưng, trong một hoàn cảnh nào đó, ta phải buộc lòng nói dối để bảo vệ chân lí, bảo vệ con người. Bởi vậy, không nên cố chấp rằng người tốt nhất quyết không nói lời sai trái. Nếu lời nói dối có thể đem đến lợi ích lớn hơn lời nói thật thì đó lại là lời nói chân thành từ trái tim, lời nói của lương tri, thật đáng trân trọng.

Chúng ta trước khi muốn nói gì đó thì cần phải suy nghĩ thận trọng trước khi nói ra, để tránh làm tổn thương người khác. Mỗi lời nói của chúng ta đều ẩn chứa một sức mạnh vô hình. Hãy biết nói lời dễ nghe, đúng đắn và chân thành để bản thân được vui vẻ và nhận lại sự tôn trọng ở người khác. Cuộc sống ngắn ngủi, cớ gì phải gây cho nhau những tổn thương không nên có?

Bài làm mẫu 2

Người xưa từng khuyên rằng:

“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

Lời nói tuy vô hình nhưng lại có tác động to lớn đối với chúng ta. Sức mạnh Của lời nói vượt xa những gì ta có thể nghĩ tới được. Bằng lời nói, ta có thể người khác thấy vui vẻ và hạnh phúc. Cũng bằng lời nói, ta có thể khiến người khác căm ghét và hận thù.

Lời nói là sự diễn đạt bằng ngôn ngữ nói tạo thành một ý hoặc một văn bản hoàn chỉnh nhằm thực hiện một mục đích giao tiếp nào đó. Trong lời nói, ngoài giá trị về mặt ngữ nghĩa còn có thái độ giao tiếp và hàm ý của nó. Bởi thế, xét đoán một lời nói trọn vẹn không phải là điều dễ dàng.

Không ai có thể phủ nhận được vai trò và sức mạnh của lời nói trong đời sống giao tiếp của con người. Nó không chỉ là một phương tiện giao tiếp, biểu lộ tâm tư, tình cảm mà còn là một phương tiện hữu hiệu để thực hiện các mục đích khác trong cuộc sống này.

Trước hết, lời nói là một phương tiện giao tiếp không thể thay thế được của con người. Chính khả năng biểu đạt tư duy bằng lời nói định sự khác biệt của con người và các loài vật khác. Không có lời nói, quá trình giao tiếp sẽ trở nên chậm chạp. và sẽ vô cùng bất tiện nếu thay thế lời nói bằng một phương thức giao tiếp khác.

Lời nói có sức mạnh gắn kết con người lại với nhau. Những lời nói tốt đẹp chẳng khác gì phép màu khiến người khác cảm thấy được thấu hiểu, được động viên mà vui vẻ. Lời nói sẻ chia tình cảm, giúp người khác hiểu mình và mình thêm hiểu người khác. Nó đâu chỉ là một phương tiện giao tiếp, trao đổi thông tin hay thực hiện các giao kết xã hội mà còn là phương tiện để con người bày tỏ tình cảm, thấu hiểu lẫn nhau.

Một lời nói đúng đắn có thể xua đi căng thẳng, hàn gắn được vết thương ở trong lòng. Lời nói tuy dễ thực hiện nhưng chứa đựng sức mạnh lớn lao. Khi xảy ra xung đột, một người biết nhượng bộ, dùng lời lẽ mềm dẻo để hòa giải tất sẽ không có bạo lực xảy ra. Việc lớn sẽ thành việc nhỏ, việc nhỏ trở thành không có. Không ai muốn xảy ra bạo lực hay gây tổn thương cho người khác. Nếu biết nói lời dễ nghe thì những điều đáng tiếc có thể đã không xảy đến.

Khi người khác buồn phiền, một lời động viên đúng lúc có thể khiến họ vui lên, vơi bớt nỗi buồn đau. Họ cảm thấy được đồng cảm sẻ chia. Từ đó, tăng cường ở họ sức mạnh vươn lên và niềm tin vào cuộc sống. Khi người khác buồn phiền, đừng quay lưng lại với họ. Cũng không cần bạn phải làm gì lớn lao. Hãy kiên nhẫn nghe họ tỏ bày và có lời khuyên đúng đắn. Lời nói chân thành, đúng lúc chẳng khác gì phép màu, làm tái sinh sự sống trong một tinh thần vốn đã héo khô.

Sức mạnh của lời nói thật không sao có thể đo đếm được. Bởi thế mà người xưa đã dùng lời nói đúng lúc, đúng chỗ, đúng người để gắn kết con người lại với nhau trong một mục đích, một nhiệm vụ, một chí hướng. Chỉ bằng bài Hịch tướng sĩ văn ngắn ngủi mà Trần Hưng Đạo đã kích động được lòng quân, giúp họ nhận thấy lỗi lầm, nhìn rõ nhìn vụ mà một lòng cùng chủ tướng quyết tâm đánh giặc cứu nước. Cũng chỉ bằng lời nói mà Nguyễn Trãi đã hàng phục biết bao thủ lĩnh, tướng sĩ bốn phương, giúp nghĩa quân Lam Sơn tăng cường sức mạnh mà không tốn một binh một lính nào.

Đôi khi ta cũng buộc phải nói dối. Dẫu biết rằng nói dối là xấu, đi ngược lại với đạo đức và chuẩn mực làm người. Nhưng, trong một hoàn cảnh nào đó, ta phải buộc lòng nói dối để bảo vệ chân lí, bảo vệ con người. Bởi vậy, không nên cố chấp rằng người tốt nhất quyết không nói lời sai trái. Nếu lời nói dối có thể đem đến lợi ích lớn hơn lời nói thật thì đó lại là lời nói chân thành từ trái tim, lời nói của lương tri, thật đáng trân trọng.

Có nhiều người lợi dụng những lời nó ngọt ngào, dễ nghe để thực che đậy bản chất xấu xa của mình. Ngược lại, có người không biết lời nói lời tốt đẹp hay cố tình dùng lời lẽ thô bỉ để sỉ nhục, gây tổn thương cho người khác. Những kẻ như thế thật đáng lên án.

Lời nói không tử tế có thể gây ra những vết thương lớn, không thể nào hàn gắn nổi. Một lời nói bất cẩn có thể nhóm lên xung đột. Một lời nói tàn nhẫn có thể phá hỏng một cuộc đời. Một lời nói cay độc chẳng khác gì là bạo lực tinh thần. Tác hại chẳng khác gì những hành động xâm phạm thân thể người khác.

Lời nói của những người xung quanh ta sẽ định hình tính cách của ta. Mỗi ngày một ít, cứ từ từ xâm chiếm, gặm nhấm tâm hồn ta. Rồi đến một ngày, nó chiếm lĩnh trọn vẹn tâm hồn con người.

Mỗi lời nói của chúng ta đều ẩn chứa một sức mạnh vô hình. Một lời động viên đúng lúc có thể giúp cho những người đang trong cơn bế tắc lấy lại tinh thần và vượt qua khó khăn. Nhưng cũng có những lời nói có thể giết chết một người đang trong cơn tuyệt vọng. Hãy biết nói lời dễ nghe, đúng đắn và chân thành để bản thân được vui vẻ và gây được điều vui vẻ ở người khác. Cuộc sống ngắn ngủi, cớ gì phải gây cho nhau những tổn thương không nên có. Lời nói chẳng mất tiền mua và luôn sẵn có trên môi. Thế nên, hãy biết lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Bài làm mẫu 3

“Trong cuộc sống có bốn điều mà một khi ta đã bỏ lỡ thì không sao sửa chữa được:

– Khi hòn đá …đã ném đi

– Khi lời nói…đã buông ra

– Khi cơ hội …đã bỏ lỡ

– Khi thời gian …đã trôi qua”

Có nhiều lần tôi băn khoăn tự hỏi bản thân rằng: “Mình đã bao giờ thốt ra những lời gây tổn thương cho người khác chưa nhỉ?’’. Rồi! Mà hình như là nhiều lần thì phải để rồi những lần đó tôi thấy lòng mình nặng trĩu,cảm thấy bản thân mình thật vô tâm và ích kỉ mặc dù cố biện minh cho bản thân rằng: “Mình làm như vậy là đúng chẳng có gì phải suy nghĩ cả’’. Cho đến khi tôi đọc một câu chuyện và thấy chỉ với một lời khuyến khích, động viên đã giúp người thất bại, người không có niềm tin về bản thân trở nên vững vàng hơn trên con đường đời của mình tôi mới vỡ lẽ ra rằng: “Chẳng nhẽ một lời nói lại có một sức mạnh phi thường như vậy sao?.Nó có ảnh hưởng sâu sắc tới tâm lý con người đến thế?’’. Hàng trăm câu hỏi về một vấn đề cứ quanh quẩn trong đầu tôi và rồi tôi bắt đầu tìm hiểu và dần thấy được sức mạnh của một thứ vô hình –cái mà trước đây tôi chưa hề suy nghĩ về nó.

Từ trước tới giờ chưa lúc nào tôi bận tâm tới những vấn đề này cho tới tận bây giờ khi chuẩn bị là một học sinh lớp 12 tôi mới bắt đầu tìm hiểu về “lời nói” nó không chỉ đơn thuần là một thứ vô hình, không chỉ là một lời giao tiếp hay một lời nói chuyện bình thường mà ẩn sâu trong đó đôi khi nó là một liều thuốc tinh thần,viên kẹo ngọt dịu dàng, nhưng nhiều lúc nó “không phải là dao cũng làm cho ta đau nhói”, “không phải là khói mà làm mắt ta cay”, “không phải là mây mà đưa ta xa mãi”. Lời nói –nó có thể giúp ta thêm động lực, tự tin về bản thân khi một lúc nào đó ta rơi vào hoàn cảnh bế tắc, nó có thể đỡ ta đứng dậy mỗi khi gặp vấp ngã trên đường đời, giúp một bệnh nhân mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo trở nên lạc quan, yêu đời, quên đi nỗi sợ hãi của bệnh tật, mạnh mẽ đứng dậy chống chọi lại các cơn đau. Nhưng cái gì cũng có mặt trái của nó, lời nói cũng vậy, nó có thể khiến chúng ta từ một con người khỏe mạnh trở nên suy sụp, mất niềm tin ở bản thân hay đôi khi một lời nói vô tình có thể giết chết một con người, cướp đi niềm tin, niềm hy vọng của họ. Đôi lúc một câu nói của tôi tưởng chừng như là lời xã giao, câu nói đùa rất bình thường nhưng tôi không ngờ rằng những từ ngữ trong lời nói ấy nó vô tình chạm tới lòng tự trọng, tới một nỗi đau của người nghe hay có thể giết chết tâm hồn,hy vọng của họ. Đọc qua các bài báo, lướt qua các trang mạng những cái chết có khi chỉ do một lời nói, một sự nghi oan không có căn cứ mà kết tội người khác. Tôi đã từng đọc qua một câu chuyện kể về hai chú ếch rằng: Một đàn ếch đi ngang qua một khu rừng và hai con ếch bị rơi xuống một cái hố. Khi thấy cái hố quá sâu những con ếch còn lại bèn nói với hai con ếch kia rằng chúng sẽ phải chết. Hai con ếch mặc kệ những lời bình luận và cố hết sức nhảy ra khỏi cái hố. Đàn ếch nhao nhao bảo chúng đừng nhảy vô ích, hãy chấp nhận cái chết không thể tránh khỏi. Cuối cùng, một con ếch nghe theo lời của đàn ếch. Nó gục xuống chết vì kiệt sức và tuyệt vọng. Con ếch còn lại vẫn dồn hết sức lực cuối cùng tiếp tục nhảy lên. Đàn ếch trên bờ lại ầm ĩ la lên bảo nó hãy nằm yên chờ chết. Con ếch nó lại càng nhảy mạnh hơn nữa. Và thật kỳ diệu, cuối cùng nó cũng thoát ra khỏi cái hố sâu ấy. Đàn ếch xúm lại:“Không nghe chúng tôi nói gì à?”

Chúng cứ hỏi mãi trong sự ngạc nhiên, lúng túng của con ếch nọ.Cuối cùng sự thật cũng được một con ếch già hé lộ rằng: Con ếch vừa thoát khỏi cái hố kia bị điếc và nó cứ nghĩ là những con ếch khác hò reo đang cổ vũ cho nó, và chính điều đó đã làm nên một sức mạnh kỳ diệu giúp cho nó tìm được sự sống mong manh trong cái chết.

Các bạn thấy đấy giản dị như vậy thôi nhưng câu chuyện đã gửi đến chúng ta một thông điệp đầy ý nghĩa: “Một lời động viên, khích lệ đúng lúc,đúng thời điểm có thể mang đến sức mạnh cho chúng ta trong bất cứ nghịch cảnh nào nhưng ngược lại một lời nói cay độc cũng có thể mang đến cái chết cho một ai đó trong lúc khó khăn.Vậy nên mỗi chúng ta phải biết cẩn thận với lời nói của mình”. Và nếu lỡ như một ngày nào đó bạn rơi vào hoàn cảnh tương tự như hai chú ếch trên kia, bạn cũng không phải bị điếc như chú ếch thắng cuộc trên thì cách tốt nhất là: “Bạn hãy bỏ ngoài tai những lời chỉ trích đó về bạn vì chính những lời nói đó sẽ giết chết mọi nổ lực của bạn nhanh hơn cả việc bạn gục ngã vì kiệt sức …”

Thành công, thất bại, gian nan, thử thách, đó mới chính là cuộc sống. Cuộc đời mỗi người là một dấu chấm hỏi lớn và ẩn sâu trong dấu chấm hỏi là cả một trời khó khăn. Có thể bạn là một người hoàn hảo trong mắt người khác nhưng liệu bạn có dám khẳng định rằng mình chưa bao giờ thất bại hay rơi vào hoàn cảnh bế tắc, tuyệt vọng. Với bản thân tôi đây cũng vậy, tôi cũng từng gặp, từng trải qua rất nhiều thất bại trong học tập cũng như trong cuộc sống. Vậy nếu là bạn ở trong hoàn cảnh đó, bạn có cần một lời chia sẻ,quan tâm không?. Chắc là có, con người ta dẫu mạnh mẽ đến đâu vẫn có những lúc yếu mềm, những lúc đó đối với tôi chỉ cần một ánh mắt cảm thông, một cái ôm ấm áp và đặc biệt một lời động viên, khích lệ chân thành cũng đã giúp tôi phần nào xua đi nỗi buồn, áp lực. Nhưng hình như trong xã hội hiện đại hôm nay, trong khi sự liên kết thông tin ngày càng phát triển,mạng lưới công nghệ ngày càng lấn chiếm cuộc sống thực tại, sự ra đời của hàng trăm ứng dụng hiện đại, thông minh thì sợi dây gắn kết giữa mỗi con người với nhau lại đang bị rạn nứt dần, sự quan tâm, chia sẻ đang bị mất dần và thay vào đó là lối sống vô cảm, ích kỉ -những thứ rác rưởi đó sẵn sàng ăn mòn nhân cách, hủy hoại cả xã hội. Cuộc sống công nghệ hiện tại đã làm con người thay đổi quá nhiều và trong bản tính của mỗi người lời cảm ơn và xin lỗi dần phai nhạt đặc biệt là với tuổi trẻ hiện nay. Đã bao giờ bạn tự hỏi bản thân rằng: “Mình đã nói những câu đó bao nhiêu lần rồi nhỉ,những lời đó mình thốt ra là có thật lòng hay không?”. Vậy đó chúng ta đã mất đi thói quen nói lời cảm ơn, xin lỗi. Đặc biệt theo suy nghĩ của tôi đây là vấn đề nghiêm trọng với tuổi trẻ hiện nay. Đã có lần tôi đề cập về vấn đề này với các anh chị hơn tuổi và nhận được câu trả lời rằng họ không thể thốt ra những lời cảm ơn hay xin lỗi. Tại sao? Tại sao họ không làm được điều đó? Phải chăng vì lòng tự trọng của họ quá cao hay mỗi khi thốt ra những lời đó họ thấy giả tạo, ngài ngại? Ừ thì ngại, ngại đấy nhưng họ có tự thấy xấu hổ với bản thân mình không? Tại sao một con người có học thức lại không biết nói lời cảm ơn, xin lỗi?. Vậy thì các bạn học đạo đức, giáo dục công dân để làm gì?. Để lãng phí, để tiêu hao thời gian,công sức và tiền bạc.

Tham khảo thêm:  

Lời cảm ơn, xin lỗi là một bài học quan trọng trong giao tiếp –bài học về phép lịch sự mà mỗi chúng ta cần phải có nhưng dường như nó đang bị các bạn trẻ hiện nay quên lãng. Tôi là một người rất giàu lòng tự trọng nhưng nhiều lúc tôi phải vứt bỏ cái tôi cá nhân sang một bên để nói lời xin lỗi trước hành động sai của mình và nói lời cảm ơn khi được người khác giúp đỡ. Hai tiếng cảm ơn –xin lỗi trở nên lạ lẫm, xa lạ trong xã hội hiện nay. Chúng ta đang sống ở thế kỉ XXI – một thế kỉ văn minh và hiện đại nhưng nền tảng đạo đức đã bị phai dần. Lời cảm ơn hay xin lỗi đang thưa thớt dần. Hình như người ta không biết đến hay cố tình lãng quên đi một nét đẹp của nền văn hóa. Chúng ta được sinh ra với một con người khỏe mạnh, được lớn lên trong lời ru tiếng hát của mẹ và bờ vai che chở vững chãi của bố vậy có ai nghĩ rằng mình sẽ hoàn hảo hơn nếu mình biết yêu thương, biết quan tâm, chia sẻ và biết nói lời cảm ơn xin lỗi – hai từ ngắn gọn nhưng nó mang lại ý nghĩa vô cùng sâu sắc nếu ta sử dụng đúng thời điểm. Hãy bắt đầu đi, bắt đầu tập cách sống quan tâm, yêu thương người khác và thốt ra những lời xin lỗi sau mỗi sai lầm của mình, lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ – với bất cứ ai.

Qua câu chuyện về hai chú ếch,về việc nói lời xin lỗi – cảm ơn của tuổi trẻ hiện nay như một tấm gương sáng để ta soi lại chính mình, giúp tôi hiểu được sức mạnh khủng khiếp của lời nói, hình như tôi nhận ra rằng mình đã lớn, lớn hơn trong cách suy nghĩ, cách nhận biết và cách viết. Mình đã biết nghĩ,biết bày tỏ thái độ, cảm xúc và đặc biệt biết lên án trước một vấn đề trong hàng trăm vấn đề phức tạp của xã hội.

Bài làm mẫu 4

Trong giao tiếp hàng ngày, một số chúng ta thường quên đi hay bỏ qua sức mạnh của ngôn từ. Chúng ta thường không chú tâm lắm đến tác động về mặt cảm xúc mà một từ, một lời nói có thể tạo ra làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ. Khi nói chúng ta có khuynh hướng vội vàng thốt ra mà không biết đến hiệu lực tại lời Chúng ta không nghĩ rằng một lời thốt ra có thể kết nối, hàn gắn, yêu thương, mang 2 hay nhiều người đến gần nhau trong sự đồng cảm, hay ngược lại làm họ tan nát, đẩy trái tim họ xa nhau.

Chỉ một từ ngữ có thể khơi dậy niềm vui, hứng thú, ngạc nhiên, đồng tình, tích cực, mong đợi và tin tưởng. Ngược lại ngôn từ có thể gây sợ hãi, tức giận, tiêu cực, nghi ngờ, tiếc nuối, và buồn đau. Việc chọn từ ngữ cho lời ăn tiếng nói trong một số trường hợp có thể làm thay đổi vĩnh viễn một mối quan hệ và hành trình bạn đang đi. Chúng ta quên rằng dù ta cố gắng đến đâu, một lời khi đã thốt ra, không thể lấy lại. Kết quả của lời nói, như mũi tên lao đi vun vút- nhưng mũi tên bắn đi có thể không trúng đích và không gây tổn hại, nhưng tác dụng tốt hay xấu trong thông điệp lời nói của chúng ta có hiệu quả gần như tức thì.

Có những lời đùa cợt tưởng như vô hại, nhưng người nói nào ngờ một hai từ trong câu nói vui ấy rất vô tình đã chạm vào một nỗi đau thầm kín của người nghe. Lại có những lời châm chọc mỉa mai cố ý làm đau lòng người khác cho bỏ tức hay bỏ ghét, quả thực có tác dụng như vũ khí sát thương tâm hồn.

Thử hỏi có bao nhiêu trong số người nghe những câu đùa hay châm chọc ấy có bản lĩnh biết mình biết người, không cố chấp sẽ không nóng mặt hay tự ái mà bỏ qua cho câu đùa cợt vô tâm ấy? Ngược lại, đã có nhiều người quá nóng nảy, nổi khùng lên và “ăn miếng trả miếng” để rồi dẫn đến những phản ứng đáng tiếc của cả hai.

Ai cũng biết câu ca dao này :

“Lời nói không mất tiền mua.
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

Đây chính là sức mạnh của hiệu lực tại lời. Việc làm, các mối quan hệ gia đình và xã hội, đời sống tình cảm của chúng ta có thể bị ảnh hưởng và thay đổi nhiều từ cách ăn nói của chúng ta.

Lời nói và nụ cười là hai thứ dễ cho đi và hiệu quả nhanh nhất. Một câu nói nhẹ nhàng và ngọt ngào sẽ như một làn gió mát thổi vào lòng ai đó trong một ngày oi ả. Có người nói mà ta nghe từ cách xa qua điện thoại hay tiếp nhận lời bằng email vẫn có thể tưởng như nghe thấy tiếng cười hay nhìn thấy nụ cười trên môi mắt họ. Trong khi đó một câu nói nặng nề chua cay có thể khiến người nghe đau lòng và buồn bã không chỉ một ngày mà có khi “ đau nặng từng lời nói” nhiều ngày bởi không phải ai cũng dễ buông bỏ và hỷ xả. Cuộc sống con người rất mong manh trong cõi trần gian vô thường. Còn nhìn thấy nhau, gặp nhau sao không nói với nhau những lời tử tế, chân thật. Để rồi khi xa nhau hay phải chia lìa ta sẽ không thấy ân hận, dằn vặt và ray rứt nghĩ lại khi còn gần nhau, khi người ta còn sống mình không nói được lời yêu thương.

Cũng xin nói rằng đắc nhân tâm bằng lời nói là tốt nhưng lời nói ấy phải chân thành. Nói những lời tốt lành nhưng đừng giả dối, đầu môi chót lưỡi. Những lời tâng bốc để mua lòng người, những viên thuốc độc bọc đường sẽ gây hại nhưng sớm muộn rồi người ta sẽ nhận biết bản chất giả dối, tác hại của chúng. Trong khi đó nhiều khi lời nói thẳng, nói thật có thể khiến người nghe không vừa ý. Vẫn biết “Lời thật mất lòng” nhưng nếu ta chọn cách nói và thời điểm nói thích hợp và chân thành thì lời thật ấy có thể vẫn được người nghe tiếp thu và suy nghĩ để sửa đổi. Về phía người nghe cũng nên bình tĩnh suy xét lời nói đến tai ta. Khi ta nghe, ta cố gắng để hiểu hoàn cảnh, thời gian và nguyên cớ của lời nói. Có người nói một lời thẳng thắn, không phải là lời khen ngợi, mà là lời nhắc nhở hay chỉ ra cho ta cái sai sót của ta, ta nên biết tiếp thu lời thực ấy. Còn có người cách nói năng không được nhẹ nhàng êm ái, nhưng tâm họ rất lành và họ nói không chút ác ý. Với những người ấy ta cần hiểu bản chất của lời nói và tâm tính người nói để chắt lọc và bỏ qua những phần chưa hay của lời họ nói.

Ngoài ra một điều quan trọng là “ Lời nói phải đi đôi với việc làm”. Đừng thuyết giảng, dạy đời người ta phải yêu thương con người, anh em, bạn hữu mà hành động của mình thì mâu thuẫn đến độ mình không yêu thương ngay đến gia đình mình, những người sống quanh mình. Như thế là người hai mặt và đạo đức giả như kiểu Nhạc Bất Quần trong truyện kiếm hiệp của Kim Dung. Nhưng dưới ánh mặt trời không có gì có thể che đậy được và dòng chảy của thời gian sẽ giúp người ta nhận ra bản chất của lời nói, cũng như nhân cách của một con người.

Mong sao tất cả chúng ta luôn có tâm an hoà và biết nói lời thật dễ nghe, những lời đẹp không giả dối, để đem niềm vui đến cho người và đến lượt mình niềm vui của việc cho đi và nhận lại ái ngữ.

Bài làm mẫu 5

Lời nói có một sức mạnh khôn lường, có thể làm ta vui, ta buồn, làm ta đau đớn tuyệt vọng hoặc hài lòng và cũng nhiều khi, một lời nói vô ý có thể giết chết một con người. “Giết” ở đây không hẳn theo nghĩa đen mà còn có nghĩa “giết chết” tâm hồn, niềm tin, niềm hy vọng. Một con người sống mà đánh mất mình, không còn niềm tin và hy vọng vào cuộc đời, chẳng phải là đã chết hay sao?

Nó từng chứng kiến rất nhiều tình huống, thậm chí, đã là người trong cuộc. Có những câu nói đã, đang và sẽ theo nó cho đến hết cuộc đời để mỗi lần nhớ lại, nó thấy mình thêm mạnh mẽ, thêm tin yêu và thấy cuộc đời còn nhiều điều đáng sống. Những lời nói ấy là từ người thân yêu, người sơ giao và cả người mới gặp lần đầu. Có lời nói nó muốn tin, có lời nó muốn gạt bỏ, có lời nó ghi lại vào một quyển sổ con con và có lời nó chôn chặt trong tim, không bao giờ muốn cào xới lên thêm nữa.

Cũng như mọi người, nó đã có rất nhiều câu nói để người khác nhớ. Có những lời nó đã lựa lời uốn lưỡi nhưng cũng có lúc nó buột miệng nói ra trong lúc đang có một cảm xúc tiêu cực nào đó khiến người ta buồn, người ta thất vọng và sợ nhất là người ta mãi mãi hiểu lầm về nó. Thế mới biết giá trị của con người có khi chỉ được quyết định và đóng đinh trong vòng hai giây.

Nó là một người rất để ý đến ngôn từ vì nó hiểu sức mạnh ngầm ẩn chứa sau đó. Một lời động viên đúng lúc đủ khiến con người ta thay đổi, dám nghĩ, dám làm và đạt được thành công. Một lời chê bai hiềm khích cũng khiến một tâm hồn trong trắng mang một vết chàm, đáng sợ hơn khi ta không quên được điều đó và mỗi lần nghĩ đến, tất cả lại gieo vào tâm trí ta những hằn học, những tự ti, mưu toan tội lỗi. Một lời nói ích kỷ, phán xét chưa thấu tình đạt lý dễ khiến con người ta mang một nỗi tổn thương, một vết cứa và khiến họ day dứt trong suốt những năm tháng về sau.

Tuy nhiên, có ai hiểu rằng đằng sau mỗi lời nói đó có điều gì đang ẩn chứa? Đôi khi vì một lý do thầm kín nào đó mà ta buộc phải nói ra những lời ta không mong muốn để đánh đổi lại sự bình yên, thanh thản cho một gia đình, một tâm hồn. Những lời nói dối đó, suy cho cùng đều chứa đựng sự ích kỷ. Làm sao họ biết người nghe sẽ thanh thản, làm sao họ biết những lời nói ấy sẽ mang lại điều gì, bình yên hay sóng gió trong tương lai bởi đó là điều không ai biết trước. Người ta tự lái số phận của mình bằng một lời nói mà họ thường ngụy biện rằng đã được suy nghĩ rất lâu và cẩn trọng. Lâu và cẩn trọng nhưng lại ích kỷ thì có ý nghĩa gì?

Thế nên, hãy thật cẩn thận với lời nói của mình bởi bạn đang sở hữu một con dao sắc bén, có thể gây ra những thương tổn về tinh thần và thể xác. Hãy biến lời nói thành những hạt giống, gieo vào lòng người nghe những thanh âm ngọt ngào để thế giới này tốt đẹp, nhân từ và vị tha hơn. Và nếu có thể, hãy nói thật! Bởi sự thành thật luôn được đánh giá cao, chứng tỏ được sự trưởng thành và trách nhiệm đối với chính lương tâm của mình.

Bài làm mẫu 6

“Lời nói chân thành, đúng lúc chẳng khác gì phép màu, làm tái sinh sự sống trong một tâm hồn vốn đã héo khô.” Câu nói ấy là sự giải thích rõ ràng nhất về ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống, như vậy, vì sao lời nói lại có sức ảnh hưởng to lớn đến con người như thế?

Lời nói là sự diễn đạt bằng ngôn ngữ để tạo thành một ý hoặc một văn bản hoàn chỉnh nhằm thực hiện một mục đích giao tiếp nào đó. Trong lời nói, ngoài giá trị về mặt ngữ nghĩa, lời nói còn thể hiện thái độ, hàm ý của chủ thể tạo ra nó. Bởi thế, xét đoán một lời nói trọn vẹn không phải là điều dễ dàng và để hiểu rõ mục đích giao tiếp mà người đối diện đang nhắc đến có lẽ cũng không phải điều gì quá ư dễ dàng, nhất là những câu nói mang đầy hàm ý.

Trước hết, lời nói được coi là một phương tiện giao tiếp cơ bản và bản năng nhất của riêng con người chứ không phải bất cứ loài động vật nào khác. Nó giúp con người biểu đạt những suy nghĩ và cách hiểu của mình, để mọi người có thể thấu hiểu những gì đối phương đang muốn thể hiện. Chúng ta giao tiếp hằng ngày với nhau bằng lời nói và chính lời nói lại trở thành một công cụ hữu hiệu và phổ thông nhất để loài người có thể tiếp cận đến suy nghĩ của nhau. Không có lời nói thì quá trình giao tiếp của ta sẽ trở nên chậm chạp và sẽ vô cùng khó khăn khi thay thế lời nói bằng một phương tiện giao tiếp khác.

Lời nói có khả năng tác động mạnh mẽ đến người khác hay với chính bản thân ta. Lời nói có khi là kẹo ngọt dịu dàng, có khi là hoa hồng chứa gai nhọn nhưng nó cũng có thể là con dao sắc gây cho người khác bị tổn thương. Lời nói có thể đưa một con người lên tận đỉnh của vinh quang, của sự sung sướng, có thể giúp cho họ thêm sức mạnh, niềm tin, hạnh phúc, giúp cho một người trong cơn tuyệt vọng trở thành người vững tâm. Ngược lại, lời nói cũng có thể khiến cho người ta từ tuyệt vọng trở nên suy sụp hoàn toàn, làm tổn thương nặng nề, hay thậm chí, nó mang đến cái chết cho một người nào đó. Có khi ta lỡ lời, nhưng có những khi ta trở nên “độc ác”, ta muốn người nào đó thật đau khổ với điều mà ta đang nói nhưng ta không hề nghĩ tới hậu quả sau đó còn khủng khiếp hơn rất nhiều. Chúng ta hay bị tổn thương bởi những lời nói dị nghị của những người xung quanh và chúng ta cũng rất dễ mỉm cười khi nghe những lời có cánh. Vì thế, lời nói được ví như một bông hồng, tuy có lúc nhan sắc của nó thật tuyệt với những cánh hoa mịn màng như nhung, nhưng có lúc chúng lại trở thành những lớp gai nhọn sẵn sàng xuyên thấu và làm đau ta bất cứ lúc nào. Vì vậy, những lời nói có khả năng tác động to lớn đến một con người, cho nên mỗi khi ta định nói lên một điều gì đó, cần biết “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”, phải biết rằng lời nói của mình sẽ đem đến điều gì nếu nó được nói ra. Bởi lẽ đôi khi sự vô tư quá mức lại khiến chúng ta thốt ra những lời nói không đáng nói, những lời không đáng được nghe.

Bởi mức độ ảnh hưởng to lớn như vậy nên trong cuộc sống, ta luôn phải biết cẩn trọng trước những lời nói của mình. Có những lúc ta buộc phải nói dối, như cách mà một vị bác sĩ nói dối về bệnh tật của một bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, nhưng cần nhất vẫn là lúc chúng ta sống thật với chính mình, nói ra những lời thật lòng. Tuy nhiên đó không phải là thứ phát ngôn nhất thời của cảm xúc, chúng ta nói phải biết trước biết sau, biết thế nào là đúng, thế nào là không gây ác cảm cho mọi người. Những lời nói kia tuy đơn giản mà chẳng hề giản đơn, nó có thể trở thành thước đo nhân cách cho bất cứ ai vào bất kì thời điểm nào.

Mỗi lời nói của chúng ta đều ẩn chứa một sức mạnh vô hình. Hãy biết nói lời dễ nghe, đúng đắn và chân thành để bản thân được vui vẻ và nhận lại sự tôn trọng ở người khác. Cuộc sống ngắn ngủi, cớ gì phải gây cho nhau những tổn thương không nên có?

Nghị luận về giá trị của lời nói

Bài làm mẫu 1

Ông cha ta đã đúc kết rằng ” lời nói gói vàng”. Chỉ bằng cách so sánh mà đã gợi giá trị to lớn của lời nói trong cuộc sống, mỗi lời nói vô hình có giá trị như một gói vàng- một trong những kim loại quý nhất trên thế giới.

Tham khảo thêm:   Top game rắn săn mồi hấp dẫn nhất trên điện thoại

Lời nói là một công cụ giao tiếp bằng ngôn ngữ, giúp con người bộc lộ được những suy nghĩ, ý tưởng, tình cảm, cảm xúc từ đó mà làm cho nhân loại xích gần nhau hơn. Sở dĩ con người khác với con vật là bởi chúng ta có tiếng nói riêng của mình. Lời nói chính là kho tàng quý giá, một thứ tài sản của con người, kết tinh trí tuệ và vẻ đẹp của cả nhân loại. Trước hết, lời nói đánh dấu một bước tiến hóa của loài người, mở ra một kỉ nguyên mới cho nhân loại. Ở đó, con người sẽ tiếp xúc và giao tiếp với nhau, bộc lộ, diễn đạt những tâm tư, nguyện vọng một cách trực tiếp mà không cần phải viết ra nên sẽ tiết kiệm thời gian, nói được nhiều điều mình muốn thể hiện. Lời nói rất quan trọng, nó có thể giúp bạn thành công nhưng cũng có thể làm bạn thất bại. Những người thành đạt như cựu tổng thống Mĩ B. Obama, giám đốc tập đoàn Alibaba- Jack Ma hay chủ tịch Hồ Chí Minh đều là những người có khả năng sử dụng lời nói trong giao tiếp một cách đúng đắn, chính xác, thông minh và tế nhị bởi thế mà lời nói của họ dễ đi vào lòng người, tạo nên sự thuyết phục, những thiện cảm và dấu ấn trong lòng người nghe. Trong lĩnh vực kinh tế hay ngoại giao, mọi thành công hay thất bại phần nhiều là nhờ vào lời nói. Bên cạnh đó, thông qua lời nói mà ta xác lập được những mối quan hệ với mọi người xung quanh bởi lẽ mỗi cá nhân không tồn tại đơn lẻ, họ sống trong mối quan hệ khăng khít, gắn bó với cộng đồng. Bên cạnh đó, lời nói là thước đo văn hóa của con người. Ai đó sẽ không đánh giá cao nếu bạn là người ăn nói vô duyên, thô tục, cọc cằn. Và ngược lại, bạn sẽ có ấn tượng tốt trong lòng người khác nếu bạn biết sử dụng lời nói một cách tế nhị, lịch sự, có học thức và có văn hóa.Bởi thế mà ông cha ta thường nói:

“Đất xấu trồng cây khẳng khiu
Những người thô tục nói điều phàm phu
Đất tốt trồng cây rườm rà
Những người thanh lịch nói ra dịu dàng”.

Vậy chúng ta phải làm gì để phát huy giá trị của lời nói? Dân gian đã đúc rút: “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” tức là mỗi lời ta nói ra phải có mục đích, có chủ ý và được biểu đạt một cách lịch sự, tế nhị nên trước khi nói điều gì, bạn hãy suy nghĩ thật chín. Lời nói dại dột nhất được bật ra là khi ta đang có những cảm xúc tiêu cực như tức giận, nóng nảy, ghen tuông… bởi khi đó rất hiếm người làm chủ và kiềm chế được bản thân. Vốn dĩ “Lời nói chẳng mất tiền mua” nên hãy “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Sử dụng lời nói đúng lúc, đúng chỗ, đúng mục đích sẽ đạt được hiệu quả giao tiếp cao và để lại thiện cảm trong lòng người khác. Lời ăn tiếng nói là một kĩ năng sống quan trọng, cần thiết nhưng không phải ngày một ngày hai mà ta có thể ăn nói văn hóa mà đó là cả một quá trình rèn luyện, tiếp thu và học hỏi để hoàn thiện bản thân. Ngày nay, khi đất nước đang hội nhập cùng thế giới, con người cũng nên trau dồi cho bản thân vốn ngoại ngữ song cũng không nên bỏ quên ngôn ngữ mẹ đẻ, hội nhập để làm phong phú cho vốn tiếng Việt.

Tôi và bạn, những người trẻ tuổi hãy bắt đầu trau dồi lời hay ý đẹp ngay từ bây giờ bởi ông cha ta đã dạy “học ăn, học nói, học gói, học mở”. Bởi vì giá trị của lời nói trong cuộc sống thật to lớn.

Bài làm mẫu 2

Xưa nay, không ít người chỉ bằng lời nói mà làm nên việc lớn. Cũng không ít người chỉ vì lời nói mà rước họa vào thân. Mới hay, lời nói tuy vô hình nhưng có sức mạnh xoay chuyển càn khôn, điên đảo trời đất. Làm người biết được sức mạnh của lời nói mà sống cho phải đạo lí, biết tu dưỡng lấy mình mới mong có cuộc đời êm đẹp, thanh bình.

Lời nói là sự diễn ngôn ngữ được biểu hiện dưới dạng nói. Lời nói là hình thức giao tiếp quan trọng nhất của con người. Ngôn ngữ giao tiếp được biểu hiện dưới dạng lời nói mang những đặc trưng riêng, có tính tùy biến cao để phù hợp với từng hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp nhằm hướng đến một hiệu quả giao tiếp ngắn gọn và cao nhất.

Với sự hỗ trợ đắc lực của ngữ điệu, thái độ trong giao tiếp, lời nói phát huy sức mạnh to lớn trong việc thực hiện việc trao đổi thông tin trong giao tiếp, đồng thời bộc lộ tư tưởng, tình cảm của con người. Lời nói toe ra đầy sức mạnh trong từng hoàn cảnh giao tiếp và mục đích của người nói. Một lời động viên đúng lúc có thể giúp cho những người đang trong cơn bế tắc lấy lại tinh thần và vượt qua khó khăn. Nhưng cũng có những lời nói thiếu trách nhiệm và tình thương có thể giết chết một người đang trong cơn tuyệt vọng. Lời nói tuy không có hình thể, nhưng có tác động mạnh mẽ đối với con người.

Bởi thế, xưa nay, con người luôn rất cẩn trọng mỗi khi nói thành lời. Người xưa có câu:

“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

Ngoài chức năng trao đổi thông tin, lời nói còn là phương tiện để gắn kết tình cảm của con người. Nhờ lời nói tốt đẹp mà tình cảm con người trở nên tốt đẹp, thân thiện và bền vững hơn. Chính nhờ lời nói mà con người thấu hiểu, đồng cảm lẫn nhau, tăng cường tình yêu thương trong xã hội.

Con người đã biết vận dụng sức mạnh vô hạn của lời nói để thành công trong công việc và trong đời sống. vận dụng sức mạnh của lời nói để thành công là mọt lựa chọn thông minh bởi lời nói luôn sẵn có ở mỗi con người. Nó không cần phải chuẩn bị dài lâu hay vận động từ những nguồn lực khác. Người nói luôn chủ động điều chỉnh trong mọi tình thế làm cho nó tốt hơn, hiệu quả hơn, phù hợp hơn với mục đích giao tiếp của mình.

Trong lịch sử dân tộc ta, các bậc anh hùng đều là người có tài ăn nói phi thường. Trần Quốc Tuấn với bản hùng văn Hịch tướng sĩ mà có thể làm cho tướng sĩ thức tỉnh, khơi bừng sĩ khí, vực dậy lòng quân. Lời văn chân thành thống thiết, thấu tận nhân tâm khiến ai ai cũng rơi lệ hối hận về những hành động sai trái và thái độ thờ ơ của mình với vận mệnh đất nước. Nguyễn Trãi với những bức thư mà có thể khiến cho kẻ địch quy hàng, phiến quân thuần phục, nhân dân ủng hộ hết mình. Những bức thư của ông được tập trung lại thành bộ Quân trung từ mệnh được đánh giá có sức mạnh hơn mười vạn quân. Thật đáng khâm phục.

Trên thế giới cũng không ít người bằng lời nói mà đạt được mục đích của mình. Hitler chỉ bằng lời nói mà lấy được niềm tin của thanh niên Đức, khiến họ tin tưởng vào sứ mệnh làm thay đổi thế giới, hăng hái ra chiến trường chiến đấu, phục vụ mưu đồ của bọn phát xít. Cái tài của Hitler là chỉ bằng lời nói mà có thể lừa dối cả dân tộc Đức, thực hiện tham vọng bá chủ thế giới. Lãnh tụ Lenin với bài diễn thuyết đầy bản lĩnh, hùng hồn và thuyết phục đã khiến cho toàn thể giai cấp vô sản nước Nga tin vào một tương lai tươi sáng với đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản và con đường giải phóng dân tộc, tiến lên xây dựng đất nước Chủ nghĩa xã hội.

Và còn biết bao nhiêu câu chuyện khác nữa về sự thành công vang dội của các vĩ nhân khi họ phát huy sức mạnh phi thường của lời nói. Thế nhưng, lời nói chỉ phát huy sức mạnh hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào mục đích của lời nói và bản lĩnh của người thực hiện lời nói. Mục đích của hành động nói phải tốt đẹp, hướng vào số đông, phục vụ lợi ích của số đông. Người thực hiện hành động nói phải là người uy tín, trí tuệ, được mọi người hết mực tin tưởng thì điều kì diệu ấy mới xảy ra được.

Lời nói vô hình nhưng sắc như dao nhọn và độc hơn rắn rết. Những lợi ích nó mang lại là hết sức lớn lao và những tổn thương của nó cũng rất khủng khiếp, không thể lường trước hết được. Bởi thế, hãy cẩn thận với những gì mình nói. Đừng hủy diệt tinh thần của một người đang trong hoàn cảnh khốn khó bởi những lời nói tiêu cực của mình. Thay vào đó, hãy biết dành thời giờ để động viên và khích lệ họ.

Việc thành bại đâu chỉ có chí lớn mà thành. Trước là để nắm vững cơ hội, sau là lời nói thuận lòng người. Cuộc sống của chúng ta và mọi người xung quanh trở nên như thế nào tùy thuộc vào chính thái độ và những lời nói của chúng ta. Bởi thế, hãy uốn lưỡi bảy lần trước khi nói để không phải hối hận.

Muốn phát huy được sức mạnh của lời nói không gì quan trọng hơn là ý thức rõ ràng về sức mạnh (tích cực và tiêu cực ) của nó. Biết cái lợi để mà tận dụng, phát huy. Biết cái hại để mà hạn chế, né tránh, không gây tổn hại cho người khác và cho bản thân mình.

Nên vận dụng lời nói đúng lúc, đúng đối tượng giao tiếp. Linh hoạt trong lời nói để đạt được mục đích cao nhất nhưng không vì thế mà giảo hoạt, giả dối, lừa bịp người khác. Phải có lập trường vững vàng trong giao tiếp.

Luôn ý thức nâng cao bản lĩnh trong giao tiếp. Nói lời thì phải giữ lấy lời. Không nên ngụy biện khi mình sai trái. Thành thật trong lời nói giúp ta được người khác tin tưởng, yêu thương và giúp đỡ để thành công.

Phát hiện và kiên quyết chống lại những kẻ dùng lời nói để mưu lợi cho bản thân hoặc hãm hại người khác. Thực hiện lối sống lành mạnh, tiến bộ, ngôn phong chuẩn mực trong cộng đồng.

Lời nói có thể làm con người đẹp hơn hay trở nên xấu xí hơn trong mắt người khác. Tất cả phụ thuộc vào những gì bạn nói và cách bạn nói với mọi người.

Trong cuộc sống, có nhiều người lợi dụng sức mạnh của lời nói để lừa dối, mưu lợi cho bản thân hoặc hãm hại người khác. Có nhiều người thiếu cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói, để kẻ khác lợi dụng khiến bản thân rơi vào nguy hiểm, tai họa đến nỗi tan nhà nát cửa. Những người như thế thật đáng chê trách.

Kiếm có thể làm tổn thương thân thể, lời nói có thể làm tổn thương tâm hồn. Một lời bất cẩn có thể nhóm lên xung đột. Một lời tàn nhẫn có thể phá hỏng một cuộc đời. Một lời đúng lúc có thể xua đi căng thẳng. Nhưng một lời yêu thương có thể chữa lành và chúc phúc. Hãy luôn ý thức trách nhiệm của mình khi nói và nên nói những lời đúng đắn và tốt đẹp để gắn kết tình người trong cuộc sống này.

Bài làm mẫu 3

Trên mặt đất này, trong muôn loài, thì loài người là thông minh và mạnh mẽ nhất. Họ thống trị muôn loài bằng trí tuệ và tâm hồn sắc sảo của mình, tạo nên những giá trị tuyệt đẹp của cuộc sống. Họ còn có phương tiện giao tiếp quý giá là lời ăn tiếng nói, đây chính là phương tiện quan trọng để kiến tạo các mối quan hệ người – người, truyền đạt thông tin,…

Lời nói là gì? Từ rất lâu trong lịch sử nhân loại, ngôn ngữ đã được hình thành qua quá trình lao động sản xuất, chinh phục thiên nhiên, xây dựng mối quan hệ cộng đồng. Con người dùng ngôn ngữ để bày tỏ tư tưởng tình cảm của bản thân với những người xung quanh. Từ đó, loài người hiểu và thêm yêu thương gắn bó với nhau.

Như vậy, giá trị và ý nghĩa của lời nói thật vô cùng to lớn. Lời nói được thốt ra từ trí tuệ và tâm tư của người này sẽ đến được với trí tuệ và tâm tư người khác. Đó là phương tiện kết nối vô cùng quan trọng. Lời nói sẽ đem lại sự giúp đỡ giữa người và người, nâng đỡ tinh thần, an ủi khi buồn, chia sẻ khi vui. Những sức mạnh tinh thần mà lời nói đem lại sẽ giúp con người chúng ta vượt qua nhiều thử thách, có thể học tập, lao động, sáng tạo tốt hơn, gặt hái nhiều thành tựu hơn. Trong khoa học, lời nói giúp chuyển tải các quan điểm nghiên cứu để khoa học được tiếp thu, phát triển. Trong công việc, lời nói là cách thức trao đổi làm việc nhóm, góp ý, động viên nhau; trong đời thường, lời nói là sự bày tỏ yêu thương, chia sẻ cùng nhau. Cũng có lúc giận hờn, con người dùng lời nói làm tổn thương nhau, điều đó thật đáng buồn, vì lời nói vô hình nhưng có khi sắc bén như gươm đao gây ra những vết thương lòng khó lành được. Bởi vậy, phải biết dùng lời nói để đem lại niềm vui, không nên dùng lời nói như một thứ vũ khí trong cuộc sống đời thường của mỗi chúng ta. Chính vì thế, ông bà ta khuyên con cháu rằng:

Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.

“Khôn” ở đây chính là chỉ người thông minh, khéo léo thì ắt am hiểu giá trị và ý nghĩa của lời nói. Có thể nói, sức mạnh lớn lao của lời nói thể hiện trong mọi hoàn cảnh cuộc sống con người. Đặc biệt là những lời nói chân chính, lan tỏa yêu thương. Mẹ Teresa, nữ tu cả đời cống hiến cho tình yêu thương con người đã từng nói rằng: “Lời nói tử tế có thể ngắn và dễ nói, nhưng tiếng vọng của chúng là vĩnh cửu”!

Vậy bài học rút ra cho con người, đặc biệt là người trẻ, là phải năng nói lên những “lời tử tế”, đó là những lời nói có suy nghĩ, thốt ra từ tấm lòng chân thành, ngay thẳng và trung thực. Mỗi lời nói như vậy sẽ như một bông hoa tươi nở giữa đời thường của cuộc sống, đem lại hạnh phúc và niềm tin cho tất cả chúng ta. Nhưng để vận dụng lời nói như một phương tiện giao tiếp hiệu quả, phương tiện trao gửi tư tưởng và tình cảm, cũng không phải tự nhiên mà làm được. Trước tiên, mỗi bạn trẻ phải năng trau dồi kiến thức về ngôn ngữ. Phải biết phát âm đúng, dùng từ hay, câu văn truyền cảm, cách nói năng phải mạch lạc khúc chiết. Không phải tự nhiên ta có thể đạt được những điều đó, nếu không ra sức học hỏi, ở trên ghế nhà trường và cả trong cuộc sống. Để có được những lời nói có giá trị và ý nghĩa cao đẹp, con người còn phải rèn luyện nhân cách, trau dồi phẩm chất của bản thân. Một bạn trẻ thì cần rèn luyện tính cách ôn hòa, kiên nhẫn, luôn tôn trọng mọi người, biết khiêm tốn, bao dung với người khác mà nghiêm khắc với chính mình. Khi đó, chúng ta mới có thể giao tiếp bằng lời nói một cách văn minh, lịch sự, đạt hiệu quả cao nhất. Và chúng ta mới hiểu hết ý nghĩa những lời nói tốt đẹp, hiểu được câu ca dao quen thuộc sau đây:

Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Như vậy, lời ăn tiếng nói luôn cần phải văn minh, thanh lịch. Có lẽ bao giờ con người còn hiện diện trên mặt đất này thì cũng không thể thiếu được vai trò của lời nói, để gắn kết và yêu quý nhau hơn. Người Việt chúng ta yêu quý tiếng mẹ đẻ, quyết tâm gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt. Mà muốn gìn giữ sự trong sáng đó, trước tiên, chúng ta cần học cách sử dụng lời nói thật đúng đắn, thật hay. Hãy để lời nói của bạn chuyên chở tình yêu thương và niềm vui đến cho mọi người!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 12: Nghị luận về sức mạnh của lời nói (3 Dàn ý + 11 mẫu) Sức mạnh của lời nói của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *