Bạn đang xem bài viết ✅ Tổng hợp các dạng bài tập chương 1 môn Hóa học lớp 10 Bài tập Hóa học lớp 10: Nguyên tử ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Nhằm đem đến cho các bạn học sinh lớp 10 có thêm nhiều tài liệu học tập, Wikihoc.com xin giới thiệu đến các bạn tài liệu Tổng hợp các dạng bài tập chương 1 môn Hóa học lớp 10 được chúng tôi tổng hợp chi tiết, chính xác và đăng tải ngay sau đây.

Tổng hợp các dạng bài tập chương 1 môn Hóa học lớp 10 là tài liệu vô cùng bổ ích, bao gồm các dạng bài tập Hóa học lớp 10 cơ bản và nâng cao chương I phần nguyên tử. Đây là tài liệu học tập môn Hóa hay dành cho các bạn luyện tập trên lớp cũng như ở nhà, giúp các bạn củng cố kiến thức, ôn thi học kì, luyện thi THPT môn Hóa. Ngoài ra các bạn tham khảo thêm bài tập chương 2 môn Hóa học lớp 10. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

DẠNG 1: BÀI TẬP VỀ THÀNH PHẦN CỦA NGUYÊN TỬ

Câu 1: Hạt nhân của hầu hết các nguyên tử do các loại hạt sau cấu tạo nên

A. electron, proton và nơtron

B. electron và nơtron

Tham khảo thêm:  

C. proton và nơtron

D. electron và proton

Câu 2: Một nguyên tử được đặc trưng cơ bản bằng

A. Số proton và điện tích hạt nhân

B. Số proton và số electron

C. Số khối A và số nơtron

D. Số khối A và điện tích hạt nhân

Câu 3: Nguyên tố hóa học bao gồm các nguyên tử:

A. Có cùng số khối A

B. Có cùng số proton

C. Có cùng số nơtron

D. Có cùng số proton và số nơtron

Câu 4: Điều khẳng định nào sau đây là sai ?

A. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton, electron, nơtron.

B. Trong nguyên tử số hạt proton bằng số hạt electron.

C. Số khối A là tổng số proton (Z) và tổng số nơtron (N).

D. Nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton, electron, nơtron.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Nguyên tử được cấu tạo từ các hạt cơ bản là p, n, e.

B. Nguyên tử có cấu trúc đặc khít, gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử.

C. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt proton và hạt nơtron.

D. Vỏ nguyên tử được cấu tạo từ các hạt electron.

Câu 6: Mệnh đề nào sau đây không đúng ?

(1) Số điện tích hạt nhân đặc trưng cho 1 nguyên tố. (2) Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8 proton.

(3) Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8 nơtron. (4) Chỉ có trong nguyên tử oxi mới có 8 electron.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 9: Nghị luận về vấn đề rác thải nhựa 2 Dàn ý & 12 bài văn mẫu lớp 9 hay nhất

A. 3 và 4

B. 1 và 3

C. 4

D. 3

Câu 7: Chọn câu phát biểu sai :

1. Trong một nguyên tử luôn luôn có số prôtôn = số electron = số điện tích hạt nhân

2. Tổng số prôton và số electron trong một hạt nhân gọi là số khối

3. Số khối A là khối lượng tuyệt đối của nguyên tử

4. Số prôton =điện tích hạt nhân

5. Đồng vị là các nguyên tử có cùng số prôton nhưng khác nhau về số nơtron

A. 2,4,5

B. 2,3

C. 3,4

D. 2,3,4

Câu 8: Cho ba nguyên tử có kí hiệu là , , . Phát biểu nào sau đây là sai ?

A.Số hạt electron của các nguyên tử lần lượt là: 12, 13, 14

B.Đây là 3 đồng vị.

C.Ba nguyên tử trên đều thuộc nguyên tố Mg.

D.Hạt nhân của mỗi ngtử đều có 12 proton.

Câu 9: Chọn câu phát biểu sai:

A. Số khối bằng tổng số hạt p và n

B. Tổng số p và số e được gọi là số khối

C. Trong 1 nguyên tử số p = số e = điện tích hạt nhân

D. Số p bằng số e

Câu 10: Nguyên tử có :

A. 13p, 13e, 14n.

B. 13p, 14e, 14n.

C. 13p, 14e, 13n.

D. 14p, 14e, 13n.

Câu 11: Nguyên tử canxi có kí hiệu là . Phát biểu nào sau đây sai ?

A. Nguyên tử Ca có 2electron lớp ngoài cùng.

B. Số hiệu nguyên tử của Ca là 20.

C. Canxi ở ô thứ 20 trong bảng tuần hoàn.

D. Tổng số hạt cơ bản của canxi là 40.

Tham khảo thêm:   7 lợi ích của đậu Hà Lan và những lưu ý cần phải biết khi ăn loại đậu này

Câu 12: Cặp phát biểu nào sau đây là đúng:

1. Obitan nguyên tử là vùng không gian quanh hạt nhân, ở đó xác suất hiện diện của electron là rất lớn ( trên 90%).

2. Đám mây electron không có ranh giới rõ rệt còn obitan nguyên tử có ranh giới rõ rệt.

3. Mỗi obitan nguyên tử chứa tối đa 2 electron với chiều tự quay giống nhau.

4. Trong cùng một phân lớp, các electron sẽ được phân bố trên các obitan sao cho các electron độc thân là tối đa và các electron phải có chiều tự quay khác nhau.

5. Mỗi obitan nguyên tử chứa tối đa 2 electron với chiều tự quay khác nhau.

A. 1,3,5.

B. 3,2,4.

C. 3,5, 4.

D. 1,2,5.

………

Tải file tài liệu bài tập hóa học chương 1 lớp 10 để xem thêm nội dung chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Tổng hợp các dạng bài tập chương 1 môn Hóa học lớp 10 Bài tập Hóa học lớp 10: Nguyên tử của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *