Bạn đang xem bài viết ✅ Vật lí 9 Bài 24: Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua Soạn Lý 9 trang 65, 67 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Vật lí 9 Bài 24 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu trong sách giáo khoa trang 66, 67.

Soạn Vật lí 9 bài 24 được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 9 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời qua bài học này các bạn hiểu được kiến thức về từ phổ, đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua, quy tắc nắm tay phải. Ngoài ra các bạn xem thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Vật lý lớp 9.

Vật lí 9 Bài 24: Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua

Lý thuyết Vật lí 9 Bài 24

I. Từ phổ, đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua

  • Phần từ phổ ở bên ngoài ống dây có dòng điện chạy qua và bên ngoài của thanh nam châm giống nhau. Trong lòng ống dây cũng có các đường sức từ, được sắp xếp gần như song song với nhau.
  • Đường sức từ của ống dây là những đường cong khép kín.
  • Giống như thanh nam châm, tại hai đầu ống dây, các đường sức từ có chiều cùng đi vào một đầu và cùng đi ra ở đầu kia. Đầu ra của các đường sức từ gọi là cực Bắc, đầu vào của các đường sức từ gọi là cực Nam.
Tham khảo thêm:   Cây trúc nhật: Ý nghĩa, hình ảnh, cách trồng, chăm sóc tại nhà

II. Quy tắc nắm tay phải

  • Chiều đường sức từ của ống dây phụ thuộc vào chiều của dòng điện chạy qua ống dây.
  • Quy tắc nắm tay phải: Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.

III. Phương pháp giải

1. Xác định chiều đường sức từ hay chiều dòng điện của ống dây

Bằng cách áp dụng quy tắc nắm tay phải ta có thể suy ra được:

– Chiều đường sức từ trong lòng ống dây khi biết chiều dòng điện qua ống dây.

– Chiều dòng điện trong ống dây khi biết chiều đường sức từ trong lòng ống dây khi có dòng điện chạy qua.

2. Xác định sự định hướng của nam châm thử khi đặt gần một ống dây có dòng điện chạy qua

– Vẽ đường sức từ của ống dây có dòng điện.

– Xác định chiều đường sức từ của ống dây theo quy tắc nắm tay phải.

– Xác định sự định hướng của nam châm thử theo quy tắc: Trục của kim nam châm thử trùng với tiếp tuyến của đường sức từ tại điểm đặt nó, chiều cực Bắc của nam châm thử trùng với chiều đường sức từ.

Giải bài tập Vật lí 9 trang 65, 67

Câu C1

So sánh với từ phổ của thanh nam châm và cho biết chúng có gì giống và khác nhau?

Tham khảo thêm:   Tìm hiểu giống chó Samoyed: Nguồn gốc, đặc điểm, cách nuôi, bảng giá

Gợi ý đáp án

Từ phổ bên ngoài thanh nam châm và từ phổ bên ngoài ống dây có dòng điện chạy qua rất giống nhau.

Khác nhau: Trong lòng ống dây cũng có các đường sức mạt sắt được sắp xếp gần như song song với nhau.

Câu C2

Nhận xét hình dạng của các đường sức từ?

Gợi ý đáp án

Đường sức từ ở trong và ngoài ống dây có dòng điện chạy qua tạo thành những đường cong khép kín.

Câu C3

Cho nhận xét về chiều của đường sức từ ở hai đầu ống dây so với chiều các đường sức từ ở hai cực của thanh nam châm?

Gợi ý đáp án

Giống như thanh nam châm, tại hai đầu ống dây, các đường sức từ cũng đi vào một đầu và cùng đi ra ở đầu kia

Câu C4

Cho ống dây AB có dòng điện chạy qua. Một nam châm thứ nhất ở đầu B của ống dây, khi đứng yên nằm định hướng như hình 24.4. Xác định tên các cực của ống dây.

Gợi ý đáp án

Đầu A của ống dây là cực Bắc, đầu B là cực Nam.

Câu C5

Trên hình 24.5 có một kim nam châm bị vẽ sai chiều. Hãy chỉ ra đó là kim nam châm nào và vẽ lại cho đúng. Dùng quy tắc nắm tay phải xác định chiều dòng điện chạy qua các vòng dây.

Gợi ý đáp án

Kim nam châm bị vẽ sai chiều là kim số 5. Dòng điện chạy qua các vòng dây có chiều đi ra ở đầu dây B

Tham khảo thêm:   Nói và nghe: Thuyết trình về trí tuệ và tài năng của con người - Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo tập 1 Bài 6

Câu C6

Hình 24.6 cho biết chiều dòng điện chạy qua các vòng dây. Hãy dùng quy tắc nắm bàn tay phải để xác định tên các từ cực của ống dây.

Gợi ý đáp án

Đầu A của ống dây là cực Bắc, đầu B là cực Nam.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Vật lí 9 Bài 24: Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua Soạn Lý 9 trang 65, 67 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *