Bạn đang xem bài viết ✅ Công thức tính điện trở tương đương Công thức Vật lí 11 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Công thức tính điện trở tương đương là tài liệu rất hữu ích mà hôm nay Wikihoc.com muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh lớp 11 tham khảo.

Công thức tính điện trở tương đương bao gồm công thức tính điện trở tương tương trong mạch song song, công thức tính điện trở tương tương trong mạch nối tiếp. Qua đó giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý ôn tập, củng cố kiến thức nhanh chóng học thuộc công thức để giải được các bài tập Vật lí. Từ đó đạt được kết quả ca trong các bài kiểm tra, bài thi học kì 2 Vật lí 11.

1. Điện trở tương đương là gì?

Điện trở tương đương là điện trở của toàn mạch. Điện trở này có thể thay thế cho các điện trở thành phần, sao cho cùng giá trị với hiệu điện thế thì cường độ dòng điện không đổi. Nếu mạch là mạch nối tiếp thì Rtd sẽ bằng tổng tất cả các R có trong mạch.

Tham khảo thêm:   Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 8 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn tập giữa kì 2 môn KHTN 8 (Có đáp án)

2. Công thức tính điện trở tương đương

– Mạch điện mắc nối tiếp các điện trở:

R = R1 + R2 + … + Rn

– Mạch điện mắc song song các điện trở:

frac{1}{R}=frac{1}{R_1}+ frac{1}{R_2}+frac{1}{R_3}+....+frac{1}{R_n}

+ Nếu có 2 điện trở:

frac{1}{R}=frac{1}{R_{1}}+frac{1}{R_{2}} Rightarrow R=frac{R_{1} R_{2}}{R_{1}+R_{2}}

+ Nếu có n – R0 giống nhau:

frac{1}{R}=frac{1}{R_{0}}+ldots+frac{1}{R_{0}} Rightarrow R=frac{R_{0}}{n}

– Mạch điện trở phức tạp có đoạn nối tắt (dây nối không điện trở) thì:

+ Đồng nhất các điểm cùng điện thế (chập mạch).

+ Vẽ lại sơ đồ lí thuyết và thực hiện tính toán theo sơ đồ.

– Trong trường hợp đoạn mạch có cấu tạo đối xứng, có thể lí luận dựa vào sự đối xứng để định các điểm đồng nhất về điện thế.

Trường hợp đặc biệt

Mạch cầu cân bằng:

I_5=0  Rightarrowfrac{R_1}{R_3}=frac{R_2}{R_4}

Ta bỏ R5 hoặc chập 2 điểm M và N lại và vẽ lại mạch như một trong 2 hình sau:

Mạch cầu không cân bằng:

frac{R_1}{R_3}nefrac{R_2}{R_4}

Ta chuyển từ mạch tam giác sang mạch hình sao hoặc ngược lại.

text { Với: } r_{12}=frac{R_{1} R_{2}}{R_{1}+R_{2}+R_{3}}, r_{13}=frac{R_{1} R_{3}}{R_{1}+R_{2}+R_{3}}, r_{23}=frac{R_{2} R_{3}}{R_{1}+R_{2}+R_{3}}

3. Bài tập tính điện trở tương đương

Câu 1: Cho mạch điện có R1 = R3 = 6Ω; R2 = 4Ω. Hãy tính điện trở tương đương.

Câu 2:  Cho mạch điện như sơ đồ, biết R 1 = 2Ω; R 2 = 4Ω, R 3 = 6 Ω. Hãy tính điện trở tương đương:

Câu 3: Tính điện trở tương đương của những đoạn mạch điện sau đây, biết rằng các điện trở đều bằng nhau và bằng 12 Ω.

Câu 4: Hai điện trở cùng bằng R được nối tiếp với nhau, sau đó lại mắc song song với một điện trở R nữa. Tính điện trở tương đương của cụm ba điện trở đó.

Câu 5: Hai điện trở cùng bằng R được song song với nhau, sau đó lại mắc nối tiếp với một điện trở R nữa. Tính điện trở tương đương của cụm ba điện trở đó.

Tham khảo thêm:   Tập làm văn lớp 5: Dàn ý bài văn tả cảnh (16 mẫu) Lập dàn ý cho các bài văn tả cảnh lớp 5

Trên đây là toàn bộ kiến thức về điện trở tương đương mà Wikihoc.com giới thiệu đến các bạn. Hy vọng các thông tin từ bài viết này sẽ giúp bạn đọc có thêm các thông tin bổ ích thú vị để học tốt môn Vật lí.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Công thức tính điện trở tương đương Công thức Vật lí 11 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *