Bạn đang xem bài viết ✅ Công văn 1306/BYT-YDCT Phòng, chống bệnh Covid-19 bằng thuốc và phương pháp y học cổ truyền ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Vào ngày 17/03/2020 Bộ Y tế đã ban hành Công văn 1306/BYT-YDCT về việc Phòng, chống bệnh Covid-19 bằng thuốc và phương pháp y học cổ truyền. Văn bản có hiệu lực từ ngày ban hành, sau đây là nôi dung của công văn, mời các bạn cùng tham khảo.

BỘ Y TẾ
——-

Số: 1306/BYT-YDCT
V/v: Tăng cường phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do SARS-Cov-2 bằng thuốc và các phương pháp YHCT.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Hà Nội, ngày 17 tháng 3 năm 2020

Công văn 1306/BYT-YDCT

Kính gửi:

– Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

– Cục Y tế Bộ Công an, Bộ Quốc phòng

– Bệnh viện y học cổ truyền

– Khoa y học cổ truyền bệnh viện đa khoa, chuyên khoa

– Các cơ sở kinh doanh dược liệu, thuốc cổ truyền

(Sau đây gọi là đơn vị)

Để chủ động tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh, ngăn chặn dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do COVID-19, đồng thời phát huy thế mạnh của y học cổ truyền trong việc phòng và hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp cấp do SAR-Cov-2 gây ra, Bộ Y tế đề nghị các đơn vị thực hiện các nội dung sau:

1. Thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế trong phòng, chống dịch bệnh, ngăn chặn dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do SAR-Cov-2 gây ra;

2. Chủ động phối hợp với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và các cơ quan liên quan trong việc phòng, chống COVID-19 do SAR-Cov-2 gây ra và các dịch bệnh khác trên địa bàn tỉnh;

3. Cập nhật hướng dẫn chẩn đoán và điều trị, các biện pháp cách ly, các hướng dẫn và kiểm soát lây nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp viêm đường hô hấp cấp tính do SAR-Cov-2 gây ra và các văn bản hướng dẫn liên quan khác do Bộ Y tế ban hành; thường xuyên cập nhật thông tin về dịch, bệnh;

4. Lựa chọn thuốc cổ truyền, phương pháp y học cổ truyền (YHCT) trong phòng, hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp cấp tính do SAR-Cov-2 ban hành kèm theo công văn này tùy theo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh YHCT; kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh trong phòng, hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp cấp tính do SAR-Cov-2; đánh giá kết quả sử dụng thuốc cổ truyền, phương pháp YHCT hỗ trợ điều trị người bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do SAR-Cov-2 (nếu có).

5. Thực hiện các quy định về bào chế, sản xuất thuốc trong bệnh viện đảm bảo chất lượng, cung ứng thuốc cho người bệnh nội trú, ngoại trú theo đúng quy định;

6. Tăng cường công tác truyền thông với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và cộng đồng về các biện pháp phòng chống dịch bệnh để người bệnh, người nhà người bệnh chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh dịch phù hợp;

Tham khảo thêm:   Hướng dẫn cách tạo trạm thời tiết My Weather Station

7. Các chi phí khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền liên quan đến dịch bệnh do SAR-Cov-2 gây ra thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

8. Các cơ sở kinh doanh dược liệu, thuốc cổ truyền

– Đảm bảo chất lượng dược liệu, thuốc cổ truyền, nguồn cung ứng cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh;

– Không tăng giá dược liệu, thuốc cổ truyền liên quan đến các biện pháp phòng, hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp cấp tính do chủng do SAR-Cov-2 gây ra kèm theo công văn này.

Bộ Y tế hướng dẫn sử dụng thuốc cổ truyền, phương pháp y học cổ truyền trong phòng và hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp cấp do SAR-Cov-2 gây ra để các đơn vị làm căn cứ áp dụng thực hiện và truyền thông tại cộng đồng.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc báo cáo về Bộ Y tế (Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền) để nghiên cứu giải quyết./.

Nơi nhận:
– Như trên;
– PTTg. Vũ Đức Đam (để báo cáo);
– Các Đ/c Thứ trưởng Bộ Y tế (để biết và phối hợp chỉ đạo);
– Bảo hiểm xã hội Việt Nam (để biết và phối hợp thực hiện);
– VP Bộ, các Vụ, Cục trực thuộc Bộ Y tế (để biết và phối hợp thực hiện);
– Lưu: VT, YDCT (02).

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Trường Sơn

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

THUỐC CỔ TRUYỀN, PHƯƠNG PHÁP Y HỌC CỔ TRUYỀN TRONG PHÒNG VÀ HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP DO SARS-Cov-2

(Ban hành kèm theo công văn số 1306/BYT-YDCT ngày 17 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng, Bộ Y tế)

I. ĐẠI CƯƠNG

Theo Y học cổ truyền, bệnh này thuộc phạm vi “Ôn dịch” của Học thuyết “Ôn bệnh học” và có tên “Cảm mạo ôn bệnh”. Bệnh Ngoại cảm ôn bệnh là tên gọi chung của những bệnh ngoại cảm với những đặc điểm: Khởi phát với phát sốt, bệnh cảnh thiên về nhiệt, diễn biến theo quy luật, bệnh thường cấp tính, diễn tiến nhanh, bệnh cảnh thường nặng. Bệnh thường lây nhiễm nhanh và khi phát bệnh thành dịch thì được gọi là “Ôn dịch”.

Nguyên nhân gây bệnh do mùa đông cảm nhiễm phong hàn chưa đủ sức gây bệnh thành phục tà (đông vu thương hàn xuân tất bệnh ôn) khi đến mùa xuân gặp các yếu tố thuận lợi phát thành dịch lệ. Tà khí theo đường phế vệ hoặc vào miệng, hầu họng vào phế. Tùy theo chính khí của mỗi người hoặc phối hợp thêm các nguyên nhân như: nhiệt, thấp, đàm, … mà thời gian phát bệnh, nhiều thể bệnh và mức độ bệnh lý nặng nhẹ khác nhau trên lâm sàng.

II. ĐIỀU TRỊ

Tùy tình trạng bệnh lý và diễn biến bệnh theo y học cổ truyền chia thành 3 giai đoạn. Mỗi giai đoạn bệnh y học cổ truyền có pháp điều trị khác nhau và áp dụng tại các bệnh viện có đủ điều kiện về nhân lực, trang thiết bị và cơ sở vật chất.

1. Giai đoạn khởi phát

Đây là bệnh ở thời kỳ đầu phong hàn xâm phạm vào bì mao và phế vệ.

Triệu chứng: Phát sốt, sợ gió lạnh, hắt hơi, ngạt mũi, khát không nhiều, ho ít đàm, hoặc đàm khó khạc, mạch phù sác.

Pháp điều trị: Sơ phong thanh nhiệt, tuyên phế chỉ khái.

Thuốc uống: Dùng một trong các bài thuốc sau:

Bài 1: Ngân kiều tán (Ôn bệnh điều kiện)

a) Thành phần:

Tham khảo thêm:   Mẫu tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng
Liên kiều Fructus Forsythiae 8-12g
Cát cánh Radix Platycodi grandiflori 6- 12g
Đạm trúc diệp Herba Lophatheri 6 – 8g
Kinh giới tuệ Herba Elsholtziae ciliatae 4 – 6g
Đạm đậu xị Semen Vignae praeparata 8 – 12g
Ngưu bàng tử Fructus Arctii iappae 8 – 12g
Kim ngân hoa Flos Lonicerae 8 – 12g
Bạc hà Herba Menthae 8-12g
Cam thảo Radix et Rhizoma Glycyrrhizae 2-4g

Gia Xuyên tâm liên (Herba Andrographitis) 12 g

Thanh cao hoa vàng ( Folium Artemisiae annuae) 12 g

b) Cách bào chế: Thuốc thang sắc

c) Công dụng: Thanh ôn giải độc, thăng dương ích khí.

d) Cách dùng: sắc uống ngày 1 thang, uống chia đều 3 lần, sau ăn.

Bài 2. Ngân kiều tán gia giảm

a) Thành phần:

Kim ngân hoa Flos Lonicerae 12g
Liên kiều Fructus Forsythiae 8g
Hoàng liên Rhizoma Coptidis 8g
Cát cánh Radix Platycodi grandiflori 12g
Bạc hà (tươi) Herba Menthae 12g
Đạm trúc diệp (tươi) Herba Lophatheri 12g
Cam thảo Radix et Rhizoma Glycyrrhizae 6g
Ngưu bàng Fructus Arctii lappae 12g
Sinh địa Radix Rehmanniae giutinosae 16g
Đan bì Radix Platycodi grandiflori 12g
Đại thanh diệp Folium Clodendronis 6g
Huyền sâm Radix Scrophulariae 16g
Bản lam căn Radix isatisis 6g

Gia Xuyên tâm liên (Herba Andrographitis) 12 g

Thanh cao hoa vàng ( Folium Artemisiae annuae) 12 g

b) Cách bào chế: Thuốc thang sắc

c) Công dụng: Thanh ôn giải độc, thăng dương ích khí.

d) Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang, uống lúc ấm chia đều 3 lần sau ăn.

Trường hợp người bệnh có rối loạn tiêu hóa gia: Bạch truật 16g, Hoắc hương 4-6g, nếu có ho gia Mạch môn 12-16g, Tử uyển 6-8g, Trần bì 6-8g, Bán hạ 8-12g.

Bài 3. Sâm tô tán (Hòa tễ cục phương)

a) Thành phần:

Đảng sâm Radix Codonopsis pilosulae 30g

Tô diệp Folium Perillae 30g

Cát căn Radix Puerariae thomsonii 30g

Tiền hồ Radix Peucedani 30g

Bán hạ chế Rhizoma Pineiliae 30g

Bạch linh Poria 30g

Trần bì Pericarpium Citri reticulatae perenne 20g

Cam thảo Radix et Rhizoma Glycyrrhizae 20g

Cát cánh Radix Platycodi grandiflorae 20g

Chỉ xác (Sao cám) Fructus Aurantii 20g

Mộc hương Radix Saussureae lappae 20g

b) Bào chế: Các vị trên tán bột hoặc dùng ở dạng thuốc thang sắc

c) Công dụng: Khu phong hàn, tuyên khai phế vệ.

d) Liều dùng, cách sử dụng:

Dạng bột: Mỗi lần uống 8 – 12g bột, bột được pha trong 200ml nước Sinh khương 6g, Đại táo 4g (đun sôi trong thời gian trong khoảng 15-20’ để nguội dần ở nhiệt độ 70-80°C), ngày 3 lần.

Thuốc thang: Liều lượng các vị thuốc giảm 1/2 so với liều lượng các vị thuốc ở dạng bột. Sắc uống ngày 1 thang, uống lúc ấm sau ăn.

Bài 4. Nhân sâm bại độc tán (Tiểu nhi dược chứng trực quyết)

a) Thành phần:

Sài hồ Radix Bupleuri 6-12g
Phục linh Poria 6 – 12g
Đảng sâm Radix Codonopsis pilosulae 6-12g
Tiền hồ Radix Peucedani 6-12g
Cát cánh Radix Platycodi grandiflorae 4-12g
Xuyên khung Rhizoma Ligustici yvallichii 4 – 8g
Chỉ xác Fructus Aurantii 4-6g
Khương hoạt Rhizoma et Radix Notopterygii 4 – 6g
Độc hoạt Radix Angelicae pubescentis 4-8g
Cam thảo Radix et Rhizoma Glycyrrhizae 2 – 4g

Gia Sinh khương 4g, Bạc hà 4g

b) Cách bào chế: Thuốc thang sắc.

c) Công dụng: Ích khí giải biểu, tán phong, trừ thấp

d) Cách dùng: Sắc uống 1 ngày thang, uống lúc ấm chia đều 3 lần sau ăn.

Bài 5. Hạnh tô tán (Ôn bệnh điều biện)

a) Thành phần:

Hạnh nhân Semen Armeniacae amarum 8 – 12g
Bán hạ chế Rhizoma Pineiliae 6-12g
Bạch linh Poria 12 – 16g
Chỉ xác Fructus Aurantii 6 – 8g
Tô diệp Folium Perillae 6-8g
Tiền hồ Radix Peucedani 8 – 12g
Cát cánh Radix Platycodi grandiflorae 8 – 12g
Quất bì Fructus Clausenae lansii 4-8g
Cam thảo Radix et Rhizoma Glycyrrhizae 4g
Đại táo Fructus Ziziphi jujubae 4g
Sinh khương Rhizoma Curcumae longae 2g
Tham khảo thêm:   Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Vật lý chuyên tỉnh Ninh Bình năm học 2017 - 2018 Đề thi vào lớp 10 môn Vật lý

b) Cách bào chế: Thuốc thang sắc

c) Công dụng: Ôn tán phong hàn, tuyên phế hóa đàm.

d) Cách dùng: sắc ngày 1 thang, uống lúc ấm chia đều 3 lần sau ăn.

2. Giai đoạn toàn phát

Giai đoạn này bệnh có thể biểu hiện bệnh ở khí phận hay dinh phận. Nhiệt tà nhập vào những vị trí khác nhau nên xuất hiện các triệu chứng lâm sàng khác nhau.

2.1. Bệnh biểu hiện ở phần khí

Bệnh có thể biểu hiện nhiệt chủ yếu ở phế, có thể kết hợp ở vị và đại trường.

Triệu chứng: sốt, phiền khát, phiền táo, bất an, ho đờm đặc vàng, khó khạc. Khí suyễn, có thể ho ra máu, tiểu đỏ, lưỡi đỏ, rêu vàng khô hoặc nhớt, mạch hoạt sác.

Pháp điều trị: Tuyên phế, thanh nhiệt, định suyễn.

Dùng thuốc: Bài thuốc Ma hạnh thạch cam thang (Thương hàn luận)

a) Thành phần:

Ma hoàng Herba Ephedrae, Rhizoma Ephedrae 8 – 12g
Cam thảo Radix et Rhizoma Glycyrrhizae 2-4g
Hạnh nhân Semen Armeniacae amarum 6-12g
Sinh Thạch cao Gypsum flbrosum 8- 12g

Có thể thay Ma hoàng bằng Tỳ bà diệp 12g, Cát cánh 12g, có thể gia thêm Xuyên tâm liên (Herba Andrographitis) 12g.

b) Cách bào chế: Thuốc thang sắc, Thạch cao đập vụn, gói trong miếng vải gạc cho vào nồi sắc, đun sôi 30 phút, cho các vị còn lại vào sắc tiếp 45 phút.

c) Công dụng: Tuyên phế, thanh nhiệt, giáng khí, bình suyễn.

d) Cách dùng: sắc uống ngày 1 đến 2 thang, uống thuốc lúc ấm chia đều 3 lần trước ăn.

Trường hợp người bệnh có thêm biểu hiện của nhiệt nhập vị sốt cao khát nhiều, tâm phiền mạch hồng đại, rêu lưỡi vàng khô, … tăng cường thanh nhiệt sinh tân dùng Sinh thạch cao 30-40g, gia thêm Tri mẫu 12g và Ngạnh mễ 16 g.

Trường hợp người bệnh biểu hiện Trường táo tiện bế táo bón gia thêm các vị nhuận táo thông tiện hoặc kết hợp bài Điều vị thừa khí thang (Thương hàn luận).

a) Thành phần:

Đại hoàn Rhizotna Rhei 8 – 16g
Cam thảo Radix et Rhizoma Glycyrrhizae 4-8g
Mang tiêu Natrii Sulfas 8-16g

b) Cách bào chế: Thuốc thang sắc, cho Đại hoàng và Cam thảo vào ấm sắc. Lấy Mang tiêu hòa vào nước sắc của hai vị thuốc trên, uống.

c) Công dụng: Nhuận tràng, tả hỏa

d) Cách dùng: Sắc uông ngày 1 thang, uống lúc ấm chia đều 3 lần sau ăn.

Trường hợp người bệnh có các triệu chứng tả lỵ nhiều lần, hậu môn nóng rát, mạch sác, miệng khát, rêu vàng khô, dùng kết hợp bài Cát căn cầm liên thang:

a) Thành phần

Cát căn Radix Puerariae thomsonii 16g
Cam thảo Radix et Rhizoma Glycyrrhizae 6g
Hoàng cầm Radix Scutellariae 10g
Hoàng liên Rhizoma Coptidis 10g

Có thể gia thêm Xuyên tâm liên 12 g

b) Cách bào chế: Thuốc thang sắc

c) Công dụng: Thanh nhiệt, trừ thấp

d) Cách dùng: sắc uống ngày 1 đến 2 thang, uống lúc ấm chia đều 3 lần sau ăn.

………………..

Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của công văn này tại file dưới đây!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Công văn 1306/BYT-YDCT Phòng, chống bệnh Covid-19 bằng thuốc và phương pháp y học cổ truyền của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *