Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 7: Giải thích câu tục ngữ Cái răng cái tóc là góc con người Dàn ý & 7 bài văn mẫu lớp 7 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Tục ngữ là chiếc túi khôn của nhân loại. Với câu tục ngữ “Cái răng cái tóc là góc con người”, ông cha ta đã gửi gắm một lời khuyên quý giá cho mỗi người. Để hiểu rõ hơn ý nghĩa của câu tục ngữ này, Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu Bài văn mẫu lớp 7: Giải thích câu tục ngữ “Cái răng cái tóc là góc con người”.

Giải thích câu Cái răng cái tóc là góc con người
Giải thích câu Cái răng cái tóc là góc con người

Dưới đây bao gồm dàn ý và 6 bài văn mẫu lớp 7 hay nhất. Các bạn học sinh có thể tham khảo để hiểu rõ hơn về câu tục ngữ trên.

Dàn ý Cái răng cái tóc là góc con người

1. Mở bài

Giới thiệu về câu tục ngữ “Cái răng cái tóc là góc con người”.

2. Thân bài

– Giải thích:

  • “Cái răng, cái tóc” đều là những bộ phận trên cơ thể con người. Thể hiện vẻ đẹp ngoại hình của con người.
  • “Góc con người”: là tính cách, phẩm chất làm nên con người.

– Ý nghĩa: Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chăm chút ngoại hình bên ngoài thể hiện đến tính cách bên trong.

– Lời khuyên: Con người phải biết chăm sóc đến vẻ bên ngoài hơn.

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ trên.

Cái răng cái tóc là góc con người – Mẫu 1

Ngoại hình là một yếu tố quan trọng đối với con người. Chính vì vậy, ông cha ta có câu “Cái răng cái tóc là góc con người” gửi gắm về một bài học quý giá trong cuộc sống.

Đầu tiên, “cái răng, cái tóc” chỉ là những bộ phận trên cơ thể của con người, quyết định đến ngoại hình. Còn “góc con người” ý muốn chỉ về một phần làm nên con người. Câu tục ngữ muốn nhấn mạnh tới việc, con người phải biết chú ý đến vẻ bên ngoài của mình. Ấn tượng ban đầu đến từ ngoại hình của mỗi người. Vì vậy, mái tóc có gọn gàng, hàm răng có trắng đẹp mới gây được thiện cảm với những người xung quanh. Tuy không mang yếu tố quyết định, nhưng ngoại hình vẫn đóng một vai trò nhất định đối với sự thành công của con người.

Vì vậy, qua câu tục ngữ này, ông cha ta cũng muốn nhắc nhở một bài học sâu sắc. Con người cần phải biết chăm sóc đến vẻ ngoại hình bên ngoài. Bởi vẻ ngoài gọn gàng, chỉn chu sẽ thể hiện được sự tôn trọng và tạo được ấn tượng ban đầu tốt đẹp, gây được thiện cảm với mọi người. Tuy nhiên, bên cạnh việc chăm sóc ngoại hình, chúng ta cũng cần tích cực tu dưỡng đạo đức, tâm hồn để hoàn thiện bản thân hơn. Bởi vẻ đẹp bên ngoài có thể tàn phai theo thời gian, còn trí tuệ và tâm hồn thì không thể.

Tóm lại, câu tục ngữ “Cái răng cái tóc là góc con người” đã nhắc nhở con người một bài học quý giá trong cuộc sống, để từ đó mỗi người tự biết hoàn thiện bản thân ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.

Cái răng cái tóc là góc con người – Mẫu 2

Khi bàn về vẻ đẹp bên ngoài của con người, ông cha ta đã có câu tục ngữ: “Cái răng cái tóc là góc con người”.

Trước hết “cái răng, cái tóc” đều chỉ những bộ phận trên gương mặt con người. Chúng là biểu tượng cho vẻ đẹp ngoại hình. Tuy chúng hết sức nhỏ bé nhưng lại là điểm nhấn quan trọng làm nên vẻ đẹp của mỗi chúng ta. Một mái tóc gọn gàng sẽ làm tăng thêm sự quyến rũ. Một hàm răng đẹp sẽ làm nụ cười thêm tự tin.

Tham khảo thêm:  

Câu tục ngữ trên muốn nhắc nhở chúng ta phải biết chăm chút đến vẻ bề ngoài của bản thân. Đó chính là một yếu tố quan trọng có thể khắc họa nên tính cách của mỗi người. Khi nhìn vào một ai nào đó, nếu muốn đánh giá họ có phải là một người sạch sẽ, gọn gàng thì chỉ cần chú ý đến mái tóc có được chải chuốt, hàm răng có được sạch sẽ. Ngược lại, những người luộm thuộm, bất cẩn sẽ không bận tâm quá nhiều đến điều ấy.

Còn “góc con người” là muốn nói đến tính cách, phẩm chất của con người. Vẻ bề ngoài đôi khi cũng là một góc của tính cách. Tuy rằng, không thể nhìn bề ngoài để đánh giá toàn bộ tính cách bên trong. Nhưng đôi khi, nếu mỗi người tự biết chăm chút vẻ bề ngoài cũng sẽ gây được thiện cảm cho những người xung quanh. Từ đó, họ sẽ đạt được nhiều thành công hơn trong cuộc sống. Cũng như đón nhận được tình yêu thương từ những người xung quanh.

Qua phân tích trên, câu tục ngữ trên là một lời khuyên hết sức đúng đắn và sâu sắc dành cho chúng ta.

Cái răng cái tóc là góc con người – Mẫu 3

Ấn tượng đầu tiên của chúng ta với người đối diện có lẽ sẽ đến từ khuôn mặt. Không phải lẽ dĩ nhiên khi người Việt xưa đã rất coi trọng mái tóc và hàm răng. Vì chúng vốn lại biểu tượng cho vẻ đẹp của con người. Cũng giống như lời khuyên trong câu tục ngữ: “Cái răng cái tóc là góc con người”.

Con người phải trải qua hàng triệu năm mới có được nền văn minh như ngày hôm nay. Ở mỗi thời đại khác nhau, chúng ta đều có những chuẩn mực riêng về cái đẹp. Nhưng không vì thế mà ý nghĩa của câu tục ngữ này mất đi. “Cái răng, cái tóc” đều là những bộ phận trên cơ thể con người, thuộc về ngoại hình bên ngoài. Còn “góc con người” ở đây chính là nét tính cách, phẩm chất của mỗi người. Như vậy, câu tục ngữ trên muốn nhấn mạnh rằng đôi khi ngoại hình bên ngoài cũng phần nào thể hiện được nét tính cách bên trong.

Từ xa xưa, ông cha ta đã rất coi trọng việc chăm chút đến “mái tóc, hàm răng”. Nhất là đối với phụ nữ, họ thích để tóc dài và chăm sóc tóc rất cẩn thận bằng các loại dược liệu tự nhiên khiến cho mái tóc mềm mượt, đen bóng. Mái tóc đối với người phụ nữ rất quan trọng. Chính vì vậy mà những người phụ nữ không chồng mà có con trong xã hội xưa thường bị phạt vạ bằng cách cạo đầu, rồi thả trôi sông. Họ cho rằng đấy chính là hình phạt nặng nề nhất. Vì mất đi mái tóc dài chẳng khác nào mất đi vẻ đẹp dịu dàng, kiều diễm. Với hàm răng cũng vậy, người Việt xưa có tục lệ nhuộm răng đen. Hàm răng đen nhánh chính là vẻ đẹp chuẩn mực của quá khứ. Đến ngày hôm nay, chuẩn mực cái đẹp cũng thay đổi. Nhưng vai trò của hàm răng, mái tóc thì vẫn không thay đổi.

Khi tiếp xúc với một người xa lạ, có lẽ mỗi người sẽ đều chú ý đến vẻ đẹp bên ngoài. Một mái tóc gọn gàng, một nụ cười tươi với hàm răng đẹp sẽ tạo ra ấn tượng tốt cho người đối diện. Tuy không phải là tất cả, nhưng một người biết chăm chút cho vẻ bên ngoài sẽ thể hiện được mình là một người cẩn thận, chỉn chu. Từ đó, họ sẽ gây được thiện cảm và có được lòng tin từ mọi người xung quanh. Công việc của họ cũng sẽ có được những thuận lợi. Cuộc sống cũng trở nên hạnh phúc hơn.

Như vậy, câu tục ngữ trên đã đem đến cho mỗi chúng ta một lời khuyên sâu sắc. Thật vậy, “cái răng cái tóc” chính là một “góc của con người”.

Cái răng cái tóc là góc con người – Mẫu 4

Từ xa xưa, ông cha ta vẫn luôn coi trọng vẻ đẹp hình thức bên ngoại. Cũng bởi vậy mới có câu: “Cái răng cái tóc là góc con người”.

Tham khảo thêm:   15 màu tóc nâu tây nam đẹp, thu hút, cực hot hiện nay

Đầu tiên, “cái răng, cái tóc” là thể hiện vẻ đẹp hình thức của con người. Khi muốn đánh giá một ai đó, có lẽ điều đầu tiên mà con người chú ý chính là “hàm răng và mái tóc”. Còn “góc con người” mang ý nghĩa là một phần tính cách, phẩm chất. Câu tục ngữ muốn nhấn mạnh vai trò của vẻ đẹp ngoại hình đối với con người. Đồng thời nhắc nhở chúng ta phải biết chăm sóc đến hình thức.

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, chuẩn mực về cái đẹp cũng dần thay đổi. Nếu như trong xã hội xưa, ông cha ta cho rằng một mái tóc dài, một hàm răng đen nhánh chính là cái đẹp. Thì ngày nay, hàng trăm kiểu tóc khác nhau ra đời để đáp ứng yêu cầu phù hợp với nét tính cách của mỗi người. Con người cũng không còn cho rằng nhuộm răng đen mới là đẹp nữa. Nhưng có một điều không thay đổi, đó chính là việc chăm sóc và giữ gìn mái tóc phần nào thể hiện được nét tính cách của người đó.

Tôi nhớ tới, ông cha ta thường có câu: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, “Cái nết đánh chết cái đẹp” đề cao vai trò của tính cách hơn ngoại hình. Nhưng đó không phải là tất cả, đôi khi ngoại hình cũng thể hiện được nét tính cách của con người. Một người biết giữ gìn mái tóc gọn gàng, hàm răng đẹp đẽ thể hiện được sự chỉn chu trong cuộc sống. Ngược lại, một người sống luộm thuộm, bất cẩn sẽ không quan tâm, chăm chút đến những điều ấy. Tuy không quyết định tất cả, nhưng ngoại hình cũng phần nào gây được thiên cảm cho những người xung quanh, đem đến cho mỗi người nhiều cơ hội và giúp ích cho chúng ta trên con đường hướng đến thành công. Chính vì vậy, mỗi người hãy biết giữ gìn, chăm sóc vẻ đẹp ngoại hình bên ngoài.

Quả thật, câu tục ngữ: “Cái răng cái tóc là góc con người” đã thể hiện cách nhìn nhận và đánh giá thật tinh tế của ông cha ta. Đồng thời đem đến cho chúng ta những lời khuyên thật chân tình mà đầy sâu sắc.

Cái răng cái tóc là góc con người – Mẫu 5

Khi nhắc đến yếu tố ngoại hình của con người, cha ông ta từ xa xưa đã có câu tục ngữ “Cái răng cái tóc là góc con người” – một lời khuyên đầy quý giá.

“Cái răng, cái tóc” chỉ là những bộ phận nhỏ trên cơ thể, gương mặt của con người nhưng chúng lại là điểm nhấn quan trọng để tạo nên vẻ đẹp và tính cách của mỗi người. “Góc con người” là một phần làm nên con người. Câu tục ngữ muốn nhấn mạnh tới việc, con người phải biết chú ý đến vẻ bên ngoài của mình, biết quan tâm, chăm sóc bản thân mình từ những thứ nhỏ bé như vậy. Đó cũng là yếu tố để khẳng định tính cách của mình.

Nếu chúng ta nhìn vào một con người, muốn đánh giá họ có sạch sẽ, gọn gàng, thậm chí đẹp đẽ hay không chỉ cần nhìn vào răng, vào tóc. Với những người chu đáo, quan tâm đến bản thân mình, họ sẽ chú trọng khi xuất hiện trước người khác. Còn những người xuề xòa, luộm thuộm, họ chẳng cần điều ấy. Bởi vậy, cái “góc con người” ở đây là tính cách, phẩm chất mà câu tục ngữ muốn đề cập tới. Cuộc sống hiện đại ngày nay rất dễ dàng giúp con người cải thiện hơn về vẻ bên ngoài. Không thể phủ nhận những dịch vụ chăm sóc sắc đẹp về răng và tóc ngày càng phát triển. Cho nên “góc con người” không khó để trở nên đẹp. Nhưng cái đẹp sẽ chẳng bao giờ trường tồn, cũng chẳng mãi mãi y nguyên như vậy, nếu chúng ta không biết chăm sóc chúng.

Câu tục ngữ vẫn là lời nhắc nhở về cách ăn ở, về những chú ý nho nhỏ làm nên tích cách tốt đẹp ở con người.

Cái răng cái tóc là góc con người – Mẫu 6

Tục ngữ là kho tàng trí thức của dân tộc Việt Nam. Những câu tục ngữ luôn chứa đựng những bài học giá trị dành cho con người. Một trong số đó là câu: “Cái răng cái tóc là góc con người”.

Tham khảo thêm:   Những câu nói hay về tình chị em, tình anh em gia đình ruột thịt

Đầu tiên, “cái răng, cái tóc” đều là những bộ phận thuộc về hình thức của con người. Chúng ta khi quan sát bất kỳ một người nào đó đều sẽ bị thu hút bởi ngoại hình của họ. Mái tóc có gọn gàng, hàm răng có trắng đẹp mới gây được thiện cảm với những người xung quanh. Bởi điều đó thể hiện sự chỉn chu của họ. Về “góc con người” ở đây được dùng để chỉ nét tính cách, phẩm chất của mỗi người. Cái răng, cái tóc góp phần thể hiện được nhân cách của mỗi người.

Ví dụ như trong xã hội xưa, người phụ nữ Việt Nam được coi là đẹp khi có một mái tóc dài, mượt và đen; cùng với đó làm hàm răng được nhuộm đen. Nhưng ở xã hội hiện đại, chuẩn mực của cái đẹp cũng thay đổi, người phụ nữ có thể để nhiều kiểu tóc hơn và không còn nhuộm răng đen nữa.

Qua câu tục ngữ, này ông cha ta cũng muốn nhắc nhở một bài học sâu sắc. Mỗi người cần phải biết chăm chút đến vẻ bề ngoài của bản thân. Bởi đó là một trong những yếu tố quan trọng có thể khắc họa nên tính cách của mỗi người. Khi nhìn vào một ai nào đó, nếu muốn đánh giá họ có phải là một người sạch sẽ, gọn gàng thì chỉ cần chú ý đến mái tóc có được chải chuốt, hàm răng có được sạch sẽ. Ngược lại, những người luộm thuộm, bất cẩn sẽ không bận tâm quá nhiều đến điều ấy. Vẻ ngoài gọn gàng, chỉn chu sẽ giúp cho chúng ta có được hiệu quả tốt trong công việc. Cũng như thể hiện sự tôn trọng đối với những người xung quanh, từ đó dễ dàng gây được những thiện cảm.
Như vậy, câu tục ngữ “Cái răng cái tóc là góc con người” là một lời khuyên quý giá đối với mỗi người. Chúng ta hãy ý thức được điều đó để bản thân ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.

Cái răng cái tóc là góc con người – Mẫu 7

Từ xưa ông cha ta đã có những câu ca dao, tục ngữ với lời khuyên vô cùng quý giá. Một trong số đó là câu “Cái răng cái tóc là góc con người” đem đến một lời khuyên cho mỗi người.

“Cái răng, cái tóc” là những bộ phận thuộc về ngoại hình của cơ thể con người. Yếu tố ngoại hình từ xưa đến nay vẫn luôn được coi trọng. Bởi ấn tượng ban đầu với một người là bên ngoài. Khi chúng ta nhìn một người có mái tóc có gọn gàng, hàm răng trắng đẹp mới gây được thiện cảm với những người xung quanh. Còn “góc con người” dùng để chỉ về phẩm chất, tính cách của mỗi người. Cái răng, cái tóc đã góp phần thể hiện nhân cách của mỗi người. Như vậy, câu tục ngữ khuyên nhủ chúng ta phải biết chăm chút đến vẻ bề ngoài của bản thân. Bởi đó là một trong những yếu tố quan trọng có thể khắc họa nên tính cách của mỗi người.

Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ đẹp là người có mái tóc dài, hàm răng đen láy. Đến xã hội hiện đại, việc lựa chọn kiểu tóc sẽ phù hợp với khuôn mặt, sở thích của mỗi người và hàm răng trắng sáng mới là đẹp. Như vậy, tùy theo mỗi thời đại khác nhau, quan niệm về cái đẹp lại khác nhau. Nhưng dù có khác nhau thì việc giữ gìn một mái tóc gọn gàng, hàm răng đều đẹp đều rất quan trọng. Tuy không mang yếu tố quyết định, nhưng ngoại hình vẫn đóng một vai trò quan trọng đối với thành công của mỗi người. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần phải phê phán những người chỉ biết coi trọng hình thức, mà không chú trọng nội tâm bên trong.  Mỗi người hãy biết chăm sóc đến ngoại hình của bản thân. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, chúng ta cũng cần tích cực tu dưỡng đạo đức, tâm hồn để bản thân ngày một hoàn thiện hơn.

Như vậy, câu tục ngữ “Cái răng cái tóc là góc con người” đã đưa ra cho con người lời khuyên quý giá. Đó chính là bài học vô cùng ý nghĩa trong cuộc sống hiện đại hôm nay.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 7: Giải thích câu tục ngữ Cái răng cái tóc là góc con người Dàn ý & 7 bài văn mẫu lớp 7 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *