Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 9: Suy nghĩ về việc giữ lời hứa với mọi người xung quanh Dàn ý & 10 bài văn mẫu lớp 9 hay nhất ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

TOP 10 bài Suy nghĩ về việc giữ lời hứa với mọi người xung quanh SIÊU HAY, ấn tượng nhất, giúp các em học sinh lớp 9 hiểu sâu sắc hơn về vai trò, ý nghĩa của lời hứa để biết cách giữ gìn, tạo được niềm tin với mọi người.

Suy nghĩ về việc giữ lời hứa với mọi người xung quanh

Giữ lời hứa nhằm tạo được niềm tin, sự tín nhiệm của mọi người xung quanh. Giữ lời hứa là đức tính tốt đẹp của con người cần được phát huy. Vậy các em có suy nghĩ gì về việc giữ lời hứa với mọi người xung quanh? Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com để ngày càng học tốt môn Văn 9.

Dàn ý nghị luận về việc giữ lời hứa

I. Mở bài:

  • Giới thiệu vấn đề: ý nghĩa của việc giữ lời hứa

II. Thân bài:

1. Giải thích vấn đề

– Hứa là nhận lời với ai đó một cách chắc chắn là sẽ làm việc nào đó.

-> Giữ lời hứa là thực hiện việc mà mình đã nhận lời với ai đó và nó là điều vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Việc giữ lời hứa chính là một đức tính tốt của con người.

2. Ý nghĩa của việc giữ lời hứa:

– Việc giữ lời hứa không chỉ chứng minh rằng bạn là người đáng tin cậy mà còn chứng minh bạn rất đáng để người khác ủy thác trách nghiệm.

– Người giữ lời hứa sẽ được mọi người tin tưởng và quý mến và tôn trọng.

– Giữ lời hứa cũng cho thấy bạn là người sống có trách nhiệm.

– Lời hứa còn mang đến niềm tin hy vọng cho người khác.

– Lời hứa đôi lúc còn thể hiện sự coi trọng người khác của bạn. Nếu bạn thất hứa thì đôi lúc sẽ có người nghĩ họ không được coi trọng trong bạn.

– Dẫn chứng: Một người bạn nhờ bạn giúp làm bài tập và bạn hứa sẽ giúp bạn đó. Nhưng đến ngày nộp bài thì bạn vẫn chưa làm khiến bạn đó bị điểm kém. Từ đó bạn đã mất điểm trong lòng người khác và bản thân mình cũng tự cảm thấy bứt dứt.

– Làm thế nào để trở thành một người biết giữ lời hứa?

  • Sống chân thành, giữ chữ tín
  • Chỉ hứa khi chắc chắn bản thân có thể thực hiện được.

– Phản đề: Vậy mà trong cuộc sống hiện nay vẫn còn rất nhiều người thất hứa. Đó là những con người đáng bị lên án.

III. Kết bài

  • Liên hệ bản thân và rút ra bài học.

Suy nghĩ về việc giữ lời hứa ngắn gọn

Bài văn mẫu 1

“Các bạn có biết lời hứa nghĩa là thế nào không? Lời hứa không phải là lời nói thông thường hay một lời nói suông mà là một lời nói nghiêm túc và việc giữ lời hứa cũng là một điều rất đáng quý và đáng trân trọng”.

Các bạn đã bao giờ giữ lời hứa chưa? Nếu đã từng làm như vậy thì chắc hẳn đó là việc bạn có thể làm được, trong tầm tay của bạn thì bạn mới dám hứa chứ. Tôi đã từng gặp một câu chuyện liên quan đến lời hứa: “Hồi còn học lớp năm, có một bạn nam mượn một quyển sách của một người bạn và hứa sẽ trả lại vào tuần sau. Cho đến tuần sau, người bạn kia đã yêu cầu trả lại nhưng lời hứa đó đã kéo xuống tuần sau nữa, rồi tuần này sang tuần khác cho đến hết năm học, quyển sách đó vẫn không đến được tay chủ nhân của nó”.

Các bạn thấy sao? Việc giữ lời hứa thật đáng trân trọng và đáng quý, vậy mà có người còn xem nhẹ nó và lời hứa chỉ là lời nói cho qua chuyện. Nếu không biết giữ lời hứa thì bạn sẽ không bao giờ biết trân trọng lời nói của mình. Người khác sẽ nghĩ bạn là một người vô trách nhiệm đối với lời nói của mình, nghĩ rằng bạn không đáng tin cậy và có thể bạn sẽ còn gặp nhiều hậu quả hơn nữa nếu bạn không biết giữ lời hứa.

Bởi vậy, bạn hãy trân trọng nó và hãy hứa nếu như đó là việc bạn có thể làm được, bạn sẽ có được những kết quả tốt từ người khác. Vậy nên, việc giữ lời hứa rất đáng quý để tôi và mọi người cùng học tập.

Bài văn mẫu 2

Hoa là lời hứa của mùa xuân, mùa nước là lời hứa của đại dương, nơi xa xôi là lời hứa của con đường. Vì vậy giữ lời hứa nhỏ hay lớn đều rất quan trọng. Một lời hứa có trọng lượng, giống như một ngọn núi cao. Đáng buồn là rất nhiều người trong chúng ta bị ngủ quên dưới chân núi đó!

Giữ lời hứa là một cách giữ tình cảm rất quan trọng. Thất hứa là một việc phải gánh lấy trọng trách rất lớn. Trên thực tế cảm giác sợ phải gánh trách nhiệm to lớn còn lớn hơn cả lời hứa quan trọng. Vì vậy, phải rất thận trọng khi hứa, cố gắng nghĩ tới các nhân tố đột nhiên phát sinh, để tránh sự việc bất ngờ xảy ra gây trở ngại cho việc thực hiện lời hứa.

Cho dù bạn hết sức cố gắng nhưng những việc bất ngờ vẫn xảy ra, gây ra những việc không có lợi cho việc giữ lời hứa. Nhưng bạn coi trọng thói quen giữ lời hứa, thì người khác sẽ vì sự chín chắn và tính suy đoán của bạn mà lắng nghe ý kiến và lời khuyên của bạn.

Giữ lời hứa của mình sẽ dành được sự tín nhiệm, không giữ lời hứa có thể phá hỏng tất cả sự cố gắng để tạo niềm tin của bạn. Lời hứa có thể có một sức mạnh to lớn là vì chữ tín là giá trị vô giá. Trật tự xã hội được xây dựng trên cơ sở người với người luôn giữ đúng quy định.

Liệu việc thực hiện lời hứa có phải là tiêu chuẩn để xác định sự cao thượng về tinh thần của con người. Đạo nghĩa, đạo đức cũng đều thể hiện ở chữ tín. Nếu mọi người đều coi chữ tín là chuẩn mực trong việc điều chỉnh hành vị của họ, thì mọi vấn đề của đời sống xã hội sẽ tốt đẹp.

Bài văn mẫu 3

“Lời hứa! Lời hứa được tạo ra để làm cho người khác tin tưởng mình. Việc giữ lời hứa không chỉ chứng minh việc bạn là người đáng tin cậy mà còn chứng minh bạn là người có trách nhiệm. Giữ lời hứa là điều rất quan trọng và đáng quý.

Tạo ra lời hứa thì lúc nào cũng dễ nhưng việc thực hiện và giữ lấy nó lại là điều ngược lại không dễ chút nào. Bạn hứa rất nhiều nhưng bạn có thể không thể giữ được nó. Việc bạn thất hứa đối với bạn thì rất bình thường vì đó chỉ là câu nói thường nhưng đối với người đã đặt lòng tin vào lời hứa của bạn thì đó là điều rất lớn. Bạn có thể làm ra hàng nghìn, hàng vạn lời hứa nhưng lời hứa của bạn không còn là gì đối với người đặt lòng tin vào bạn, vì họ đã mất đi sự tin tưởng và lời hứa của bạn sau khi bạn thất hứa sẽ trở nên vô nghĩa.

Lời hứa đôi lúc còn thể hiện sự coi trọng người khác của bạn. Nếu bạn thất hứa thì đôi lúc sẽ có người nghĩ họ không được coi trọng trong bạn. Những lúc mà bạn thất hứa, nhiều người thường đùn đẩy trách nhiệm cho hoàn cảnh và trách nhiệm nhưng nguyên nhân chính lại là lý do hoàn toàn khác. Nếu bạn tạo ra lý do để lừa đối người khác về lời hứa thì bạn chính là người tự dối lừa chính bản thân mình và bạn sẽ cảm thấy vô cùng bứt rứt trong lòng. Tôi sẽ lấy một ví dụ điển hình về các bạn học sinh nhé! Một người bạn nhờ bạn giúp làm bài tập và bạn hứa sẽ giúp bạn đó. Nhưng đến ngày nộp bài thì bạn vẫn chưa giúp bạn đó và bạn đó bị điểm kém. Người đó hỏi bạn là tại sao lại không giúp bạn ấy thì bạn đùn đẩy lý do là làm bài tập khác nhưng lý do thật là do bạn quên. Rồi lần sau bạn lại không giúp. Sau mỗi lần nói dối thì bạn cảm thấy bứt rứt trong lòng. Bạn cố để sửa chữa lỗi lầm của mình nhưng sự tôn trọng của người kia đối với bạn đã về mức 0 nên họ không cần sự sửa chữa của bạn nữa. Lúc đó bạn thấy được lời hứa quan trọng đến nhường nào.”

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 11: Cảm nhận bài thơ Độc Tiểu Thanh kí (Dàn ý + 8 mẫu) Cảm nhận Đọc Tiểu Thanh kí

Lời hứa rất quý giá và quan trọng. Nếu đã hứa thì phải thực hiện và giữ lấy nó. Hãy trở thành người đáng tin cậy và có trách nhiệm với lời hứa của mình!

Bài văn mẫu 4

Có thể nói, giữ lời hứa là một trong những việc làm khó khăn nhất của con người. Trước khi hứa phải suy nghĩ cẩn thận, xem mình có đủ khả năng để thực hiện lời hứa đó hay không và đã hứa thì phải giữ, nếu không thực hiện được thì phải gánh chịu hậu quả, không được che dấu, lờ đi hoặc đổ lỗi cho người khác

Việc giữ lời hứa không chỉ chứng minh rằng bạn là người đáng tin cậy mà còn chứng minh bạn rất đáng để người khác ủy thác trách nghiệm. Còn nếu không giữ lời hứa, người khác sẽ không những không tin tưởng bạn mà còn xa lánh bạn. Ví dụ như bạn rất tin tưởng và giao một công việc rất quan trọng cho một người bạn nhưng người đó lại không thực hiện mà ngược lại: họ tìm cớ để đùn đẩy trách nghiệm cho việc không giữ lời hứa đó, không thực hiện vì những nguyên nhân này, nguyên nhân khác nghe rất êm tai nhưng sự thật đằng sau lại là người đó lười hoặc quên…. Bạn sẽ cảm thấy mình bị lừa dối và không được tôn trọng. Nếu bạn cũng làm vậy với những người khác, lời hứa của bạn chẳng có chút giá trị nào cả, và uy tín của bạn cũng từ đó mà giảm sút. Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan còn có những nguyên nhân khách quan, đừng vội phán xét tại sao họ không thực hiện lời hứa mà hãy tìm hiểu nguyên nhân họ không thực hiện lời hứa đó, hãy thông cảm cho họ. Có một câu tục ngữ mà ông cha ta đã để lại:

“Nói lời phải giữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay”

Nói ra thì phải đảm bảo lời nói của mình là đúng, là chân thật , là có đạo lý. Đặc biệt phải đảm bảo cho người khác tin tưởng tuyệt đối vào lời nói của mình. Đừng có lượn lờ như ong như bướm, ý chỉ người nói không chân thật, nói lập lờ, nói đùa cợt rồi không giữ lời hứa.

Thế nên, khi hứa bất cứ điều gì thì hãy giữ lời hứa đó. Hãy trở thành một người đáng tin cậy với người khác và biết chịu trách nghiệm cho lời hứa của mình.

Suy nghĩ về việc giữ lời hứa chi tiết

Bài văn mẫu 1

Có thể trong cuộc đời có những lời hứa để cho chúng ta thêm hy vọng cũng như biết được để cho chúng ta thêm sự chờ đợi. Có một nhận xét rất hay về lời hứa tác giả Mai Hiền cũng có một ý kiến, một câu hỏi riêng về lời hứa “Phải chăng guồng quay của cuộc sống quá nhanh, khiến đôi khi ta quên trân trọng những điều nhỏ nhặt nhất, quên trau chuốt từng lời ta nói, cẩn thận từng điều ta làm, và quên đi giá trị đích thực của từng lời ta hứa?”

Ai ai trong đời chắc chắn cũng sẽ hứa và được ai đó hứa một điều gì đó. Vậy ta hiểu lời hứa là gì? Lời hứa là những lời nói để khẳng định một điều gì đó chắc chắn sẽ làm. Và khi ai đó nhận được lời hứa này cũng sẽ hy vọng vào đó, ngược lại người nói ra lời hứa cũng như cố gắng để có thể hiện thực được những điều mình nói ra.

Trong cuộc sống đa sắc màu này thì cũng có rất nhiều lời hứa. Ta như thấy được lời hứa vô cùng đa dạng phong phú về mọi lĩnh vực trong cuộc sống, hứa từ việc nhỏ đến việc lớn, từ trong gia đình, nhà trường. Đó là những lời hứa của bố mẹ đối với con. Ví dụ như đó chính là những lời hứa ‘con học đạt được điểm 10 bố mẹ cho đi chơi đu quay, cho đi ăn kem hay đơn giản là mua một món đồ các bé thích. Rồi thì ngược lại là con hứa với bố mẹ là “con cố gắng chăm ngoan không phụ lòng bố mẹ”… Đó là những lời hứa có tác động đến với cả xã hội và quốc gia. Bố mẹ hứa với con, con hứa với bố mẹ, học trò hứa với thầy…) đến xã hội, quốc gia. Đó cũng chính là những lời hứa của các vị doanh nhân, các chính khách,…Quả thật ai ai cũng đã từng hứa nhưng dường như không phải lời hứa nào cũng được thực hiện.

Ta như có thể thấy được chính sức mạnh của lời hứa nó đã làm cho người khác thêm được sự hy vọng thêm được những niềm tin cũng như nghị lực để có thể đứng vững vàng vào trong cuộc sống. Khi hai người yêu nhau xa cách chẳng hạn, chỉ cần người ra đi nói rằng “nhất định anh sẽ trở về” thì người ở lại chắc chắn là sẽ có niềm tin và thêm một nguồn động lực vô hình để có thể chờ đợi. Nhưng ngược lại người ra đi không hứa không nói được câu nào thì chắc chắn người ở lại sẽ thấy đó là một sự như thật là mông lung biết bao nhiêu. Và bạn đã nhận ra lời hứa luôn là một câu nói thông thường nhưng nó lại có sức nặng tinh thần như vậy. Bên cạnh đó thì lại có những lời hứa là động lực để con người phấn đấu. Bạn như đang theo đuổi mục đích của mình nhưng dường như thành quả bạn đạt được chưa đâu vào đâu cả. Và bạn đã tự hứa với chính bản thân, hay hứa với những người tin tưởng ở bạn là một ngày nào đó nhất định bạn cũng sẽ thành công. Và lại cũng có những lời hứa mang lại niềm vui nho nhỏ khi được quan tâm, yêu thương đúng không nào? Đó còn chính là những lời hứa có khả năng thay đổi thế giới làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn đó là những lời hứa như không bao giờ vứt rác bừa bãi, lời hứa đó như thật là tốt đẹp cho chính cuộc sống của chúng ta. Ta như thấy được những tầm quan trọng của lời hứa và mối quan hệ giữa lời hứa với nhân cách, phẩm giá con người. Đó chính là việc bạn giữ lời hứa. Giữ lời hứa là một việc quý giá và quan trọng. Việc giữ lời hứa dường như cũng đã đem lại niềm tin cho mọi người, khẳng định rằng bạn là người đáng tin cậy, sống có trách nhiệm. Việc thực hiện lời hứa mang lại giá trị, uy tín cho bạn. Ngược lại như không giữ lời gây thất vọng, mất lòng tin, thậm chí tước đoạt ở con người ước mơ, niềm tin, hạnh phúc…mà bạn vừa gieo hạt bằng những lời hứa của mình. Cứ hứa rồi thất hứa, khiến lời nói không còn giá trị, biểu hiện của con người không nghiêm túc, không trọng danh dự, không có trách nhiệm với lời nói, việc làm của mình. Đó là con người không đáng tin cậy và chúng ta hãy cân nhắc xem có nên tin vào những người mà không có trách nhiệm với chính lời hứa của mình hay không chứ?

Quả thật rằng ta như biết được lời hứa thì dễ nhưng giữ lời là một việc khó. Hãy coi trọng lời hứa của bản thân và cam kết thực hiện những gì mình đã hứa. Đừng hứa viển vông cốt chỉ để lấy lòng người khác. Hứa mà biết chắc là không thể làm hoặc không lại hứa để đó mà không làm là nói dối, thậm chí là lừa gạt, lừa đảo.

Chúng ta nhớ là hãy suy nghĩ kỹ trước khi hứa bởi chúng ta biết rằng những lời hứa có giá trị chính là những lời hứa có khả năng. Và nếu như ta thực hiện được và tạo hiệu quả tích cực hơn. Và nếu đã cố gắng nhưng vì hoàn cảnh khách quan mà không thực hiện được lời hứa hãy dũng cảm nhận lỗi, nhận trách nhiệm về chính mình.Lời hứa dường như cũng là một trong những yếu tố để có thể đánh giá đúng khả năng của mình.

Và như nhận xét đã nói thì phải chăng guồng quay của cuộc sống quá nhanh, khiến đôi khi ta quên trân trọng những điều nhỏ nhặt nhất, quên trau chuốt từng lời ta nói, cẩn thận từng điều ta làm, và quên đi giá trị đích thực của từng lời ta hứa. Hãy thật là chắc chắn những lời ta đã nói ra đặc biệt là những lời hứa vì nó còn ảnh hưởng rất nhiều đến với những người xung quanh chứ không phải cho riêng bạn. Lời hứa thật quan trọng, nó giúp cho người ta thấy bạn là những người có trách nhiệm, song đồng thời những lời bạn hứa mà không thực hiện được nó lại hại bạn trở thành người không có chữ tín. Bạn sẽ không được mọi người tin tưởng, nên dù như thế nào đi chăng nữa cũng phải suy nghĩ trước khi nói khi hứa về điều gì.

Tham khảo thêm:  

Lời nói như người xưa đã dạy:

“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

Và lời hứa cũng chính là một trong những lời nói có sức nặng ngàn cân vì vậy bạn hãy thật suy nghĩ kỹ trước khi hứa với ai bất cứ việc gì bạn nhé!

Bài văn mẫu 2

Sống trên đời mỗi chúng ta đã không ít lần thốt ra những lời hứa để tạo niềm tin với xã hội. Hứa không khó, việc thực hiện những lời hứa đó ngay lập tức hay là cả một khoảng thời gian dài sau đó được tốt nhất, đúng nhất mới khó, tùy người. Vậy nên mỗi lời hứa như khẳng định một phần giá trị con người ta. Nối tiếp dòng suy nghĩ, trong một đoạn văn xuất sắc của mình, tác giả Mai Hiền cũng đã trăn trở suy nghĩ về sự quan trọng của lời hứa trong cuộc sống.

Mở đầu đoạn văn tác giả trẻ đã đưa ra lời tựa cho toàn bộ dường như cũng hơn bao giờ hết nó gợi lên cho con người ta bao nhiêu cảm xúc, mà dường như ai cũng tự thấy được rằng sự quan trọng của việc hứa và giữ lời hứa trong cuộc đời “ Phải qua bao nhiêu lời hứa ta mới đủ tin yêu?”.

Đi sâu giải thích vào vấn đề thì dường như ta đã quá quen với 2 từ “lời hứa” chính là những lời nói để khẳng định một điều gì đó chắc chắn sẽ làm, nhằm tạo một sự hoàn toàn tin tưởng, tôn trọng với người đối diện-người nghe.

Có thể nói lời hứa từ đã có lâu đời suốt chiều dài sống của con người. Nó như là một sợi dây vô hình gắn mọi người lại dựa trên cơ sở của giá trị vốn có của lời hứa rất thiêng liêng. Nhưng việc sử dụng lời hứa như thế nào để nó phát huy tác dụng tuyệt đối thì còn là tùy người, tùy sự giáo dục, văn hóa của mỗi người. Vậy nên, cũng dễ hiểu ai cũng có thể nói ra lời hứa nhưng có những lời hứa được thực hiện, có những người thất hứa, có người tạo được sự trân trọng, khâm phục, tin tưởng tuyệt đối, có người lại làm người khác thất vọng, mất dần sự tôn trọng ban đầu. Những ví dụ kể ra thì rất nhiều, người giữ lời hứa có như những ông tiên trong câu truyện cổ tích thực hiện có mặt giúp nhân vật chính, người không giữ lời hứa cũng có thừa như câu chuyện dân gian cậu bé chăn cừu, pinocchio cậu bé người gỗ với cái mũi dài ra mỗi lần nói dối không ai còn xa lạ gì. Con người cũng vì hoạt động nhiều phương diện nên lời hứa trong cuộc sống vô cùng đa dạng phong phú, hứa từ việc nhỏ đến việc lớn, từ trong gia đình, nhà trường như lời người bố người mẹ hứa với con cái và con cái cũng có lần hứa với bố mẹ nhất là lúc phạm phải lỗi lầm học trò hứa với thầy.… đến xã hội, quốc gia, nhân loại, lời hứa của các doanh nhân, lời hứa của các chính khách với người dân của mình, của thế giới, lời hứa dựa trên bản cam kết về nền hòa bình, không can thiệp vào công việc nội bộ trong các nước mãi mãi.

Lời hứa có một vai trò một sức mạnh to lớn, nó làm con người ta có những lời hứa mang đến cho người khác hy vọng, niềm tin, nghị lực để đứng vững trong cuộc sống như việc nhà nước hứa giúp hết mình đưa người dân của mình vượt qua những nỗi đau mất mát, khắc phục những hậu quả thiên tai, hậu quả xấu để lại, như việc ta hứa thực hiện nốt phần việc dang dở cho người thân, người bạn ta phải đi xa mãi mãi trong đau đớn. Có những lời hứa là động lực để con người phấn đấu như sự đành lòng ra đi của người ta đi xa để kiếm tiền, phát triển sự nghiệp có thể nhờ sự vững chãi, tin tưởng, động viên không ngớt của hậu phương luôn vẽ ra một tương lai đẹp đẽ cho tất cả. Lời hứa mang lại niềm vui nho nhỏ khi được quan tâm, yêu thương đơn giản như những lời động viên của người mẹ sẽ cho ta một khoản tiền nho nhỏ, phần thưởng xứng đáng nếu ta học giỏi, làm tốt một kì thi quan trọng…. Xa hơn nữa, có những lời hứa khả năng thay đổi thế giới làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn của những người đứng đầu một nước, người “cha mẹ của dân”, người có khả năng,…

Hứa thì nhiều, nhưng để mà không thất hứa buộc bạn phải nỗ lực, luôn luôn tự nhủ trong tâm trí, trong trái tim mình bằng cả sự chân thành. Để bảo tồn những giá trị vẹn nguyên đẹp đẽ của lời hứa thì ta phải có trách nhiệm với dù chỉ một lời hứa làm một việc nhỏ. Nếu tự cảm thấy không làm được thì xin đừng hứa hoặc nói đỡ để nhường lại cho người có khả năng hơn trừ khi người nhờ mình khẩn khoản trong những trường hợp đặc biệt thì buộc ta vẫn phải hoàn thành nó. Giữ lời hứa như hoàn thành đúng hạn việc trả tiền, trả sách,… mà bạn mượn, bạn vay của người khác cũng chính là cách bạn tự tạo cho người khác cơ hội để được tiếp tục tin tưởng bản, thấy bạn là người có giáo dục, có trách nhiệm, mang lại giá trị, uy tín cho bạn, đó là một trong những điều tiên quyết để hoàn thiện bản thân một cách nhanh nhất. Xin hãy coi trọng với một lời mình nói ra. Đừng hứa viển vông cốt chỉ để lấy lòng người khác.

Dễ thấy trong chúng ta vẫn còn tồn tại những sự không giữ lời gây thất vọng, mất lòng tin, thậm chí tước đoạt ở con người khác ước mơ, niềm tin, hạnh phúc…mà bạn vừa gieo hạt bằng những lời hứa của mình. Cứ hứa rồi thất hứa, khiến lời nói không còn giá trị, biểu hiện của con người không nghiêm túc, không trọng danh dự, không có trách nhiệm với lời nói, việc làm của mình. Hứa mà biết chắc là không thể làm hoặc không làm là nói dối, thậm chí là lừa gạt, lừa đảo.Nếu cứ như vậy con người sẽ trở thành không đáng tin cậy.Người được hứa cũng cảm thấy đau đớn, suy sụp.

Còn một điều bạn phải luôn ghi nhớ rằng, cần suy nghĩ kỹ trước khi hứa, thực hiện hết sức mỗi lời ta đã hứa, nó sẽ lan truyền thông điệp tích cực đến người khác, cũng cho thấy đức tính hy sinh giúp đỡ người của bạn tốt đẹp cần được duy trì, làm cho mọi người đều hạnh phúc. Dù đã cố gắng thực hiện lời hứa nhưng do hoàn cảnh tác động làm ta không thể hoàn thành trọn vẹn điều ấy thì cũng đừng vô tình đến mức không thể nhận lỗi, và xin được thứ tha, đó không phải là hạ thấp mình mà chỉ giúp bạn được người ta thêm quý trọng con người bạn hơn mà thôi.

Qua câu hỏi chân thành kèm xót xa của tác giả trẻ,càng thêm nhấn mạnh về giá trị lời hứa. Dù cuộc sống có phát triển như thế nào đi nữa, con người ta cũng cần phải nâng cao thêm trách nhiệm của mình về việc rèn luyện bản thân cho tốt. Thế hệ trẻ ngày nay dù khó khăn đến đâu cũng nên trân trọng lời hứa, trau chuốt, cẩn thận đến từng lời nói của mình để nâng hình ảnh của mình cao hơn trong mắt mọi người, giúp thế giới lan tỏa thông điệp tuyệt vời của lời hứa, của sự tôn trọng và yêu thương.

Bài văn mẫu 3

Bạn có thể mắc phải hàng loạt sai lầm, nhưng nếu bạn biết giữ lời hứa, bạn sẽ được thưởng xứng đáng bằng sự tốt đẹp trong các mối quan hệ và chứng tỏ được cho người khác thấy phẩm chất tốt đẹp của mình. Ngược lại, nếu bạn không giữ được lời đã hứa, những người quanh bạn – ngay cả chính gia đình bạn – sẽ đánh giá những lời bạn nói một cách ít nghiêm túc hơn; hoặc tệ hơn nữa, dần dần không còn tin tưởng hoàn toàn vào bạn.

​Điều rõ ràng là, không có ai là người toàn hảo cả, và sẽ có những lần bạn không thể giữ được lời đã hứa vì nhiều lý do khác nhau – bạn lỡ quên đi, hay vì có một điều gì đó căng thẳng hơn xảy ra. Trong hầu hết các trường hợp, đây không phải là vấn đề, bởi vì việc giữ lời đã hứa không phải là một chuyện cứng nhắc chỉ có hai mặt, hoặc được, hoặc mất; mà là một quá trình kéo dài suốt cả đời người. Nói cách khác, mục tiêu mà bạn nhắm đến không phải là một sự hoàn hảo tuyệt đối, mà là phải cố gắng hết sức để giữ lời hứa ở mức độ càng nhiều càng tốt.

Cách đây không lâu, tôi có hứa sẽ tham dự một trận bóng đá với con gái tôi. Nhưng rồi vài tuần sau đó, lại có cơ hội xuất hiện trong một buổi nói chuyện phát hình toàn quốc về chủ đề “Đừng cáu gắt vì những chuyện vặt”. Cân nhắc mọi mặt, tất nhiên tôi cần phải đi. Con gái tôi thật sự thất vọng. Tuy nhiên, tôi vẫn cảm thấy mình là một người cha may mắn khi con bé ôm chầm lấy tôi và nói qua làn nước mắt: “Không sao đâu bố. Cả năm nay đây là lần đầu tiên bố không đi với con mà”. Thành tích của tôi không hoàn hảo lắm – hiếm khi mà có được sự hoàn hảo – nhưng cũng thật khá tốt.

Tham khảo thêm:  

Con gái tôi hiểu điều đó khi nghe tôi nói: “Bố thật sự mong ước được đến đó với con”. Những lời tôi nói không phải là rỗng tuếch. Nó biết rằng những lời đã hứa là quan trọng đối với tôi và tôi đã cố gắng hết sức để thực hiện. Cũng giống như hầu hết mọi người, nó không mong đợi sự toàn hảo, chỉ cần một nỗ lực chân thành để sống trọn vẹn, chỉ cần tôi đã cố hết sức mình.

​Một điều cũng quan trọng là hãy giữ cả những lời hứa có tính cách nhỏ nhặt hơn, hoặc chỉ là ngụ ý. Ví dụ như nếu bạn nói với mẹ mình: “Ngày mai con sẽ gọi cho mẹ”. Hãy cố hết sức để giữ lời đã nói. Rất thường khi chúng ta nói ra một số việc – nghĩa là những lời hứa nhỏ nhặt – chỉ vì điều đó làm cho câu chuyện trở nên dễ dàng hơn, hoặc để làm cho ai đó cảm thấy được chú ý đặc biệt hơn vào lúc ấy, và rồi chúng ta không giữ được lời đã nói. Và như thế, làm mất đi còn nhiều hơn cả những ảnh hưởng tích cực có được từ dụng ý tốt của chúng ta. Chúng ta thường nói những điều như: “Tôi sẽ trở lại vào chiều nay” hoặc “Tôi sẽ có mặt ở đó trước 6 giờ”… Và rồi lần này sang lần khác, chúng ta không thực hiện được lời đã nói. Chúng ta cố biện minh cho việc thất hứa bằng những câu như: “Tôi đã cố gắng, nhưng thật sự là quá bận”. Nhưng điều đó chẳng an ủi được nhiều đối với người mà ta thất hứa. Đối với hầu hết mọi người, một lời hứa cuội là một chứng cứ rõ ràng hơn, cho thấy những lời hứa đối với ta là không quan trọng mấy.

​Tôi đã nhận ra một điều, tốt hơn là đừng nên đưa ra những lời hứa, ngay cả khi bạn muốn như thế, trừ khi là bạn rất chắc chắn vào việc sẽ có thể đảm bảo cho lời hứa ấy. Nếu như bạn không chắc lắm về việc bạn sẽ thật sự làm được điều gì cho ai đó, đừng nên nói trước là bạn sẽ làm. Thay vì vậy, cứ để sự việc trở thành một điều gây ngạc nhiên. Hoặc là, nếu bạn không chắc lắm là mình sẽ gọi điện cho ai đó, đừng nói trước là mình sẽ gọi… Và nhiều điều khác đại loại như thế.

Bằng vào việc giữ lời đã hứa, chúng ta góp phần nhỏ nhoi của mình vào việc giúp cho những người thân yêu của mình giảm sự hoài nghi xuống đến mức thấp nhất. Chúng ta cho họ biết rằng, vẫn còn những người có thể tin cậy được và đáng để tin cậy. Bạn có thể sẽ ngạc nhiên một cách hài lòng nhận ra sự đánh giá cao của mọi người khi mà bạn luôn làm được những gì đã nói, luôn giữ lời đã hứa. Cuộc sống của bạn trong gia đình và với mọi người chung quanh sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều. Đây là một giải pháp lâu dài cực kỳ hiệu quả trong việc giúp bạn gắn bó mãi mãi với những người bạn thương yêu.

Đoạn văn suy nghĩ về việc giữ lời hứa

Đoạn văn 1

Giữ lời hứa là một phẩm chất cao đẹp mà chúng ta cần có. Giữ lời hứa là khi đã hứa điều gì, ta phải chắc chắn thực hiện lời hứa đó. Việc giữ lời hứa có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Việc giữ lời hứa sẽ giúp chúng ta an yên trong lòng, đồng thời sẽ nhận được sự yêu quý, tin tưởng và tôn trọng từ mọi người. Không ai muốn trao cơ hội cho một kẻ thường xuyên thất hứa như cha ông ta đã đúc kết “Một lần bất tín, vạn lần bất tin”. Giữ lời hứa vừa thể hiện sự tôn trọng bản thân và tôn trọng người khác. Đức tính tốt đẹp này là yếu tố quan trọng làm nên nhân cách con người. Bác Hồ chính là một tấm gương tiêu biểu về việc giữ lời hứa. Hồi sống và làm việc tại Pác Bó, Cao Bằng, Bác Hồ từng hứa tặng chiếc vòng bạc cho một em bé thường hay quấn quýt bên Bác. Hai năm sau, khi Bác quay lại, chẳng còn ai nhớ tới câu chuyện chiếc vòng bạc ấy nữa. Bỗng Bác mở túi và trao tặng cho em bé năm xưa một chiếc vòng bạc. Câu chuyện của Bác là tấm gương sáng để ta học cách giữ chữ tín dù là với ai, dù là việc gì. Vậy mà vẫn có những cá nhân sống không biết giữ lời hứa, vô tình để trôi tuột rất nhiều cơ hội vàng cho bản thân. Lời nói thì dễ dàng nói ra những không thể thu lại, bởi vậy, nếu không chắc chắn điều gì, ta không nên hứa hẹn. Có những lời hứa ta chỉ coi là vu vơ xong nó có thể là niềm tin to lớn với người khác. Một khi ta thất hứa, ta sẽ khiến đối phương hụt hẫng và thất vọng. Chúng ta cần có trách nhiệm với những lời mình đã hứa. Có như vậy, ta mới là người đáng tin cậy.

Đoạn văn 2

Giữ lời hứa tưởng chừng như là 1 việc đơn giản nhưng lại có ý nghĩa lớn lao đối với con người. Đó là việc có trách nhiệm trước lời nói của mình, phải biết lấy chữ tín làm đầu, không được hứa suông hứa liều; phải làm đúng, thực hiện đúng điều đã nói và đã hứa. Tại sao lại như vậy? Bởi mỗi lời nói ra đều phản ánh phần nào đó tính cách của con người. Nếu con người nói ra mà không thực hiện được sẽ là 1 người nói dối, hão huyền, làm mất niềm tin của người khác. Ngược lại nếu nói được, làm được sẽ tạo cho người đối diện những ấn tượng tốt đẹp. Người biết giữ lời hứa là người có chữ tín, đáng tin cậy, rất đáng để người khác ủy thác trách nhiệm.Niềm tin bao giờ cũng là 1 trong những yếu tố quan trọng trong mọi công việc, đặc biệt là ở 1 công việc mới. Và để xây dựng niềm tin, một trong những cách tốt nhất là giữ lấy lời hứa của chính mình. Biết giữ lời hứa là 1 nguyên tắc trong ứng xử, giao tiếp. Nó thể hiện sự tôn trọng của mình đối với người khác, đồng thời cũng thể hiện chính bản thân mình là người có lòng tự trọng. Như vậy, lời hứa có thể nói ra 1 cách rất dễ dàng, hãy trở thành một người đáng tin cậy với người khác và biết chịu trách nghiệm cho lời hứa của mình.

Đoạn văn 3

Cuộc đời là một chuyến đi rất dài, nó có sức mạnh biến một lời hứa thành trò cười hoặc lời nói dối. Vì vậy, ta phải cẩn trọng khi đưa ra những lời hứa và phải ý thức được tầm quan trọng của việc giữ lời hứa. Lời hứa là lời xác nhận với ai đó về điều họ đề nghị, mong muốn ta thực hiện. Theo cách đó, khi ta hứa cũng là gieo vào lòng người khác niềm tin, sự chờ mong, hi vọng. Với mỗi lời hứa được thực hiện, hạt giống của hi vọng ta gieo sẽ nảy mầm, đơm hoa, kết quả và tạo nên khu vườn của niềm vui, sự tin tưởng và tôn trọng. Điều đó sẽ gắn kết các mối quan hệ xã hội lại với nhau, tạo nên một cộng đồng có niềm tin tích cực. Mặt khác, việc hoàn thành lời hứa cũng tạo ra uy tín cho bản thân ta, khiến lời nói ta trở nên có giá trị và thuyết phục hơn. Ngược lại, nếu không giữ lời hứa ta sẽ dần đánh mất các mối quan hệ khổ công gây dựng, làm giảm uy tín và sức nặng trong những phát ngôn. Nghiêm trọng hơn, đôi khi việc thất hứa còn gây ra những vết thương khó lành, đặc biệt là với những người quan trọng trong cuộc đời ta. Niềm tin trao đi càng nhiều thì thất vọng lại càng nhiều. Đặc biệt lời hứa cũng có thể hiểu là “lời nói gió bay” nên không mang trách nhiệm pháp lý. Tuy nhiên, không ai có thể trốn thoát tòa án lương tâm. Mỗi lời hứa dù vô tình hay hữu ý đều mang một phần trách nhiệm mà lương tâm khó chối bỏ. Sẽ thật ray rứt nếu việc thất hứa gây ra những hậu quả tiêu cực. Điều đó là vô cùng tồi tệ; rất ân hận, tự trách. Vì lẽ đó, cách tốt nhất để không thất hứa là không đưa ra lời hứa hoặc khi đã hứa thì phải nỗ lực để thực hiện.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 9: Suy nghĩ về việc giữ lời hứa với mọi người xung quanh Dàn ý & 10 bài văn mẫu lớp 9 hay nhất của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *