Bạn đang xem bài viết ✅ Hoá học 9 Bài 8: Một số bazơ quan trọng Giải Hoá học lớp 9 trang 27, 30 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Hoá học 9 bài 8: Một số bazơ quan trọng là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 9 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các câu hỏi trang 27, 28, 29, 30 chương 1 được nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Giải Hóa 9 bài 8 được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh biết cách trả lời câu hỏi trong SGK Hóa 9. Đồng thời là tư liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh học tập. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Giải bài tập Hóa 9 bài 8 Một số bazơ quan trọng, mời các bạn cùng tải tại đây.

Giải Hóa 9 Bài 8: Một số bazơ quan trọng

  • Giải bài tập Hóa 9 Bài 8 trang 27
  • Giải bài tập Hóa 9 Bài 8 trang 30
  • Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 8
  • Lý thuyết Hóa 9 Bài 8 Một số bazơ quan trọng

Giải bài tập Hóa 9 Bài 8 trang 27

Câu 1

Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một chất rắn sau: NaOH, Ba(OH)2, NaCl. Hãy trình bày cách nhận biết chất đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học. Viết các phương trình hóa học nếu có.

Gợi ý đáp án

Lấy mẫu thử từng chất và đánh số thứ tự. Hòa tan các mẫu thử vào H2O rồi thử các dung dịch:

– Dùng quỳ tím cho vào từng mẫu thử

+ Mẫu nào làm quỳ tím hóa xanh đó là NaOH và Ba(OH)2.

+ Còn lại là NaCl không có hiện tượng.

– Cho H2SO4 vào các mẫu thử NaOH và Ba(OH)2

Tham khảo thêm:   Lịch sử - Địa lí 8 Chủ đề 1: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long Soạn Sử Địa 8 sách Cánh diều trang 149, 150, 151, 152, 153, 154, 155

+ Mẫu nào có kết tủa trắng đó là sản phẩm của Ba(OH)2

PTHH: Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4↓ trắng + 2H2O

+ Còn lại là NaOH.

Câu 2

Có những chất sau: Zn, Zn(OH)2, NaOH, Fe(OH)3, CuSO4, NaCl, HCl. Hãy chọn những chất thích hợp điền vào sơ đồ phản ứng sau và lập phương trình hóa học.

a) … → Fe2O3 + H2O

b) H2SO4 + … → Na2SO4 + H2

c) H2SO4 + … → ZnSO4 + H2O

d) NaOH + … → NaCl + H2O

e) … + CO2 → Na2CO3 + H2O.

Gợi ý đáp án

a) 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O

b) H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O

c) H2SO4 + Zn(OH)2 → ZnSO4 + 2H2O

d) NaOH + HCl → NaCl + H2O

e) 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O.

Câu 3

Dẫn từ từ 1,568 lít khí CO2(đktc) vào một dung dịch có hòa tan 6,4g NaOH.

a) Chất nào đã lấy dư và dư là bao nhiêu (lít hoặc gam)?

b) Hãy xác định muối thu được sau phản ứng.

Gợi ý đáp án

nCO2 =1,568/22,4 = 0,07 mol; nNaOH =6,4/40 = 0,16 mol

2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

Bđ: 0,16    0,07 (mol)

Pứ: 0,14      0,07 → 0,07         0,07

Spứ: 0,02        0           0,07

a) Theo phương trình phản ứng NaOH dư, CO2 phản ứng hết, khối lượng NaOH dư: 0,02 × 40 = 0,8 g

b) Khối lượng muối Na2CO3 tạo thành là: 0,07 × 106 = 7,42 g.

Giải bài tập Hóa 9 Bài 8 trang 30

Câu 1

Viết các phương trình hóa học thực hiện các chuyển đổi hóa học sau:

Gợi ý đáp án

Phương trình hóa học của các phản ứng:

(1) CaCO3stackrel{t^{circ}}{longrightarrow} CaO + CO2

(2) CaO + H2O → Ca(OH)2

(3) Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O

(4) CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O

(5) Ca(OH)2 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + 2H2O

Câu 2

Có ba lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một trong ba chất rắn màu trắng sau: CaCO3, Ca(OH)2, CaO. Hãy nhận biết chất đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học. Viết phương trình hóa học.

Gợi ý đáp án

Lấy mỗi chất rắn 1 ít làm mẫu thử và đánh số thứ tự

– Cho ba chất rắn vào nước:

+ Chất nào không tan trong nước đó là CaCO3.

+ Chất nào phản ứng với nước làm nóng ống nghiệm là CaO

Tham khảo thêm:   Bài tuyên truyền về an toàn giao thông (13 Mẫu) An toàn giao thông học đường năm 2022 - 2023

PTHH: CaO + H2O → Ca(OH)2

+ Chất chỉ tan 1 phần tạo chất lỏng màu trắng và có 1 phần kết tủa lắng dưới đáy là Ca(OH)2

Câu 3

Hãy viết các phương trình hóa học khi cho dung dịch NaOH tác dụng với dung dịch H2SO4 tạo ra:

a) Muối natri hiđrosunfat.

b) Muối natri sunfat.

Gợi ý đáp án

a) Muối natri hidrosunfat: NaHSO4

H2SO4 + NaOH → NaHSO4 + H2O

b) Muối natri sunfat: Na2SO4

H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O

Câu 4

Một dung dịch bão hòa khí CO2 trong nước có pH = 4. Hãy giải thích và viết phương trình hóa học của CO2 với nước.

Gợi ý đáp án

Dung dịch bão hòa CO2 trong nước tạo ra dung dịch axit cacbonic (H2CO3) là axit yếu, có pH = 4.

CO2 + H2O ⇌ H2CO3.

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 8

Câu 1: Thuốc thử để nhận biết dung dịch Ca(OH)2 là:

A. Na2CO3

B. KCl

C. NaOH

D. NaNO3

Câu 2: Nhóm các dung dịch có pH > 7 là:

A. HCl, NaOH

B. H2SO4, HNO3

C. NaOH, Ca(OH)2

D. BaCl2, NaNO3

Câu 3: Để phân biệt hai dung dịch NaOH và Ba(OH)2đựng trong hai lọ mất nhãn ta dùng thuốc thử:

A. Quỳ tím

B. HCl

C. NaCl

D. H2SO4

Câu 4: NaOH có tính chất vật lý nào sau đây?

A. Natri hiđroxit là chất rắn không màu, ít tan trong nước

B. Natri hiđroxit là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước và tỏa nhiệt

C. Natri hiđroxit là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh và không tỏa nhiệt

D. Natri hiđroxit là chất rắn không màu, không tan trong nước, không tỏa nhiệt.

Lý thuyết Hóa 9 Bài 8 Một số bazơ quan trọng

A. Natri hiđroxit NaOH

I. Tính chất vật lí

– Natri hiđroxit là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước và tỏa nhiệt.

– Dung dịch NaOH có tính nhờn, làm bục vải giấy và ăn mòn da. Khi sử dụng NaOH phải hết sức cẩn thận.

II. Tính chất hóa học

Natri hiđroxit có đầy đủ tính chất của một bazơ tan (kiềm).

1. Làm đổi màu chất chỉ thị.

Dung dịch NaOH làm đổi màu qùy tím thành xanh, dung dịch phenolphatalein không màu thành màu đỏ.

Tham khảo thêm:   Thuyết minh về món nem rán (2 Dàn ý + 7 mẫu) Thuyết minh cách làm món ăn hay nhất

2. Tác dụng với axit tạo thành muối và nước (phản ứng trung hòa)

Thí dụ: NaOH + HCl → NaCl + H2O

2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + H2O

3. Tác dụng với axit tạo thành muối và nước (phản ứng trung hòa)

Thí dụ: 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O

(khi NaOH tác dụng với CO2, SO2 còn có thể tạo ra muối axit NaHCO3, NHSO3)

4. Tác dụng với dung dịch muối.

Thí dụ: 2 NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2

III. Ứng dụng

Natri hiđroxit có nhiều ứng dụng trong đời sống và trong sản xuất. Nó được dùng trong:

– Sản xuất xà phòng, chất tẩy rửa, bột giặt.

– Sản xuất giấy, tơ nhân tạo, trong chế biến dầu mỏ.

– Sản xuất nhôm (làm sạch quặng nhôm trước khi sản xuất).

IV. Sản xuất Natri hiđroxit

Trong công nghiệp, NaOH được sản xuất bằng phương pháp điện phân dung dịch NaCl bão hòa. Thùng điện phân có màng ngăn giữa cực âm và cực dương.

2NaCl + 2H2O 2NaOH + H2 + Cl2

B. Canxi hiđroxit Ca(OH)2

I. Tính chất dung dịch canxi hiđroxit

Để có dung dịch canxi hiđroxit (hay nước vôi trong), ta hòa tan một ít vôi tôi Ca(OH)2 vào nước được vôi nước (hay vôi sữa). Lọc vôi nước, chất lỏng thu được là dung dịch Ca(OH)2.

II. Tính chất hóa học

Dung dịch Canxi hiđroxit: Ca(OH)2 có những tính chất của một bazơ tan.

1. Làm đổi màu qùy tím thành xanh, dung dịch phenolphatalein không màu thành màu đỏ.

2. Tác dụng với axit, tạo thành muối và nước (phản ứng trung hòa)

Thí dụ: Ca(OH)2 + 2HCl → CaCl2 + 2H2O

Ca(OH)2 + H2SO4 → CaSO4 + H2O

3. Tác dụng với axit tạo thành muối và nước (phản ứng trung hòa)

Thí dụ: Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓ + H2O

Ca(OH)2 + SO2 → Ca2SO3 + H2O

4. Tác dụng với dung dịch muối.

Thí dụ: Ca(OH)2 + Na2CO3 → CaCO3↓ + 2NaOH

III. Ứng dụng

Canxi hiđroxit được dùng:

– Làm vật liệu trong xây dựng.

– Khử chua đất trồng trọt.

-Khử độc các chất thải công nghiệp, diệt trùng chất thải sinh hoạt và xác chết động vật…

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hoá học 9 Bài 8: Một số bazơ quan trọng Giải Hoá học lớp 9 trang 27, 30 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *