Bạn đang xem bài viết ✅ Quyết định 635/QĐ-TCT Quy định về thành phần chứa dữ liệu hóa đơn điện tử ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Hôm nay chúng tôi xin mời tất cả các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của Quyết định 635/QĐ-TCT về quy định về thành phần chứa dữ liệu hóa đơn điện tử, đây là văn bản pháp luật được Tổn cục Thuế ban hành vào ngày 11/05/2020. Hiệu lực của quyết định này sẽ bắt đầu từ ngày được ban hành.

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
__________

Số: 635/QĐ-TCT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_______________________

Hà Nội, ngày 11 tháng 5 năm 2020

QUYẾT ĐỊNH 635/QĐ-TCT

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ THÀNH PHẦN CHỨA DỮ LIỆU HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ VÀ PHƯƠNG THỨC TRUYỀN NHẬN VỚI CƠ QUAN THUẾ

_____________

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THUẾ

Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 29 tháng 11 năm 2006 và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế;

Căn cứ Luật Thuế giá trị gia tăng ngày 03 tháng 6 năm 2008 và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ;

Căn cứ Nghị định số 130/2018/NĐ-CP ngày 27 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số;

Căn cứ Nghị định số 165/2018/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính;

Căn cứ Quyết định số 41/2018/QĐ-TTg ngày 25 tháng 9 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế thuộc Bộ Tài chính;

Căn cứ Thông tư số 39/2017/TT-BTTTT ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước;

Căn cứ Thông tư số 68/2019/TT-BTC ngày 30 tháng 9 năm 2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về thành phần chứa dữ liệu hóa đơn điện tử và phương thức truyền nhận với cơ quan thuế.

Tham khảo thêm:   Đề thi học sinh giỏi tỉnh Cà Mau lớp 12 năm 2012 môn Lịch sử Sở GD&ĐT Cà Mau

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và áp dụng đối với các doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh khi đăng ký, sử dụng, cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 119/2018/NĐ-CP và Thông tư số 68/2019/TT-BTC.

Điều 3. Thủ trưởng các Vụ, đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Thuế, Cục trưởng Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Điều 4. Trường hợp các văn bản dẫn chiếu tại Quy định này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị phản ánh về Tổng cục Thuế (qua Cục Công nghệ thông tin) để xem xét sửa đổi, bổ sung Quy định cho phù hợp./.

Nơi nhận:
Như Điều 3;
– Lãnh đạo Bộ Tài chính (để báo cáo);
– Website Tổng cục Thuế;
– Lưu: VT, CNTT (2b).

TỔNG CỤC TRƯỞNG




Cao Anh Tuấn

QUY ĐỊNH

VỀ THÀNH PHẦN CHỨA DỮ LIỆU HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ VÀ PHƯƠNG THỨC TRUYỀN NHẬN VỚI CƠ QUAN THUẾ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 635/QĐ-TCT ngày 11 tháng 5 năm 2020 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế)

Phần I

QUY ĐỊNH CHUNG

I. Phạm vi và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi áp dụng: Các yêu cầu về đặc tả kỹ thuật, định dạng cấu trúc, thành phần dữ liệu và phương thức truyền nhận hóa đơn điện tử giữa doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh, tổ chức cung cấp dịch vụ về hóa đơn điện tử với cơ quan thuế.

2. Đối tượng áp dụng: Áp dụng cho các đối tượng được quy định tại Điều 2, Thông tư số 68/2019/TT-BTC ngày 30 tháng 9 năm 2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

II. Tài liệu viện dẫn

1. Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7322:2009 Công nghệ thông tin – Kỹ thuật phân định và thu nhận dữ liệu tự động – Yêu cầu kỹ thuật đối với mã hình QR Code 2005;

2. EMV Book 4: EMV Integrated Circuit Card Specifications for Payment Systems – Book 4 Cardholder, Attendant, and Acquirer Interface Requirements (Đặc tả thẻ mạch tích hợp EMV dành cho các hệ thống thanh toán – Quyển 4 Các yêu cầu giao diện, Chủ thẻ, Người tham gia và Tổ chức thanh toán);

3. Quyết định số 1928/QĐ-NHNN ngày 05 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc công bố tiêu chuẩn cơ sở.

Tham khảo thêm:   Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 19 (Nâng cao) Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt

III. Từ ngữ viết tắt

STT Từ viết tắt Mô tả
1 CQT Cơ quan thuế
2 CMND Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân
3 GTGT Giá trị gia tăng
4 Hóa đơn có mã Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế
5 Hóa đơn không mã Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế
6 NHNN Ngân hàng nhà nước
7 MST Mã số thuế
8 NNT Người nộp thuế
9 QR Code Mã phản hồi nhanh (Quick Response Code)
10 T-VAN Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử
11 TCKNGTT Tổ chức, doanh nghiệp bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ kết nối chuyển dữ liệu đến cơ quan thuế bằng hình thức gửi trực tiếp (Không qua T-VAN)
12 STT Số thứ tự
13 XML eXtensible Markup Language (Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng)

IV. Quy định chung về các thành phần dữ liệu hóa đơn điện tử và thông điệp truyền nhận

1. Thẻ XML và biểu diễn dữ liệu

a) Thẻ XML

Tên thẻ được viết liền không dấu và được viết tắt theo nguyên tắc sau:

– Lấy chữ cái đầu tiên viết hoa của mỗi từ, riêng từ cuối cùng giữ nguyên và viết hoa chữ cái đầu tiên. Ví dụ: Thẻ mô tả chỉ tiêu số lượng được viết tắt là SLuong; thẻ Dữ liệu hóa đơn được viết tắt là DLHDon;

– Trong trường hợp trùng tên viết tắt thì bổ sung thêm một số ký tự để phân biệt. Ví dụ: Chỉ tiêu Tổng tiền được viết tắt là TgTien; chỉ tiêu Thành tiền được viết tắt là ThTien.

– Các cụm từ thường dùng được viết tắt theo quy định tại Mục III, Phần I.

Chú ý: Các quy định tại mục này không áp dụng cho các thẻ của chữ ký số.

b) Quy định về biểu diễn dữ liệu

– Tiêu chuẩn trình diễn bộ ký tự (Encoding): UTF-8.

– Tiêu chuẩn về bộ ký tự và mã hóa cho tiếng Việt: TCVN 6909:2001.

2. Định dạng dữ liệu

a) Định dạng số: Dữ liệu dạng số có tối đa 19 chữ số, trong đó phần thập phân có tối đa 4 chữ số. Sử dụng dấu chấm (.) để phân tách phần nguyên và phần thập phân (nếu có), trong đó:

– Dữ liệu dạng số thập phân được mô tả có độ dài tối đa là x, y, trong đó: x là tổng số chữ số tối đa (bao gồm cả phần nguyên và phần thập phân, không bao gồm dấu (.) phân cách); y là số chữ số tối đa phần thập phân.

Ví dụ: Chỉ tiêu Tỷ giá được mô tả có độ dài tối đa là 7,2, trong đó 7 là tổng số chữ số tối đa (bao gồm cả phần nguyên và phần thập phân); 2 là số chữ số tối đa phần thập phân.

– Dữ liệu dạng số nguyên được mô tả có độ dài tối đa là x, trong đó x là tổng số chữ số tối đa.

Tham khảo thêm:   Kế hoạch giáo dục môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 sách Cánh diều KHGD Hoạt động trải nghiệm 9 (Phụ lục I, II, III Công văn 5512)

Ví dụ: Chỉ tiêu Số hóa đơn được mô tả có độ dài tối đa là 8, trong đó 8 là tổng số chữ số tối đa.

b) Định dạng kiểu ngày (date): YYYY-MM-DD, trong đó: YYYY là 4 số chỉ năm, MM là 2 số chỉ tháng, DD là 2 số chỉ ngày. Dữ liệu kiểu ngày thuộc múi giờ GMT+7 (+07:00).

Ví dụ: 2020-04-24 là ngày 24 tháng 4 năm 2020.

c) Định dạng kiểu ngày giờ (dateTime): YYYY-MM-DDThh:mm:ss, trong đó: YYYY là 4 số chỉ năm, MM là 2 số chỉ tháng, DD là 2 số chỉ ngày, T là ký hiệu phân tách phần dữ liệu ngày giờ, hh là 2 số chỉ giờ (từ 00 tới 23, không sử dụng AM/PM), mm là 2 số chỉ phút, ss là 2 số chỉ giây. Dữ liệu kiểu ngày giờ thuộc múi giờ GMT+7 (+07:00).

Ví dụ: 2020-04-24T18:39:30 là 18 giờ 39 phút 30 giây ngày 24 tháng 4 năm 2020.

Chú ý: Định dạng số, ngày và ngày giờ nêu trên chỉ áp dụng trong dữ liệu XML. Dữ liệu hiển thị theo quy định tại Thông tư số 68/2019/TT-BTC.

d) Quy định về đơn vị tiền tệ: Thực hiện theo quy định tại Điểm c, Khoản 2, Điều 3 Thông tư số 68/2019/TT-BTC.

3. Mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử

Mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử là một dãy ký tự gồm 12 chữ số do hệ thống của cơ quan thuế tạo ra trên các hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế. Mã của cơ quan thuế có định dạng: N1N2N3N4N5N6N7N8N9N10N11N12 (N1 đến N12 là các chữ số từ 0 đến 9).

4. Chữ ký số

– Chữ ký số đáp ứng theo quy định tại Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 và các văn bản hướng dẫn. Chữ ký số được đặc tả theo chuẩn XML Signature Syntax and Processing quy định tại Thông tư số 39/2017/TT-BTTTT ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông về ban hành danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước.

– Vùng dữ liệu chữ ký số chứa thông tin thời điểm ký số (thẻ SigningTime, được đặt trong thẻ SignatureObjectSignaturePropertiesSignatureProperty). Thẻ SigningTime có kiểu dữ liệu là ngày giờ theo quy định tại Khoản 2, Mục IV, Phần I.

– Sử dụng thuộc tính URI của các thẻ Reference của chuẩn XML Signature Syntax and Processing đế xác định các vùng dữ liệu cần ký số đối với từng loại dữ liệu, thông điệp, bao gồm cả thời điểm ký số.

……………………

Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của quyết định tại file dưới đây!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Quyết định 635/QĐ-TCT Quy định về thành phần chứa dữ liệu hóa đơn điện tử của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *