Bạn đang xem bài viết ✅ Thuyết minh về Chiếc đèn ông sao (3 Dàn ý + 8 mẫu) Bài thuyết minh về chiếc đèn Trung Thu ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

TOP 8 bài Thuyết minh về Chiếc đèn ông sao hay, đặc sắc nhất, giúp các em học sinh lớp 9 có thêm nhiều thông tin bổ ích về cách làm đèn ông sao, cùng ý nghĩa của chúng trong đời sống văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam.

Đèn ông sao

Cách làm đèn trung thu, đèn ông sao cũng rất đơn giản, nguyên liệu lại dễ tìm kiếm. Vì vậy, ai cũng có thể tự tay tạo cho mình một chiếc đèn ông sao đẹp lung linh, rước đèn đón trăng trong đêm hội trăng rằm. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Dàn ý thuyết minh về Chiếc đèn ông sao

Dàn ý 1

I. Mở bài: Giới thiệu

  • Làm đồ chơi: Chiếc đèn ông sao.

II. Thân bài:

a) Nguyên vật liệu:

1. Chuẩn bị:

  • 10 thanh tre hoặc trúc có chiều dài bằng nhau, dày từ 5mm đến 1cm đc vót nhẵn.
  • 5 que tre (trúc) dài từ 8cm đến 10cm, tùy đèn to hay nhỏ, dày độ 5mm.
  • Giấy bóng màu
  • Dây để buộc.

b) Cách làm:

* Cách thực hiện:

Làm khung

  • Lấy 10 thanh tre có chiều dài bằng nhau, buộc 5 thanh vào nhau thành hình sao 5 cánh như vậy được 1 đôi hình sao 5 cánh.
  • Lưu ý: Trước khi buộc, vót mỏng hai đầu tiếp giáp nhau của 2 thanh tre và buộc ít vòng dây để sau còn buộc tiếp.
  • Ráp 2 hình sao lại với nhau và buộc chặt ở 5 đầu cánh sao.
  • Lấy que tre ngắn gắn ở 5 gốc của cánh sao, ta sẽ được khung của đèn.

* Dán giấy vào khung

  • Cắt giấy bóng theo đúng hình tam giác các cánh ngôi sao và hình ngũ giác ở giữa.
  • Dán giấy lên đèn, chừa khoảng phía dưới cho nến vào và khoảng phía trên để làm chỗ thông hơi.

III. Kết bài: Lời nhận xét:

  • Làm đồ chơi là 1 trong những hoạt động kĩ thuật trong nhà trường giúp các em học sinh tính khéo léo, sáng tạo và mang lại niềm vui lao động.

Dàn ý 2

1. Mở bài

  • Dẫn dắt và giới thiệu đối tượng cần thuyết minh: Chiếc đèn ông sao

2. Thân bài

– Nguồn gốc: Không rõ ai là người sáng tạo ra đầu tiên

– Xuất phát từ nguồn cảm hứng: Hình ảnh những ngôi sao sáng trên trời cao

– Cách làm đèn ông sao:

  • Chuẩn bị 10 que tre có độ dài bằng nhau, buộc chặt vào nhau để tạo khung cho chiếc đèn có dạng ngôi sao 5 cánh.
  • Sử dụng tiếp 4 que tre dài bằng nhau nhưng ngắn hơn 5 que ban đầu đặt ở giữa ngôi sao để tạo độ phồng.
  • Sau khi tạo khung, lấy keo bôi lên từng bề mặt của thanh tre và giấy kính nhiều màu dán lên.
  • Lấy tua rua dán xung quanh đèn để trang trí cho bắt mắt và cây gậy đặt ở phía dưới cùng làm tay cầm.

– Nơi bày bán nhiều đèn ông sao, đèn cù, đèn kéo quân nổi tiếng ở Hà Nội phải kể đến là phố Hàng Mã

– Giá thành một chiếc đèn ông sao: 15000 – 50000 đồng

– Khẳng định đèn ông sao là món đồ chơi không thể thiếu của trẻ em trong dịp Tết Trung thu trên khắp mọi miền đất nước.

3. Kết bài

  • Khẳng định lại giá trị của đèn ông sao trong đời sống văn hóa truyền thống của đất nước và nêu suy nghĩ của bản thân.

Dàn ý 3

1. Mở bài

  • Giới thiệu khái quát về đối tượng cần thuyết minh – cách làm chiếc đèn ông sao.

2. Thân bài

* Nguyên liệu cần chuẩn bị

– Một số nguyên liệu cơ bản:

  • Thanh tre để làm khung cho chiếc đèn
  • Dây kẽm
  • Keo dán
  • Giấy bóng kính màu hoặc giấy gói quà tùy theo sở thích của mỗi người.

– Ngoài ra, chúng ta có thể chuẩn bị thêm giấy màu, bút màu, thước,… để trang trí chiếc đèn

* Cách làm đèn ông sao

– Trước hết, cần làm khung của chiếc đèn:

  • Dùng tre đã chuẩn bị, chẻ ra là mười thanh nhỏ hơn có độ dài bằng nhau, độ dài của thanh tre này tùy thuộc vào kích thước của chiếc đèn mà bạn mong muốn và bốn thanh có chiếu dài từ 5-8 xăng-ti-mét để chống hai mặt của chiếc đèn.
  • Vót nhẵn những thanh tre đã chẻ.
  • Dùng dây kẽm buộc năm trong số mười thanh tre ấy thành một hình ngôi sao và làm tương tự với số thanh tre còn lại là chúng ta đã có hai mặt của chiếc đèn.
  • Buộc hai hình ngôi sao ấy lại với nhau bằng dây kẽm
  • Dùng bốn thanh tre nhỏ hơn đã được chuẩn bị vào phần giao nhau giữa giữa các ngôi sao để chúng có thể tạo thành hình 3D

– Dùng keo và giấy bóng kính hoặc giấy màu đã được chuẩn bị dán lên bề mặt ngôi sao theo ý thích.

– Ngoài ra, để chiếc đèn được đẹp hơn bạn có thể trang trí lên các cánh của ngôi sao những hình ảnh ngộ nghĩnh và để thuận lợi trong quá trình sử dụng chúng ta làm thêm một chiếc tay cầm cho chiếc đèn.

* Yêu cầu về sản phẩm

  • Những thanh tre để làm khung đèn cần phải được vót nhẵn để tránh bị đứt tay hay làm rách lớp giấy bóng kính.
  • Giấy được dán lên khung đèn cần có màu sắc bắt mắt và phải được dán chắc chắn, có độ phẳng, căng để trông chiếc đèn thêm đẹp hơn.

3. Kết bài

  • Khái quát lại vai trò, ý nghĩa của chiếc đèn ông sao và nêu cảm nghĩ của bản thân về nó.

Thuyết minh về Chiếc đèn ông sao – Mẫu 1

Trung thu đêm hội trăng rằm
Em theo sao sáng về thăm chị Hằng.

Đêm nay dưới ánh trăng rắm hòa cùng ánh đèn hoa rực rỡ, chúng em lại được náo nức chung vui tết trung thu cùng các bạn nhi đồng và các anh chị thiếu nhi trên khắp mọi miền đất nước.Với chiếc lồng đèn lung linh màu sắc, chúng em xin được cùng tô điểm cho mái trường thân yêu thêm màu sắc rực rỡ của lễ hội trăng rằm.

Vì thế lớp 3/1 chúng em đến với lễ hội trăng rằm đêm nay chiếc lồng đèn mang hình ngôi sao truyền thống.

Chúng em chọn hình ngôi sao để làm lồng đèn vì ai cũng biết hình ngôi sao chúng là biểu hiện của lá quốc kỳ của Tổ Quốc Việt Nam, chúng ta thể hiện tình đoàn kết của các dân tộc anh em, đó cũng là đoàn kết chung lồng của tập thể lớp 3/1, chúng em cùng chung tay làm nên chiếc lồng đèn này.

Bốn cánh ngôi sao chúng em sử dụng giấy kiếng màu đỏ, ở giữa lồng đèn chúng em trang trí màu vàng nhằm biểu trưng niềm tự hào của chúng ta là “Người Việt Nam màu đỏ, da vàng” và đó cũng là dòng máu của các anh hùng liệt sĩ đã huy sinh giành lại nền độc lập, tự do cho đất nước, để hôm nay chúng em có được cuộc sống thanh bình.

Mặc dù vui hân hoan là thế nhưng chúng em vẫn không quen lời dạy của Bác Hồ muôn vàn kính yêu đã dạy: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu hay không. Đó là nhờ công học tập của các cháu” Nên mặt trước lồng đèn của chúng em có trang trí dòng chữ “Trung thu nhớ Bác” và ảnh Bác Hồ để tưởng nhớ công lao to lớn của người vị cha già của dân tộc. Những cánh sen hồng tượng trưng cho sự thánh thiện, thanh khiết luôn cố gắng vươn lên để đến được nơi tươi sáng nhất giống như con người Việt Nam

Mặt sau lồng đèn chúng em trang trí hình huy hiệu măng non với dòng chữ thi đua học tốt thể hiện cho lớp chúng em như những búp măng non đua đua nhau vươn lên chăm ngoan học giỏi. Xung quanh lồng đèn chúng em trang trí dây kim tuyến và những cánh hoa nhiều màu rực rỡ tạo cho nồng đèn thêm phần lộng lẫy.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 8 Unit 9: A Closer Look 1 Soạn Anh 8 Kết nối tri thức trang 94

Chiếc đèn ông sao gắn với tuổi thơ của ỗi người trong ngày vui tết thiếu nhi.

Thuyết minh về Chiếc đèn ông sao – Mẫu 2

Trung thu đang đến gần rồi, hãy cùng học ngay cách làm đèn ông sao đẹp mà rất quen thuộc với mọi người. Đảm bảo cách làm đèn ông sao này rất đơn giản, ai cũng thực hiện được đấy!

Hẳn nhắc đến Trung thu không thể không nhắc đến những chiếc đèn ông sao. Chúng dường như là hình ảnh in sâu trong ký ức mỗi người gọi về tuổi thơ. Bởi mỗi mùa Rằm tháng 8 đến, là trẻ con ai cũng háo hức có được chiếc đèn để dạo chơi cùng bạn bè.

Từ thời xưa đến tận bây giờ, chiếc đèn ông sao truyền thống này luôn được tự tay các bậc phụ huynh làm cho con chơi. Bởi cách làm đèn ông sao này rất đơn giản, đảm bảo ai cũng có thể làm thành công.

Nguyên liệu cần có:

  • Que tre
  • Dây buộc
  • Keo dán
  • Giấy bóng màu
  • Bút, thước

Cách làm đèn ông sao

Đầu tiên, bạn trẻ các mảnh tre thành 5 que cho 1 mặt của ông sao và 10 que cho 2 mặt. Bạn chẻ 4 que ngắn khoảng 15cm để đỡ cho 2 mặt của ông sao.

Rồi bạn tạo ra 2 ông sao từ các thanh tre đã vót (nhẵn) sẵn, bằng nhau, buộc chặt các góc để thành hình ông sao như thế này.

Bước này, bạn lấy 2 ngôi sao vừa tạo ở bước trước, sau đó dùng dây buộc các đầu ngôi sao lại. Tiếp tục, bạn trẻ thêm 4 que ngắn có độ dài bằng nhau, cho vào phần giao giữa các ngôi sao để dựng chúng lên thành hình 3d.

Sau khi khung ngôi sao được chắc chắn, bạn lấy keo phết lên bề mặt của từng cánh sao. Ở trường hợp này, bạn dùng keo dán bình thường cũng có thể dán giấy được nhé!

Cuối cùng, bạn dùng giấy màu tùy thích dán lên trên bề mặt thanh tre, chỗ vừa được quết hồ trước đó. Nhưng nếu bạn dùng loại giấy màu trong suốt như này để khi thắp nến vào chúng sẽ cháy lung linh.

Thuyết minh về Chiếc đèn ông sao – Mẫu 3

Đèn ông sao là một trong những món đồ chơi truyền thống, quen thuộc của thiếu nhi nói riêng và mỗi người dân Việt Nam nói chung, là nét đặc trưng riêng biệt của Trung thu nước ta.

Đèn ông sao được dùng trong dịp tết Trung thu. Không ai biết chính xác nguồn gốc hay thời điểm ra đời của loại đèn này. Theo các già làng, đèn ông sao mô phỏng từ những ngôi sao lấp lánh trên bầu trời xung quanh mặt trăng. Tết Trung thu là Tết “mặt trăng”, trăng bước vào giai đoạn to tròn đẹp nhất trong năm. Do đó, các phụ huynh thường làm đèn dạng hình ngôi sao cho các cháu bé để đêm rằm sẽ “tùng rinh” khắp làng. Việc này cũng gần giống như một hình thức lễ rước mặt trăng.

Đèn ông sao là một loại đèn lồng làm thủ công rất quen thuộc đối với mỗi người Việt Nam. Để làm ra một chiếc đèn ông sao cần nhiều công phu và đòi hỏi người làm phải khéo tay. Đầu tiên, người thợ chẻ các mảnh tre thành 10 que tre gắn thành 2 hình ngôi sao. Sau đó, người thợ lấy 2 ngôi sao vừa tạo dùng dây buộc các đầu ngôi sao lại. Chẻ thêm 4 que ngắn có độ dài bằng nhau, cho vào phần giao giữa các ngôi sao để dựng hai mặt ngôi sao căng phồng lên. Cố định các mối giao. Sau khi khung ngôi sao được gắn lại chắc chắn, tiếp tục lấy keo phết lên bề mặt thanh tre của từng cánh sao. Cuối cùng, người thợ dùng giấy màu tùy thích dán lên trên bề mặt thanh tre, tức là những chỗ vừa được dán keo. Loại giấy dùng trong đèn ông sao truyền thống là giấy bóng kính màu trong suốt để khi thắp nến vào sẽ cho màu sắc lung linh. Ngoài ra, có thể cắt thêm giấy thành những đường viền đẹp để dán lên phần cánh của các ngôi sao.

Hình ảnh những chiếc đèn ông sao dường như đã in sâu trong ký ức mỗi người, nó gọi về kí ức tuổi thơ với niềm háo hức có được chiếc đèn để trông trăng. Trung thu xưa, mỗi dịp Rằm tháng tám, các ông bố bà mẹ lại rục rịch vót tre, mua nến làm cho mấy đứa nhỏ chiếc đèn ông sao đón Trung thu. Những em bé cầm những chiếc đèn xanh đỏ, lung linh nối đuôi nhau đi quanh sân đình cùng hát vang bài ca “Chiếc đèn ông sao” (Phạm Tuyên):

“Chiếc đèn ông sao sao năm cánh tươi màu.
Cán đây rất dài cán cao quá đầu.
Em cầm đèn sao em hát vang vang.
Đèn sao tươi màu của đêm rằm liên hoan!
Tùng rinh rinh, tùng tùng tùng rinh rinh!
Đây ánh sao vui chiếu xa sáng ngời.
Tùng rinh rinh, rinh rinh tùng rinh rinh.
Ánh sao Bác Hồ tỏa sáng nơi nơi…”

Những hình ảnh thân thuộc đó cho thấy vị trí không thể thay đổi của chiếc đèn ông sao trong đời sống tâm hồn mỗi con người Việt Nam.

Ngày nay, việc sử dụng đèn ông sao có phần yếu thế hơn so với các mặt hàng đèn lồng khác, nhất là đèn lồng nhựa xuất xứ từ Trung Quốc. Khắp các cửa hàng tạp hóa trong những ngày Trung thu đa phần là đèn nhựa, gần như không còn thấy bóng dáng chiếc đèn ông sao nữa. Nếu có nơi nào còn bán đèn ông sao thì chỉ Hàng Mã (Hà Nội) song số lượng rất ít. Phần là do giá thành đèn công nghiệp rẻ hơn. Do giá rẻ nên nhiều khả năng lồng đèn Trung Quốc được sản xuất từ nhựa kém chất lượng, chứa nhiều thành phần kim loại nặng có thể ảnh hưởng sức khỏe của người sử dụng, nhất là đối với trẻ em. Phần nữa vì thị hiếu thay đổi. Đèn lồng nhựa thường màu sắc, cách trang trí bắt mắt, thường gắn thêm đèn nhiều màu và âm thanh vui nhộn nên trẻ em thích thú hơn. Do đó, người làm đèn ông sao ít dần, nghề làm đèn lồng thủ công cũng theo đó mai một dần. Tuy vậy, mỗi dịp Trung thu đến, đâu đó vẫn có hình ảnh chiếc đèn sao năm cánh được bày bán thành từng gian nhỏ đẹp mắt và thi thoảng lại có vài em nhỏ ngắm nghía, lựa chọn cho mình một chiếc đèn ông sao vừa ý.

Mỗi quốc gia Á Đông đều đón Trung thu vào ngày 15/8 (âm lịch) và chọn cho mình một loại đèn lồng mang đặc sắc riêng của dân tộc. Con người Việt Nam luôn chọn đèn ông sao làm dấu hiệu bản sắc của mình!

Thuyết minh về Chiếc đèn ông sao – Mẫu 4

Trung thu đêm hội trăng rằm
Em theo sao sáng về thăm chị Hằng.

Cứ mỗi khi Tết trung thu về trên khắp phố xá cho đến các con đường nhỏ như lại xuất hiện rất nhiều những đồ chơi của trẻ em. Một trong số những trò chơi đó ta không thể không kể đến những chiếc đèn ông sao – một thứ trò chơi được thiếu nhi ưa chuộng nhất

Trung thu đến những khúc ca như cứ vang ngân lên đó chính là câu:

“Chiếc đèn ông sao sao năm cánh tươi màu
Cán đây rất dài cán cao quá đầu
Em cầm đèn sao em hát vang vang
Đèn sao tươi màu của đêm rằm liên hoan!
Tùng rinh rinh, tùng tùng tùng rinh rinh…”.

Quả thực ta như thấy được rằng cũng đã từ lâu rồi thì ta như thấy được hình ảnh của chiếc đèn Trung thu hình ngôi sao năm cánh dường như cũng đã được xem là món đồ không thể thiếu đối với trẻ em trong dịp Tết trung thu ngày trước và cho đến ngày nay nữa. Không thể phủ nhận được rằng, ngày nay thì mỗi trẻ em cũng không hề thiếu những đồ chơi đẳng cấp, hiện đại, Các đồ chơi tuy nhiều cũng như có nhiều trò chơi hiện đại nhưng dường như những chiếc đèn ông sao vẫn có một ý nghĩa đặc biệt với thiếu nhi chúng em.

Để mà có thể làm nên chiếc đèn lồng khoe sắc trong ngày hội trăng rằm ngày hôm nay thì người làm cũng phải trải qua nhiều công đoạn. Các công đoạn để làm ra những chiếc đèn ông sao này cũng thật đơn giản và cũng thật là dễ kiếm được. Những ngôi sao này thì tất cả chúng em đã tận dụng những loại chất liệu có sẵn trong thiên nhiên chẳng hạn như trúc và một vài chất liệu nhân tạo là giấy kiến, keo, và không thể kể đến đó chính là cùng với những đôi bàn tay nhỏ bé của chúng em đã sáng tạo thêm cho chiếc đèn lồng của mình. Thế rồi người nhìn cũng như đã thấy được rất rõ những họa tiết xinh xinh dưới sự chỉ dẫn tận tình của bố mẹ và cả thầy cô nữa.

Tham khảo thêm:   Tác phẩm Người lái đò sông Đà In trong tập Sông Đà (1960), Nguyễn Tuân

Ta không thể nào có thể phủ nhận được một chiếc đèn ông sao năm cánh cũng giống như những vì sao đang lấp lánh trên trời cao. Thực sự cứ những ngày mà vào đêm trăng rằm tháng tám. Nếu như, ta mà thấy được ở bên trong lồng đèn là một vì sao tinh tú của đất trời thì bên ngoài là một vầng trăng tròn nó dường như cũng đã lại thật là đầy đặn đang mở mắt tròn xoe đón chào một ngày hội tuyệt đẹp cho thiếu nhi và cho ngày đoàn viên chúng ta.

Thế rồi cứ mỗi khi mà chúng ta mà lại như nhìn lên trời cao, chúng ta có thể thấy vầng trăng xinh đẹp, đồng thời với đó cũng chính là cùng những vì sao soi lấp lánh soi sáng cả bầu trời bao la. Có lẽ rằng, ta như cũng đã còn dưới trần gian này vầng trăng, ngôi sao của chúng em được thắp bằng ngọn đèn nhỏ xinh của tuổi thơ chứa đựng bao mơ ước cho tương lai của chúng em.

Không nói đâu xa thì thực sự nó cũng chính là một tia lửa ấm áp, tia lửa lòng của chúng em thể hiện sự kính trọng với truyền thống của ông cha ta ngày xưa, Một tia lửa nhỏ bé nhưng cũng đã đủ sức để có thể làm sáng lên những sắc màu của cuộc sống để chúng em tung tăng dạo chơi trên khắp phố phường. Thế rồi ta như thấy được khi vào đêm hội đèn. Đồng thời, ta cũng đã thấy ngọn lửa nhỏ trong chiếc đèn ông sao dường như nó cũng là một tia lửa hy vọng rằng năm sau chúng em lại có một ngày hội tưng bừng náo nhiệt như năm nay vậy đó.

Em rất vui khi được có một chiếc đèn trung thu đi chơi ngày trung thu. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để không phụ lòng bố mẹ. Và nếu như học giỏi em sẽ bảo bố mua cho em một chiếc đèn ông sao đẹp như năm nay bố mua.

Thuyết minh về Chiếc đèn ông sao – Mẫu 5

“Tùng rinh rinh, tùng tùng tùng rinh rinh” đó là lời bài hát ” Chiếc đèn ông sao” được hát nhiều nhất trong đêm trung thu. Nhắc đến đèn ông sao, đây là đồ chơi quen thuộc của trẻ em trong đêm trăng Rằm tháng 8. Trẻ con sẽ được đi rước đèn, phá cỗ ngắm trăng sáng. Chiếc đèn ông sao là vật không thể thiếu trong lễ rước đèn đó.

Trước tiên, về nguồn gốc, không rõ đồ vật này do ai chế tạo ra đầu tiên và bắt nguồn từ đâu. Chỉ biết rằng, chiếc đèn ông sao lấy cảm hứng từ hình ảnh những ngôi sao sáng trên trời xanh quanh mặt trăng. Đèn ông sao là vật dụng được làm thủ công với đôi bàn tay khéo léo, tỉ mỉ, cẩn trọng của người làm. Để làm ra được một chiếc đèn ông sao đòi hỏi rất nhiều công đoạn. Đầu tiên, cần chuẩn bị 10 que tre để tạo khung cho chiếc đèn thành hình ngôi sao 5 cánh. 10 chiếc que này phải có chiều dài bằng nhau, lấy 5 que buộc vào nhau để thành hình sao. Khi tạo thành một đôi hình sao 5 cánh, người ta sử dụng 4 que tre ngắn cũng có độ dài bằng nhau đặt ở giữa ngôi sao để tạo độ phồng. Sau khi đã tạo được khung cho ngôi sao, người thợ sẽ lấy keo bôi lên từng bề mặt của thanh tre và lấy giấy dán lên. Loại giấy được dán lên thanh tre là giấy bóng nhiều màu, có độ bóng nhưng đa phần chúng ta thấy được giấy bóng này có màu đỏ. Cuối cùng, họ lấy những tua rua dán xung quanh đèn ông sao. Chắc chắn không thể thiếu cây gậy đặt ở phía dưới cùng làm tay cầm.

Chiếc đèn ông sao đã đồng hành cùng tuổi thơ của biết bao thế hệ. Vào gần đến những ngày trung thu, rất nhiều những chiếc đèn ông sao, đèn cù, đèn lồng được bày bán ở khắp mọi nơi, trông chúng thật lung linh và bắt mắt. Hồi đó, mỗi đứa trẻ có một chiếc đèn ông sao hoặc một cây đèn cù, vừa đi vừa hát quanh xóm rất vui vẻ. Ngày nay, nhiều loại đồ chơi vào dịp trung thu được bày bán khắp nơi nhưng ở thủ đô Hà Nội, phố Hàng Mã là dãy phố bày bán đèn ông sao, đèn cù, đèn kéo quân truyền thống nổi tiếng của cả nước với những chiếc đèn được làm vô cùng bắt mắt, mang đậm nét văn hóa Việt Nam mỗi dịp Trung thu đến. Ngoài ra, bạn cũng có thể bắt gặp những chiếc đèn đầy màu sắc ở các cửa hàng tạp hóa nhưng với số lượng ít hơn. Giá thành dao động của một chiếc đèn ông sao từ 15 000 – 50 000 đồng tùy độ to nhỏ. Có thể thấy chiếc đèn ông sao có mặt ở khắp mọi nơi và in sâu vào tiềm thức của mọi người vào dịp lễ đặc biệt này.

Đèn ông sao đã trở thành món quà tinh thần của biết bao nhiêu trẻ nhỏ. Nó mãi mãi là thứ đồ chơi mang ý nghĩa nhất vào ngày Tết đoàn viên này.

Thuyết minh về Chiếc đèn ông sao – Mẫu 6

Chợ Bưởi ngày chín, ngày tư
Riêng một tháng tám lại dư phiên rằm
Ai ơi nhớ lấy kẻo nhầm
Đi mua hoa quả chơi rằm trung thu.

Câu ca dao ấy của cha ông ta đã gợi nên trong mỗi người về Tết trung thu – Tết đoàn viên. Đây không chỉ là dịp để gia đình đoàn tụ mà đó còn là ngày trẻ em được vui hội trăng rằm và có lẽ bởi vậy, vào ngày này, trẻ con thường có rất nhiều đồ chơi mới, đặc biệt không thể thiếu đó chính là đèn ông sao. Đèn ông sao không chỉ đẹp, gần gũi mà cách làm ra nó cũng có rất nhiều điều thú vị, độc đáo.

Chiếc đèn ông sao truyền thống có hình sao vàng năm cánh, là một hình ảnh quen thuộc chúng ta vẫn thường thấy trên lá cờ Tổ quốc. Mỗi dịp rằm tháng tám, bố mẹ, ông bà lại thường làm những chiếc đèn ông sao để con em mình có thể chơi hội rằm vì những vật liệu để làm nó rất đơn giản, dễ tìm. Để có thể làm một chiếc đèn ông sao theo kiểu truyền thống, chúng ta cần chuẩn bị một số nguyên liệu cơ bản như thanh tre để làm khung cho chiếc đèn, dây kẽm, keo dán, giấy bóng kính màu hoặc giấy gói quà tùy theo sở thích của mỗi người. Ngoài ra, chúng ta có thể chuẩn bị thêm giấy màu, bút màu, thước,… để trang trí chiếc đèn của mình thật đẹp. Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ những nguyên liệu kể trên là ngay lập tức chúng ta có thể bắt đầu làm một chiếc đèn ông sao được trang trí theo sở thích của mình.

Làm một chiếc đèn ông sao truyền thống không phải là công việc quá khó song nó đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ của người làm. Để làm ra chiếc đèn ông sao, trước hết, cần làm khung của chiếc đèn. Chúng ta dùng tre đã chuẩn bị, chẻ ra là mười thanh nhỏ hơn có độ dài bằng nhau, độ dài của thanh tre này tùy thuộc vào kích thước của chiếc đèn mà bạn mong muốn. Ngoài ra, chúng ta cùng cần chuẩn bị bốn thanh có chiều dài từ 5-8 xăng-ti-mét để chống hai mặt của chiếc đèn. Sau khi đã chẻ ra, bạn dùng dao vót để được bề mặt nhẵn bóng. Sau khi đã có được mười thanh trẻ nhẵn với kích thước mong muốn, bạn dùng dây kẽm buộc năm trong số mười thanh tre ấy thành một hình ngôi sao và làm tương tự với số thanh tre còn lại là chúng ta đã có hai mặt của chiếc đèn.

Tiếp đó, chúng ta buộc hai hình ngôi sao ấy lại với nhau bằng dây kẽm và dùng bốn thanh tre nhỏ hơn đã được chuẩn bị vào phần giao nhau giữa giữa các ngôi sao để chúng có thể tạo thành hình 3D. Sau khi đã hoàn thành phần khung của chiếc đèn, chúng ta dùng keo và giấy bóng kính hoặc giấy màu đã được chuẩn bị dán lên bề mặt ngôi sao theo ý thích của bản thân. Và với những bước đơn giản như vậy là bạn đã có thể có một chiếc đèn ông sao theo ý muốn của mình. Đồng thời, để chiếc đèn được đẹp hơn bạn có thể trang trí lên các cánh của ngôi sao những hình ảnh ngộ nghĩnh mà bạn thích. Thêm vào đó, để thuận lợi trong quá trình sử dụng, chúng ta có thể làm thêm một chiếc cán cầm tay cho chiếc đèn ông sao và gắn những cây nến xinh xinh vào trong nó.

Tham khảo thêm:   Tổng hợp giftcode và cách nhập code Tôi Cũng Là Đại Hiệp

Việc làm một chiếc đèn ông sao để vui chơi trong đêm hội trăng rằm không phải là một công việc khó khăn phức tạp, chỉ với những bước đơn giản là chúng ta đã có thể tạo ra nó. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần lưu ý khi làm đèn để có một chiếc đèn thật đẹp. Trước hết, những thanh tre để làm khung đèn cần phải được vót nhẵn để tránh bị đứt tay hay làm rách lớp giấy bóng kính. Thêm vào đó, giấy được dán lên khung đèn cần có màu sắc bắt mắt và phải được dán chắc chắn, có độ phẳng, căng để trông chiếc đèn thêm đẹp hơn.

Tóm lại, chiếc đèn ông sao là món đồ chơi quen thuộc của mỗi đứa trẻ mỗi dịp tết Trung thu. Để làm ra một chiếc đèn ông sao không quá cầu kì, tốn kém song nó lại có ý nghĩa đặc biệt. Chiếc đèn ông sao ấy sẽ sống mãi trong lòng mỗi người, là nơi lưu giữ những kỉ niệm ngọt ngào, ấm áp trong những tháng ngày tuổi thơ bên gia đình ấm áp, đúng như có ai đó đã từng nói rằng “Thật kì lạ khi ta không nhớ trung thu năm ngoái nhưng ánh sáng lấp lánh của chiếc đèn ông sao tuổi thơ cứ lưu luyến mãi trong tim.”

Thuyết minh về Chiếc đèn ông sao – Mẫu 7

Mình nhớ ngày còn bé, mỗi lần trung thu là ở trường mình các lớp đều tổ chức thi đèn lồng. Những lớp lớn thì học sinh tự làm, lớp nhỏ thì bố mẹ làm cho. Hồi ấy ở chỗ mình không có đèn làm sẵn như bây giờ. Đèn thường được làm rất đẹp và cầu kỳ, đủ các hình thù: ô tô, máy bay, xe tăng của con trai, cá, thỏ, đèn ông sao của con gái. Nhiều nhà cầu kỳ còn làm cả đèn kéo quân! Tất cả đem đến trường để chấm giải rồi đúng đêm rằm liên hoan phá cỗ ở trường, rước đèn quanh các phố. Những đêm trung thu đấy mới đúng nghĩa là những đêm trung thu thật là hạnh phúc của tuổi thơ mà mình không bao giờ quên được.

Theo quan niệm của người xưa cho rằng mọi thứ trong đêm Rằm Trung thu đều phải sáng. Đèn lồng, đèn ông sao, đèn kéo quân, đèn cá chép… có thể tương hỗ ánh sáng với trời đất nên được treo rất nhiều.

Nhớ lại những ngày Trung Thu thuở nhỏ, lũ trẻ chúng tôi thường náo nức, quây quần bên nhau, chuẩn bị những thứ đồ chơi dành cho đêm Trung Thu. Đó là những chiếc đèn lồng, những chiếc đèn ông sao nhiều màu sắc sặc sỡ…..

Vót 10 thanh tre cật dài bằng nhau, ở đầu thanh tre cắt lõm vào một chút để là mối buộc. Làm 2 hình ngôi sao bằng cách lấy 5 thanh tre đan lại với nhau thật cân đối. Buộc hai mặt này với nhau ở 5 góc của ngôi sao bằng dây thép nhỏ. Cắt 5 khúc tre nhỏ để là thanh chống tạo độ dày cho đèn, một trong năm khúc ấy để bản to làm chỗ đặt nến. Chống các khúc tre nhỏ tạo độ dày cho đèn. Dùng giấy có độ trong như giấy can, giấy bóng kính màu dán kín các mặt của hình ông sao, nhớ để chừa một lỗ hổng ở mặt dưới để bỏ nến vào.

Trang trí các mặt tùy ý thích. Dùng một que làm cán cầm cho đèn hoặc buộc dây trên đỉnh để treo. Thắp nến bên trong là đã có một cái đèn lồng xinh xắn. Trẻ con thường rất thích xem bố mẹ làm đèn và tham gia vào trang trí theo ý của chúng.

“Chiếc đèn ông sao sao năm cánh tươi màu
Cán đây rất dài cán cao quá đầu
Em cầm đèn sao em hát vang vang
Đèn sao tươi màu của đêm rằm liên hoan…”

(Chiếc đèn ông sao – Phạm Tuyên)

Chiếc đèn ông sao làm từ những cây tre thân thuộc và giấy bóng kính đơn giản thế nhưng lại là món quà rất mong chờ của tuổi thơ khi mỗi mùa Trung Thu về. Và cảm giác hạnh phúc ùa về là khi được thắp sáng ngọn nến dẫn lối chú cuội cùng ca hát dưới ánh trăng rằm.

Tết Trung Thu của các bé Việt Nam cũng được báo hiệu bởi chiếc lồng đèn đủ màu sắc được làm từ những nguyên liệu giản dị nhưng nhiều kỷ niệm. Tất cả đều là đèn của bé, do bé tự vẽ lên theo trí tưởng tượng đáng yêu của mình. Mong muốn các bé con sẽ luôn có được Trung Thu ý nghĩa theo cách riêng của mình để lúc nào bé con cũng nhớ về Trung Thu tuổi thơ ý nghĩa và hạnh phúc.

Có thể nói rằng, những thứ bên cạnh chúng ta mới là thứ đáng để chúng ta trân trọng, đó chính là giá trị của cuộc sống. Thậm chí, đó là những điều thuộc về xưa cũ nhưng nó vẫn hiện diện trong tâm trí chúng ta. Mỗi lần chúng ta nhắc lại là để nhớ để thương. Một chiếc đèn ông sao đó không chỉ là cả tuổi thơ mà đó là tình cảm của các thế hệ với nhau. Vào dịp trung thu mọi người quân quầy bên nhau, tâm sự và kể thật nhiều chuyện thú vị cho nhau nghe.

Thuyết minh cách làm đèn ông sao

Nhắc đến đèn lồng chơi Trung thu hẳn ai cũng nhớ ngay đến chiếc đèn ông sao năm cánh rực rỡ sắc màu được làm từ que tre và giấy bóng kính. Từ xa xưa, đèn ông sao đã trở thành biểu tượng không thể thiếu trong ngày tết Trung thu của trẻ em Việt Nam. Thay vì đi mua, bạn có thể tự làm chiếc đèn ông sao thật đẹp mắt bằng những bước đơn giản sau đây.

Nguyên liệu gồm có:

  • 10 que tre nhỏ dài 25 – 30cm
  • 5 que tre nhỏ dài 5cm
  • Thanh que làm cán đèn
  • Hồ dán
  • Giấy bóng kính nhiều màu
  • Giấy màu trang trí
  • Dây hoặc thép buộc
  • Bút, thước, kéo

Cách làm đèn ông sao:

Bước 1:

Bạn cần 10 que tre dài để làm 5 cánh sao và 5 que ngắn khoảng 5cm để làm que đỡ giữa 2 mặt của ngôi sao.

Bạn có thể thay đổi chiều dài của các thanh tre theo kích cỡ đèn ông sao mà bạn mong muốn. Nhưng lưu ý là các thanh tre luôn phải dài bằng nhau để chiếc đèn được cân xứng.

Xếp 5 que tre dài vào nhau để tạo thành hình ngôi sao, sau đó dùng dây hoặc thép buộc các thanh que lại để cố định. Buộc ở 5 đỉnh ngôi sao và phần hình ngũ giác ở giữa.

Làm tương tự với 5 que tre dài còn lại để có hình ngôi sao thứ hai.

Bước 2:

Để 2 hình ngôi sao chồng khít lên nhau rồi buộc cố định ở 5 đỉnh của hai ngôi sao. Phải đảm bảo các mối nối thật chắc để các thanh tre không bị tung ra.

Dùng 5 que tre ngắn lồng vào giữa hai ngôi sao tại 5 góc của hình ngũ giác để tạo độ phồng ở giữa.

Buộc dây cố định cho chắc chắn.

Bước 3:

Dùng hồ dán, keo hoặc băng dính 2 mặt để dính giấy bóng kính vào thân tre làm thành ngôi sao hoàn chỉnh. Cắt bỏ những phần giấy thừa bên ngoài.

Bạn có thể dán mỗi cánh một màu để ngôi sao trông lung linh hơn. Chú ý giấy bóng kính phải được kéo thật căng thì đèn lồng ngôi sao của bạn mới đẹp.

Nếu muốn chiếc đèn lồng của mình rực rỡ hơn, bạn có thể cắt những chi tiết nhỏ bằng giấy bìa màu dán lên các cánh sao để trang trí.

Bước 4:

Cố định thanh que vào đèn để làm thành cán đèn ông sao. Gắn nến vào bên trong là bạn đã có một chiếc đèn ông sao lung linh, rực rỡ trong đêm Trung thu rồi.

Chỉ với các thao tác đơn giản, trong vòng 15 phút là bạn đã có thể tự làm chiếc đèn ông sao trang trí đêm Trung thu rồi. Bạn có thể dạy các bé cách làm lồng đèn để các em hiểu hơn về ngày tết Trung thu truyền thống của dân tộc.

Nếu bạn muốn tổ chức các hoạt động vui chơi Trung thu cho các em nhỏ thì trò làm lồng đèn ông sao cũng là một trò chơi thú vị và bổ ích.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thuyết minh về Chiếc đèn ông sao (3 Dàn ý + 8 mẫu) Bài thuyết minh về chiếc đèn Trung Thu của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *