Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Ông lão đánh cá và con cá vàng – Cánh Diều 6 Ngữ văn lớp 6 trang 11 sách Cánh Diều tập 2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng sẽ được hướng dẫn tìm hiểu trong chương trình môn Ngữ văn lớp 6.

Soạn bài Ông lão đánh cá và con cá vàng
Soạn bài Ông lão đánh cá và con cá vàng

Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 6: Ông lão đánh cá và con cá vàng. Hy vọng tài liệu trên sẽ giúp ích cho quý bạn đọc trong quá trình chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

Soạn bài Ông lão đánh cá và con cá vàng – Mẫu 1

(1) Mở bài

Giới thiệu về tác giả Pu-skin, tác phẩm Ông lão đánh cá và con cá vàng.

(2) Thân bài

a. Hoàn cảnh sống của vợ chồng ông lão đánh cá, tình huống bắt được cá vàng

– Hoàn cảnh sống của vợ chồng ông lão đánh cá:

  • Chồng làm nghề đánh cá, vợ làm nghề kéo sợi.
  • Sống trong một túp lều tồi tàn bên bờ biển.

– Tình huống bắt được cá vàng:

  • Một ông lão nghèo ra biển đánh cá, hai lần thả lưới đầu không được gì đến lần thứ ba, lão kéo được một con cá vàng. Cá vàng kêu van xin thả về biển và hứa trả ơn.
  • Về đến nhà, ông lão kể chuyện cho vợ nghe, mụ vợ mắng ông lão và đòi cá vàng đáp ứng yêu cầu của mụ.

b. Cá vàng trả ơn của cá vàng và lòng tham của mụ vợ

  • Lần thứ nhất, mụ đòi một cái máng lợn ăn mới.
  • Lần thứ hai, mụ đòi một cái nhà rộng.
  • Lần thứ ba, mụ đòi làm một bà nhất phẩm phu nhân.
  • Lần thứ tư, mụ đòi làm nữ hoàng.
  • Lần thứ năm, mụ đòi làm Long Vương ngự trên mặt biển.

c. Kết cục của lòng tham

Cá vàng không nói gì cả mà chỉ quẫy đuôi rồi lặn xuống biển biến mất. Ông lão trở về nhà thì thấy túp lều nát năm xưa, còn mụ vợ thì đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ.

(3) Kết bài

Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng.

Soạn bài Ông lão đánh cá và con cá vàng – Mẫu 1

1.1 Chuẩn bị

– Các sự việc chính và diễn biến nội dung câu chuyện được kể:

  • Một ông lão nghèo ra biển đánh cá, hai lần thả lưới đầu không được gì đến lần thứ ba, lão kéo được một con cá vàng. Cá vàng kêu van xin thả về biển và hứa trả ơn.
  • Về đến nhà, ông lão kể chuyện cho vợ nghe, mụ vợ mắng ông lão và đòi cá vàng đáp ứng yêu cầu của mụ.
  • Lần thứ nhất, mụ đòi một cái máng lợn ăn mới.
  • Lần thứ hai, mụ đòi một cái nhà rộng.
  • Lần thứ ba, mụ đòi làm một bà nhất phẩm phu nhân.
  • Lần thứ tư, mụ đòi làm nữ hoàng.
  • Lần thứ năm, mụ đòi làm Long Vương ngự trên mặt biển.
  • Lần thứ năm đòi hỏi, cá vàng tức giận nhưng không nói gì. Khi ông lão trở về, trước mắt lão lại thấy túp lều nát ngày xưa và mụ vợ ngồi trên máng lợn sứt mẻ.
Tham khảo thêm:   10 dòng kem trị bọng mắt đình đám, được đánh giá cao hiện nay

– Đặc điểm tính cách của:

  • Ông lão: hiền lành, tốt bụng nhưng nhu nhược.
  • Mụ vợ: tham lam, độc ác và vô ơn.

– Chi tiết tưởng tượng kì ảo:

  • Cá vàng khi mắc lưới cất tiếng xin tha và hứa trả ơn.
  • Mỗi lần ra biển ông lão gọi cá vàng thì con cá sẽ bơi lên.
  • Cá vàng có phép thuật thực hiện điều ước của ông và cũng có thể lấy lại tất cả.

=> Góp phần giúp câu chuyện trở nên hấp dẫn, sinh động.

– Thông điệp ý nghĩa: Ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu ra bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc. Qua đó thể hiện ước mơ về một xã hội công bằng.

– Tìm hiểu về tác giả:

  • A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin (1799 – 1837) được mệnh danh là “Mặt trời của thi ca Nga”, là một nhà thơ vĩ đại “có ý nghĩa to lớn không chỉ trong lịch sử văn chương mà cả trong lịch sử thức tỉnh của dân tộc Nga” (Nhận xét của N.A. Đô-brô-liu-bốp).
  • Các sáng tác phong phú của Pu-skin đã thể hiện tuyệt đẹp tâm hồn nhân dân Nga khao khát tự do và tình yêu.
  • Bất kì ở một thể loại nào, văn chương của ông cũng thể hiện một tiếng nói Nga trong sáng, thuần khiết và thể hiện cuộc sống một cách chân thực, giản dị.
  • Tác phẩm của Pu-skin thuộc nhiều thể loại: hơn 800 bài thơ tình, tiểu thuyết bằng thơ (Ép-ghê-nhi Ô-nhê-ghin, 1823 – 1831), trường ca (Ru-xlan và Li-út-mi-la, 1820), truyện ngắn (Cô tiểu thư nông dân, 1830)…

1.2 Đọc hiểu

Câu 1. Các chi tiết nào hoàn biết hoàn cảnh sống của ông lão và cách ông lão cư xử với cá vàng?

– Chi tiết về hoàn cảnh sống:

  • Chồng làm nghề đánh cá, vợ làm nghề kéo sợi.
  • Sống trong một túp lều tồi tàn bên bờ biển.

=> Cuộc sống khó khăn, khổ cực và không ổn định.

– Chi tiết về cách ông lão cư xử với cá vàng:

  • Ngạc nhiên nhưng rồi cũng thả con cá xuống biển.
  • Trời phù hộ cho ngươi! Ngươi trở về biển khơi mà vùng vẫy. Ta không đòi hỏi gì cả, ta cũng chẳng cần gì cả.

=> Ông lão là một người nhân từ, hiền lành..

Câu 2. Lần thứ nhất, bà vợ đã yêu cầu ông lão điều gì? Lúc này, cảnh biển thế nào?

  • Bà vợ bắt ông lão quay lại biển xin con cá vàng một cái máng cho lợn ăn.
  • Cảnh biển: gợn sóng êm ả.

Câu 3. Đòi hỏi và thái độ của vợ ông lão ở lần thứ hai có gì khác với lần thứ nhất? Hãy tiếp tục chú ý chi tiết tả cảnh biển trong phần này

  • Đòi hỏi: Mụ đòi một tòa nhà đẹp.
  • Thái độ: quát to hơn.
  • Cảnh biển: biển xanh đã nổi sóng.

Câu 4. Câu nào cho biết đòi hỏi mới và thái độ của vợ ông lão? Cảnh biển có thay đổi gì so với lần trước?

– Câu văn: “Đồ ngu! Ngốc sao ngốc thế! Đòi một cái nhà thôi à? Trời! Đi tìm ngay con cá và bảo nó rằng tao không muốn làm một mụ nông dân quèn, tao muốn làm một bà nhất phẩm phu nhân kia”.

– Cảnh biển thay đổi: Biển nổi sóng dữ dội.

Tham khảo thêm:   Cách nấu xôi cốm dẻo thơm hạt sen đậu xanh chuẩn vị Hà Nội

Câu 5. Phần 5, lần này, người vợ lại có đòi hỏi gì? Cách cư xử của bà ta với ông lão như thế nào?

– Người vợ đòi hỏi: Mụ muốn trở thành nữ hoàng.

– Cách cư xử của bà ta đối với ông lão: xưng “tao” gọi ông lão là “mày”, mắng cho ông lão một thôi một hồi, bắt lão xuống quét dọn chuồng ngựa.

Câu 6. Phần 6, vợ ông lão muốn cá vàng làm điều gì? Tác giả đã tả cảnh biển trong phần này thế nào?

Quan sát bức tranh để hiểu nội dung được nói tới trong đó, nét mặt ông lão và bà vợ thể hiện điều gì?

  • Mụ muốn làm Long Vương ngự trị trên mặt biển để bắt cá vàng hầu hạ và làm theo ý mụ.
  • Cảnh biển: Biển nổi sóng ầm ầm.
  • Nét mặt của mụ vợ trong bức tranh thể hiện sự chán nản, tức giận. Còn ông lão thì đầy ngạc nhiên.

1.3 Trả lời câu hỏi

Câu 1. Hãy liệt kê ra vở những chỉ tiết thể hiện sự đòi hỏi, thái độ, hành động của vợ ông lão đánh cá; phản ứng của ông lão đánh cá và trạng thái của biển trong các phần 2, 3, 4, 5, 6 theo gợi ý sau:

Phần

Vợ ông lão đánh cá

Ông lão đánh cá

Biển

2

Mụ vợ bắt ông lão quay lại biển xin con cá vàng một cái máng cho lợn ăn

N ghe lời mục vợ đi thế ra biển xin.

Biển gợn sóng êm ả.

3

Mụ đòi một tòa nhà đẹp.

N ghe lời mục vợ đi thế ra biển xin.

Biển xanh đã gợn sóng.

4

Mụ không muốn làm nông dân mà muốn làm một bà nhất phẩm phu nhân

N ghe lời mục vợ đi thế ra biển xin.

Biển nổi sóng dữ dội.

5

Mụ muốn trở thành nữ hoàng.

Nói với vợ rằng: “Mụ nói gì vậy? Mụ có lẫn không?… Thiên hạ họ biết, họ sẽ cười cho”, nhưng sau đó vẫn lủi thủi ra biển xin.

Biển nổi sóng mù mịt.

6

Mụ muốn làm Long Vương ngự trị trên mặt biển để bắt cá vàng hầu hạ và làm theo ý mụ.

Cung kính với vợ, không dám trái lời mụ.

Biển nổi sóng ầm ầm.

Câu 2. Từ bảng thống kê trên, em có nhận xét gì về tính cách của vợ ông lão đánh cá và ông lão đánh cá?

  • Tính cách của vợ ông lão: tham lam, độc ác, vô ơn.
  • Tính cách của ông lão: hiền lành, tốt bụng nhưng nhu nhược.

Câu 3. Cảnh biển trong mỗi lần ông lão ra gọi cá vàng thay đổi theo chiều hướng như thế nào? Theo em, sự thay đổi đó có ý nghĩa gì?

Cảnh biển trong mỗi lần ông lão ra gọi cá vàng ngày càng dữ dội hơn. Điều đó cho thấy chính biển cả cũng phải tức giận với lòng tham không đáy, cũng như sự bội bạc của người vợ.

Câu 4. Bài học em rút ra được từ câu chuyện này là gì?

Bài học: Mỗi người cần phải sống nhân hậu, biết ơn. Đồng thời tránh xa lối sống tham lam, ích kỷ và vô ơn.

Câu 5. Hãy nêu một điểm giống và một điểm khác nhau nổi bật của truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng (Pu-skin) và truyện cổ tích dân gian (Gợi ý: tìm điểm giống và khác về tác giả; yếu tố hoang đường, kì ảo; kiểu nhân vật…).

– Giống nhau:

  • Các yếu tố hoang đường, kì ảo.
  • Kiểu nhân vật theo mô-típ: ở hiền gặp lành, ác giả ác báo.
Tham khảo thêm:   Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử lớp 9 học kì 1 3 Đề kiểm tra 45 phút lớp 9 môn Lịch sử

– Khác nhau:

  • Truyện dân gian: Các nhân vật chức năng không có hành động, lời nói.
  • Truyện của Pu-skin: Các nhân vật được nhà văn khắc họa có tính cách rõ ràng, hành động và lời nói…

Soạn bài Ông lão đánh cá và con cá vàng – Mẫu 2

2.1 Đôi nét về tác phẩm

– Tác giả A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin.

– Bố cục:

  • Phần 1. Từ đầu đến “ta cũng chẳng cần gì”: Giới thiệu nhân vật và tình huống truyện.
  • Phần 2. Tiếp theo đến “và làm theo ý muốn của tao”: Sự đền ơn của cá vàng và lòng tham của mụ vợ.
  • Phần 3. Còn lại: Sự trừng phạt của cá vàng với lòng tham của mụ vợ.

– Tóm tắt: Ngày xưa, có hai vợ chồng ông lão đánh lão đánh cá nghèo sống với nhau trong một túp lều rách nát. Hằng ngày, người chồng đi thả lưới, vợ ở nhà kéo sợi. Một hôm, ông lão ra biển đánh cá. Lần thứ nhất kéo lưới chỉ thấy có bùn, lần thứ hai thì thấy cây rong biển, lần thứ ba kéo lưới thì bắt được một con cá vàng. Con cá van xin ông lão thả mình ra và hứa sẽ trả ơn. Ông lão thả cá vàng nhưng không yêu cầu bất cứ điều gì. Về đến nhà, ông lão kể cho mụ vợ, bị mụ mắng té tát và quay lại. Lần thứ nhất, mụ đòi một cái máng cho lợn ăn mới. Lần thứ hai, mụ đòi một cái nhà rộng. Lần thứ ba, mụ muốn trở thành nhất phẩm phu nhân. Lần thứ tư, mụ vợ muốn làm một nữ hoàng. Tất cả mong muốn đều được cá vàng đáp ứng. Nhưng chẳng được bao lâu, mụ vợ lại bắt ông lão xin cá vàng cho mụ trở thành Long Vương để có thể ngự trị biển khơi và bắt cá vàng làm mọi thứ mụ yêu cầu. Cá vàng không nói gì cả mà chỉ quẫy đuôi rồi lặn xuống biển biến mất. Ông lão trở về nhà thì thấy túp lều nát năm xưa, còn mụ vợ thì đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ.

Xem thêm: Tóm tắt truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng

2.2 Đọc – hiểu văn bản

a.  Hoàn cảnh sống của vợ chồng ông lão đánh cá, tình huống bắt được cá vàng

– Hoàn cảnh sống của vợ chồng ông lão đánh cá:

  • Chồng làm nghề đánh cá, vợ làm nghề kéo sợi.
  • Sống trong một túp lều tồi tàn bên bờ biển.

– Tình huống bắt được cá vàng:

  • Một ông lão nghèo ra biển đánh cá, hai lần thả lưới đầu không được gì đến lần thứ ba, lão kéo được một con cá vàng. Cá vàng kêu van xin thả về biển và hứa trả ơn.
  • Về đến nhà, ông lão kể chuyện cho vợ nghe, mụ vợ mắng ông lão và đòi cá vàng đáp ứng yêu cầu của mụ.

b. Cá vàng trả ơn của cá vàng và lòng tham của mụ vợ

  • Lần thứ nhất, mụ đòi một cái máng lợn ăn mới.
  • Lần thứ hai, mụ đòi một cái nhà rộng.
  • Lần thứ ba, mụ đòi làm một bà nhất phẩm phu nhân.
  • Lần thứ tư, mụ đòi làm nữ hoàng.
  • Lần thứ năm, mụ đòi làm Long Vương ngự trên mặt biển.

c. Kết cục của lòng tham

Cá vàng không nói gì cả mà chỉ quẫy đuôi rồi lặn xuống biển biến mất. Ông lão trở về nhà thì thấy túp lều nát năm xưa, còn mụ vợ thì đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Ông lão đánh cá và con cá vàng – Cánh Diều 6 Ngữ văn lớp 6 trang 11 sách Cánh Diều tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *