Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2022 – 2023 theo Thông tư 22 6 Đề thi kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 (Có bảng ma trận, đáp án) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2022 – 2023 gồm 6 đề thi, có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận 4 mức độ theo Thông tư 22, giúp thầy cô nhanh chóng xây dựng đề thi học kì 2 cho học sinh của mình.

Với 6 đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 5, còn giúp các em luyện giải đề, biết cách phân bổ thời gian cho hợp lý để ôn thi học kì 2 năm 2022 – 2023 đạt kết quả cao. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề thi học kì 2 môn  Toán, Lịch sử – Địa lý, Khoa học. Chi tiết mời thầy cô và các em tải miễn phí:

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 theo Thông tư 22 – Đề 1

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5

Trường Tiểu học:………………………….  PHIẾU KIỂM TRA CUỐI NĂM
NĂM HỌC 2022 – 2023
Môn: Tiếng Việt – Lớp 5

A. ĐỌC HIỂU

I. Kiểm tra đọc thành tiếng (3đ)

(Phiếu đọc được thiết kế sẵn đoạn đọc từ tuần 19 đến tuần 33 và có từ 01 – 03 câu hỏi liên quan đến đoạn đọc)

II. Kiểm tra đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt (Thời gian làm bài: 35 phút)

Đọc thầm bài văn dưới đây (4đ):

TIẾNG ĐỒNG QUÊ

Về mùa xuân, khi mưa phùn và sương sớm lẫn vào nhau không phân biệt được thì cây gạo ngoài cổng chùa, lối vào chợ quê, bắt đầu bật ra những đóa hoa đỏ hồng, làm sáng bừng lên một góc trời, tiếng đàn chim sáo về ríu rít như một cái chợ vừa mở, một lớp học vừa tan, một buổi liên hoan đàn ca sắp bắt đầu… Nghe nó mà xốn xang mãi không chán. Chúng chuyện trò râm ran, có lẽ mỗi con đều có chuyện riêng của mình giữ mãi trong lòng nay mới được thổ lộ cùng bạn bè, nên ai cũng nói, cũng lắm lời, bất chấp bạn có lắng nghe hay không.

Ngoài đê, ven ruộng ngô cánh bãi, xanh um một màu lá mướt của ngô xen đỗ xen cà, lại có tiếng chim khác. Nó khoan thai, dìu dặt như ngón tay thon thả búng vào dây đàn thập lục, nảy ra tiếng đồng tiếng thép lúc đầu vang to sau đó nhỏ dần rồi tắt lịm. Đó là con chim vít vịt. Nó cứ vang lên như tha thiết, gọi một người nào, mách một điều gì giữa bầu trời trong sáng vừa được rửa sạch sớm nay.

Khác thế bắt đầu nắng lên, tiếng con chim này mới khắc khoải làm sao. Nó thổn thức, da diết. Đó là con chim tu hú. Nó kêu cho nắng về, cho rặng vải ven sông chín đỏ, cho cái chua bay đi, niềm ngọt ở lại. Nó thèm khát cái gì nhỉ mà năm nào nó cũng phải gọi xa gọi gần thế ?

Con chào mào lích tích, chí chóe. Con sơn ca vút lên lảnh lót như có một sợi tơ nối giữa bầu trời và mặt đất, đó là tiếng hót không có gì có thể so sánh. Con diều hâu màu nâu lượn như một chiếc tàu lượn thể thao trong im lặng làm ớn lạnh cả đàn gà con. Còn cánh cò thì họa hoằn mới cất lên một tiếng thì dài vang tít vào vô tận, thẳm sâu, mà đôi cánh cứ chớp mãi không đuổi kịp.

Đồng quê yên ả. Đồng quê yêu thương. Có bao nhiêu là tiếng nói, tiếng gọi ta về sống lại một thời thơ ấu êm đềm, dù cho ta ở một phương trời nào xa lắc. Rồi ta tự lắng nghe trong lòng ta những tiếng đồng quê thân thương ấy cứ cất lên vô hình trong sâu thẳm tim ta… ôi khúc nhạc muôn đời. Tim ta ơi, phải thế không?

Băng Sơn

Khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất:

Câu 1. Dấu phẩy trong câu “Con chào mào lích tích, chí chóe.” có tác dụng gì ? (M1 – 0,5đ)

Viết câu trả lời của em:

…………………………………………………………………………………………………

Câu 2. Những âm thanh nào ở đồng quê được miêu tả trong bài? (M2 – 0,5đ)

A. Tiếng mõ trâu lốc cốc về chuồng, tiếng sáo diều vi vu
B. Tiếng của những loài chim.
C. Tiếng mấy bà đi chợ râm ran, tiếng học sinh ríu rít đến trường, tiếng đàn, tiếng trống rộn rã.
D. Tiếng những chú ve gọi hè trên cây bàng, cây phượng.

Câu 3. Tiếng chim sáo được miêu tả thế nào? (M2-0,5đ)

A. Tiếng hót vút lên lảnh lót như có sợi tơ nối bầu trời và mặt đất.
B. Tiếng khoan thai, dìu dặt như tiếng đàn.
C. Ríu rít như một cái chợ vừa mở, một lớp học vừa tan, một buổi liên hoan đàn ca sắp bắt đầu.
D. Như tiếng đồng, tiếng thép; lúc đầu vang to, sau nhỏ dần rồi tắt lịm.

Tham khảo thêm:   Soạn bài Thương ông (trang 126) Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức Tập 1 - Tuần 16

Câu 4. Dựa vào bài đọc, xác định các điều nêu dưới đây đúng hay sai.

Khoanh tròn vào “Đúng” hoặc “Sai” (M2-1 điểm)

Thông tin Trả lời
Tiếng chim vít vịt mới khắc khoải làm sao. Đúng/ Sai
Tu hú kêu cho nắng về, cho rặng vải bên sông chín đỏ. Đúng/ Sai
Tiếng sơn ca là sợi tơ nối giữa bầu trời và mặt đất. Đúng/ Sai
Tiếng chào mào là tiếng không thể có gì so sánh. Đúng/ Sai

2. Viết câu trả lời theo các câu hỏi sau:

Câu 5. Theo em, vì sao đàn chim sáo lại ồn ào đến thế? (M3 – 1đ)

Câu 6. Nội dung chính của bài văn là gì? (M4 – 0,5đ)

Hoàn thiện các bài tập sau (LT&C – 3đ):

Câu 7. Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng : (M2-0,25đ)

a) Từ ngữ nào dưới đây dùng để chỉ phẩm chất của phụ nữ Việt Nam :

A. nữ tính
B. thanh thoát
C. vị tha
D. ghê gớm

b) Cặp từ nào trái nghĩa với nhau: (M2-0,25đ)

A. dai – dẻo
B. tủi – nhục
C. mềm – dẻo
D. sướng – khổ

Câu 8. Em hãy sửa lại dấu câu viết sai cho câu dưới đây: M3- 1đ

a) Bây giờ là mấy giờ hả mẹ.

=> Sửa lại: …………………………………………………………………………………………

b) Sáng nay, lớp tôi đi lao động!

=> Sửa lại: …………………………………………………………………………………………

Câu 9. Thêm một từ chỉ quan hệ và một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép : M3 – 0,5 đ

a) Vì trời rét đậm……………………………………………………………………………………

b) Nếu mọi người chấp hành tốt Luật giao thông……………………………………………….

Câu 10. Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau: Sưu tầm M4-1đ

Nhiều năm trôi qua, cô bé đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng.

B. VIẾT

I. Chính tả (Nghe – viết)

Giáo viên đọc cho học sinh viết đầu bài và đoạn từ “Nhận công việc vinh dự ……….. vừa sáng tỏ” trong bài “Công việc đầu tiên” sách Tiếng Việt lớp 5, tập 2, trang 126, 127.

II. Tập làm văn

Đề bài: Em hãy tả cô giáo (hoặc thầy giáo) đã từng dạy dỗ em và để lại cho em nhiều ấn tượng, tình cảm tốt đẹp.

Đáp án đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5

A. ĐỌC HIỂU

Câu

Đáp án

Điểm

Ghi chú

1

Ngăn cách các bộ phận cùng làm vị ngữ.

0,5

2

B

0,5

3

C

0,5

4

Mỗi ý đúng được 0,25 điểm

1

5

Vì chúng rất vui vẻ khi một ngày mới lại bắt đầu và muốn tô điểm buổi sáng bằng giọng ca líu lo của mình

1

6

Tả vẻ đẹp của vùng quê vào buổi sáng mùa xuân ấm áp

0,5

7

Điền đúng mỗi phần được 0,25 điểm

a) C

b) D

0,5

8

Sửa lại đúng mỗi câu được 0,25 điểm.

1

9

Điền đúng mỗi cặp quan hệ từ đạt 0,25 điểm

0,5

10

– TN: Nhiều năm trôi qua

– CN: cô bé

– VN: đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng.

1

B. VIẾT

I. Chính tả

Câu 1. (2 điểm)

  • Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn (2 điểm)
  • Mỗi lỗi chính tả trong bài viết trừ 0.1 điểm.
  • Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, hoặc trình bày bẩn trừ toàn bài 0.5 điểm.

II. Tập làm văn (8 điểm)

Bài viết được tối đa 8 điểm nếu đảm bảo các yêu cầu sau:

Bài viết được tối đa 8 điểm nếu đảm bảo các yêu cầu sau:

(Tuỳ theo mức độ sai sót về nội dung, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm lẻ đến 0,5 điểm).

8 điểm

Mức độ 1: Viết được đúng theo yêu cầu của đề bài (Bố cục bài văn rõ ràng)

3 điểm

Mức độ 2: Dùng từ và viết câu đúng ngữ pháp, không mắc lỗi chính tả thông thường.

2 điểm

Mức độ 3: Chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch sẽ, khoa học; liên kết câu, đoạn hợp lí

2 điểm

Mức độ 4: Bài văn có sử dụng các biện pháp nghệ thuật, sử dụng các từ ngữ gợi hình, gợi tả.

1 điểm

* Lưu ý chung:

– Bài KTĐK được giáo viên sửa lỗi, nhận xét những ưu điểm và góp ý những hạn chế. Điểm toàn bài bằng điểm của tất cả các câu cộng lại, không cho điểm 0 (không) và điểm thập phân, cách làm tròn như sau:

  • Điểm toàn bài là 6,25 thì cho 6.
  • Điểm toàn bài là 6,75 thì cho 7.
  • Điểm toàn bài là 6,5 thì cho 6 nếu bài làm chữ viết xấu, trình bày bẩn; cho 7,0 nếu bài làm chữ viết đẹp, trình bày sạch sẽ khoa học.

2) Tùy theo mức độ sai sót có thể trừ điểm theo các mức sau:

  • Mắc từ 3 đến 5 lỗi (chính tả, dùng từ, viết câu, …) trừ 0,5 điểm.
  • Mắc từ 6 lỗi (chính tả, dùng từ, viết câu…) trở lên trừ 1,0 điểm.
  • Chữ xấu, khó đọc, trình bày bẩn và cẩu thả trừ 0,5 điểm.

Ma trận đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5

Mạch KTKN Số câu và số điểm Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng Tỉ lệ % theo mạch kiến thức
TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL
I. Bài kiểm tra số 1 1. Đọc thành tiếng (3đ) Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng ; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm, ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu, đọc đúng tiếng, từ (mắc không quá 03 lỗi) Số câu 1 1 0 30.0
Số điểm 1.5 1.5 0
01 – 03 câu hỏi về nội dung đoạn, bài đọc Số câu 1 1 1 1
Số điểm 1 0.5 0.5 1
2. Đọc hiểu (4đ) Các câu hỏi liên quan đến nội dung bài đọc hiểu Số câu 1 3 1 1 4 2 40.0
Số điểm 0.5 1.5 1 1 2 2
3. LT&C (3đ) Mở rộng vốn từ: Nam và nữ; trẻ em Số câu 1 0 1 30.0
Số điểm 0.5 0 0.5
Dấu câu Số câu 1 0 1
Số điểm 1 0 1
Quan hệ từ Số câu 1 1 1 1
Số điểm 0.5 1 0.5 1
Thành phần câu Số câu 0 0
Số điểm 0 0
Tổng Số câu 2 0 3 2 2 2 0 2 7 6 13
Số điểm 2 0 1.5 1.5 1 2 0 2 4.5 5.5 10
Tỉ lệ % theo mức độ bài KT1 20.0 30.0 30.0 20.0 100
II. Bài kiểm tra số 2 1. Chính tả (2đ)
(Viết bài chính tả)
Số câu 1 0 1 20.0
Số điểm 1 1 0 2
0 0
0 0
3. TLV (8đ) Số câu 1 0 1 80.0
Số điểm 1 2 3 2 0 8
Tổng Số câu 0 1 0 1 0 0 0 0 0 2 2
Số điểm 0 2 0 3 0 3 0 2 0 10 10
Tỉ lệ % theo mức độ bài KT2 20.0 30.0 30.0 20.0 100
Tỉ lệ % theo mức độ hai bài KT 20.0 30.0 30.0 20.0
Tham khảo thêm:  

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 theo Thông tư 22 – Đề 2

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5

UBND HUYỆN…………………….

TRƯỜNG TIỂU HỌC………….

BÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM 2022 – 2023
MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 5
Thời gian …. phút (Không kể thời gian giao đề)

A. Phần đọc

I. Đọc thành tiếng:

Học sinh đọc đoạn một trong các bài sau:

1. Trí dũng song toàn (Hướng dẫn học Tiếng Việt 5 tập 2 trang 28)

Đọc đoạn: Từ Mùa đông năm 1637 ………..bất hiếu với tổ tiên !

2. Phân xử tài tình (Hướng dẫn học Tiếng Việt 5 tập 2 trang 51)

Đọc đoạn: Đòi người làm chứng nhưng không có ………..cúi đầu nhận tội

3. Nghĩa thầy trò (Hướng dẫn học Tiếng Việt 5 tập 2 trang 87)

Đọc đoạn: Các môn sinh đồng thanh dạ ran ………..tạ ơn thầy.

4. Một vụ đắm tàu (Hướng dẫn học Tiếng Việt 5 tập 2 trang 115)

Đọc đoạn: Cơn bão dữ dội bất ngờ nổi lên ………..đôi mắt thẫn thờ tuyệt vọng.

5. Tà áo dài Việt Nam (Hướng dẫn học Tiếng Việt 5 tập 2 trang 127)

Đọc đoạn: Từ những năm 30 của thế kỉ XX ………..thanh thoát hơn.

II. Đọc hiểu

1. Đọc thầm bài văn sau:

ĐỒNG TIỀN VÀNG

Một hôm, vừa bước ra khỏi nhà, tôi gặp một cậu bé chừng mười hai, mười ba tuổi, ăn mặc tồi tàn, rách rưới, mặt mũi gầy gò, xanh xao, chìa những bao diêm khẩn khoản nhờ tôi mua giúp. Tôi mở ví tiền ra và chép miệng:

– Rất tiếc là tôi không có xu lẻ.

– Không sao ạ. Ông cứ đưa cho cháu một đồng vàng. Cháu chạy đến hiệu buôn đổi rồi quay lại trả ông ngay.

Tôi nhìn cậu bé và lưỡng lự:

– Thật chứ ?

– Thưa ông, thật ạ. Cháu không phải là một đứa bé xấu.

Nét mặt của cậu bé cương trực và tự hào tới mức tôi tin và giao cho cậu đồng tiền vàng.

Vài giờ sau, trở về nhà, tôi ngạc nhiên thấy một cậu bé đang đợi mình, diện mạo rất giống cậu bé nợ tiền tôi, nhưng nhỏ hơn vài tuổi, gầy gò, xanh xao hơn và thoáng một nỗi buồn:

– Thưa ông, có phải ông vừa đưa cho anh Rô-be cháu một đồng tiền vàng không ạ?

Tôi khẽ gật đầu. Cậu bé nói tiếp:

– Thưa ông, đây là tiền thừa của ông. Anh Rô-be sai cháu mang đến. Anh cháu không thể mang trả ông được vì anh ấy bị xe tông vào, gãy chân, đang phải nằm ở nhà.

Tim tôi se lại. Tôi đã thấy một tâm hồn đẹp trong cậu bé nghèo.

(Theo Truyện khuyết danh nước Anh)

2. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất hoặc thực hiện theo yêu cầu:

Câu 1. Câu chuyện trên có những nhân vật nào?

A. Người kể chuyện (tác giả) và cậu bé bán diêm.
B. Người kể chuyện, cậu bé bán diêm và em trai của cậu.
C. Người kể chuyện, cậu bé bán diêm và Rô-be.
D. Người kể chuyện, tác giả và cậu bé bán diêm.

Câu 2. Điều gì ở cậu bé bán diêm khiến nhân vật “tôi” tin và giao cho cậu bé đồng tiền vàng?

A. Cậu khoảng mười ba, mười bốn tuổi
B. Cậu gầy gò, rách rưới, xanh xao
C. Nét mặt cương trực và đầy tự hào.
D. Người khách muốn cho tiền cậu bé nghèo.

Câu 3. Vì sao khi trở về nhà, người khách lại ngạc nhiên?

A. Thấy Rô-be đang đợi mình để trả lại tiền thừa.
B. Thấy cậu bé đợi mình rất giống cậu bé nợ tiền.
C. Được biết Rô-be sai em đem trả lại tiền thừa.
D. Cả hai lí do B và C.

Câu 4. Vì sao Rô-be không tự mang trả tiền thừa cho khách?
A. Rô-be bị bệnh đang nằm ở nhà.
B. Rô-be bị tai nạn, đang nằm ở bệnh viện.
C. Rô-be bị xe tông gãy chân, đang nằm ở nhà.
D. Rô-be không thể mang trả ông khách được.

Câu 5. Câu ghép sau thể hiện quan hệ gì giữa các vế câu?

Anh cháu không thể mang trả ông được vì anh ấy bị xe tông vào, gãy chân, đang phải nằm ở nhà.

Tham khảo thêm:  

A. Nguyên nhân – kết quả.
B. Điều kiện – kết quả
C. Tương phản
D. Hô ứng

Câu 6. Từ “đồng” trong hai câu: “Cái chậu này làm bằng đồng.” và “Đồng tiền vàng rất quý.” quan hệ với nhau như thế nào?

A. Đồng nghĩa
B. Trái nghĩa
C. Nhiều nghĩa
D. Đồng âm

Câu 7. Đặt một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ “chẳng những … mà…” để nhận xét về việc học tập của một bạn trong lớp em.

………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 8. Việc Rô-be trả lại tiền thừa cho khách đáng quý ở điểm nào? Viết câu trả lời của em vào chỗ chấm.

………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 9. Nêu tác dụng của dấu phẩy trong câu: “Hôm qua, chúng em thi văn nghệ.”

Viết câu trả lời của em vào chỗ chấm

………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 10. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau:

“Anh cháu không thể mang trả ông được vì anh ấy bị xe tông vào, gãy chân, đang phải nằm ở nhà.”

Chủ ngữ là :……………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………….

Vị ngữ là: ………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………….

B. Phần viết

I. Chính tả: (20 phút)

Giáo viên đọc cho học sinh nghe viết:

Bài: Tà áo dài Việt Nam (Sách HDH Tiếng Việt 5 tập 2B trang 23 )

Viết đoạn: “Từ đầu thế kỷ XIX … gấp đôi vạt phải.”

II. Tập làm văn: (20 phút)

Viết bài văn tả một người mà em yêu quý nhất.

Đáp án đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5

A. Phần đọc

I. Đọc thành tiếng (3 điểm)

  • Học sinh đọc được văn bản, tốc độ đảm bảo yêu cầu (1,5 điểm)
  • Học sinh đọc ngắt nghỉ hơi đúng, hợp lí (1 điểm)
  • Học sinh đọc diễn cảm được đoạn đọc (0,5 điểm)

II. Đọc hiểu (7 điểm)

Câu 1: B. Người kể chuyện, cậu bé bán diêm và em trai của cậu. 0,5 điểm

Câu 2: C. Nét mặt cương trực và đầy tự hào. 0,5 điểm

Câu 3: D. Cả hai lí do B và C. 0,5 điểm

Câu 4: C. Rô-be bị xe tông gãy chân, đang nằm ở nhà. 0,5 điểm

Câu 5: A. Nguyên nhân – kết quả. 0,5 điểm

Câu 6: D. Đồng âm. 0,5 điểm

Câu 7: (1 điểm)

Ví dụ:

Ngọc chẳng những học giỏi mà bạn ấy còn rất tích cực giúp các bạn cùng tiến.

– Đặt được câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ “chẳng những … mà…” hoặc có thể các em đặt câu ghép sử dụng cặp “ chẳng những … mà còn” (0,5 điểm)

– Nội dung đúng chủ đề: việc học tập (0,5 điểm)

Câu 8: 1 điểm

– Gặp tai nạn vẫn tìm cách giữ đúng lời hứa; ( 0,5 điểm)

– Tuy nghèo mà thật thà, chứng tỏ mình “không phải là một đứa bé xấu”. ( 0,5 điểm )

GV chấm linh hoạt các em nêu sát ý trên vẫn cho điểm.

Câu 9: 1 điểm

Tác dụng của dấu phẩy : Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ trong câu.

Câu 10: 1 điểm

– Chủ ngữ: Chủ ngữ 1: anh cháu; Chủ ngữ 2: anh ấy

– Vị ngữ: Vị ngữ 1: không thể mang trả ông được

Vị ngữ 2: bị xe tông vào, gãy chân, đang phải nằm ở nhà.

(Mỗi chủ ngữ, vị ngữ xác định đúng được 0,25 điểm)

B. Phần Viết:

I. Chính tả (2 điểm)

  • Trình bày và viết đúng, đủ đoạn văn (1 điểm) (Trình bày không đúng quy định và viết không đủ đoạn văn trừ 0,25đ)
  • Không mắc quá 5 lỗi/ bài chính tả ( Từ lỗi thứ 6 trở đi, mỗi lỗi sai trừ 0,25 điểm).
  • Bài viết đúng mẫu chữ quy định về độ cao, cỡ chữ, kiểu chữ, khoảng cách (0,5 điểm) (Bài viết sai toàn bài về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ trừ 0,5đ)
  • Bài viết sạch đẹp, không tẩy xóa, chữ viết rõ ràng (0,5 điểm)

II. Tập làm văn ( 8 điểm)

Viết được bài văn theo yêu cầu của đề bài, viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả, chữ viết sạch, đẹp, …. (8,0 điểm).

Trong đó:

– Bài viết có bố cục rõ ràng 3 phần: 1,0 điểm.

– Mở bài: Giới thiệu được người định tả một cách hợp lý: 1,5 điểm

– Thân bài (4,0 điểm)

Tả được hình dáng, vẻ bên ngoài hợp lí. (1 điểm)

  • Tả được tính tình, cách ăn mặc, những tình cảm, sự dạy dỗ của thầy (cô) dành cho em. (1 điểm)
  • Kể lại được những kỉ niệm để lại ấn tượng sâu sắc kết hợp bộc lộ cảm xúc (1 điểm)
  • Khi tả đặt câu đúng ngữ pháp, sử dụng dấu câu đúng, có sử dụng biện pháp nghệ thuật: so sánh, tương phản, … khi tả (1 điểm)

– Kết bài: Nêu suy nghĩ hoặc tình cảm của em với người được tả. (1,5 điểm)

Ma trận câu hỏi đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5

Mạch kiến thức,

kĩ năng

Số câu và số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

HT khác

1. Đọc hiểu văn bản

Số câu

2

2

1

1

4

2

Câu số

1; 2

3;4

7

8

Số điểm

1,0

1,0

1,0

1,0

2,0

2,0

2. Kiến thức Tiếng Việt

Số câu

1

1

1

1

2

2

Câu số

5

6

9

10

Số điểm

0,5

0,5

1,0

1,0

1,0

2,0

Tổng

Số câu

3

3

2

2

6

4

Số điểm

1,5

1,5

2,0

2,0

3,0

4,0

Đọc thành tiếng

Số điểm

3

Viết

a,chính tả

Số điểm

2

b, đoạn bài

Số điểm

8

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2022 – 2023 theo Thông tư 22 6 Đề thi kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 (Có bảng ma trận, đáp án) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *