Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội về đồng cảm và sẻ chia trong xã hội Dàn ý & 22 bài văn mẫu lớp 12 hay nhất ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Văn mẫu lớp 12: Nghị luận về đồng cảm và sẻ chia gồm 22 bài văn mẫu khác nhau cực hay kèm theo gợi ý cách viết chi tiết. Qua đó giúp các em có thể tham khảo để nâng cao trình học văn học của mình với những bài văn mẫu hay và sáng tạo.

TOP 22 bài văn nghị luận về cảm thông và sẻ chia dưới đây sẽ là tài liệu thiết thực đối với các em trong quá trình học tập, tự học và tự đọc để nâng cao mở rộng vốn cảm nhận văn học của mình thêm phong phú. Các em hãy đọc kĩ từng đoạn văn, từng bài văn rồi suy nghĩ, tham khảo, chứ không sao chép một cách máy móc. Ngoài ra các bạn xem thêm nghị luận về hiện tượng biến đổi khí hậu, suy nghĩ về hình tượng người phụ nữ xưa và nay.

Nghị luận xã hội về đồng cảm và sẻ chia trong xã hội

  • Dàn ý nghị luận về đồng cảm và sẻ chia (3 Mẫu)
  • Viết văn bản nghị luận về vấn đề cảm thông và chia sẻ 
  • Nghị luận về cảm thông và chia sẻ
  • Suy nghĩ của em về sự đồng cảm và chia sẻ trong cuộc sống
  • Nghị luận xã hội về đồng cảm và sẻ chia đầy đủ (11 Mẫu)
  • Nghị luận về đồng cảm và sẻ chia ngắn gọn (6 Mẫu)

Dàn ý nghị luận về đồng cảm và sẻ chia

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận:

Từ thuở khai thiên lập địa, khi con người còn sống trong cảnh phó thác số phận của mình cho thiên nhiên, khi hai chữ “văn minh” chưa được định hình rõ nét trong trí óc của con người thì cha ông ta đã biết đến hai chữ “tình người”, đã biết đến “nghĩa vụ” của con người đối với con người, để từ đó luôn nhắc nhở nhau:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Một nhà văn Nga đã từng nói: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi không có tình thương”. Đã là con người mà sống không có tình thương thì chẳng khác gì thú vật, cũng chẳng khác chi một cái xác không hồn, tồn tại giữa dòng đời một cách vô nghĩa và sẽ chết dần chết mòn trong cô đơn, lạnh lẽo.

Đưa ra vấn đề nghị luận:

Cuộc sống vốn không có gì tuyệt đối, bởi vậy, có hàng triệu trái tim đang cất lên tiếng nói yêu thương, đang lắng mình để nhìn quanh, đồng cảm và sẻ chia với những đồng loại còn khô đau, bất hạnh của mình, để phát huy những truyền thống tốt đẹp mà xưa nay cha ông ta vẫn luôn gìn giữ

2. Thân bài

a. Khái quát vấn đề

Đồng cảm và chia sẻ là một lối ứng xử tốt đẹp trong xã hội – nhất là trong xã hội hiện đại như ngày nay. Hơn bao giờ hết, tình yêu thương là hạt nhân để con người hoàn thiện mình.

b. Giải thích vấn đề

  • Đẳng cảm là có chung một mối cảm xúc, suy nghĩ, có thể cảm nhận và chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ với một ai đó.
  • Chia sẻ là cùng hưởng hoặc cùng chịu, san sẻ cho người khác những gì mình có (vật chất hoặc tinh thần) mà không hề toan tính thiệt hơn, hoàn toàn là tự nguyện.
  • Đồng cảm và chia sẻ đều là biểu hiện của tình người, của ý thức vì người khác.

c. Biểu hiện của vấn đề

Đồng cảm:

  • Hiểu và cảm thông chân thành với hoàn cảnh khó khăn hoặc bất hạnh của người khác.
  • Đồng cảm có thể biểu hiện qua hành động, cử chỉ, hoặc có thể chỉ là ánh mắt cảm thông…

Chia sẻ:

  • Biểu hiện qua những hành động giúp đỡ, chia sẻ về vật chất và tinh thần.
  • Một người biết đồng cảm, sẻ chia phải là người có sự cảm thông, thương xót, quan tâm giúp đờ người khác mà không nhằm mục đích cá nhân, vụ lợi. Đó chính là lòng nhân ái, tình yêu thương ở trong mỗi con người.

Đồng cảm, sẻ chia là một phẩm chất quý giá, là biểu hiện của một tình thương yêu cao đẹp:

  • Tình cảm ấy đã trở thành truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc Việt Nam: “Thương người như thể thương thân” “Lá lành đùm lá rách/ Lá rách ít đùm lá rách nhiều”.
  • Tình cảm ấy đã đi nhiều vào văn học dân gian và các sáng tác văn học nổi tiếng: Truyện Kiều của Nguyễn Du, ca dao, dân ca…
  • Trong xã hội hiện nay, tình yêu thương vẫn được mọi người kế thừa và tiếp nối: Quỹ nhân đạo vì người nghèo, Quỹ chữ thập đỏ, Trái tim cho em, Phong trào kế hoạch nhỏ thu gom giấy vụn, Phong trào ủng hộ sách vở cũ, quần áo cho đồng bào lũ lụt, tấm lòng hảo tâm của các nhà doanh nghiệp, các công ti, các cơ quan…

d. Bàn luận vấn đề

Tại sao cần cảm thông và chia sẻ?

  • Trong cuộc sống, không phải ai cũng luôn gặp những điều may mắn, không phải ai cũng thành công ngay từ lần đầu tiên và… không phải ai sinh ra cũng đều hạnh phúc.
  • Mỗi người sống trên đời đều có một hoàn cảnh, một số phận riêng không ai giống ai: trẻ mồ côi không nơi nương tựa, người nghèo, người kiếm sống lang thang, nạn nhân chiến tranh (thương tật hoặc nhiễm chất độc màu da cam…), khuyết tật, nạn nhân của thiên tai, của bệnh tật quái ác, của cảnh ngộ éo le khác… Họ cần sự giúp đỡ, đồng cảm, sẻ chia của người khác và của cộng động.

Ý nghĩa:

  • Sự đồng cảm và sẻ chia giúp những người có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh có thêm sức mạnh, nghị lực, niềm tin, làm giảm đi những đau khổ trong cuộc sống của họ.
  • Nó có vai trò quan trọng góp phần hoàn thiện nhân cách con người, xây dựng một xã hội văn minh, nhân ái, làm cho mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn, thân thiện hơn, mọi người gần gũi, gắn bó hơn…

Phản đề:

Phê phán lối sống ích kỉ, vô cảm, thờ ơ của một bộ phận thế hệ trẻ hiện nay.

Lưu ý: Chỉ ra tác hại xấu đến cá nhân, cộng đồng và sự phát triển của xã hội. (Học sinh lấy một vài dẫn chứng tiêu biểu).

e. Ý kiến đánh giá

  • Nhà văn Nam Cao từng viết: “Không có tình thương, con người chi là một thứ quái vật bị sai khiến bởi lòng tự ái”.
  • Hiểu được điều đó, chúng ta cần nhận thức được ý nghĩa quan trọng của đồng cảm và sẻ chia trong cuộc sống.
  • Cần tích cực rèn luyện bản thân, hoàn thiện nhân cách, có những hành động cụ thể biểu hiện sự đồng cảm, sẻ chia của mình với mọi người.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề vừa nghị luận:

Đồng cảm và chia sẻ đã và đang là một lối ứng xử tốt đẹp rất cần được gìn giữ.

Suy nghĩ của bản thân:

  • Lối ứng xử tốt đẹp đó không chỉ sưởi ấm lòng người khác mà còn đem lại hạnh phúc cho chính mình.
  • Mở ra hi vọng về một tương lai tươi sáng cho quê hương, đất nước…

Viết văn bản nghị luận về vấn đề cảm thông và chia sẻ

Trong cuộc sống ngày nay với bộn bề lo toan mệt mỏi, người ta dần quên đi những đạo lí ứng xử cần thiết và một trong số đó là “ Cảm thông chia sẻ” Có thể nói“ Cảm thông và chia sẻ là một đức tính cần thiết của mọi người”.

Cảm thông và chia sẻ là một quan niệm gần gũi, quan trọng và mỗi người đều có thể hiểu được cảm nhận được. Cảm thông là hiểu và thông cảm với hoàn cảnh của người khác. Còn chia sẻ là san sẻ, gánh vác giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống rằng cả suy nghĩ và hành động, bằng cả vật chất và tinh thần. Chia sẻ còn là cùng với nhau để cùng chịu là san sẻ với người khác những gì mình có để họ cùng hướng. Vì thế, mà cảm thông và chia sẻ là một đức tính tốt của con người, là lẽ sống mà con người nên hướng tới.

Vậy, tại sao mỗi chúng ta cần phải cảm thông và chia sẻ? Trong xã hội vẫn còn nhiều người có hoàn cảnh khó khăn như trẻ em lang thang cơ nhỡ, người nghèo, nạn nhân của chiến tranh, thiên tai, những người khuyết tật, người có cảnh ngộ éo le…. Họ là những người rất cần được sự cảm thông của mọi người và cộng đồng. Cảm thông và chia sẻ là biểu hiện của tình người, của ý thức vị tha, vì người khác. Mỗi con người chúng ta không ai có thể sống tách rời người thân tập thể, cộng đồng. Sự cảm thông, chia sẻ giúp người gặp khó khăn có thêm sức mạnh, nghị lực, niềm tin vào một ngày mai tươi sáng hơn. Không những vậy, nó còn giúp con người có điểm tựa, sự động viên, giúp đỡ khi vấp ngã, khi thất bại, thậm chí cả khi ta mắc sai lầm trong cuộc sống. Người biết đồng cảm chia sẻ nhận được tình yêu thương sự cảm phục, biết ơn từ chính người nhận được chia sẻ, cảm thông và đồng thời còn nhận được sự tin yêu, quý mến từ mọi người xung quanh. Cảm thông và chia sẻ, giúp mọi người gần gũi, gắn bó hơn và là cầu nối giữa người với người tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp. Có như vậy, gia đình mới em ấm, hạnh phúc, xã hội mới văn mình, tốt đẹp. Bên cạnh đó, thông cảm và sẻ chia với người khác là truyền thống, đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, là truyền thống tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách.

Bên cạnh đó có những người quan tâm nhưng họ tỏ ra là trên thiếu sự chân thành của con người để dẫn đến sự giả dối. Có những kẻ quan tâm để cầu lộc khi không thể trục lợi sẽ dễ phơi bày bản chất. Nguyễn Bỉnh Khiêm từng viết đoạn thơ phê phán trong tác phẩm Thói đời.

“Thớt có tanh tao ruồi đỗ đến
Gang không mật mỡ kiến bò chi!
Đời nay những trọng người nhiều của
Bằng đến tay không ai kẻ vì?”

Vì thế mà chúng ta cần phê phán, tố cáo những kẻ quan tâm có tính chất vụ lợi, giả tạo, phê phán sự lạnh lùng, thờ ơ, vô cảm của con người hiện nay. Mỗi chúng ta cần cần chia sẻ, sống có tình người như bill gates, như Hồ Chính Minh…. Nguyễn Khuyến có câu” “Còn tiền còn rượu còn đệ tử/ Hết cơm hết rượu hết ông tôi”.

Nghị luận về sự đồng cảm

Cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill đã từng nhận định: “Ta sống bằng thứ ta thu được, nhưng ta tạo ra cuộc đời bằng thứ ta cho đi”. Chính sự đồng cảm, sẻ chia là yếu tố quan trọng để cuộc sống con người phát triển.

Trước hết, có thể nói đồng cảm, chia sẻ chính là những hành động thể hiện rất rõ sự gắn bó trong mối quan hệ giữa người với người. Cả hai quan niệm này đều vô cùng quen thuộc, gần gũi. Đồng cảm là có cùng cảm xúc, biết đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để thấu cảm, hiểu được tâm suy nghĩ của họ. Sẻ chia là hành động giúp đỡ bằng vật chất hoặc tinh thần, đỡ đần họ vượt qua khó khăn. Đồng cảm và chia sẻ chính là hình thức thể hiện tình yêu thương, tấm lòng nhân ái của con người dành cho nhau.

Đồng cảm và sẻ chia được biểu hiện bằng nhiều cách khác nhau như lời nói an ủi, động viên, khích lệ. Cũng có thể là hành động đẹp thể hiện tinh thần “Lá lành đùm lá rách” đầy tính nhân văn. Những lần giúp đỡ người xa lạ mà không tính toán thiệt hơn. Đôi khi, nó chỉ đơn giản là sự lắng nghe những khó khăn của người khác và sau đó dành cho họ cái ôm ấm áp,… Dù thể hiện bằng hình thức nào thì nó đều bộc lộ tình cảm quan tâm, lo lắng, yêu thương giữa con người với nhau, đó chính là đặc trưng của đồng cảm và chia sẻ.

Khi biết đồng cảm và chia sẻ, cuộc sống sẽ tươi đẹp hơn rất nhiều. Những người gặp khó khăn sẽ được giúp đỡ về tinh thần hoặc vật chất, giúp họ có thêm sức mạnh và niềm tin bước tiếp trên con đường của mình. Sự nhân ái được lan tỏa sẽ khiến cho cả người cho đi lẫn người nhận lại đều cảm thấy hạnh phúc, cảm thấy bản thân cũng phải thay đổi, hoàn thiện mình theo hướng tích cực hơn. Dần dần, chúng ta sẽ xây dựng được một xã hội đầy thân tình, ấm áp thông qua việc đồng cảm và sẻ chia.

Tuy nhiên, còn tồn tại một số trường hợp thể hiện lòng đồng cảm sai cách. Họ ban tặng tình yêu thương nhưng lại ép buộc người nhận phải đáp trả. Hoặc có người cho đi quá nhiều mà không có sự kiểm soát, khiến người nhận cảm thấy áp lực. Cũng có người lợi dụng tình thương của người khác để trục lợi cá nhân, giả nghèo khó để được quyên góp, “không làm mà vẫn có ăn”. Đây đều là những hành động xấu, làm mất đi tính cao cả của việc đồng cảm và sẻ chia, khiến con người dần khép mình, không dám cho đi và cũng không dám nhận về. Nỗi niềm muốn được đồng cảm, sẻ chia với người khác phải xuất phát từ trái tim và tấm lòng nhân ái mới là tấm lòng trong sáng tốt đẹp thật sự. Chúng ta cần học cách cho đi đúng cách, sáng suốt, lên án những hành vi sai lệch làm ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội.

Tham khảo thêm:   Lễ Thất Tịch ăn chè đậu đỏ - FA thoát ế, có đôi có cặp bên nhau trọn kiếp

Đồng cảm và chia sẻ là một món quà mà con người trao tặng nhau trong cuộc sống bộn bề khó khăn, chúng ta cần trân trọng những gì mình được nhận và học cách trao đi yêu thương, lan tỏa tình yêu đến cộng đồng.

Nghị luận về cảm thông và chia sẻ

Ngày nay xã hội đang trong thời kỳ hội nhập và phát triển, cuốn theo ấy là sự đổi thay khác trước, từ nhịp sống bề bộn, bon chen cho đến những truyền thống, đạo lý làm người cũng bị xoay vần. Trong xã hội ấy con người dường như đã trở nên vô tình với cuộc sống của người khác, để “mạnh ai nấy lo”, “phải ai tai nấy”. Nhưng cuộc sống vốn không có gì tuyệt đối bởi vậy bên cạnh đó cũng có hàng triệu trái tim đã cất lên tiếng nói yêu thương, đang lắng mình để nhìn quanh, đồng cảm và sẻ chia với những đồng loại còn khổ đau, bất hạnh của mình, để phát huy những truyền thống tốt đẹp mà xưa nay cha ông ta vẫn luôn gìn giữ.

Một nhà văn Nga đã từng nói: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi không có tình thương”. Đã là con người sống không có tình thương thì chẳng khác gì thú vật, cũng chẳng khác chi một cái xác không hồn, tồn tại giữa dòng đời một cách vô nghĩa và sẽ chết dần chết mòn trong cô đơn, lạnh lẽo. Người đời cũng có câu: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” – bởi vậy cho và nhận đã trở thành quy luật của cuộc sống, làm người phải có qua có lại, tồn tại giữa tập thể, cộng đồng của ta không chỉ biết có mình. Cuộc sống ngày nay đã quá đổi thay so với lúc trước, nhưng cuộc sống vật chất có thể đổi thay nhưng tình người thì không thể nào thay đổi được.

Từ thuở khai thiên lập địa, khi con người còn sống trong cảnh phó thác số phận của mình cho thiên nhiên, khi hai chữ “văn minh” chưa được định thành hình thù rõ nét trong trí óc của con người thì cha ông ta đã biết đến hai chữ “tình người”, đã biết đến cái “nghĩa vụ” của người đối với người, để từ đó luôn nhắc nhở nhau: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương. Người trong một nước phải thương nhau cùng”, hay “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”. Vậy thì tại sao chúng ta – những lớp con cháu đi sau, đã và đang sống trong thời kì mà “văn minh” đang nở rộ, bao nhiêu thuyết lí đẹp đẽ ra đời – không cố mà phát huy những nét đẹp của ông cha.

Dù đang phát triển nhưng “đất nước ta vẫn đang còn nghèo, dân ta còn đói khổ, đồng bào ta không phải ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”, bên cạnh những tòa cao ốc, những ngôi biệt thự đẹp đẽ với đầy đủ tiện nghi thì những ngôi nhà ổ chuột, lụp xụp với những tấm áo vá rách, những bữa cơm đạm bạc, với những đứa trẻ nghèo mới năm, bảy tuổi đã phải nghỉ học để đi làm kiếm miếng ăn, vẫn còn đó đây trên đường phố, trên những bãi biển. Cuộc sống của không ít đồng bào ta đang còn chìm ngập trong cảnh bần hàn, đang cần đến những con tim biết yêu thương, biết đồng cảm và sẻ chia.

Vậy đồng cảm và sẻ chia là gì? Nếu muốn nói cho rõ, cho rạch ròi thì rất khó bởi nó xuất phát từ trái tim con người. Nhưng làm sao có thể hiểu được nhịp đập của từng trái tim, cho nên mọi cách hiểu về nó chỉ mang tính khái quát mà thôi. Ở một khía cạnh nào đó có thể hiểu đồng cảm là biết rung cảm trước những vui buồn của người khác, hiểu và cảm thông với những gì đang diễn ra xung quanh cuộc đời họ và luôn đặt mình trong hoàn cảnh của người khác để nhìn nhận vấn đề, từ đó thể hiện thái độ quan tâm của mình. Đồng cảm đi từ con tim đến mách bảo chúng ta hành động, tạo nên sự sẻ chia, sẻ chia là cùng người khác san sẻ niềm vui, nỗi buồn; sẵn sàng có mặt khi người khác cần mình, không tỏ thái độ vô cảm, thờ ơ trước nỗi đau của người khác cũng như không ganh ghét, đố kỵ, nhạo báng vinh quang, niềm vui của họ.

Đồng cảm và sẻ chia tuy không cùng chung một “đất nước” nhưng chúng có chung một “biên giới” đó là thắp lên những nét chung của hai nét đẹp truyền thống ấy, đó là đem đến niềm vui cho người khác hay ít nhất là giảm bớt một phần nỗi buồn đau trong họ, đồng thời làm cho giá trị bạn trong mắt mọi người càng cao hơn nữa, nó siết chặt thêm tình nghĩa đồng bào, làm cho người gần người hơn.

Tự nhiên sinh ra con người bình đẳng nhưng sự trôi dạt, xô đẩy của dòng đời, của hoàn cảnh đôi khi đã phân hoá, tạo ra con người với những cảnh đời khác nhau, có kẻ giàu người nghèo và những con người chân chính luôn muốn lấp đầy rút ngắn cái khoảng cách giàu nghèo ấy bằng tình thương lòng nhiệt tình. Và trên thực tế, đã có nhiều nghĩa cử cao đẹp đã được “thực hành” và đem lại nhiều kết quả không nhỏ.

Từ lâu tinh thần đồng cảm và sẻ chia đã trở thành nhu cầu của con người Việt Nam nhân ái, nồng hậu và ngày nay nó vẫn luôn thường trực trong nếp sống của người Việt. Lúc trước, dân ta còn trong cảnh thiếu cơm, thiếu gạo thậm chí chết vì đói vậy mà họ vẫn còn san sẻ cho nhau từng miếng cơm, hạt muối, “tối lửa tắt đèn có nhau”, sống cùng sống chết cùng chết; ngày nay nét đẹp ấy vẫn còn được bảo tồn và phát huy, nhiều ngôi nhà tình nghĩa được mọc lên, nhiều trường học dành riêng cho trẻ em khuyết tật và có hoàn cảnh khó khăn học tập và phát triển.

Xoáy theo vòng quay của sự phát triển công nghiệp, môi trường ngày càng bị tàn phá và hủy diệt. Con người lâm vào cảnh khốn cùng không chỉ vì thiếu cái ăn, cái mặc mà còn bị sự “trả thù” của thiên nhiên, chịu những cơn giận dữ của đất trời. Nước ta, dù đang bước đi trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhưng phần lớn nhân dân ta đang sống nhờ vào việc sản xuất nông nghiệp, vì vậy phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên. Một đầm cá, một ao tôm trị giá hàng chục triệu, một cơn lũ quét qua đủ khiến cho một ông chủ trở thành một con nợ. Ngô lúa, hoa màu đang đến mùa, một đợt hạn hán kéo dài, một trận dịch bệnh cũng đủ làm cho nhiều gia đình rơi vào cảnh màn trời chiếu đất. Không dừng ở thế, đôi khi những trận “trả đũa” của thiên nhiên còn ảnh hưởng đến cả một vùng lớn như vào năm 2006, khi cơn bão Chanchu đi qua miền Trung đã khiến người dân ở đây phải khốn đốn, chịu nhiều thiệt hại về người và của nhưng bù lại họ được người dân trong nước quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ; giúp họ về tiền của, lương thực, đồng thời giúp họ tìm xác của những nạn nhân, hay trong vụ sập cầu Cần Thơ vào năm 2007 đã khiến nhiều gia đình phải điêu đứng trước sự ra đi đột ngột của những người thân họ. Nhưng họ cũng như những người dân miền Trung, dù đớn đau, chua xót nhưng không đến nỗi phải chịu cảnh cô đơn, lẻ loi gánh chịu mọi khổ đau một mình mà cạnh họ hàng ngàn con tim của cả nước cũng đã cùng cất tiếng khóc thương và ra tay đóng góp, cứu trợ cho người nhà nạn nhân. Dù tiền và vật phẩm không mang những người ra đi trở về nhưng nó phần nào đã xoa dịu nỗi đau trong lòng người còn sống cũng như giúp họ vượt qua được cơn hoạn nạn, khó khăn, ít nhất là ngay lúc đó khi mà người thân của họ ra đi vĩnh viễn.

Để thể hiện tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách của mình, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – một tổ chức chính trị có vai trò tập hợp, tăng cường khối đoàn kết toàn dân cũng đã đứng ra phát động và thành lập quỹ “Vì người nghèo” – để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, bức bách, đời sống cơ cực vượt lên số phận để sống một cuộc đời như những người bình thường khác, thậm chí đã vực dậy không biết bao nhiêu cảnh đời đen bạc mà chính họ cũng cảm thấy gần như mọi thứ đã quay lưng lại với cuộc đời họ. Từ ngày được thiết lập, tài khoản của quỹ ngày càng nhận được nhiều đóng góp của những cá nhân, tập thể, từ những em bé học mẫu giáo cho đến những cụ già về hưu, từ những người dân trong nước đến những người Việt kiều xa quê hương. Mang thông điệp yêu thương, phong trào ấy đã trở thành nguồn động lực để người nghèo phấn đấu thoát nghèo, rũ bỏ cuộc sống cơ hàn, vươn lên xây dựng cuộc sống mới tươi hơn, đẹp hơn, từ đó tạo ra tiềm lực để phát triển đất nước.

Suy nghĩ của em về sự đồng cảm và chia sẻ trong cuộc sống

Thời gian trôi qua sẽ không lấy lại được. Mỗi con người cũng chỉ được sống một lần duy nhất trong đời, chúng ta hãy sống một cuộc đời thật trọn vẹn với tình yêu thương, sự sẻ chia với người khác. Có thể thấy, sự sẻ chia giữa con người với con người đã góp phần không nhỏ khiến cho thế giới này tốt đẹp hơn.

Đồng cảm là việc chúng ta rung động, yêu thương, thấu cảm với những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Còn sẻ chia là khi chúng ta gặp người khác có hoàn cảnh khó khăn, cần sự san sẻ chúng ta sẵn lòng giúp đỡ họ mà không màng đến danh lợi cả về vật chất lẫn tinh thần để họ có thể vượt qua khó khăn và khắc phục cuộc sống.

Chúng ta dễ dàng nhận thấy trong xã hội hiện nay có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta sống tử tế, yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn. Bên cạnh đó, khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn, điều này làm lan tỏa thông điệp “cho và nhận” trong xã hội ngày càng được lan tỏa hơn. Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn.

Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lạnh lùng, vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại. Lại có những người sống có cách hành xử thô lỗ, kém tinh tế,… những người này cần bị phê phán, chỉ trích.

Mỗi người chỉ được sống một lần, chúng ta hãy sống với tấm lòng, sự tử tế, cho đi và yêu thương để làm cho xã hội này ngày càng tốt hơn, con người được sống tình cảm hơn vì vốn dĩ: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Nghị luận xã hội về đồng cảm và sẻ chia đầy đủ

Bài văn mẫu 1

Một nhà văn Nga đã từng nói: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi không có tình thương”. Tình yêu thương là sợi dây gắn kết người với người. Và để yêu thương còn mãi, trong cuộc sống cần có sự đồng cảm và sẻ chia.

Cuộc sống hiện đại khiến con người ta nhiều khi chợt quên đi những giá trị tốt đẹp đời thường. Nhưng đồng cảm và sẻ chia thì không. “Đồng cảm” là cùng có chung một mối cảm xúc, cảm nghĩ. Người đồng cảm là người biết rung cảm trước những vui buồn của người khác, đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để hiểu và cảm thông với họ. Đồng cảm trái ngược với vô cảm. Còn “sẻ chia” là cùng chia với nhau để cùng hưởng hoặc cùng chịu. Người biết sẻ chia là người biết cùng người khác san sẻ vui buồn, trạng thái tình cảm, tâm hồn với nhau và cả sự chia sẻ những khó khăn về vật chất.

Đồng cảm và sẻ chia có mối liên hệ, người ta đồng cảm trước rồi mới sẻ chia với nhau. Đó không phải điều gì đó xa vời với cuộc sống của chúng ta. Nó gần gũi đến mức chỉ cần bạn quay lưng đã có thể nhìn thấy. Không phải thứ quá cao thượng, đơn giản chỉ là một ánh mắt, một nụ cười khích lệ, một cái siết tay thật nhẹ, một cái ôm và một lời nói. Bất kỳ ai cũng có thể đồng cảm sẻ chia với người khác dù cho có là người xa lạ đi chăng nữa. Khi rời xa gia đình để đến một thành phố xa lạ nhập học, nỗi nhớ nhà khiến người ta đồng cảm với nhau và xích lại gần nhau hơn. Đồng cảm sẻ chia sẽ kéo gần khoảng cách và khởi nguồn cho những điều tốt đẹp. Trong gia đình, sự thấu hiểu những lo lắng yêu thương của ba mẹ và hành động dù rất nhỏ là giúp đỡ sẻ chia với ba mẹ của bạn nhất định sẽ đem đến niềm vui vì mọi người đều biết bạn đã trưởng thành hơn. Đồng cảm, sẻ chia trong các mối quan hệ là chất keo kết dính bền chặt, lâu dài. Có đồng cảm, sẻ chia với nhau thì mới thấu hiểu cho nhau, tin tưởng và sẵn sàng đồng hành.

Tham khảo thêm:  

Được đồng cảm sẻ chia, con người sẽ có thêm sức mạnh và niềm tin để vượt qua trở ngại, khó khăn. Có thể bạn không biết nhưng một hành động rất nhỏ thôi cũng có thể cứu vớt một tâm hồn đang tuyệt vọng. Thứ này đối với bạn không là gì cả nhưng với người khác có thể là ước mơ cả đời không thể có được. Hãy đặt mình vào vị trí của những người bất hạnh hơn, bạn sẽ không chỉ cảm thông với số phận của họ mà còn biết yêu quý, trân trọng những gì mình đang có.

Khi bạn biết yêu thương sẻ chia, bạn sẽ trở nên bao dung hơn, chín chắn và trưởng thành hơn. Cuộc đời của người được nhận tươi sáng hơn, cuộc đời của người cho đi cũng tươi sáng hơn. Bởi lẽ ” Yêu thương cho đi là yêu thương giữ được mãi mãi “. Bên cạnh việc làm cho cuộc đời mỗi cá nhân trở nên tốt đẹp, đồng cảm sẻ chia còn tạo nên sức mạnh cộng đồng. Chúng ta không thể khống chế thiên tai, lũ lụt nhưng sự sẻ chia của tất cả mọi người có thể chống lại hậu quả mà nó gieo rắc. Những chi phí và lương thực cứu trợ gửi đi mỗi năm cho đồng bào thiên tai chính là biểu hiện cụ thể của sự đồng cảm sẻ chia, là sợi dây gắn kết anh em ba miền Bắc – Trung – Nam của dân tộc Việt Nam.

Nếu không có đồng cảm và sẻ chia thì cuộc sống này sẽ tiếp diễn ra sao? Bạn bè không bao giờ thấy vui trước thành công của nhau, thay vào đó là sự ghen ghét đố kị. Người thầy chỉ lên lớp để hoàn thành công việc của mình mà không quan tâm chia sẻ với học sinh. Hay người bác sĩ không bao giờ đồng cảm, chia sẻ với bệnh nhân của mình, cha mẹ không quan tâm đến cuộc sống tinh thần của con. Mới chỉ dừng lại trong suy nghĩ thôi cũng thấy thật lạnh lẽo.

Xung quanh ta có biết bao người luôn sẵn sàng đồng cảm, sẻ chia với người khác. Những chương trình ” Trái tim cho em “, “Thắp sáng niềm tin”, Hiến máu tình nguyện; những món quà trao đi cho những hoàn cảnh khó khăn, những mảnh đời bất hạnh chính là biểu hiện chân thực cảm động nhất của những tấm lòng đẹp biết đồng cảm sẻ chia trong cuộc sống hiện nay.

Nhưng đâu đó vẫn có những người chỉ ích kỷ lo cho lợi ích của riêng mình. Họ từ chối và tìm cách biện minh cho sự thờ ơ vô cảm của bản thân. Và như thế, họ tự tách mình ra khỏi cộng đồng.

Mỗi chúng ta không thể sống mà cô độc một mình. Hãy tập cho mình thói quen lắng nghe để đồng cảm, sẻ chia.Hãy dành một khoảng thời gian, để dừng chân bên đời cuộc đời, dành cho nhau một chút ấm áp ngọt ngào. Sẻ chia nỗi buồn và sẻ chia cả niềm vui để cuộc sống ngày càng tươi đẹp hơn. Đồng thời hoàn thiện nhân cách của mình, để sống xứng đáng với cuộc đời. Bởi“ Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

Bài văn mẫu 2

Ngày nay xã hội đang trong thời kỳ hội nhập và phát triển, cuốn theo nhiều sự thay đổi. Từ nhịp sống bề bộn, bon chen cho đến những truyền thống, đạo lý làm người cũng đang bị xoay vần. Trong xã hội ấy con người dường như đã trở nên thờ ơ, ít quan tâm với cuộc sống của người khác, để “mạnh ai nấy lo”, “phải ai tai nấy”. Nhưng cuộc sống vốn không có gì tuyệt đối bởi vậy bên cạnh đó cũng có hàng triệu trái tim đã cất lên tiếng nói yêu thương, đang lắng mình để nhìn quanh, đồng cảm và sẻ chia với những đồng loại còn khổ đau, bất hạnh của mình, để phát huy những truyền thống tốt đẹp mà xưa nay cha ông ta vẫn luôn gìn giữ.

Một nhà văn Nga đã từng nói: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi không có tình thương”. Đã là con người nếu sống không có tình thương thì chẳng khác gì loài vật, cũng chẳng khác chi một cái xác không hồn, tồn tại giữa dòng đời một cách vô nghĩa và sẽ chết dần chết mòn trong cô đơn, lạnh lẽo. Người đời cũng có câu: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” bởi vậy “cho và nhận” đã trở thành quy luật của cuộc sống. Khi làm người phải có qua có lại, tồn tại giữa tập thể, cộng đồng của ta không chỉ biết có mình. Cuộc sống ngày nay đã quá đổi thay so với lúc trước, nhưng cuộc sống vật chất có thể đổi thay nhưng tình người thì không thể nào thay đổi được.

Từ thuở khai thiên lập địa, khi con người còn sống trong cảnh phó thác số phận của mình cho thiên nhiên. Khi hai chữ “văn minh” chưa được định thành hình thù rõ nét trong trí óc của con người thì cha ông ta đã biết đến hai chữ “tình người”, đã biết đến cái “nghĩa vụ” của người đối với người, để từ đó luôn nhắc nhở nhau: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng”, hay “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”. Vậy thì tại sao chúng ta những lớp con cháu đi sau, đã và đang sống trong thời kì mà “văn minh” đang nở rộ, bao nhiêu thuyết lí đẹp đẽ ra đời không cố gắng phát huy những nét đẹp của ông cha?

Dù đang phát triển nhưng “đất nước ta vẫn đang còn nghèo, dân ta còn đói khổ, đồng bào ta không phải ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Bên cạnh những tòa cao ốc, những ngôi biệt thự đẹp đẽ với đầy đủ tiện nghi thì những ngôi nhà ổ chuột, lụp xụp với những tấm áo vá rách. Hay những bữa cơm đạm bạc, với những đứa trẻ nghèo mới năm, bảy tuổi đã phải nghỉ học để đi làm kiếm miếng ăn, vẫn còn đó đây trên đường phố. Cuộc sống của không ít đồng bào ta đang còn chìm ngập trong cảnh bần hàn, đang cần đến những con tim biết yêu thương, biết đồng cảm và sẻ chia.

Vậy đồng cảm và sẻ chia là gì? Nếu muốn nói cho rõ, cho rạch ròi thì rất khó bởi nó xuất phát từ trái tim con người. Nhưng làm sao có thể hiểu được nhịp đập của từng trái tim, cho nên mọi cách hiểu về nó chỉ mang tính khái quát mà thôi. Ở một khía cạnh nào đó có thể hiểu đồng cảm là biết rung cảm trước những vui buồn của người khác, hiểu và cảm thông với những gì đang diễn ra xung quanh cuộc đời họ và luôn đặt mình trong hoàn cảnh của người khác để nhìn nhận vấn đề, từ đó thể hiện thái độ quan tâm của mình. Đồng cảm đi từ con tim đến mách bảo chúng ta hành động, tạo nên sự sẻ chia, sẻ chia là cùng người khác san sẻ niềm vui, nỗi buồn; sẵn sàng có mặt khi người khác cần mình, không tỏ thái độ vô cảm, thờ ơ trước nỗi đau của người khác cũng như không ganh ghét, đố kỵ, nhạo báng vinh quang, niềm vui của họ.

Đồng cảm và sẻ chia tuy không cùng chung một “đất nước” nhưng chúng có chung một “biên giới” đó là thắp lên những nét chung của hai nét đẹp truyền thống ấy. Đó là đem đến niềm vui cho người khác hay ít nhất là giảm bớt một phần nỗi buồn đau trong họ, đồng thời làm cho giá trị bạn trong mắt mọi người càng cao hơn nữa. Nó siết chặt thêm tình nghĩa đồng bào, làm cho người gần người hơn.

Tự nhiên sinh ra con người bình đẳng nhưng sự trôi dạt, xô đẩy của dòng đời, của hoàn cảnh đôi khi đã phân hoá, tạo ra con người với những cảnh đời khác nhau, có kẻ giàu người nghèo. Và những con người chân chính luôn muốn lấp đầy rút ngắn cái khoảng cách giàu nghèo ấy bằng tình thương lòng nhiệt tình. Trên thực tế, đã có nhiều nghĩa cử cao đẹp đã được “thực hành” và đem lại nhiều kết quả không nhỏ.

Từ lâu tinh thần đồng cảm và sẻ chia đã trở thành nhu cầu của con người Việt Nam nhân ái, nồng hậu. Đến ngày nay, điều đó vẫn luôn thường trực trong nếp sống của người Việt. Lúc trước, dân ta còn trong cảnh thiếu cơm, thiếu gạo thậm chí chết vì đói vậy mà họ vẫn còn san sẻ cho nhau từng miếng cơm, hạt muối, “tối lửa tắt đèn có nhau”, sống cùng sống chết cùng chết. Ngày nay nét đẹp ấy vẫn còn được bảo tồn và phát huy, nhiều ngôi nhà tình nghĩa được mọc lên, nhiều trường học dành riêng cho trẻ em khuyết tật và có hoàn cảnh khó khăn học tập và phát triển.

Xoáy theo vòng quay của sự phát triển công nghiệp, môi trường ngày càng bị tàn phá và hủy diệt. Con người lâm vào cảnh khốn cùng không chỉ vì thiếu cái ăn, cái mặc mà còn bị sự “trả thù” của thiên nhiên, chịu những cơn giận dữ của đất trời. Nước ta, dù đang bước đi trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhưng phần lớn nhân dân ta đang sống nhờ vào việc sản xuất nông nghiệp, vì vậy phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên. Một đầm cá, một ao tôm trị giá hàng chục triệu, một cơn lũ quét qua đủ khiến cho một ông chủ trở thành một con nợ. Ngô lúa, hoa màu đang đến mùa, một đợt hạn hán kéo dài, một trận dịch bệnh cũng đủ làm cho nhiều gia đình rơi vào cảnh màn trời chiếu đất. Không dừng ở thế, đôi khi những trận “trả thù” của thiên nhiên còn ảnh hưởng đến cả một vùng lớn. Ví dụ như vào năm 2006, khi cơn bão Chanchu đi qua miền Trung đã khiến người dân ở đây phải khốn đốn, chịu nhiều thiệt hại về người và của nhưng bù lại họ được người dân trong nước quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ; giúp họ về tiền của, lương thực, đồng thời giúp họ tìm xác của những nạn nhân. Hay trong vụ sập cầu Cần Thơ vào năm 2007 đã khiến nhiều gia đình phải điêu đứng trước sự ra đi đột ngột của những người thân họ. Nhưng họ cũng như những người dân miền Trung, dù đớn đau, chua xót nhưng không đến nỗi phải chịu cảnh cô đơn, lẻ loi gánh chịu mọi khổ đau một mình mà cạnh họ hàng ngàn con tim của cả nước cũng đã cùng cất tiếng khóc thương và ra tay đóng góp, cứu trợ cho người nhà nạn nhân. Dù tiền và vật phẩm không mang những người ra đi trở về nhưng nó phần nào đã xoa dịu nỗi đau trong lòng người còn sống cũng như giúp họ vượt qua được cơn hoạn nạn, khó khăn, ít nhất là ngay lúc đó khi mà người thân của họ ra đi vĩnh viễn.

Để thể hiện tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách của mình, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam một tổ chức chính trị có vai trò tập hợp, tăng cường khối đoàn kết toàn dân cũng đã đứng ra phát động và thành lập quỹ “Vì người nghèo” để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, bức bách, đời sống cơ cực vượt lên số phận để sống một cuộc đời như những người bình thường khác, thậm chí đã vực dậy không biết bao nhiêu cảnh đời đen bạc mà chính họ cũng cảm thấy gần như mọi thứ đã quay lưng lại với cuộc đời họ. Từ ngày được thiết lập, tài khoản của quỹ ngày càng nhận được nhiều đóng góp của những cá nhân, tập thể, từ những em bé học mẫu giáo cho đến những cụ già về hưu, từ những người dân trong nước đến những người Việt kiều xa quê hương. Mang thông điệp yêu thương, phong trào ấy đã trở thành nguồn động lực để người nghèo phấn đấu thoát nghèo, rũ bỏ cuộc sống cơ hàn, vươn lên xây dựng cuộc sống mới tươi hơn, đẹp hơn, từ đó tạo ra tiềm lực để phát triển đất nước.

Bài văn mẫu 3

Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi…” (Trịnh Công Sơn). Nhưng hiện tại, cuộc sống với mỗi người thật quá ngắn ngủi bởi những lo toan, bộn bề, nhịp sống hối hả của cuộc sống hiện đại mỗi ngày đã và đang cuốn con người vào vòng xoáy của nó. Gánh nặng cơm áo gạo tiền đang ghì chúng ta sát đất, khiến chúng ta trở nên sống khép kín hơn, thậm chí nhiều khi là vô cảm, xã hội hiện nay dường như đang sống theo kiểu “ thân ai nấy lo”, “đèn nhà ai nhà nấy rạng”. Tuy nhiên, chúng ta không nên quên rằng: không ai có thể sống cả đời trong cô đơn lạnh lẽo, chúng ta cần có hơi ấm tình thương, mà tình thương ấy được biểu hiện chính là qua sự đồng cảm, chia sẻ mà con người dành cho nhau.

Đồng cảm là gì? Đồng cảm là đặt bản thân vào vị trí của người khác để vui với niềm vui và buồn cùng nỗi buồn của họ. Dùng tấm lòng và trái tim để cảm nhận ta sẽ thấy đồng cảm cũng không phải là điều gì đó xa vời, mà thực ra rất gần gũi đến mức ai trong chúng ta cũng có thể dễ dàng bắt gặp trong cuộc sống hằng ngày. Đó những cử chỉ, hành động đơn giản mà đôi khi chúng ta không để ý tới: đó là những giọt nước mắt cảm thông,là những cái xiết tay chia sẻ, là những nụ cười khích lệ. Cuộc sống sẽ tốt đẹp biết bao nếu ta biết đau với nỗi đau của người khác, vui với niềm hạnh phúc của người khác. Đôi khi chỉ là một cái nắm tay, một ánh mắt, một lời an ủi nhẹ nhàng và kịp thời, ta đã giúp được một tâm hồn đang trên bờ vực của tuyệt vọng, cho họ niềm tin vào cuộc sống. Và đồng cảm sẽ có ý nghĩa hơn nếu người ta còn biết sẻ chia, đem suy nghĩ của mình chuyển thành hành động. Hãy dành chút tiền lẻ mà bạn có giúp người xin ăn bên đường, hãy nắm tay cụ bà đang lừng khừng bên lối đi và giúp cụ sang đường an toàn vì khi đó cụ đang sợ hãi, hãy dành chút thời gian ở bên người bạn đang buồn của mình bởi khi đó bạn ấy đang cần một người biết lắng nghe. Ai trong cuộc sống này cũng cần được sẻ chia, với người đang vui vẻ, hạnh phúc thì sự chia sẻ của chúng ta là những lời chúc chia vui cùng họ.

Tham khảo thêm:   Tập làm văn lớp 3: Viết đoạn văn ngắn tả một đồ dùng cá nhân em thích Dàn ý & 10 đoạn văn mẫu lớp 3

Còn chia sẻ là gì? Chia sẻ là sự cho đi, quan tâm hay giúp đỡ người khác về vật chất và tinh thần bằng tất cả khả năng của mình, giúp họ vượt qua khó khăn hoạn nạn. Chia sẻ cũng là một hành động đơn giản bắt nguồn từ những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống mà bất cứ ai cũng có thể làm được, người xưa có câu “một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Chỉ cần chúng ta có một tấm lòng thì dù sự chia sẻ của chúng ta dù nhỏ bé nhưng cũng được người khác trân trọng.

Đồng cảm và chia sẻ có mối quan hệ như mối quan hệ nhân quả vậy. Đồng cảm là biết rung cảm trước những vui buồn của người khác, là hiểu, cảm thông và luôn đặt mình trong hoàn cảnh của người khác để nhìn nhận vấn đề, từ đó thể hiện thái độ, sự quan tâm của mình. Đồng cảm xuất phát từ con tim xui khiến, mách bảo chúng ta hành động, tạo nên sự sẻ chia cùng người khác, san sẻ niềm vui, nỗi buồn, sẵn sàng có mặt khi người khác cần mình, không vô cảm, thờ ơ trước nỗi đau của người khác cũng như không ganh ghét, đố kị với thành công, hạnh phúc của họ. Khi ta học được cách đồng cảm và chia sẻ nghĩa là biết sống vì người khác cũng chính là lúc được nhận niềm vui; ta cảm thấy cuộc đời này tươi đẹp hơn, có ý nghĩa hơn.

Ngày nay, thời buổi kinh tế thị trường với nhịp phát triển như vũ bão, con người luôn tìm mọi cách để vươn lên, đẻ không bị tụt lại phía sau. Nhưng nước ta vẫn đang là nước phát triển bởi nền kinh tế nông nghiệp, sản xuất phụ thuộc nhiều vào tự nhiên. Vậy nên bên cạnh bức tranh phát triển tươi sáng, đời sống nhân dân no đủ, tiện nghi thì vẫn còn đó bức tranh có nhiều mảng tối, đồng bào ta ở nhiều nơi vẫn còn cảnh ăn đói mặc rét, trẻ em không có điều kiện đến trường, thiên tai lũ lụt, mất mùa liên miên khiến nhiều gia đình lâm vào cảnh màn trời chiếu đất, bệnh tật hoành hành. Chẳng hạn như trong cơn bão số mười vừa qua Lũ lụt đã làm hơn mười người chết, mất tích; hơn hai trăm người bị thương; hơn hai mười nghìn ngôi nhà bị sập, tốc mái hư hại, trong đó có hơn mười han nghìn ngôi nhà bị sập, bị ngập; hàng chục vạn ha lúa, hoa màu bị ngập; nhiều tuyến đường, trường học, trạm xá và công trình công cộng bị hư hại nặng nề, tổng giá trị thiệt hại về tài sản của nhân dân và nhà nước ước tính hơn mười một nghìn tỷ đồng. Hàng chục nghìn người lâm vào cảnh khó khăn, cần sự giúp đỡ. Lúc này sự đồng cảm, chia sẻ thể hiện qua các hành động thiết thực như: nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể nhân dân cùng lực lượng vũ trang đã chỉ đạo và trực tiếp tham gia phòng tránh thiên tai, kịp thời khắc phục hậu quả do bão lũ gây ra. Nhiều nghĩa cử cao đẹp của nhân dân, cán bộ, chiến sĩ quân đội, công an, dân quân tự vệ và thanh niên xung kích đã kịp thời sơ tán, cứu hộ, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân và nhà nước; thể hiện trách nhiệm, tình thương yêu, đùm bọc giúp đỡ đối với nhân dân vùng bị bão lũ tàn phá. Phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái “lá lành đùm lá rách”, với tinh thần “nhường cơm sẻ áo”; Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam thiết tha kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài, các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội, các nhà hảo tâm ở trong và ngoài nước dành cho đồng bào vùng bị thiệt hại do bão lụt gây ra sự giúp đỡ thiết thực về tinh thần, vật chất để góp phần nhanh chóng khôi phục sản xuất và đời sống của nhân dân. Như vậy, nhân dân cả nước đã không để người dân miền Trung phải gánh chịu khổ đau, mất mát một mình mà luôn bên cạnh giúp đỡ, động viên họ bằng cả vật chất và tinh thần. Dù tiền và vật phẩm không mang những người ra đi trở về nhưng nó phần nào đã xoa dịu nỗi buồn đau trong lòng người còn sống cũng như giúp họ có thêm niềm tin và nghị lực để vượt qua cơn khó khăn hoạn nạn.

Tuy nhiên bên cạnh những trái tim nhân ái, những tấm lòng thơm thảo một lòng muốn giúp đỡ, chia sẻ với đồng bào mình trong cơn khó khăn hoạn nạn hì vẫn còn không ít những kẻ cơ hội, lợi dụng tấm lòng, sự ủng hộ của nhân dân với đồng bào vùng thiên tai, đồng bào nghèo để biển thủ tiền ủng hộ đút túi riêng, hoặc nhân dịp này mà tranh thủ đánh bóng tên tuổi của mình. Chúng ta phải lên án mạnh mẽ những con người và việc làm như vậy và cũng cần sáng suốt để tránh bị lợi dụng, để sự giúp đỡ của chúng ta đến được với những người cần giúp.

Trong cuộc sống, chúng ta không nên tự cô lập bản thân trong thế giới riêng nhỏ bé của mình. Hãy mở rộng tấm lòng, chia sẻ với người khác những niềm vui, nỗi buồn của mình, học cách lắng nghe, đồng cảm, sẻ chia với những buồn vui, khó khăn của người khác. Khi đó, ta sẽ thấy yêu đời và yêu người hơn, cuộc sống này ấm áp yêu thương và đáng sống biết bao. Vì ở đời “người với người sống để yêu nhau”.

Bài văn mẫu 4

Sự đồng cảm và sự sẻ chia trong xã hội hiện nay là những điều đem lại nhiều ý nghĩa to lớn và giá trị nhất cho con người, mỗi chúng ta đều có thể thấy như hiện nay xã hội ngày càng phát triển nhu cầu về sự hiểu biết và cũng chứa đựng nhiều những điều vô cùng phức tạp chính vì vậy sự đồng cảm và sẻ chia giữa con người với con người trong xã hội hiện nay là vô cùng quan trọng.

Sự đồng cảm và cảm thông đó đều là những cung bậc cảm xúc của con người, mỗi chúng ta đều có thể thấy được điều đó, qua cách chia sẻ và những sự đồng cảm sâu sắc nhất, sự đồng cảm có thể được hiểu đó là sự cảm thông, thấu hiểu đối với con người với nhau, còn chia sẻ đó là đồng cam cộng khổ, và chia sẻ cay đắng ngọt bùi trong cuộc sống, đây chính là những điều đem lại nhiều ý nghĩa to lớn và quan trọng nhất của con người.

Sự đồng cảm và chia sẻ giúp cho con người rất nhiều trong cuộc sống này, những điều đó giúp cho họ thấu hiểu và cảm thông cho nhiều số phận trong cuộc đời này, giá trị đó đã đem lại nhiều những niềm tin to lớn đối với toàn nhân loại, cuộc sống của chúng ta đang ngập tràn và mang lại nhiều sự sống và mang tầm ảnh hưởng to lớn đối với mỗi cá nhân trong toàn xã hội. Ngày nay chúng ta đều thấy có rất nhiều những cảnh đời bất hạnh và nhiều số phận hẩm hiu và đau khổ, chính vì vậy sự sẻ chia là những điều đem lại ý nghĩa to lớn nhất đối với mỗi con người của chúng ta. Giá trị của nó làm nên niềm tin và sự yêu thương vô bờ bến cho những tình cảm chân thành và da diết của con người, biết sống và làm nên những điều có ý nghĩa chúng ta sẽ thấy cuộc đời này có nhiều giá trị hơn.

Sự đồng cảm giúp cho cuộc sống của chúng ta nhiều sự yêu thương và có sự san sẻ giữa con người với con người, những điều đó không chỉ để cho chúng ta nhiều suy ngẫm mà cần phải thức tỉnh chúng ta học hỏi và cần phải phát huy được điều đó, luôn luôn biết đồng cảm và yêu thương đối với mọi người xung quanh đó là những điều có ý nghĩa và da diết nhất cho con người. Sự đồng cảm và chia sẻ đều là những phạm trù rất hữu ích của mỗi người trong xã hội, đó là tiền đề và điều kiện sống mạnh mẽ giúp cho chúng ta vững bước trên cuộc sống và đường đời.

Trong xã hội cần có sự đồng cảm và sẻ chia, bởi triệu tấm lòng sẽ san sẻ và cùng thấu hiểu đồng cảm cho nhiều số phận, điều đó làm nên những điều hữu ích và vang vọng nhất trong hoài bão và trải nghiệm của tất cả con người, những giá trị sống đó làm nên niềm tin sâu sắc, và những cảm thông lớn lao cho cuộc đời của mỗi con người, nỗi lòng của mỗi chúng ta đang ngày càng được mở rộng và phát triển hơn, khi trong xã hội có nhiều trái tim biết yêu thương và chia sẻ đồng cảm cho người khác.

Như chúng ta đều thấy sự đồng cảm đó có thể là sự thấu hiểu về hoàn cảnh, số phận và những khoảnh khắc đó làm nên những nhịp sống sâu sắc cho rất nhiều con người, nó làm lung linh lên những hoài niệm và giá trị sống, trong cuộc đời của mỗi chúng ta niềm tin và giá trị sống đó là những điều đem lại nhiều ý nghĩa nhất đối với mỗi con người, chúng ta cần phải hiểu và thấu hiểu sâu sắc được những giá trị của nó để từ đó có thể khai sáng hơn những nguồn tri thức và những hiểu biết về tình yêu thương con người, giá trị sống của mỗi chúng ta đều được tạo nên từ những điều đơn giản, nhưng nó lại được nâng lên thành những tầng triết lý sâu sắc tạo dựng và vun đắp trong cuộc sống của mỗi con người, biết bao nhiêu giá trị đang dần lan tỏa và nó khai sáng hơn cho nhân loại bởi niềm tin, sự yêu thương và những khoảnh khắc, trong cả không gian rộng lớn.

Mỗi người một hoàn cảnh, mỗi con người một tính cách chính những điều đó có thể làm nên những giá trị sống sâu sắc cho rất nhiều con người, biết bao nhiêu giá trị từ cuộc sống đã đẩy sâu và mạnh mẽ tác động đến con người, những hành trình đi tìm lấy những tài sản quý báu của nhân loại đều nằm trong tình yêu thương và sự đồng cảm mạnh mẽ của con người đối với tất cả các phạm trù xuất hiện trong xã hội. Cuộc sống có nhiều điều vô cùng phức tạp và chính những điều đó làm nộ lên những nguồn sống, những tình cảm da diết và vô tận đem lại cho con người, chúng ta cần phải biết sống và đồng cảm với người khác đó vừa là món quà mà chúng ta dành tặng cho họ, mà cũng chính là những điều hạnh phúc nhất mà chúng ta có, luôn biết yêu thương và chan hòa những tình cảm đó thì cuộc đời của chúng ta sẽ ngập tràn sắc màu từ cuộc sống.

Đồng cảm và chia sẻ sẽ giúp cho những con người có số phận không may mắn được vơi đi những nỗi buồn đau, mà những con người đã rộng mở trái tim ra để sẵn sàng giúp họ, chia sẻ động viên họ là những người có trái tim nhân hậu và thân ái sâu sắc nhất, trong nhiều khoảnh khắc chúng ta đang dần được sống trong môi trường giàu tình yêu thương, đó là những khoảnh khắc sống mạnh mẽ, và ngập tràn trong khoảng không gian đó vô bờ bến những niềm tin, những tình cảm chân thành và sự yêu mến từ mọi người.

Xã hội chúng ta sẽ ngày càng trở nên tươi đẹp hơn khi chúng ta luôn luôn biết chia sẻ và tạo nên những điều thực sự có giá trị, những điều đó làm nên giá trị và sự sống mãnh liệt trong ngập tràn cảm xúc và tình yêu thương đó đã ngày càng có tác động mạnh mẽ và da diết đối với tất cả con người, mỗi chúng ta đều thấy được điều đó qua những cảm xúc và sự giàu có của tình yêu thương giữa con người với con người.

Trong cuộc sống chúng ta thấy rất nhiều những tấm gương sáng họ luôn biết đồng cảm và chia sẻ cho những con người nghèo khổ, sẵn lòng giúp đỡ người khác như chủ tịch Hồ Chí Minh, và bên cạnh đó cũng xuất hiện nhiều người chỉ biết đến chính bản thân mình, sống cuộc sống không có nhiều ý nghĩa, đó là những điều cực kỳ không tốt và nó có thể ảnh hưởng mạnh mẽ tới nhiều người

Chúng ta cần phải biết san sẻ và đồng cảm với con người, cần rộng mở trái tim ra để yêu thương và chia sẻ cho nhiều số phận trong xã hội.

……….

Tải file tài liệu để xem thêm bài văn nghị luận về đồng cảm và sẻ chia

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội về đồng cảm và sẻ chia trong xã hội Dàn ý & 22 bài văn mẫu lớp 12 hay nhất của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *